Tuesday, July 28, 2009

• Khi DVD Ngọc Trong Tim ra đời, bé Anh Sáng, con gái của Ðạt và Hiền đã quen dần với việc làm mắt cho cha và là chân cho mẹ.
• Mathew Nguyễn lại nhập viện để hy vọng một người hiến tuỷ khác hợp với mình. Michelle, người đồng bệnh của anh đã ra đi vào hai giờ ngày 27 tháng 7 năm 2009.
• Số điện thoại của Lê Thanh Thúy sau ngày Thúy vẫn tiếp tục hoạt động để đón nhận những tấm lòng vàng góp vào chương trình từ thiện Giấc Mơ Của Thúy.
• Bước chân của các người bạn của bệnh nhân phong vẫn đi về Việt Nam để trực tiếp mang quà của Hội Bạn Người Cùi đến với họ.
• Vẫn chưa liên lạc được Tuấn Anh, người mơ chỉ cần nhận được một mắt từ mẹ mình.
• Cô diễn viên điện ảnh Phương Dung vừa bị mất việc làm ở một quán nhạc bên Thủ Thiêm.
• Phước Bến Tre vẫn ở nơi xa Sài Gòn trăm cây số và vẫn cho việc mình chạm vào Hoài Linh là một giấc mơ trong những giấc mơ trong đêm tối của mình.

Những lời cám ơn sẽ rất khách sáo và không bao giờ đủ cho những bàn tay, tấm lòng góp vào để có thể ra đời được DVD Ngọc Trong Tim.

Labels:

HUONG PHAN gui cho nhg dong nay tu blog cua NGOC LAN

Tôi ôm cuốn “Ký sự người đàn bà bỏ chồng” để giở ra đọc lúc leo lên giường ngủ là đã 12 giờ đêm.
Cái đèn đọc sách sắp hết pin, sáng leo lét, chữ tối chữ sáng, nhưng cứ nghĩ đọc vài trang rồi ngủ. Ðến lúc thấy mắt mỏi quá, đành với tay dưới gối, lôi cái cellphone ra nhấp nhấp cho nó sáng lên, đọc tiếp.
Ðọc đến “Có lẽ tôi đã chứng kiến được một điều quá thật: giọt nước mắt trong giờ phút hấp hối của cuộc đời nghệ thuật của bạn tôi!” tôi gấp sách, khóc.
Tôi thấy tôi, một buổi chiều còn gắt nắng, trên dãy hành lang lầu 1 sân sau của trường, tựa vào góc cột, khóc như chưa bao giờ được khóc. Ðám học trò chạy đi tìm cô, bắt gặp, chúng quay vào lớp. Lặng thinh.
Tôi thấy tôi, cũng một buổi chiều, để lại các đồng nghiệp và học trò trong phòng tập cho một hội diễn, chui vào một lớp học đã tan, ôm mặt, khóc. Bích Châu chạy đi tìm. Lẳng lặng đưa những miếng khăn giấy. Châu bao giờ cũng vậy. Nó chẳng nói gì khi thấy tôi im, hay lúc nhìn tôi khóc.
Có lạ lùng không khi công việc chính của tôi là bục giảng, nhưng nơi lấy của tôi những đam mê, những suy nghĩ, những sức lực nhiều nhất lại là sân khấu, chỉ là cái sân khấu của một ngôi trường có khoảng 4 ngàn học sinh. Vậy mà đam mê. Vậy mà thao thức.
Sân khấu có ma lực rất riêng của nó. Có bị cuốn vào đó, mới hiểu được tại sao những người nghệ sĩ chỉ cảm thấy mình tồn tại và cuộc đời mình có ý nghĩa khi mình có một sân khấu để mà đứng, mà diễn.
Tôi không là nghệ sĩ như họ, nhưng tôi có cơ hội để hiểu điều đó, và tôi khóc ngon lành cho nhân vật người nghệ sĩ bị buộc phải rời khỏi sàn diễn vì tội của những vết xâm không thể xóa nhòa trong truyện của Nguyễn Thị Minh Ngọc.
Lau nước mắt. Tôi lại nhấp nháy cái điện thoại soi vào những trang sách, dõi theo những thăng trầm của Bội Bội Châu từ những ngày mới thi vào trường nghệ thuật sân khấu, đến lúc ra trường đi diễn, những chuyến lên các trại cải tạo, và một tình yêu như định mệnh...
Tôi không là một độc giả khó tính. Truyện hay với tôi không thuộc về nó có những cách viết mới, hay hiện đại, hay mang tính triết lý hay không, mà hay, với tôi, là khi tôi bắt gặp tôi, con người tôi, cảm xúc tôi thấp thoáng trong đó.
Những ngóc ngách của lòng người, đôi khi mình đối diện, mình soi vào, cũng chẳng nhận ra, xem được cụ thể nó là cái gì. Nhưng những trang sách hay, chỉ vài đoạn, vài câu, đôi khi tưởng như bâng quơ, lại sáng bừng tất cả. Ừ, mình đây mà, cảm xúc mà mình không định nghĩa được là cái này đây mà.
Phần đầu của “Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ”, Minh Ngọc viết từ những 20 năm về trước, hay theo cách đó.
Tôi đọc phần hai và kết thúc, Minh Ngọc viết tiếp từ năm 2006 - sau gần 20 năm gián đoạn - sau giờ ăn trưa hôm nay. Tôi ôm cuốn sách leo ra xe, mở air trong cái tiết trời nóng hầm hầm, ngấu nghiến tiếp phần còn dang dở.
Tôi vẫn thấy tôi đâu đó trong cá tính của Bội Bội Châu, tuy không thích phần này như phần Một, nhưng nó giúp tôi hiểu thêm về một thế giới khác sau ánh đèn sân khấu.
Ai đó đã nói cuộc đời là một sân khấu, và mọi người trong đó đều là những diễn viên. Có đúng không?
Với tôi, điều đó đúng.
Mỗi người trong cuộc đời này đều cố gắng hoàn hảo hết những vai diễn mà mình được giao, bị chọn, hay tự nguyện nhận lãnh. Nếu mình diễn tốt, mình sẽ là đứa con ngoan của bố mẹ, đứa trò giỏi của thầy cô, cô vợ vén khéo của chồng, nhân viên gương mẫu của sếp. Bằng không thì ngược lại.
Bao giờ thì cuộc đời đúng là cuộc đời đích thực như nó phải có? Nghĩa là trong đó người ta được sống như chính mình mong muốn, với những hỉ nộ ái ố có thể rất dung tục thấp hèn, có thể rất trong sáng thánh thiện?
Hình như là không.
Người ta nhìn bánh dày thì nó phải ra hình tròn. Nhìn bánh chưng thì phải là hình vuông. A là hình mẫu này. B là hình mẫu kia. Khó thay đổi lắm những mặc định sẵn rồi. Mình muốn diễn khác đi không dễ chút nào.
Bạn bảo cứ đạp đổ đi, cứ gào, cứ khóc, cứ la, cứ chửi cho thỏa thích. Ðược sao? Bạn làm được vì bạn đã được mặc định như vậy, người ta thấy bạn như vậy mới là bạn. Người khác thì không, bởi họ có một mặc định khác. Người ta nhìn như thế này mới ra người ta. Người ta mặc định bạn là kẻ nhu mì, thì sẽ luôn là kẻ nhu mì, cho dù trong lòng bạn thật sự là một kẻ nổi loạn.
Cũng như người ta “cho rằng” Bội Bội Châu là đồng tính thì một câu bông đùa của cô cũng là một bằng chứng sống chết chứng minh điều đó là đúng.
Bao giờ thì người ta sẽ sống thực như bản ngã chính họ? Ai dám nói rằng có?
Tương đối, tất cả đều chỉ là tương đối.
Ừ, đọc đi, “Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ” của Nguyễn Thị Minh Ngọc.

Labels:

Friday, July 17, 2009

Entry cuối cùng của yahoo 360 là những dòng về www.ngoctrongtim.com
Rất vui vì cũng có vài bạn hưởng ứng trước giờ yahoo đóng cửa.
Sáng nay 4 giờ dậy để chuẩn bị sang Cali, lo những công đoạn cuối cùa Ngọc Trong Tim với Thành Lễ.

Monday, July 13, 2009

CÔ ĐÀO HÁT

Entry for July 13, 2009
CÔ ĐÀO HÁT

Sao chồng tôi đi lâu dữ vậy cà. Ảnh nói đi lấy áo cưới. Có khi nào ảnh đi luôn hôn. Hồi nảy ai như ảnh đánh mình, rồi kêu mình là đĩ.

Mình có lạ gì thứ đó đâu, hồi mình còn nhỏ xíu 2 má con đã bị bà nội cũng gọi mẹ là tiếng đó, rồi còn tùm lum tiếng xấu nữa như đồ phù thủy, đồ xướng ca vô loại, đồ thương nữ bất tri vong quốc hận... Tại mẹ cũng là đào hát mà ba thì đâu có bênh mẹ được tiếng nào đâu. Bà nội đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà. Mình vừa đi học lóm chữ vừa kiếm việc làm thêm để phụ mẹ mua gạo qua ngày làm cực hát nghêu ngao chơi, không dè lọt tai ông bầu. Ổng cho vào gánh làm tì nữ rồi từ từ được đóng đào tư, đào ba rồi đến đào nhì.

Con lạy ông bầu, con đáng tuổi con gái ông bầu đừng làm vậy với con, con không ham làm đào chánh đâu, cho con xuống làm tì nữ cũng được. Bà bầu ơi! đừng xởn tóc con, đâu có phải lỗi con đâu, phát lương thấp nhất cho con cũng được để con đi hốt thuốc má con đang đợi ở nhà.

Má ơi sao ngủ hòai vậy. Dậy uống thuốc đi má, con hát ru má ngủ nha.

Má ơi! đừng đánh con đau

để con bắt ốc hái rau má nhờ

Má ơi! Đừng đánh con khờ

để con hát bội làm đào má coi

Má chết rồi mình chỉ biết có gánh hát mà thôi nhưng anh cũng ngặt lắm, anh cứ nói mình là tình nhân trên sân khấu thôi, cưới nhau thiệt rồi, không còn ai thèm coi hát nữa.

Đã vậy, tên quan ba cứ bắt mình sau đêm diễn phải phục vụ cho 1 mình nó, không thôi nó kh ông cấp phép, rồi còn bắt kéo ghe hát đi chỗ khác, mình đi hát cho nó về rồi, thì anh em trong gánh không ai thèm nói chuyện với mình, nó giữ lời hứa không chạm tới người mình chỉ xé áo xé quần mình rồi tưới rươu lên bắt đóng vai đào say. Bởi vậy mà, anh khán giả mê tôi làm thông ngôn cho nó mới nổi điên. Tôi nói hoài mà anh không nghe cứ lấy hình tôi lặp trang thờ.

Ngó áo quần tôi bảnh bao vậy chứ cực nhục lắm khán giả ơi!.

Đám hương quản hội tề cứ thích giở ra coi bên trong cái áo đẹp có cái gì. Mấy bà vợ thì cứ nổi ghen đòi xởn tóc. Lấy được người chồng làm nhật trình tưởng ành cảm thông mà thương vợ, ảnh cứ viết bài ca ngợi vợ mà có thèm đi coi vợ diễn vở nào đâu. Giờ lại bắt vợ đi hầu rượu quan ba, không thôi nó lại không cho báo ảnh ra.

Mà sao nói đi lấy áo cưới gì mà lâu quá, thôi chẳng cần áo cưới nữa, cũng không cần đám cưới, không cần báo, không cần gánh hát hay là vợ chồng mình sống với nhau yêu thương nhau thiệt tình là đủ rồi. Mình viết em coi, em diễn mình coi.

Vậy là có cần phải quỵ luỵ đám quan ba, quan bảy gì đâu.

Kiểu này chắc ảnh dám đi luôn quá? Thì thôi mình diễn một mình mình coi.
Tags: | Edit Tags



Monday July 13, 2009 - 11:51pm (ICT) Edit | Delete

Previous Post: Entry for July 13, 2009

Comments(2 total) Post a Commentminh Offline chi viet the tham qua...

Monday July 13, 2009 - 03:45pm (EDT) Remove Comment
MAP M Offline Không thê thảm vậy thì đâu gọi là "con đào hát"
Thiệt ra ba tiếng "con đào hát" là nói lên phận nghệ sỹ rồi ...
Những mảnh đời đó , son phấn nào , nghi trang nào , thì cũng phù dung hén chị ?

Tuesday July 14, 2009 - 06:30am (ICT) Remove Comment

Labels:

Chuyện Nguyễn Trung Trực

Chuyện Nguyễn Trung Trực
Hôm trước post một bài viết cũ về Hà Tiên, đã định post thêm một entry về Nguyễn Trung Trực, nhưng làm biếng nên thôi. Hôm qua đi Tiền Giang về, uống từ trưa tới chiều nên về tới nhà xuống taxi thì đi vật vờ như khói, vào nhà nhìn qua blog thấy vài người vào chào, toàn lời ly biệt. Định post một entry để chào lại nhưng mệt quá chỉ viết bừa một chữ rồi đi ngủ, khuya dậy uông nước thấy đã có người vào comment, cả chỗ quick comment cũng có người vào từ biệt. Thôi thì lấy thủ làm công, còn cả một ngày nữa để chào nhau, cái entry ấy sẽ viết tiếp, ở đây cứ viết lại một chuyện ít người biết về NTT đã.

Năm 1988 đang là Giám đốc Bảo tàng Long An, nhận viết một bài trong quyển Địa chí Đồng Tháp Mười do chú Trần Bạch Đằng chủ biên nên đi Mộc Hóa, sáng ra về tới Tân An, vào Sở Văn hóa thì được lệnh chuẩn bị đi Kiên Giang với Giám đốc Sở và Phó Chủ tịch tỉnh dự hội thảo về NTT, vì là Trợ lý khoa học xã hội của Ban Giám đốc Sở nên không đi không được. Ba chân bốn cẳng phi về Sài Gòn xem lại tư liệu, hôm sau xuống Kiên Giang.

Vào hội thảo thấy không khí rất căng thẳng, tư liệu cũng năm cha ba mẹ...

Trước đó có lần vừa xuống Tân An thì thấy anh Lê Trung Khá bên khảo cổ đang ngồi ở quán nước ngoài Bảo tàng. Mời anh vào trong ngồi, gọi bưng nước vào xong hỏi đi đâu về ghé, anh nói vừa ở Kiên Giang về, là đi giám định bộ xương NTrT. Mới hỏi phát hiện được mộ NTT à, vụ này mới, anh đáp ông Sơn Nam chỉ một ngôi mộ trong khuôn viên Tòa Bố (dinh Chủ tỉnh thời Pháp) Rạch Giá, nói đó là mộ NTT, tỉnh nhờ tao xác minh để xây mộ, kế hỏi NTT chết năm bao nhiêu tuổi. Bèn nói theo Biên bản hỏi cung NTT của Piquet mà Paulin Vial trích lại thì khoảng 30, anh nói bộ xương tao giám định thì khoảng 50 tuổi trở lên. Trong lòng thầm hoảng sợ, hỏi vậy anh ký biên bản giám định xác nhận đó là bộ xương NTT à, anh cười nhạt nói có cho vàng tao cũng không ký, tao đâu có ngu. Thở phào nói vậy thì được rồi, nhưng sực nghĩ ra bèn hỏi thêm một câu NTT bị xử chém, xương cổ bộ xương ấy có bị gãy không, anh vỗ đùi la lên mày hay quá, bộ xương ấy không bị gãy xương cổ, vậy tao yên tâm rồi.

Nhưng tỉnh Kiên Giang vẫn cải táng bộ xương ấy, xây mộ NTT rất hoành tráng, có cả bảng đồng khắc tên ông này bổ nhát cuốc đầu tiên, ông kia bổ nhát cuốc thứ hai này nọ... Bởi vậy nên trong hội thảo phía chính quyền tỉnh cứ nói NTT chết năm 50 tuổi, biên bản của Pháp là xuyên tạc, ông không ra cho Pháp bắt mà đánh nhau tới cùng, bị thương mất máu kiệt sức ngất đi nên mới bị bắt, dĩ nhiên cũng có bằng chứng tức lời truyền thuyết trong dân gian vân vân. Tự nhiên ở tỉnh cũng có người phàn đối, nên cả chục tham luận đọc trước cứ như đao kiếm chạm nhau!

Trời đất ơi!

Hội ý với Giám đốc Sở Văn hóa là anh Nguyễn Đức Lưu, anh nói chuyện này phức tạp lắm, lát nữa mày đại diện Sở phát biểu thì cẩn thận đấy, nhưng tùy mày thôi. Cười nhạt nói tôi mang đủ đạn mà, anh nói vậy thì để tôi bắn cho anh coi.

Lúc lên phát biểu, nói tới đâu chìa tư liệu ra tới đó, chữ Pháp có chữ Hán có, cũng ráng cong lưỡi đọc mấy câu tiếng Pháp, đại khái nói là không có vụ biên bản Pháp xuyên tạc, NTT ra cho giặc bắt là để bảo vệ các nghĩa quân theo ông, và quả thật Huỳnh Văn Tấn đã không làm khó dễ số nghĩa quân ấy sau khi bắt được NTT. Cũng nói NTT là thủ lãnh nghĩa quân đầu tiên ở Nam Kỳ đốt được tàu Pháp, còn là thủ lãnh nghĩa quân duy nhất chiếm được một trung tâm hành chính cấp tỉnh bị Pháp đánh chiếm, nếu muốn xuyên tạc thì người Pháp phải viết ông nhiều tuổi hơn, chứ thua một người trẻ tuổi thì quê hơn này nọ. Đặc biệt nhấn mạnh rằng không nên lấy đạo đức cách mạng hiện nay để đánh giá Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu để mất Hà Nội treo cổ tự tử cũng là theo hệ chuẩn giá trị đương thời đấy, đừng khinh bạc tiền nhân quá mới nên. Tới hai câu thơ của Huỳnh Mẫn Đạt "Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa, Kiếm bạch Kiên Giang khốc quỷ thần" thì nêu ra con đường sai lạc từ bạch (trắng) qua bạc (loáng trắng) rồi bạt (tuốt) về văn bản học. Thấy cử tọa tròn mắt, càng thêm hung hăng, còn phụ đề thêm là Trương Gia Mô đã gặp Huỳnh Mẫn Đạt chép lại bài thơ đó, theo thế thứ thì Trương Gia Mô là ông cố Trương Gia Triều, Trương Gia Triều làm thơ ký tên là Hưởng Triều để nịnh vợ, viết văn ký tên là Nguyễn Hiểu Trường, viết kịch bản phim ký tên cháu ngoại là Nguyễn Trương Thiên Lý, viết chính luận ký tên là Trần Bạch Đằng, nhiều người vẫn gọi là ông Tư Ánh. Tóm lại là sau buổi sáng thì cả thị xã Rạch Giá đồn ầm lên về gã Trợ lý khoa học xã hội của Sở Văn hóa Long An, chữ Hán rành một cây còn tiếng Tây nói như gió (!), chuyện gì cũng biết, một gã phóng viên báo tỉnh cũng vào xin phỏng vấn này nọ. Thì tự nhiên là từ chối, chỉ nói một câu là các anh không đăng nổi ý tôi đâu, đi uống rượu với nhau thì được. Hôm sau Ban Tuyên huấn tỉnh mời lên tổng kết hội thảo về mặt khoa học, cũng chỉ nói Hội thảo đã làm sáng tỏ thêm nhiều nghi vấn về tư liệu lịch sử chứ nói chung không có phát hiện gì mới, tuy nhiên đây cũng là một dịp tốt để chúng ta xem xét lại quan điểm lịch sử của mình vân vân, đại khái thế.

Tối hôm ấy liên hoan tổng kết hội thảo, có ít nhất một trăm người bước qua mời cụng ly, uống cả trăm ly bia, bây giờ nghĩ lại vẫn còn thấy nóng lạnh.

Nhưng hơn hai mươi năm rồi, ngôi mộ NTT có bộ xương không gãy xương cổ vẫn còn đó, đến ngày kỷ niệm vẫn nghi ngút khói hương...

Tháng 7. 2009


Monday July 13, 2009 - 04:08am (ICT)

Next Post: Entry 189

Previous Post: Ta chào ta giữa cõi này

Comments(8 total) Post a CommentQuỳnh… Offline "Đừng khinh bạc tiền nhân quá mới nên".

Em đọc câu trên của tiên sinh mà thấy giật mình.

Em xin kể chuyện lạc đề một chút.
Có lần về Châu Đốc đi cúng vía Bà, em chen chúc ngộp thở trong đám đông cả ngàn người.
Sì sụp vái lạy van xin (mông và lưng của thiên hạ) xong. Em mới tà tà đi qua lăng mộ của ông Thoại Ngọc Hầu. Bên này thì vắng lắm! Rất ít người vào thắp cho ông nén nhang tưởng nhớ và biết ơn.

Mình đã nhiều lần phạm lỗi "khinh bạc tiền nhân".



Monday July 13, 2009 - 07:56am (ICT)
Quỳnh… Offline Rốt cuộc rồi bộ xương có vết gãy ở cổ đã tan theo cát bụi nơi nào?

Một vài trong hàng trăm ly bia kia có còn nhớ chút gì từ bài tham luận ấy chăng!



Monday July 13, 2009 - 08:01am (ICT)
bacha… Offline IM Yahoo đóng cửa làm sao còn đọc được những chuyện lý thú của đại huynh nửa ,xin cám ơn anh thật nhiều, một bạn đọc trên blog của anh,những tâm sự của anh thật dể đi vào lòng người,kính.

Sunday July 12, 2009 - 09:58pm (EDT)
tumi n Offline thời gian cũng còn được chút ít, em nghĩ thế, anh nói thêm điều gì nữa đi ,,,,

Monday July 13, 2009 - 02:01am (EDT)
AQ Offline IM Hình hủ dưa chuột có con thằn lằn, rất độc ... đáo !
Người ta cứ nghĩ mình làm cách mạng là có quyền xuyên tạc lịch sử, nếu không có những người giàu tâm huyết, thì không biết con cháu sau này sẽ học lịch sử theo quan điểm nào.

Monday July 13, 2009 - 02:03pm (ICT)
Hoàng… Offline IM Lạy chúa!

Monday July 13, 2009 - 06:48pm (ICT)
8Fieu Offline Năm 1988 đang là Giám đốc Bảo tàng Long An
Gio Chot, tu khai ly lich, hihi

Monday July 13, 2009 - 08:55pm (ICT)
trục … Offline Các vị : Xin cám ơn.

Monday July 13, 2009 - 10:45pm (ICT)

Labels:

Giữa Sương và Khói

Entry for July 13, 2009
Giữa Sương và Khói

Nguyễn thị Minh Ngọc

1. Hai nữ nghệ sĩ ấy cùng yêu một người đàn ông. Một đã mất. Một còn sống. Nam nghệ sĩ kiêm soạn giả tên tuổi ấy cũng không còn. Tôi may mắn được biết cả hai cô dù tuổi đời của họ có thể là mẹ, thậm chí chí là bà ngoại của tôi.

Những gì tôi biết về họ, đủ cho tôi viết một truyện đầy cảm xúc về tình yêu. Nhưng mãi đến giờ tôi vẩn chùn tay vì sức tưởng tượng của tôi không thể cao hơn những gì tôi đã được nghe thấy; mà sự thật của người nầy có thể làm tổn thương sự thật kia. Dù người không còn sống, người đã lẫn lộn các loại ký ức, nhưng quanh họ vẫn còn biết bao nhiêu con cháu, học trò và nhiều hệ lụy ràng buộc chung quanh, cần có những sự thật theo ý họ mong muốn. Mà đã chắc gì sự thật chính tôi được nghe, sờ.. trực tiếp là đúng, hay cũng đã được gia cố, tưởng tượng thêm của người nữ vĩnh viễn chọn, tặng đời cho yêu chỉ một lần. Có thể, họ cũng đã từng có những mối tình - coi như phụ - khác; nhưng với họ, phụ có nghĩa là âm, hay là không.

Nam nghệ sĩ kia, theo tôi biết, vị thế và tài năng của ông khiến quanh ông không chỉ có trái tim của hai người phụ nữ ấy mà còn nhiều, rất nhiều .. Lâu lắm rồi, nhân dịp giổ tổ sân khấu, được ngồi cạnh vợ của ông - người đã sanh cho ông những người con đã có những nỗ lực đáng kể để xứng đáng với tên ông, tôi đã làm một cuộc phỏng vấn nho nhỏ, xin bà cho biết bí quyết nào đã giúp bà chiến thắng bao mỹ nhân tài sắc khác trong ngành để trở thành “hoàng hậu”. Lúc ấy bà đã thất tuần, chiếc miệng móm vẫn tràn đầy duyên dáng, thì thào:

- Cô đã chinh phục thầy bằng tài năng. Cỡ như ông ấy mà kém tài thì không cách nào giữ được chân. Làm sao ông ấy có thể sống được bên những người đẹp vô hồn.

“Cô gái kia” thật ra đâu có kém tài năng, thậm chí có phần vượt trội. Quanh cô không bao giờ thiếu những người lụy vì cô và cô lụy. Như một số phần, ông đơn lẽ thì cô đã có đôi và ngược lại, khi cô một mình thì ông không thể đến với cô. Ðể rồi đến cuối đời, ai cũng thấy cô chỉ muốn nhắc đến MỘT, và tin rằng đời mình có một đó đã đủ lắm rồi. Chẳng thế mà cô buông tất cả để vào sống trong khuôn viên ngôi chùa cạnh nghĩa trang nghệ sĩ để chiều chiều còn ghé sang ngôi mộ của “chàng trai” và hát cho chàng nghe bốn câu vọng cổ mà cô vẫn khoe với mọi người rằng người ấy soạn cho cô.

Ngày được tin ngôi mộ ấy phải được bốc đi, chuyển thành tro bụi mang về một ngôi chùa khác - mà cũng phải thôi - để nằm cạnh tro bụi của thân nhân và người vợ đã sanh cho mình những người con mà cả hai đều tự hào; chúng tôi rất sợ một sang chấn tâm thần nào sẽ đến với người phụ nữ đơn thân ở tuổi gần trăm nhưng vẫn níu chút tình xưa làm lẽ sống.

Dịp giỗ tổ năm nay, cô vẫn nền nã áo dài, yểu điệu khăn san buông lơi quanh vai, cổ. Trân trọng cô như một vị tổ sống của nghề, ban tổ chức mời cô thắp nhang khai lễ. Nói chuyện với mọi người, cô vẫn đau đáu làm sao xây Ký Nhi Viện để con em nghệ sĩ có chỗ yên tâm học hành, kẻo mẹ cha nổi trôi nghề hát, con cái thất học theo. Trong cõi nhớ của cô, sân khấu vẫn đang là những năm 50, 60.. với những gánh hát còn là ghe hát, nghệ sĩ sống đời dọc đường gió bụi, đêm áo mão xênh xang, ngày lâm thâm khấn vái ông trời đừng chơi ác mua giàn... Nói chuyện một hồi, quên, cô lại đòi ra thắp nhang khai lễ, và mọi người lại dìu đỡ cô ra dù buổi lễ đã xong quá nửa. Giữa khói nhang mờ ảo, tôi hiểu người nữ nghệ sĩ ấy đã chọn con đường quên để sống. Trong cõi quên ấy, hẵn cô đã xóa rồi, cái ngày cô quyết định không đồng ý cho nhục thân người vợ, cũng là một nghệ sĩ khác, được táng kề nấm mộ người nghệ sĩ chồng mình.

Nhìn dáng thanh mãnh của cô trong tà áo dài sắc nhã, khuôn mặt rạng rỡ ngó thế hệ trẻ của Nhà hát Nghệ Thuật Hát Bội Thành Phố ra múa Tứ Ðại Thiên Vương, chúng tôi hiểu người yêu của cô - như cố nghệ sĩ Thanh Nga đã trả lời - có tên là Nghệ Thuật.

Cũng trong cùng bài phỏng vấn đó, Thanh Nga cho biết, điều cô sợ nhất, thậm chí coi là kẻ thù nữa, đó chính là Thời Gian. Riêng cô đào hát ngày xưa và là người Nghệ Sĩ Lão Thành bây giờ, sau lần cô liệm đi ba ngày rồi trở lại cõi thế cùng nhiệt huyết nguyên vẹn với nghề mà mãi bây giờ chúng tôi vẫn chưa tìm được người thay để làm lá cờ đầu cho Sân Khấu, luôn tạo cho chúng tôi cảm tưởng rằng cô không hề biết sợ Thời Gian.

2. Có ai ở Việt Nam sang, đi ngang một nhà hàng nằm ở góc đường gần khu Bolsa, sẽ ngạc nhiên không ít khi gặp một đạo diễn lừng danh một thời ở trong nước, nay an nhàn với tuổi già, thỉnh thoảng ghé đó, phụ một tay cho vui ngó hàng giúp con giúp cháu. Ông cũng là thầy của bao thế hệ đạo diễn tài năng trong nước. Nhìn đời của nhiều tiền bối đi trước lẫn đời mình, ông cho rằng tài năng là hệ lụy của những thân phận.

Như một số phận, ông là một đứa bé bị đẻ rơi khi mẹ ông cố nán ở lại chỗ chồng đang dạy học để coi cho hết đêm hát. Cha rời nhà vô bưng biền đi kháng chiến, mẹ ông ngày nào cũng bị Tây bắt tra hỏi nên bà phải đùm túm ba đứa con nhỏ vào khu, thoát chết trong gang tấc với tầu tuần của Pháp. Bẩy tuổi, mẹ mất, cha ông đốt căn nhà lá bà con che cho ở tạm để kéo mấy đứa con nhỏ lang thang với mình. Sau một trận càn, phải một mình chèo xuồng qua khúc sông đầy xác Tây lẫn xác dân thường chưa vớt kịp. Trăng sáng soi rõ từng thân thể úp sát be xuồng,cậu bé chưa tới mười tuổi đầu chỉ thèm mẹ còn sống để được trấn an mình bằng hai tiếng “Má ơi!”.

Sau nầy có lúc đóng vai đứa nhỏ bị má bắt đánh đòn, người diễn viên nhỏ được chứng kiến cảnh người bảo vệ dùng roi tre để ngăn một đứa bé đứng dưới hố, gác đầu vào bờ đất để xem vở ấy. Cả người quất roi và người bị quất đều vừa cười vừa khóc nhưng mắt không rời lớp kịch có thằng bé bị đòn. Sau nầy, trong Hồi ký ông ghi: “trong vai thằng bé đang nằm dài để chịu đòn, nhìn thấy cảnh đó, cổ họng tôi như nghẹn lại, trái tim tôi quặn đau.. Tôi đã khóc cho em bé khán giả dưới kia, khóc cho nhân vật thằng bé trong tôi, và tôi cũng khóc.. cho tôi”.

Là một trong những học trò của ông, trước khi sang bên đây sống, tôi đã kịp tham gia làm chương trình riêng cho ông, gọi ông là “người của những thân phận”. Số lượng nghệ sĩ muốn tham gia quá đông, với khoảng ba trăm vở, hơn ba ngàn nhân vật do ông đầu tư, dàn và viết thêm những lớp độc thoại bổ sung cho tác giả, thật khó cho công việc tuyển chọn lại. Những ngày cuối, nghệ sĩ Hồng Nga còn ở nước ngoài không tham gia được, tôi tiếc cho thân phận người mẹ đó quá nên đã cố học vai để được diễn. Ngồi chờ đến lượt đóng một phim khác, đem lời của vai nầy ra học, nước mắt bỗng trôi ra không ngăn được, đến độ chung quanh ai cũng ngạc nhiên, tưởng tôi gặp “vấn đề về thần kinh”. Có gì đâu, chỉ từ một người đàn bà bán chuối dạo có thật, bị chồng bỏ, đã nuôi được mấy đứa con vào được đại học - mà người thầy của chúng tôi đã chứng kiến từ lúc tụi nhỏ còn được xếp ngồi gọn trong lòng xe ba bánh đẩy. Tên vở là “Lặng lẽ khóc cười”. Mắt khóc nhưng thâm tâm tôi lại có nỗi hân hoan mới khi thấy mình có thể bổ sung vào danh sách các vai diễn của mình, người phụ nữ đã vượt qua những bất trắc vô thường do người đàn ông - đặc biệt người đàn ông mình yêu - để lại.

Người thầy của chúng tôi đã từng được báo chí trong nước và đồng nghiệp đặt cho danh xưng “Ðạo diễn ấm áp”, “Cây đàn muôn điệu”, “Lão Phù Thủy”. Dĩ nhiên để có được những danh xưng đó, trong nhập nhoạng khói hương của hậu truờng sân khấu, đời cũng xả xuống lưng ông vài nhát, có khi chính từ những cọng sự thân thiết với mình. Ông hiểu hơn nổi đau đời của người sáng tạo cũng là ân huệ do nhân gian ban cho từng số phận mà không phải ai muốn cũng được.

Giờ đây, sang đây nhưng nỗi nhớ nghề vẫn âm thầm ngun ngút tro than trong ông. Cũng may cô con gái đầu là nghệ sĩ Mai Phương đã tạo nhiều thuận lợi cho ông được “hành nghề”. Vở “Ngôi nhà không có đàn ông” của tác giả Ngọc Linh đã được ông “hải ngoại hóa” và dựng lại cho dàn diễn viên ngôi sao tại đây đang chờ ngày ngôi rạp mới hoàn thành để ra mắt. Còn được làm nghề, đạo diễn Ðoàn Bá vẫn cho rằng mình hạnh phúc hơn biết bao người đồng tuế.

3. Lâu lắm rồi chúng tôi mới được nghe lại “Áo anh sứt chỉ dường tà”, “Ðôi mắt người Sơn Tây”.

Cậu ca sĩ trẻ nầy nói trước công chúng rất vụng về, không được hay như khi cậu hát, dù rất chân thành. Cậu tâm sự với khán giả rằng cậu đã được nghe và mê dòng nhạc nầy khi còn nhỏ xíu, vì gần như mẹ cậu ru cho câu ngủ bằng loại âm nhạc có một thời bị cấm phổ biến nầy. Ði học Ngoại thương, cậu có mơ nhưng không tưởng tượng nổi có lúc mình là người được giao phó cho việc trình bày những mẫu nhạc nầy cho Hội Ðồng thẩm định để cấp phép. Ðược cho phép rồi, cậu lại là người được hát với công chúng đầu tiên.

Khi nghe cậu hát, có lẽ vì những ký ức tâm trạng riêng tư giữa chúng tôi và gia đình mẹ của cậu - tôi là học trò của một người dì của cậu và là bạn ngang lớp với một người cậu của Tuấn - tôi cảm được chàng trai nầy đã gồng gánh trên vai mình một nỗi trầm luân nào đó. Có thể đó là cái chết của người thân nầy, sự mất tích của người thân kia. Cậu của người ca sĩ trẻ nầy là tay vợt hạng nhất thiếu niên toàn miền Nam những năm bẩy mươi ở tuổi chưa tới hai mươi đã bỏ xác đâu đó trong lòng biển, còn bà ngoại của cậu đã ra đi trong một cái chết khá thảm khốc trong những ngày thị xã ấy có chiến dịch đánh tư sản. Một quá khứ khá nặng đè trên vai chàng trai hai mươi bẩy tuổi. Có vẻ như bằng giọng hát đầy nam tính của mình, cậu đã vượt được hệ lụy của thân phận, vượt được những khói sương khỏa lấp đời mẹ cha rồi đến cuộc đời chính mình.

Ðược biết “Ðôi mắt người Sơn Tây” của nhà thơ Quang Dũng không phải là của hai người phụ nữ - hai nàng thơ, trong cuộc đời thi sĩ, mà lại là của chàng thanh niên mà Quang Dũng đã được gặp ở vùng Sơn Tây. Cách đây đâu khoảng bẩy mươi năm, cùng với những Hữu Loan, Văn Cao, Trần Dần, Tô Hoài, Phùng Quán.. , người thi sĩ ấy cùng bạn bè của ông đều còn rất trẻ, trẻ hơn cả chàng ca sĩ trẻ tên Ðức Tuấn nầy, chỉ khoảng trên hai mươi một chút, họ đã lao vào khói lửa chiến tranh với một tình yêu tha thiết, mối tình lớn cho quê hương đất nước, bấp chấp những sương mờ khói tỏa, ngăn họ đến, sống, và sáng tạo, trong cõi đời nầy
Tags: | Edit Tags



Monday July 13, 2009 - 08:50pm (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for July 13, 2009

Previous Post: Entry for July 12, 2009

Comments(1 total) Post a CommentMAP M Offline Em xin phép được comment cuối ở đây trong ngày cuối của Yahoo!360 cho entry của chị :giữa sương và khói của son phấn nghi trang lộng lẫy , của óng ả trang phục sàn diễn , của những cười khóc màn nhung là những đóng góp rất thực cho đời của những nghệ sỹ này ...
Làm nghệ sỹ , thành nghệ sỹ ... ai cũng hiểu là phải mang hết một kiếp tằm mà trả nợ dâu . Người nghệ sỹ tự gặm nhắm những biển dâu đời mình - không những thế , cả biển dâu của người - rồi xay xát , rồi nhào nặn rồi vắt kiệt nó ra thành những mảng tinh tế của nghề ...quay trở lại như một vòng tròn vay trả , những vai diễn đó mang đến cho họ ánh hào quang danh vọng , trả cho họ những cuộc vui xưng tụng ngất trời ... mang đến cho họ thênh thang ngựa xe …
Song tận trong lòng họ và cùng chung số phận , cả trong lòng chị nữa , đều hiểu : Cuộc sống thực ngòai kia đã lấy đi của họ một cuộc đời …
Cái cuộc đời nhiều khi yêu ghét cũng hư vô …


Monday July 13, 2009 - 10:28pm (ICT) Remove Comment

Labels:

Người Thầy NSND Phùng Há

Entry for July 12, 2009
Người Thầy NSND Phùng Há

- trọn đời trả nợ dâu.


Tài năng và cực kỳ khiêm tốn, đó là những điều đầu tiên đến trong đầu tôi khi xung phong làm chương trình “Nghệ Sĩ Nhân Dân Phùng Há, trọn đời trả nợ dâu.”, xuất hát cải lương độc nhất vào 20 giờ ngày 14 tháng 7 năm 2001 của các thế hệ học trò của cô Bẩy để tri ân cô do Nhà Hát Trần Hữu Trang tổ chức. Thử ngó coi, tôi đang là một đứa thất nghiệp, đi lang thang, được chọn về phụ một tay đào tạo cho trường dạy nghề của một nhà hát cải lương, có cơ duyên được ngồi cùng phòng, đôi khi cùng bàn với cô, vậy mà có những giờ giải lao cô cứ thì thầm với tôi: “Cô Ngọc ơi, tôi là người không có học hành trường lớp, chỉ học rồi dạy theo lối truyền nghề kiểu ông bà mình xưa nay, còn cô chắc là có cơ bản sư phạm kiến thức của Tây Au, có gì mình cứ thẳng thắn trao đổi với nhau.”. Những lời đó cô không chỉ nói một lần, dù tôi đã tình thiệt thưa với cô là mình tu mấy kiếp mới được cái duyên làm việc chung và cũng là học nghề từ cô.


Trong những giờ giải lao đó, tôi cũng được nghe nhiều tâm tình thời trẻ của cô, cái mối tình với nghề, với người mà cô đã nhập đạo đời làm một. Khi thành phố tôi ở kỷ niệm 300 năm tuổi, tôi chuẩn bị tài liệu để soạn hai kịch bản mà với tôi trong đó có những nét đặc thù của Sài Gòn, một về thần tượng của tôi, với tên “Nguyễn An Ninh, người lãng mạn đầu thế kỷ”, một về những nhân vật trong hai lãnh vực đặc biệt của vùng Nam Bộ: Cải Lương và Báo chí. Vì nhiều lý do, hai kịch bản đó không dựng được ở sân khấu mà trôi giạt sang truyền hình. Phần thưởng lớn nhất cho tôi là khi tặng cô cuốn băng thâu lại vở “Vầng Trăng Ai Xẻ”, nghe Thảo, cô cháu sống chung khúc cuối đời của cô kể, cô thường khoe với nhiều người: vở đó cô Ngọc viết về cuộc đời tôi. Vai nữ chánh trong đó là một cô đào có mối tình dài gần cả thế kỷ với người ký giả kiêm soạn giả viết tuồng cho mình nhưng chưa bao giờ họ độc thân cùng lúc để đến với nhau; rồi vận nước nổi trôi, mãi đến lúc cô ôm được ông trong tay thì chỉ là một phần thân thể chết. Cuối đời, cô chọn nơi sống gần ngôi mộ rỗng của người xưa. Hình ảnh cô đào chỉ mượn từ đời cô, còn nhân vật nam thì phải cọng vào một chút chú Năm Châu, một chút soạn giả Trần Hữu Trang và có cả hình ảnh của người khai sanh ra giải Thanh Tâm là ông Trần Tấn Quốc.


Khi đi đây đó một mình, tôi đành phải làm liều diễn nhiều trích đoạn trong đó có đoạn độc thoại của một cô đào hát, nhiều khán giả lớn tuổi trong ngoài nước, ra vẻ hiểu biết, hỏi tôi, đó là chuyện đời của cô Bảy Phùng Há phải không? Ðúng là trong kịch bản “Người đàn bà đức hạnh” mà NSƯT Hồng Vân và “Cô Ðào Hát” mà NSƯT Phương Hồng Thủy diễn thì không có đoạn khi bé, cô đào đi làm ở lò gạch và thường được người lớn làm choàng với yêu cầu cô bé hát cho mọi người nghe. Có thể nói những khúc đời mà cô thủ thỉ kể cho tôi nghe trong giờ giải lao giữa các tiết dạy ròng rã suốt mấy năm đã ngấm vào tôi và khi có dịp, mọi thứ cứ trào ra. Cô cũng là một trong những nhân vật sống hiếm hoi không than phiền mà còn hãnh diện khi được mời vào những ký sự của tôi.


Khúc đời đi dạy một bộ môn mà có lúc chỗ dạy cũng nổi trôi, học viên tới lớp nhiều khi ít hơn số người đứng lớp (cô, tôi, và mấy cây đờn, thầy dạy hát, dạy vũ đạo nữa) cảm hứng làm nghề của tôi nhiều khi tuột xuống điểm âm, nếu không ngó trực ngay sát cạnh mình, một lão bà bà lưng thẳng hơn cả bọn trẻ chúng tôi, áo dài, khăn choàng phơ phất, vẫn hiên ngang cầm đao ra hươi bộ làm mẫu, vẫn lặng lẽ leo mấy bậc thang lên tận tầng cao nhất ở building Thuận Kiều khi ngôi biệt thự xinh xắn ở Nguyễn Gia Thiều được ông Võ Văn Kiệt cho để làm trường đã bị đổi về đó, vẫn ngồi phơi nắng dạy ngoài sân khấu 126 khi căn phòng thuê nơi đó cần trưng dụng lại để họp, không bỏ giây nào cho chuyện than van vì còn bận hừng hực truyền nghề.


Ở tuổi gần 90, bác sĩ cấm diễn, cấm dạy nhưng cô vẫn cố trốn lệnh để dạy cho cả những học viên tưởng không dạy được. Thử hình dung xem có lúc số thi vào mấy ngàn, tuột còn mấy trăm, xuống mấy chục và đến khóa cuối cô dạy thì gần như bao nhiêu người đi thi thì đều được nhận vào. Cô vẫn dạy cho đến ngày chúng tôi không còn kinh phí để đào tạo nữa. Cô kể có lần cô ngưng thở có đến ba ngày, gia đình chưa đưa vào áo quan vội, ngờ đâu đến ngày thứ ba cô thở lại. Rồi cô kết luận, những người mà diêm vương đã tha một lần như vậy thường sống thọ lắm. Và cô cho là để trả cái nợ được sống thêm đó, không dạy thì cô cũng tiếp tục làm từ thiện bằng chính con người và trái tim thật của mình, cô cũng biết chỉ khi thấy cô lao vào làm như vậy mới lay động được những người còn quan tâm đến cô tiếp nối công việc này.


Kỷ niệm chung của cô và tôi thì nhiều. Ðợt làm chương trình cho cô, cô dặn tới dặn lui, đây là lần chót nghen, tôi sẽ nhân dịp này chào từ biệt khán giả luôn, mình là đào hát, chưng ra một nhan sắc tàn héo là có lỗi với khán giả tri âm. Quyết là vậy nhưng đợt lên chùa nghệ sĩ để cùng cô lên sóc Bom Bo tặng quà, vẫn thấy cô tập thể dục thẩm mỹ trước phút lên đường, nằm đá ngược chân lên tới gần chót mũi, tự chăm sóc mình lần này không phải để chường ra máy quay mà để đủ sức đi khúc đường trường còn lại. Lo người cùng nghiệp, lo từ kẻ sống đến lo cho người chết, lo cho trẻ thơ con em nghệ sĩ và nghĩ đến cả trẻ chưa sanh, cuộc đời cô chắc không có giờ để than trách mà chỉ có hành động như một cách tri ân những gì cuộc sống cho lẫn lấy đi của mình.


Một lần cùng ra thăm mộ chú Năm Châu cách nơi cô ở vài bước, nghe cô hát lại những câu vọng cổ mà chú viết riêng tặng cho cô, thấy cô hồi hộp rất thương. Cô lặng ngưng một chút với một nhịp trật, ra hiệu cho đàn ngưng rồi nói với tấm bia: “Rung quá mà trật mất một nhịp rồi, để hát lại nghen.”. Bây giờ, chắc chắn là cô không còn xôn xao vội vã nữa, mà thanh thản khi trở về một cõi đầy đủ các tri âm đợi mình.


Nguyễn Thị Minh Ngọc





Tags: | Edit Tags



Sunday July 12, 2009 - 10:24pm (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for July 13, 2009

Previous Post: Entry for July 12, 2009

Comments(1 total) Post a CommentFiamm… Offline Em qua chào cô! Chào cả bà Bảy nữa! Bài cô viết cho bà Bảy thấy cả chân tình, em đọc rất xúc động.
Em học cô ba chục tiết, không phải học trò trong nghề, nhưng rất nhớ cung cách lên lớp của cô, không chỉ là một giáo viên mô phạm, cô quả thực có lúc đã là một cô đào trên bục giảng cho một môn học không phải chỉ có lý thuyết!

Monday July 13, 2009 - 01:27pm (ICT) Remove Comment

Labels:

Giữ mặt cho đời

Entry for July 12, 2009
http://www.phunuonline.com.vn/giaitri/2009/Pages/Giu-mat-cho-doi.aspx

Vĩnh biệt NSND Phùng Há: Giữ mặt cho đời 07/07/2009 10:09

Bài viết gần đây nhất mà tôi gửi cho Báo Phụ Nữ là Kỷ lục đời người, nhân mừng thọ NSND Phùng Há 99 tuổi. Ấy vậy mà chỉ hơn hai tháng sau, tôi lại ngồi gõ những dòng chữ đầu đề "Vĩnh biệt NSND Phùng Há”. Học giáo lý Phật, cố gắng thấm nhuần cái triết lý vô thường, vô ngã kia, nhưng sao đứng trước sự thật này, cái khoảng cách mong manh, bất chợt giữa sinh – tử vẫn khiến tôi thất thần, hụt hẫng và đau đớn...
Nhớ một trong muôn vàn chuyện cũ, hồi còn ở đoàn Dạ Lý Hương, sau suất hát Yêu người điên vào tối thứ sáu, tôi đang vội vội vàng vàng chùi lớp phấn son để kịp cùng bạn bè lên Đà Lạt nghỉ ngơi thì bất ngờ, má Bảy đứng ngay sau lưng tôi. Bà nói nhẹ nhàng: "Nghề mình có mỗi cái mặt, tối nào cũng phải son phấn lên nên con nhớ lau chùi kỹ kỹ chút, nhẹ nhẹ tay thôi. Giữ cái mặt cho nghề, cho đời để còn hát, còn trả ơn khán giả nghe con...".

Cũng may mà má "phát hiện" sớm nên từ đó, tôi đã biết nâng niu hơn, chăm sóc hơn gương mặt của mình. Trước mỗi suất hát, trang điểm kỹ đã đành. Màn đóng, tôi lại tẩy rửa kỹ càng hơn. Tựa như ông thầy đờn trả lời khi tôi hỏi vì sao ngày nào sau đêm hát ông cũng xuống dây đờn: "Không xuống, bây để dây lên hoài, đêm mai nó căng nó đứt à. Mình biết nghỉ thì đờn cũng biết nghỉ chứ con...".

Nhưng khi đã đặt chân vào chốn... danh trường, bạn nào chỉ giữ khuôn mặt mình cho một đêm hát, có khi là cả một đời. Bởi, gương mặt không chỉ riêng là danh dự, vị trí, nhân cách của bạn, nó còn thuộc về trách nhiệm với công chúng, với cả sự khen – chê, yêu – ghét hồn nhiên và... thất thường nữa. Gương mặt hóa ra lại là bóng dáng của trái tim, của khối óc, của những lời nói, hành vi, ứng xử... trong nghề, trong đời.




Hai thầy trò đang ra bộ nhân vật Lữ Bố

Mới đây thôi, bà chắc lưỡi bảo: "Làm nghề hát, may lắm mới gặp được người vừa thương mình, hiểu nghề để chấp nhận cho mình, con hả?". Cũng chính vì "giữ mặt" cho nghề, cho khán giả mà bà cự tuyệt mối tình với người thầy, người tri kỷ năm xưa. Bà lập luận cho chính nỗi đơn độc của mình: "Đêm qua, mình hát tuồng dạy người ta giữ chung thủy, son sắt thờ chồng. Sáng ra mình lại đi giựt chồng người khác. Ai coi cho được hả con. Má thà để ông Năm trách còn hơn phụ lòng khán giả...".

Lần Hội Sân khấu tổ chức buổi tiệc nhẹ sau khi tôi bảo vệ luận án tiến sĩ, giữa bao nhiêu lời chúc tụng, má Bảy đã hướng về phía chồng tôi, nói: "Tôi thay mặt Bạch Tuyết và biết bao nhiêu nghệ sĩ xin có lời cảm ơn cậu Chales Đức, một người chồng vừa chấp nhận cho vợ theo nghề, vừa mong mỏi cho vợ bồi đắp tri thức... Không phải ai cũng làm được điều đó”. Tự nhận mình "không nhiều chữ nghĩa" nhưng từng hành vi, nghĩa cử của bà luôn trọn vẹn trước sau, là vậy.

Hơn nửa đời người, tôi ghi nhớ bài học sau đêm hát năm nào, để đến đêm 4/7, rạng ngày 5/7, khi trời chuyển về sáng, tôi ngồi đây, ôm lấy gương mặt thanh thản của bà, nhẹ nhàng, kỹ lưỡng, ân cần thoa lên đó một lớp phấn nhẹ, tô chút son hồng, kẻ lại đường chân mày, mí mắt. Sinh tiền, ngay cả khi đang bệnh nặng, bác sĩ lập tức có mặt để khám, bà vẫn thều thào bảo: "Cho tôi sửa soạn lại một chút rồi hãy mời bác sĩ vào. Mình là nghệ sĩ, để mặt mày, tóc tai vậy là không được với khán giả...". Giờ, khi bà đang thực hiện một chuyến lưu diễn xa, lẽ nào lại không điểm lại chút phấn son để giữ cái nhan sắc nghệ thuật này mãi mãi cho đời, cho người...

NS Bạch Tuyết

UBND TP.HCM tổ chức tang lễ NSND Phùng Há

NSND Phùng Há tên thật Trương Phụng Hảo, sinh năm 1911 tại Mỹ Tho (Tiền Giang), mất lúc 0 giờ 30 ngày 5/7/2009, thọ 99 tuổi. Lễ tang của NSND Phùng Há sẽ do UBND TP.HCM, Liên hiệp Các hội VHNT TP.HCM và Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức tại Nhà tang lễ TP.HCM. Ông Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM, làm trưởng ban lễ tang.

Bà đã được Nhà nước trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật VN, Huy chương Vì sự nghiệp sân khấu VN. Lễ viếng từ 8g ngày 6/7 tại Nhà tang lễ TP.HCM, đến 10 giờ ngày 8/7 sẽ di quan về chùa Nghệ Sĩ (Q.Gò Vấp). Lễ truy điệu và an táng vào lúc 7g ngày 10/7 tại nghĩa trang Nghệ Sĩ, Q.Gò Vấp, TP.HCM.

Ban tổ chức lễ tang có chuẩn bị vòng hoa luân lưu để viếng. Kính đề nghị các đơn vị, cá nhân chuyển tràng hoa phúng điếu thành tiền để gây quỹ từ thiện theo tâm nguyện của NSND Phùng Há.


baobaost(07/07/2009)Mình biết ngày này sẽ đến, và mình cũng biết là khó có ai thay thế bà Phùng Há, cũng như ngày xưa, mất bà Bảy Nam mình đã rớt nhiều nước mắt... Nhưng bài viết này hình như cô Bạch Tuyết khen cổ nhiều hơn....

Labels:

DEPARTURES

Entry for July 08, 2009
DEPARTURES
Giàn nhạc giao hưởng ở Tokyo mà Daigo Kobayashi (Masahiro Motoki) chơi cello bị giải tán vì ế khách khiến người nhạc công trẻ nầy bán đàn, cùng người vợ trẻ Mika (Ruoko Hirosue) về sống ở một thị trấn nhỏ vùng núi phía bắc Tokyo trong căn nhà của mẹ anh ngày xưa. Đọc quảng cáo trên báo địa phương, Daigo đến với ông xếp có tuổi (Tsutomu Yamazaki), tưởng mình sẽ có việc làm mới liên quan tới một công ty du lịch. Không ngờ đó là một công ty tẩn liệm người chết. Báo chí quảng cáo in lộn “departed” (quá vãng) ra “departures” (khởi hành). Anh được nhận ngay. Được trả lương hậu. Chỗ làm mới chọn anh làm người mẫu quá vãng, quay một phim viđêo nói về những nghi thức đầy đủ gồm tẩy uế, mặc quần áo, chải gỡ, cho vào quan tài của người chết để ăn tiền người sống. Daigo giấu vợ chuyện mình làm. Khách hàng chết nhiều cách. Gia đình đông đảo của họ còn lại, không ai giống ai. Riêng anh có tuổi thơ học âm nhạc, lớn lên thì nay mẹ đã mất. Ông xếp của anh và cô phụ tá cũng có kỷ niệm riêng. Anh ngồi trên đồi nhìn xuống con đường ngoại ô thành phố, kéo cây đàn 3/4 thời còn nhỏ một bài nhạc thời thơ ấu.

Masahiro Motoki trong vai Daigo Kobayashi. Movieweb.com

Tiếng nhạc vang lên chấm hết một câu chuyện có nhân vật chính “tẩn liệm” cha mình sau mấy chục năm không cha. Xen cuối nửa khôi hài nửa cảm động: nhạc sĩ thất nghiệp, ngồi trên đồi, chơi một bản nhạc xưa mà cha thích, người sống và kẻ chết – đời sống và sự chết – có hòa giải được không? Dóp mới liên hệ tới cái chết có hóa giải lòng thù hận người cha đã “liệng anh vô thùng rác” khi bỏ đi, theo một người đàn bà khác?
Đạo diễn lão luyện Yojiro Takita quay một phim truyện dài 2 tiếng 10 phút chiếu, đoạt Oscar Giải phim truyện nước ngoài hay nhất (Oscar lần 81, năm 2009) vừa qua, sau Rashomon của đạo diễn Akiro Kurosawa (Oscar 1953) và 3 phim khác của Nhật như, Bảy người hiệp sĩ (1957). Tác phẩm văn học mà đạo diễn Takita dựa vào: Okuribito (Kẻ tiễn người đi), hồi ký của Shinmon Aoki. Chủ tịch phân bộ Oscar phim nước ngoài Mark Johnson phát biểu: “Cảm xúc luôn lấn át não trạng” để nói về nội dung đã chọn làm phim nước ngoài hay nhất của Oscar 2009, lấn át luôn The Class của Pháp (Giải Nhành cọ vàng Cannes), Waltz with Bazir (Hoạt hình Do thái), Revanche (Áo).. Departures đã khiến khán giả cười, khóc, nghĩ ngợi về lẽ sống chết. Trên hết, phim về sự chết và người chết có làm cho đời sống và kẻ sống tốt với nhau hơn? Thủ thuật của đạo diễn trước sau có cố tình làm cho “cảm xúc lấn át não trạng” trong một phim dài trên hai tiếng?
Gì thì gì, thủ thuật đó hết sức tế nhị – đó là nhận xét thứ nhất của chúng ta. Một nhạc sĩ mất dóp, chưa hề sờ tới một cái xác chết, bây giờ sờ tới – không phải cây đàn – mà là người chết với những nghi thức cổ truyền trước mặt gia đình người sống đang quỳ gối xung quanh, chứng kiến. Dóp mới khiến anh có nhiều tiền mang về cho vợ, nhưng anh phải làm đủ mọi lề thói, nghi lễ, làm nhẹ nhàng, thay quần áo, thoa son lên môi, đặt vào bàn tay sâu chuỗi niệm, tiết kiệm từng chỗ da thịt người chết không cho ai thấy.. tất cả tỏ một lòng tôn kính với người đi qua bên kia thế giới mà còn đối với người còn lại bên nầy. Camêra và sự im lặng của màn ảnh khiến khán giả chúng ta biết thêm một thủ tục nước ngoài mà còn khuấy động trong chúng ta niềm tôn kính sau cùng của người sống đối với kẻ chết. Huống là sự chết – trong tin tưởng của khán giả đông phương – không phải là nơi chấm hết. Đó là nơi mở cánh cửa ra một đời sống miên viễn khác, một cõi khác như màn ảnh của Takita gợi lên. Những hình ảnh đi kèm có bầy chim cánh trắng bay lên. Màn ảnh của Takita chỗ nầy thật đẹp, thật rộng, bao la hơn nhiều so với sự sống mà ông mô tả gồm những được, mất, thù hận chật hẹp.
Mất? Ông xếp của Daigo ngậm ngùi: “Bà ấy ra đi trước. Thật khổ mà sống tiếp như người còn lại (trỏ lên ảnh treo tường). Bả là kẻ thứ nhất tôi lo mọi sự. Sau đó đem những chung sự ấy làm thành nghề của mình.” Nghề ấy nay là của Daigo. Người chết thì đủ tuổi và đủ kiểu: có ông già, bà ngoại (gia đình vừa thương tiếc vừa cười lăn). Có người tự tử, xác đã sình thúi. Có người trẻ nạn nhân ngồi sau xe hai bánh khiến gia đình còn lại ấu đả nhau ngày tẩn liệm. Cái mất in dấu ấn không phai trong đời Daigo là cha anh, kẻ đã bỏ mẹ anh, bỏ rơi anh, đi tìm “cái khác” – khiến anh phẩn nộ: “Mọi người đàn ông bỏ rơi con mình đều giống nhau thế sao?”
Thật ra, Daigo được nhiều thứ: tuổi nhỏ học cây đàn 3/4, mặt mũi ngốc nghếch kéo một bản nhạc cho cha ngồi nghe khiến cha tấm tắc. Trong bao ka-ki cây đàn cỡ nhỏ còn rớt ra một hòn sỏi to của mẹ anh cho. “Hễ trơn láng là tương lai ngon lành, hễ nhám là cha mẹ còn lo âu.” Lớn lên có người vợ trẻ đẹp, kẻ đã khám phá Daigo hiện đang làm nghề gì, yêu cầu chồng bỏ ngay. “Sờ người chết là bậy ư? Ngày nào đó cả tôi lẫn cô đều lăn ra chết, chết là điều tất yếu.” – “Nhưng anh phải quit nó ngay. Em đã cười mỉm, nghe tin anh bán cây đàn, quit giàn nhạc. Lúc đó lòng em tan nát thế nào.” – “Bây giờ nếu tôi không quit?”
Thì vợ anh quit! Miko đón xe lửa về với mẹ. Lại ..trở về cùng Daigo: “Em tưởng anh cần em.” Đó cũng là lúc nàng nhận được thư báo tử của cha chồng do người phát thư mang tới. Daigo miễn cưỡng tới gặp xác cha. Anh tần ngần. Nhà đòn tới, “thô bạo” định mang đi, cho vào quan tài đem chôn. Nhưng vợ anh cản lại: “Anh ấy là người tẩn liệm chuyên môn.” Daigo làm chuyện chuyên môn. Anh lẩm bẩm: “Một người đàn ông, cả đời làm lụng, khi chết, đồ vật riêng chỉ gồm một cái thùng giấy đó ư?” Anh làm tiếp những nghi thức, mở các ngón tay người chết, anh gặp một hòn sỏi nhám rơi ra. Daigo nhìn cái xác chết. Nước mắt anh chảy dài.
Departures là một phim cảm động. Cái chết trên phim khiến cho cái sống còn lại của chúng ta trở nên tốt hơn cùng nhau? Đầu phim, Daigo ra nghề lần đầu, sạch sẽ hóa cái xác một cô gái, sờ vào chỗ phải tẩy rửa, gặp phải “the thing” của đàn ông. Sự hóm hỉnh ấy của đạo diễn một phim nói về cái chết và cái sống khiến khán giả phì cười. Phim chậm và dài. Có tác giả cho đoạn cuối không cần thiết: Daigo ngồi trên đồi cao, phía sau là núi Phú sĩ đỉnh tuyết vạn niên.
Diễn viên Masahiro Mitoki kéo cây đàn cello cỡ 3/4. Diễn viên nầy nhướng mắt ngạc nhiên, môi mím như cố cầm cái khóc. Đoạn cuối ấy không thừa: Anh nhạc công mất dóp nầy hòa giải được hết thảy, hóa giải được với cái mất mát đeo đẳng anh cả đời như của một đứa con bị bỏ rơi. Anh ngồi đàn một bài hát dành cho cha, giữa trời, như nói điều đó với những người sống còn lại, những người sống khán giả của đầu phim trong bản giao hưởng số 9 có hợp xướng bài Ngợi ca Niềm vui, những người sống thỏn mỏn dần con số đến sập tiệm luôn giàn nhạc. Dùng một nhạc công thất nghiệp, để nói lên ý nghĩa của đời sống và cái chết trong dóp mới của nhạc công ấy chẳng ăn thua gì tới dóp cũ, đạo diễn Yojiro Takita vừa khôi hài vừa sâu sắc, khiến Departures xứng đáng là một phim không thể không xem.

Cao Thanh Tùng

Labels:

Thế giới làm gì trên sân khấu?

Entry for July 06, 2009
Chuyên đề: Thế giới làm gì trên sân khấu? (Bài cuối)Thứ Tư, 06/05/2009 06:00 http://www.thethaovanhoa.vn/326N20090429104716509T133/san-khau-aau-va-nhung-v...
Sân khấu Á - Âu và những vấn đề thời sự Sân khấu Bắc Mỹ: Trăm hoa đua nởTừ Broadway, Of-Broadway, Off-Broadway đến sân khấu Sài Gòn(TT&VH Cuối tuần) - Trên sân khấu các nước Âu châu chúng tôi đã có dịp xem qua là Anh, Pháp, Đức và các nước Bắc Âu, rõ ràng có các phong cách khác nhau cho dù có một số kịch bản được sử dụng chung. Sân khấu Pháp dùng nhiều kịch bản dạng phi lý, như kịch của Samuel Bekett, Ionesco, Pirandello… không cần cốt truyện. Trong lúc sân khấu Đức đa phần chuộng loại có câu chuyện có thể kể được.
Bertolt Brecht kịch tác gia Đức, người có ảnh hưởng lớn đến nhiều nền sân khấu, trong đó có Việt Nam.
Tẩy rửa là một trong những vở hay chúng tôi được xem ở Berlin. Nhà viết kịch người Anh Sarah Kane viết vở ấy khi mới 23 tuổi và tự tử hai năm sau đó mà theo những bạn bè của cô cho biết thì hình như cô không chịu nổi áp lực khi thành công đến quá sớm. Chuyện kể về một cô gái đến một bệnh viện để xin lại bộ đồ của người anh vừa mất. Giám đốc ở đó là một tay bệnh hoạn, bất lực. Ông ta cắt tay, xẻo lưỡi, xén chân nạn nhân mỗi khi bắt gặp quan hệ tình cảm bất thường của những người đồng tính trong khi bản thân mình lén lút đi xem cô gái múa cột để thỏa tính “thị dâm”. Muốn nhập thể xác (mà quên phần tâm linh) của hai anh em cô gái vào một, ông ta cho chuyển đổi giới tính của cô gái. Vật thể vô hồn tổng hợp hai anh em cô gái ở cuối vở gợi nhớ đến những việc làm trái quy luật cuộc sống, những đất nước, con người bị cắt lìa, tách nhập một cách tàn bạo, phi nhân thay vì tạo ra cách để họ có thể sống chung hòa hợp cùng nhau. Ảnh hưởng của nhà viết kịch Bertolt Brecht vẫn còn thấy rõ qua các vở tưởng như chống lại cách đặt vấn đề của ông. Nhưng hệt như quy luật “phủ định của phủ định”, càng chống Bertolt Brecht, rồi chống - chống Bertolt Brecht, chống - chống - chống Bertolt Brecht, chúng ta càng thấy sân khấu Đức vẫn chưa thoát khỏi cái bóng quá lớn luôn yêu cầu lật ngược mọi vấn đề của Bertolt Brecht...Khỏi phải nói, ai cũng biết cái bóng của Shakespeare hiện diện rõ nhất ở sân khấu Anh. Có một đêm ở London vào những năm cuối thế kỷ trước có đến sáu vở Giấc mộng đêm hè, mà một trong sáu vở đó đến từ Nhật và diễn bằng tiếng Nhật. Nước Anh, nơi tưởng chừng rất bảo thủ với những chiếc xe bus hai tầng đỏ chói, những căn nhà xám xịt, vẫn bùng nổ được những The Beatles khuấy động cả toàn cầu. Sân khấu đó có những vở kinh điển lớn nằm kề những vở thể nghiệm nhỏ với sức bùng nổ khó lường. Đặc biệt loại hình sân khấu giáo dục sử dụng sân khấu như một phương cách để góp phần hình thành nhân cách con người rất được phát triển ở Anh. Những giáo viên của loại sân khấu này đi đến nhiều nước thuộc thế giới thứ ba để phổ biến loại hình sân khấu ấy như đi “truyền giáo”. Điều này không phải dễ khi chính họ ý thức được rằng các nước độc tài rất sợ loại hình sân khấu giáo dục. Chúng tôi đã được xem một đạo diễn 22 tuổi của Anh dựng vở Vua Lear bằng phương pháp này. Diễn viên của vở là những con người lưu lạc từ nhiều nước sống trong một trại tỵ nạn. Trong vòng kẽm gai, khán giả của họ chỉ là hai anh lính gác mặt vô hồn nhai nhóc nhách kẹo cao su. Tiếng động của trận bão đảo lộn đất trời được tạo ra từ một miếng tôn nilon rách nát. Vài đạo cụ bị diễn viên quá tay làm văng ra khỏi vòng kẽm gai được nhặt cho vào trong ngay lập tức cho thấy đồ vật còn không thoát khỏi những ràng buộc huống hồ con người. Chưa định hồn với kết thúc của Shakespeare, lệnh dời trại được công bố, những con người mới là vua, tướng, công chúa, quan quân đó lại phải trở về kiếp tị nạn, bồng bế nhau lếch thếch lên đường. Khán giả được mời tham gia theo từng đoạn cao trào với hy vọng cuộc đời chính họ rồi sẽ không bị diễn ra với những khuôn mặt vô hồn canh gác như vậy. Năm 2001, Roger Chamberlain, một đạo diễn người Anh đã đến Việt Nam và cùng dựng với chúng tôi vở Romeo và Juliet theo cách làm tương tự khi cho diễn viên đóng vai những trẻ em đường phố tụ tập lại làm vở kịch này để cùng với khán giả trả lời ba câu hỏi: “Tuổi trẻ hôm nay gặp khó khăn gì? Có vượt qua được không? Và vượt qua bằng cách nào?”.Tác phẩm của Bertolt Brecht
Các nước Bắc Âu gần với sân khấu diễn đàn hơn, đó là loại sân khấu chuyển quyền quyết định đoạn kết của vở về phía khán giả. Họ luôn đưa ra những kết thúc bi thảm “vô hậu” rồi kêu gọi khán giả rời cái ghế của mình bước lên sân khấu để thay đổi các kết thúc khá hơn với hy vọng khi không còn là khán giả họ cũng sẽ giải quyết mọi việc theo chiều hướng tích cực hơn trong đời sống.

Tất cả loại sân khấu này không để doanh thu mà cần sự trợ giá tối đa của nhà nước. Geoff Gillham, một “kiện tướng” của sân khấu học đường của Anh, từng đi khắp nước Anh, các nước châu Phi, Đông Âu cũ, và cả Việt Nam để phát triển loại hình sân khấu này, ông than phiền nhà nước chỉ muốn đổ tiền vào cho các xuất phẩm có đóng dấu Shakespeare cho giai cấp thượng lưu nhiều chữ chứ không quan tâm đến loại sân khấu dành cho những người chân đất. Không chịu nổi hiện tượng các khán giả (trẻ) thụ động trong lúc đi xem kịch, ông mãnh liệt tin rằng sân khấu đủ mạnh để giúp cuộc sống nhân bản hơn và là nguồn động lực thay đổi thế giới. Nếu căn bệnh ung thư không cướp đi cuộc sống của ông vào năm 2001, ông đã giúp chúng ta phát triển sân khấu như một cái đạo của ông ở đây, trong đó có cả việc tổ chức một hội diễn sân khấu giáo dục thế giới tại Hà Nội.

Cùng niềm tin với Geoff nhưng vẫn dùng cách kể chuyện bình thường có Ratna Sarumpaet, tác giả kiêm đạo diễn vở Cô điếm và ngài tổng thống, vở diễn bế mạc Đại hội phụ nữ viết kịch toàn thế giới lần thứ bảy tại Jakarta, Indonesia năm 2006. Khi mang vở này đi lưu diễn toàn quốc, đôi khi chính quyền địa phương phải cho xe tăng để bảo vệ nữ tác giả. Nhức nhối trước con số quá lớn trẻ em phải sớm trở thành gái điếm và bị buôn bán trong nước mình, cô viết vở này với màn mở đầu là cảnh cô điếm trẻ bắn chết viên bộ trưởng đáng kính thuộc đảng cầm quyền khi đang trong mùa bầu cử tổng thống. Cuộc đời cô điếm được kể lại song song với những cuộc thương lượng hậu trường chính trị mà đoạn ấn tượng nhất là cảnh viên chức sắc tôn giáo vào ngục giúp cô xưng tội trước giờ thực thi án tử. Cuộc song thoại xảy ra, lời kinh Koran cứ được đọc đều đều, bất chấp những câu hỏi: “Khi tôi bị bán đi ở tuổi lên năm, ông ở đâu?” - “Khi tôi thành đàn bà ở tuổi 13, ông ở đâu?” (tiếc là khi được in thành sách, không có đoạn kịch này). Tuy vậy, viên chức sắc lớn nhất của Hồi Giáo tại Indonesia đã đến tặng hoa cho Ratna sau khi xem vì trân trọng người phụ nữ viết kịch vào tù ra khám và bị đốt nhà từ đời Tổng thống trước.Những vở của Bertolt Brecht vẫn luôn được dàn dựng lại trên sân khấu khắp thế giới
Cũng ở những đại hội tương tự, chúng tôi cũng biết được ít nhiều sân khấu vài nước Á Phi qua các tác giả tiêu biểu đến dự. Khó khăn nhất là những nhà làm kịch phụ nữ ở Afghanistan, có thể bị giết thời Taliban, nhưng nhìn chung các tác phẩm sân khấu của các nước thuộc thế giới thứ ba vẫn là phản ánh các trăn trở về những vấn đề nóng đang xảy ra ngoài xã hội. Pornrat Damrhung ở Thái Lan đưa lên sân khấu những nàng Sita thời hiện tại, cũng để phản ánh tệ nạn buôn người, đẩy người phụ nữ thành món hàng buôn bán tại những thành phố phát triển về du lịch tại quê hương bà. Athol Fugard, một tác giả ở châu Phi viết Nơi chốn cùng lợn với ba nhân vật, cô vợ cùng hai anh chồng mới, cũ. Cô vợ vừa nhận các huân huy chương tưởng thưởng từ sự hy sinh anh dũng của người chồng cũ khi đang chung sống với chồng mới thì “người chết” trở về. Để giữ uy tín cho cộng đồng đang sống, anh chồng cũ đành chấp nhận để vợ giấu mình trong chuồng heo và lén lút ra thăm.

Những nhân vật, mối tình lãng mạn, các xung đột quen thuộc trong các vở cổ điển, nhiều chất vấn về sự phi lý của cuộc đời, vẫn tồn tại song song với những trăn trở về nhịp sống ngổn ngang thời toàn cầu hóa với các mặt xấu tốt của nó trong các vở mới sáng tác trên sân khấu các nước Âu, Á, Phi. Và những gì được chứng kiến, được trao đổi với các đồng nghiệp của mình từ nhiều nơi trên thế giới vẫn giúp chúng tôi khẳng định niềm tin này “nghệ thuật sân khấu, lẽ ra, thuộc về trí tuệ”, như câu phát biểu của biên đạo múa Ea Sola khi tiếp cận sân khấu nước nhà.

Nguyễn Thị Minh NgọcTags: | Edit Tags



Monday July 6, 2009 - 08:45am (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for July 08, 2009

Labels:

Nguyễn An Ninh – một nhà báo thần tượng

Entry for July 06, 2009
Nguyễn An Ninh – một nhà báo thần tượng


SGTT - Không ai khác, chính Nguyễn An Ninh là người trước nhất đã dịch quyển Khế ước xã hội của Jean Jacques Rousseau. Bản dịch của ông có tựa Dân ước — dân quyền — dân đạo (in năm 1923) nhằm bổ sung cho ý thức tuyên truyền những nguyên tắc tư tưởng theo ý tưởng của Cách mạng Pháp (1789). Nếu sự tuyên truyền này xét ở ý nghĩa có ý thức, triệt để và có hệ thống thì ở Việt Nam, Nguyễn An Ninh xứng đáng nhận vai trò người đi tiên phong công khai gieo mầm mống tích cực của cách mạng Pháp

Cũng không ai khác, chính Nguyễn An Ninh là người đầu tiên cho in Tuyên ngôn Cộng sản trên tờ La Cloche Fêlée (Cái chuông rè — in năm 1925). Và cũng chính Nguyễn An Ninh là linh hồn của Đông Dương Đại hội (1936) — sau khi ông tán thành và ủng hộ quan điểm đấu tranh công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương thời kỳ này. Có thể ghi nhận đây cũng là thời kỳ mà phương pháp đấu tranh của ông đã có những chuyển biến. Trên tờ La Lutte (số 77 ra ngày 1.4.1936) ông cho biết: “Từ trong mười năm qua, tôi đã sống trong tất cả niềm khổ đau tạo ra bởi chính phủ, tất cả những gì mà chính phủ không hài lòng. Tôi đã mất đi cái thói quen rên rỉ than van. Tôi đã vứt bỏ cái chủ nghĩa phiêu lưu lãng mạn. Tôi chấp nhận không do dự đưa ra những điều kiện của tôi trong cuộc chiến đấu tàn khốc giữa con người với cái chế độ mà nó đè bẹp con người”.

Sinh thời, Nguyễn An Ninh thật sự là thần tượng của cả một thế hệ thanh niên.

Xin kể lại một chi tiết nhỏ: ngày 10.12.1923 tại Sài Gòn, tờ báo La Cloche Fêlée phát hành số báo đầu tiên, Nguyễn An Ninh phải ôm từng chồng báo chạy rao bán trên đường Catinat, Bonard, d’Espagne...Khi chạy mỏi chân, ông thường đứng nghỉ trước nhà hàng Yeng Yeng. Lúc đó, có một thanh niên ăn chơi khét tiếng, ngồi trong nhà hàng thưởng thức món bít tết Chateaubriand với giá 8 cắc một dĩa. Thấy Nguyễn An Ninh, người thanh niên này vội vàng đứng dậy ra khỏi quán mua tờ báo La Cloche Fêlée, để được... cầm lấy tay anh! Người thanh niên này về sau là nhà cổ ngoạn nổi tiếng Vương Hồng Sển. Có người chỉ vì ở tù chung với ông, ảnh hưởng từ nhân cách của ông mà sau khi ra tù đã viết được cuốn sách gây chấn động một thời, bị tịch thu ngay sau khi phát hành. Đó là Ngồi tù khám lớn (in năm 1929) của Phan Văn Hùm.

Đáng nhớ ở Nguyễn An Ninh, còn là lời khẳng định của ông trong buổi diễn thuyết “Lý tưởng của thanh niên An Nam” tại Hội khuyến học Nam kỳ (15.10.1923): “Dân tộc nào để một nền văn hoá ngoại bang ngự trị thì không thể có độc lập, tự do thật sự. Văn hoá là tâm hồn của một dân tộc”. Sau buổi diễn thuyết này, ký giả thần tượng được ái mộ đến nỗi nhà “chụp hình” Khánh Ký trên đại lộ Bonard cho rửa hàng ngàn tấm hình Nguyễn An Ninh để đáp ứng công chúng!

Lê Minh Quốchttp://www.sgtt.com.vn/detail88.aspx?newsid=53250&fld=HTMG/2009/0623/53250Tags: | Edit Tags



Monday July 6, 2009 - 08:29am (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for July 06, 2009

Labels:

Người no không biết lòng kẻ đói.

Entry for July 06, 2009
Người no không biết lòng kẻ đói.


http://blog.360.yahoo.com/blog-0lIwRp4yeqlSlANVd_hNqS7b?p=3907

1.
Năm 1975 về nam, mau chóng bất đắc chí, sau giờ làm việc về nhà mà có tiền là ra đường uống rượu. Cũng chẳng uống nhiều, đại khái khoảng hai xị với một con khô gì đó, có khi cũng khỏi khô luôn, ngồi một mình ở quán cóc cạnh nhà, thờ ơ nhìn người qua lại. Đám bảo vệ của ông già cũng không hỏi han gì, chỉ lâu lâu mở cửa ra nhìn nhìn rồi vào. Uống xong vào nhà là lên thẳng phòng đọc sách, say quá thì ngủ, không nói với ai câu nào. Nhung có lần đang lắc lư lên cầu thang thì thấy ông già đi xuống bèn đứng lại né qua một bên, hôm ấy đương sự lại tỏ vẻ quan tâm, xuống tới ngang mặt thì nghiêng nghiêng đầu khịt khịt mũi (ý là hôi rượu quá) rồi thản nhiên hỏi Con đi đâu về vậy. Uống rượu. Uống chi con. Buồn. Buồn chi con. (Mịa, tôi mà rắp tâm buồn để làm gì đó thì đâu phải là tôi buồn, ba hỏi gì kỳ vậy?). Im lặng lên lầu, nhưng vẫn nhớ cuộc đối thoại không sao có đoạn kết ấy tới tận bây giờ.

Cách nay mấy năm tới dự cuộc họp góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố, giờ giải lao bước qua chào chú Trần Bạch Đằng, ông hỏi Mày khỏe không, thưa cháu bịnh lắm. Ông hỏi mày bị bịnh gì, cười thưa chắc uống hơi nhiều, buồn thôi chứ bịnh gì đâu. Chú Tư xì một tiếng, nói Tao năm nay tám chục tuổi mà chưa có ngày nào buồn, mày bây lớn cũng bày đặt buồn. Á ạ ông già ơi, chú sinh năm 1926, chỉ thua ba cháu hai tuổi, các ông chiến đấu hơn nửa đời người, lúc sắp già thì thằng trận, tinh thần nó lên dữ lắm, tối nào nằm mơ cũng cười nên ông nào cũng sống quá tám mươi. Chứ cháu năm 1975 hai mươi tuổi về nam, qua mười năm đói nghèo thời bao cấp, qua thời mở cửa thì nghỉ việc nhà nước ra làm thường dân, cuộc đời cứ xuống dốc, tương lai đen thui như mõm chó mực, làm sao mà khỏe mà vui. Chú Tư hình như thấm ý, gật gật đầu.

Đúng là người no không biết lòng kẻ đói. Mịa, buồn chi con!

2.
Tam tự kinh có đoạn "Viết hỷ nộ, viết ai oán, Ái ố dục, nãi thất tình" (Nói mừng giận, nói thương oán, Yêu ghét muốn, ấy bảy tình), nhưng ngoài từ ai thì Hán ngữ còn có các từ bi, sầu, phiền, muộn... để chỉ khái niệm buồn. Tương tự, tiếng Việt chỉ có từ buồn nhưng các kết hợp buồn bã, buồn rầu, buồn phiền, buồn thương, buồn man mác, buồn se sắt, buồn não nuột, buồn vu vơ vân vân đều có chức năng chỉ rõ các khía cạnh và cấp độ khác nhau của khái niệm buồn, điều này cho thấy trong tình cảm và tâm trạng con người buồn là một vùng có biên độ rất rộng. Hơn thế nữa, với những tổng kết loại Vui quá hóa buồn, những kết hợp như Buồn lo, Vửa buồn vừa giận, có thể thấy cái vùng tâm trạng này còn đan xen, giao thoa với một số nếu không phải là tất cả các vùng còn lại trong tâm cảnh. Có thể nghĩ rằng ngoài các lý do xã hội và cá nhân, nỗi buồn còn có nguồn gốc tiềm thức hay vô thức.

Nhưng không nói tới những khoái cảm sinh lý hay bệnh lý, nỗi buồn còn là một động lực giúp tinh thần và trí tuệ thăng hoa. Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật có danh hiệu Đại bi: sự thương xót lo buồn cho số phận của tất cả chúng sinh đã đưa vương tử Tất Đạt Đa lên vị trí một triết nhân cứu thế. Cho nên ngoài nỗi buồn bệnh hoạn nơi những kẻ không bệnh mà rên cứ cố gắng để buồn tới mức buồn thật vì không có lý do để buồn (ví dụ một số người muốn thành nhà thơ hay nhà yêu nước thương dân) thì quả thật nỗi buồn là một tài sản tinh thần đáng quý. Bởi ngoài ý nghĩa là phản ứng tự nhiên truớc những mất mát và thất bại cá nhân, nó còn gắn liền với những khát vọng cao xa và niềm đau nhân thế. Không phải chỉ trên phương diện triết học mà cả trên phương diện mỹ học, nỗi buồn cũng là cái giúp con người trở nên Người hơn. Phạm trù Cái bi trong mỹ học cổ điển là một minh chứng. Cảm hứng buồn tràn ngập, thấm sâu và hiển hiện ở tất cả các bộ môn nghệ thuật của loài người từ Đông sang Tây, từ cổ tới kim. Nếu không biết tới nỗi buồn đích thực, thế giới đã không có tranh Lêvitan, nhạc Mozart, kịch Shakespeare, thơ Vương Duy, Đỗ Phủ... và Việt Nam cũng đã không có sân khấu cải lương. Sân khấu cải lương sau 1975 yếu đi rồi đến nay thì ngắc ngoải chính vì yếu tố bi trong thi pháp của nó đã không được coi trọng.

Đối lập với nỗi buồn là niềm vui. Còn nhớ năm 2002 trả lời phỏng vấn của Minh Ngọc, có một câu hỏi đại khái là anh sống không thấy vui sao, trả lời Niềm vui thể hiện sự thỏa mãn, nhưng bản chất con người là không bao giờ thỏa mãn nên niềm vui dễ làm con người tha hóa.

Nỗi buồn đích thực cũng là một diện mạo của Lương tri.

Tháng 7. 2008
_____

3.
Năm trước đang nháp entry này, chưa đề ngày tháng đã có mấy vị phá lệ xông vào comment, thậm chí chọc ghẹo nhau nghe rất vui vẻ, nên đành ráng viết cho tạm gọi là có đầu có đuôi rồi Buồn ơi chào mi luôn trong ngày, không phải hẹp hòi mà là có lý do.

Trang học có một nghịch luận là "Nhân giám vu chỉ thủy mạc giám vu lưu thủy. Duy chỉ năng chỉ chúng chỉ" (Người ta ai cũng soi mình chỗ nước dừng chứ không ai soi chỗ nước chảy - ý nói ai cũng muốn dừng lại. Nhưng chỉ có kẻ dừng lại được mới có thể làm dừng lại tấm lòng muốn dừng lại của mọi người). Một trong những điểm dừng quan trọng ấy chính là nỗi buồn. Thích Ca dừng lại ở đó thì nhiều người bỏ tham sân si, Jésus dừng lại ở đó thì nhiều người đem yêu thương làm kẻ thù bối rối, entry này dừng lại ở đó thì sau khi buồn có người sẽ vui hơn vì thấy mình vẫn còn có thể buồn nỗi buồn nhân thế.

Khuya nay post lên đã định thêm phần 3 này, nhưng sực nghĩ tới lần trước nên nén lòng để chờ xem người thiên hạ vui buồn ra sao. Thì quả nhiên lại như lần trước...

Amen A di đà!

Labels:

Entry for July 06, 2009
Tags: | Edit Tags
Hinh nha hat ngoai troi o M, Dickinson,ND

Labels:

Entry for July 02, 2009
Cai Kimono fia sau la 1 trieu 5 usd, do 21 nguoi lam trong 1 nam ruoi

UNE LUNE ROUGE SANG

Nguyeãn thò Minh Ngoïc

Traduction de Tröông Quang


Ì


L


a mer est inondeùe de la lumieøre rouge de la lune. Moi, je suis inondeùe de cette eau saumaâtre. La nuit est calme, les vagues molles, les iloâts noirs au large provocateurs. “Quand je me sens triste, je me rendrai laø-bas aø la nage, j’arracherai une poigneùe d’algues et je retournerai”. Cette phrase, je la dis souvent aø Huyeân sans qu’elle soit jamais mise en exeùcution. Car ce qui m’est arriveù jusqu’ici eùtait encore loin d’eâtre traiteù de “triste”. L’impitoyable eùtait un cadeau qu’il m’a fait aø l’occasion de mon anniversaire en saison de lune rouge sang. Huyeân entendait faire subir aø sa soeur des eùpreuves aø l’instar des Peaux-Rouge d’une pays froid. Selon leur coutume, ils mettent les enfants qui viennent de naiâtre dans l’eau de ruisseau et un peu plus tard, les poussent dans une rivieøre pleine de crocodiles. Si un enfant passe bien l’eùpreuve du froid et ne se laisse par croquer par les crocodiles, il sera accepteù par le ciel. Je ne ferais d’objection si quelqu’un disait que Huyeân ne m’aimait pas. AØ quoi bon? Personne ne me comprendrait. Et puis je n’ai pas besoin qu’on me comprenne.

Huyeân est de dix ans mon aiâneù, aussi ai-je l’air minable d’un petit poussin boiâteux. Pendent une sortie vers le mont Taø Cuù aø la feâte de la mi-automne, mon pied fut coinceù dans la roue arrieøre d’une bicyclette. Huyeân me porta sur son dos et me mit dans le ventre d’un Bouddha coucheù, long de 49 meøtres et alla chercher de quoi me gueùrir. Cette nuit avait aussi une lune rouge sang. Elle jetait ses rayons froids par la fente des yeux du Bouddha vers les meurtrissures de mon pied comme si de la glace eùtait entreùe dans la moelle de mes os. Depuis je cloche un peu. Je ne suis pas pourquoi, mais je n’ai gardeù aucune rancune, meâme sourde, contre Huyeân. Notre maison se trouve preøs d’une eùtang saumaâtre, au pied d’une colline sablonneuse et dans le voisinage d’un cimetieøre. Au-delaø de l’eùtang, il y a un verdoyant jardin potager sous l’ombre des areùquiers et ouø apparaissent de temps aø autre des silhouettes humaines. Cet endroit a un aspect indeùfinissable, moitieù petit bourg, moitieù campagne. De l’autre versant de la colline sablonneuse couverte d’ananas sauvages et de ronces, on voit la mer avec laquelle les gamins connaissent de nombreux jeux attirants. Meâme chez nous on a assez de choses pour nous divertir. La chat borgne est aø Huyeân. Moi, je posseøde un cochon pie. L’oiseau qui peut imiter de nombreux sons humains est aø Huyeân. Cette bande de canards marqueùs par une tache de peinture verte sur le dos est aø moi. Nous nous partageons aussi de nombreuses autres choses : un papayer steùrile, un groupe de courges suspendues, un groupe de rosiers, un pot de cactus aø fleurs blanches... Il y a pourtant un objet impartageable. C’est maman. Il est impossible de savoir qui maman aime le plus. Des fois elle voit que Huyeân me “maltraite” pour de bon, mais elle ne dit rien malgreù son air compatissant.

Et tout cas, il s’agit laø deùcideùment de ma volonteù. Jamais Huyeân ne m’impose la sienne. Je me rejouis d’eâtre meneùe, dirigeùe dans tous ses yeux. Fabriquer un abri pour la truie qui va mettre bas. Renforcer un treillage. Ramasser du bois mort pour le buâcher. Lors de mon passage de l’enfance aø l’adolescence, Huyeân se trouvait loin de sa famille aø cause de ses eùtudes. C’est ainsi que pour moi, l’eùteù eùtait alors la saison la plus angeùlique de l’anneùe. Nous faisions des excursions hors de notre territoire habituel. Meâme jusqu’au bois de pins ouø nous roulions sur la tapis vert de pierres qui bullait comme le flanc du torrent aø l’emplacement de la Roche du geùnie de terre, et ouø nous montions au sommet de la colline d’abricotiers qui entourait la pavillon du Prince. Je le suivais en clochant partout. Le fait merveilleux, c’eùtait de marcher dans l’eau de mer. Pendant les premieøres leÇons de natation, j’eùprouvais une grande douleur avec mes jambes boiâteuses. Une fois, Huyeân me laâcha enfin en me poussant avec force. Au moment ouø je pensais couler aø pic, Huyeân me saisit par le cou et me sortit la teâte de l’eau. Treøs souvent, vers la fin de l’eùteù Huyeân avait la manie de me dire au revoir en me poussant avec une telle brutaliteù qui m’a marqueù toute la vie. Et cela coicidait avec la saison de lune de mon anniversaire. Un autre eùveùnement de brutaliteù eut lieu pendant notre cueillette de noix de coco dans un jardin abandonneù. Il faisait froid et le ciel eùtait plein d’eùtoiles. La pleine lune du huitieøme mois est en geùneùral plus ronde, plus grande et d’un rouge sang qui endeuille le paysage deùjaø sombre, sauvage et trouble. Avec la pleine lune, il n’y a pas d’eùtoiles. Mais ici la pleine lune du huitieøme mois se trouve entoureùe d’une multitude d’astres. Mon huitieøme mois fantomatique!. Huyeân fut eùquipeù d’une longue et grosse corde avec laquelle il fit descendre des noix que j’eus aø ramasser. Comme d’habitude apreøs le travail, nous choisissons chacun un arbre contre lequel on se reposait en bavardant ou en observant un silence absolu. Le vent en soufflant aø travers les feuilles de cocotiers faisait un bruissement continu qui se laissait dominer par le bruit des vagues de la mer. Tout aø coup Huyeân vint me deùnouer les mains derrieøre la nuque et dit tout bas : “Il y avait une fois un type qui, apreøs avoir mangeù des fruits dans un jardin abandonneù et voulant les payer au proprieùtaire absent, a attacheù de l’argent aø un tronc arbre.

Maintenant je vais t’attacher aø ce tronc pour payer les noix de coco. “Sitoât dit, sitoât fait”. Puis il me quitta. J’eus l’intention de protester en disant que je n’aimerais pas du tout ce jeu marrant. Mais par obstination je n’ouvris pas la bouche. Bienque la corde ne fuât pas treøs serreùe, elle me retent solidement aø l’arbre et me chatouilla les poignets. Mes larmes couleørent aø flots mais je me gardai bien de crier. Des peâcheurs faisant leur randonneùe nocturne sur la plage avec leurs lanternes-tempeâtes apparaissaient puis disparaissaient tels des feux - follets. On entendait des rires et des vocifeùrations parmi les feuillages de cocotier et des ronces. Je me sentais assureùe, sans raison apparente, en pensant aø Huyeân qui devait roder aux alentours toujours preât aø intervenir si une brute s’avisait de faire du mal aø sa soeur.

Cette troisieøme pousseùe fut deùsespeùrante. Apreøs avoir occupeù la premieøre place dans le palmareøs des diploâmeùs de la faculteù, huyeân deùclara aux siens : “On va se marier avant de soutenir la theøse et de s’enroâler dans l’armeùe”. Il s’agit d’une ruptune d’affection et de pieùteù filiale. Je pensais deùjaø aø une traverseùe aø la nage pour atteindre mon iâloât. Pour m’entourer le cou d’une poigneùe d’algue et de retourner toujours aø la nage. Et apreøs? Ma future belle-soeur eùtait trop jolie. Cela m’eùtonnait eùnormeùment. Huyeân eùtait d’une entieøre rigiditeù, chez lui il n’y avait aucune trace d’une faiblesse humaine. La beauteù de la femme me faisait perdre beaucoup l’habitude de voir chez Huyeân un parfait original. Beaucoup mais pas entieørement. Il eùtait impossible d’en perdre entieørement l’habitude. Il y avait des jours ouø je ne faisais absolument rien. J’eùtait coucheù de tout mon long sur une couche de feuilles mortes et dormais tout mon souâl jusqu’au rassassiement des yeux. Parfois je me laissais flotter sur l’eau. J’eùùtait aussi noie qu’une motte. Mes cheveux d’une rouge feu eùtaient secs et cassants. J’eùvitais de sortir avec Huyeân bienque son mariage ne fuât pas encore ceùleùbreù.

Je me reùjouissais de percevoir des soupÇons de regrets dans ses yeux. J’avais mis la cruauteù froide que j’heùritais de Huyeân aø l’eùpreuve pour un certain nombre de mes connaissances. Mais c’eùtaient des gens plutoât stupides et j’en eùtais bien deùcue. Il n’est pas chose courante que Dieu nous fasse don d’un adversaire digne de soi. Apparemment les sorties aø trois eùtaient sympathiques. Taân la belle qui eùtait d’une souplesse admirable, esayaire de me plaire. Ma floideur ne baissait pour autant pas d’un seul cran. Quelquefois en entendant un oiseau chanter dans le feuillage d’un mimosa, j’eùprouvais subitement de la honte aø l’eùgard de l’oiseau anonyme. De retour chez moi, j’essayais de renouer mes lieus d’amitieùavec Huyeân en apportant avec zeøle mon concours aø la nouvelle construction destineùe aø loger les nouveaux marieùs. Huyeân me faisait un sourire reùconciliant, mais cherchait aø me remuer la plaie : “Qu’as-tu pas contente que Taân aille te remplacer pour aller au marcheù, pour donner aø manger aux porcs et pour prendre toutes les choses possibles d’ordinaire aø ta charge?”. Je me disais tout bas :”Oh non, mais je ne m’en reùjouis pas du tout. Je ne veux nullement eâtre comme t-elle”. Et Huyeân d’ajoute : “Tu fais comme si tu ne voulais jamais te marier. Je pense avoir reâpeùreù parmi tes oreùtendants des gars assez bien”. Quelle deùsinvoltune deùtestable! Avant mes preùtendants avaient eùteù de miseùrables victimes de ses farces quand chacun avait duâ subir un test des plud singuliers. Et maintenant le meneur devenait tout aø coup plaisant et gentil. Je m’exclamais : “Il vaut mieux que tu ne dises plus rien. Rien !”.

Il faisait une pluie fine dans le cimetieøre. Le cocher d’une voiture aø cheval me lanÇa en pleine figure des injines pour que je m’eùcarte de la route et pour qu’il puisse transporter du mortier et des briques jusqu’aø une nouvelle seùpulture. J’en avais vu le matin le corteøge funeøbre. Le mort eùtait un jeune de mon aâge. Sa maman avait beaucoup pleureù. Son peøre avait eu un visage de marbre. Il me sembla qu’il eùtait laø, dans la voiture. Et il me fixa. Il ne levai pas la teâte mais je le savais. Au dire de Taân, le petit s’eùtait donneù la mort aø cause de sa famille deùsunie. En se servant d’un fusil de son papa. Qui avait l’air d’eâtre quelqu’un d’important. Eùvidemment cela engendrait de nombreuses autres preùoccupations.

Je me demandais si deøs les premiers abords je fus seùduite par une expression de souffrance dans ses yeux et par une certaine noblesse eùleùgante chez mon eùpouse. Toujours est-il que, cet apreøs-midi, debout dans l’ombre d’un peâcher, je regardai le maÇon travailler aø la tombe et observai l’homme aux yeux endoloris par une grande souffrance. De temps aø autre il me regardait, attendre. Mais je tins bon sans cligner des yeux. L’observation des humains et du paysage me fit oublier mes propres ennuis. Comme il pleuvait, je n’eùprouvais pas encore l’envie d’atteindre cet iâlot Hoâng aø la nage.

Le mariage approchait. Huyeân entreprenait un long visage sous preùtexte de se procurer des choses pour la ceùreùmonic. Il s’agissait bien suâr d’un preùtexte. Taân passait reùgulieørement chez nous, se montrait douce et aimable envers maman et moi-meâme. J’avais soudain pitieù d’elle, de cette beauteù qui devait venir vivre avec nous au milieu d’un endroit mareùcageux et sauvage. J’avais peur qu’elle n’eùprouvaât ausitoât des regrets. Moi, je ne l’avais jamais prise en animositeù. Rien qu’une indiffeùrance. Huyeân parti, je sentais naiâtre en moi une certain sympathie pour elle. Je me doutais qu’il y euât une machination qu’ils auraient trameùe derrieøre mon dos.

Demain, Huyeân sers de retour. Taân est venue demander aø maman la permission de m’emmener aø une reùceotion. je pose pour qu’elle me fasse du maquillage. Elle dit tout bas :”Hai, tu seras la plus admireùe pour cette nuit”. C’est possible, graâce aø ma jambe boiâùteuse. Elle m’a preâteù une robe maxi d’une jaune eùclatant, ne serait-ce que pour cacher cette jambe infirme. Je dois refuser de nombreuses invitations aø la danse et je m’identifie aø un personage d’une conte de feùes, cette princesse aø queue de poisson de l’empire marin qui voulait monter aø la terre ferme voir le jeune prince qu’elle aimait au sacrifice de sa langue contre deux jambes humaines. Elle acceptait d’eâtre muette, de renoncer aux chants sublimes qui avaient enchanteù le prince. Si c’eùtait plus fort qu’elle, elle se transformerait en eùcume de mer. Il paraiât que la princesse enfin y succombait, le titre du conte eùtant “l’EÙcume fideøle”. Comme d’habitude, je choisis une place aø part. Partout je trouve toujours une place aø part d’ouø je contemple les gens. Qui sera mon prince de cette nuit? Ici il n’y a que des gens muârs, je ne vois aucun garÇon de mon aâge.

Mais aø en juger par leurs regards, ces gens muâr ne me prennent pas pour une gosse. Ils arrivent vers moi en groupes de deux-trois personnes puis repartent. J’aime Ça. Je suis bien aø l’aise. Il fait une nuit claire et pleine d’eùtoiles sur les ciâmes des arbres qui me rappelle celle ouø Huyeân m’a attacheùe aø un tronc de cocotier. La lune apparaiât aø l’horizon, tirant peùniblement son disque opaque au milieu des feuilles aø fleur du sol. Faut remercier Taân. Je pensais qu’elle devait eâtre la plus belle de cette nuit. Mais non. La plus eùleùgante et la plus noble reste madame Haøo, la femme tout en pleurs des funeùrailles de l’autre jour. Je fixe mes yeux sur elle et dit tout haut ce que je pense aø un homme qui se tient preøs de moi: “Regardez la dame en velours noir. Elle me ravit pour le bon”. J’entends un rire bref : “C’est mon eùpouse...”

Je me retourne pour regarder fixement cet homme eùtrange. Il a des yeux tristes bien que le sourire aux leøvres ne se soit pas encore effaceù. Je me dis que cet homme a beau eâtre au courant de tous les qu’en-dira-t-on sur lui et sur sa femme, il ne se laissers pas affliger pour si peu. Chez lui, la histesse s’impreøgne depuis longtemps jusqu’aø la moelle des os. D’instinet je voudrais bien lui serrer la main pour que ma petite peine se fonde dans son immense chagrin. Puis je lui parlr de mon petit iâlot. L’a-t-il jamais vu? J’ai essayeù de faire peur aø mon freøre en lui disant que j’y viais aø la nage quand je me sentais triste. Puis je retournerais le cou entoureù d’algues. L’homme dit d’un air seùrieux: “Demain, je reùaliserai ce reâve pour vous”. “Je crains que vous n’en soyez pas capable”. “Ai-je l’air d’un deùtraqueù?”. “Non, mais eâtes d’une lourdeur venue d’une certaine souffrance. Personne ne peut nager avec une grosse pierre sur le dos”. “Alors je la mettrai provisoirement chez moi avant la nage”. “Pourquoi ne la balancez-vous pas une fois pour toutes? Vous la regretterez?”. “Elle fait partie de ma personne, on ne peut pas se couper une partie de sa chair. AØ la place un nouveau morceau poussera. AØ moins que je ne meure”. Silence. Soudain je lui demande: “Vous l’aimez beaucoup?”. Il reùpond d’un ton froid: “Vous voudriez bien le savoir?”. J’essaie de me justifier : “C’est aø cause de sa grande beauteù. J’en suis franchement charmeùe. Je m’afflige de voir que vous ne vivez pas dans le bonheur. La Rumeur (1), quoi”. “Vous croyez aø la rumeur?”. “Je la deùteste. Pourtant dans celle-ci il y a incontestablement quelque chose de vrai”. Il me tire brusquement la main. Pourquoi parler de tout cela dans une pareille nuit? Allons, je vais vous inviter aø danser. Je refuse. J’avoue que je cloche un peu. Lui fait “Ah, ah! Je m’en doutais! Ce qui fait que vous eâtes si fieøre!” Le fait qu’il boit comme un trou m’ennuie beaucoup. C’est le plus grand buveur, apreøs Huyeân, que je connaisse. Les gens de mon clan sont orgueilleux. Aussi sont-ils bien teâtus dans toutes les farces. M.Haøo dit qu’il boit non pas pour fait une farce comme mon freøre. Le connaissez-vous? Mais oui, je le connais, ce buveur inveùteùreù. Au deùbut de mon meùtier, j’eùtais son prof. Nous avons loueù des chambres contigues. AØ sa premieøre arriveùe aø H., une nuit, nous avons bu ensemble. J’avais eu le visage juste fendu dans une barre avec des voyous du coin. J’avais reùussi aø regagner ma chambre aø quatre pattes. Huyeân m’a raconteù l’histoire, lui aussi. C’est bien de M. Haøo qu’il s’agissait. Pourquoi avez-vous des enfants si grands? Je me suis marieù treøs toât. Mon eùpouse, Caåm Lai, eùtait alors une de mes eùleøves. Du temps ouø nous eùtions aø D., nous avions l’habitude de nous entrelacer et de rouler du sommet jusqu’au pied d’une colline couverte d’herbes folles. La meøre de Caåm Lai m’a demandeù si j’avais trois millions de piastres. Cette somme avait il y a dix-sept ans une valeur qui n’eùtait pas facilement aø la porteùe de tout le monde. Mais enfin je pouvais l’eùpouser car elle m’avait donneù un enfant aø moi. Huyeân m’a parler souvent de vous, Haûi Döông (2). C’est comme Ça que nous nous sommes connus depuis dix-huit ans sans le savoir. Je murmure: “Appellez-moi Hai tout court. Je n’aime pas porter le nom de cette fleur”.

M. Haøo me rameøne chez moi aø moto. Vous avez l’air plus aviseù que votre aâge. Orgeuilleux, suâr de lui, toujours d’aplomb, il se verse aø boire. Vous n’avez jamais pris une goutte d’alcool que je voulais vous offrir. Quand j’eùtais sur la moto et fouetteùe par le vent, je me rappelais que je n’avais pas averti Taân de mon retour avec M. Haøo. Plus non plus il n’en avait pas averti son eùpouse. Quelle est la rumeur que vous avez entendue? Nous sommes en peùriode de seùparation de corps. Le ton de sa voix fait croire qu’il l’aime encore. Je ferme les yeux pour sentir qu’il y a quelque chose de briseù, implacablement. La sensation de quelqu’un qui chute du haut jusqu’en bas d’une montagne de sable. Ah, Ça ne va plus. Je fait signe aø M. Haøo que je veux descendre. Il freine et puis me prend les mains. Qu’avez-vous? Mais rien. On arrive. J’aime faire ce bout de chemin aø pied M. Haøo verrouille son veùhicule. Je vais vous accompagner. Ce qu’il dit rappelle Huyeân avec ses ordres. Huyeân que je vais perdre aø jamais. J’eùprouve soudain une grande deùception et une fatigue eùnorme. EÂtre ou ne pas eâtre. Vivre ou mourir. La vie est pleine de mirages. Nous marchons lentement coâte-aø-coâte. Comme deux vieux amis. Eùtrange! Pourquoi suis-je ici aø cette heure? Le chant poignant des cigales reùsonne dans les buissons. Le vent rejette mes cheveux sur l’eùpaule de M. Haøo. Et je suis en train de marcher cahin-caha, prisonnieøre de ma jupe trop longue. Nous sommes eùgareùs et empruntons sans le savoir le chemin du cimetieøre. Nous nous arreâtons devant la tombe du fils de M. Haøo. Il se tient coi . La lune inonde son visage de lumieøre rouge fonceù, un visage au traits indiciblement tragiques... Je me tiens coite moi-aussi comme un statue qui regarde une autre statue qu’est M. Haøo. Et puis nous nous embrassons sans savoir depuis quand. Des baisers aussi leùgers qu’immateùriels. Mais treøs longs. Aussi longs que la tristesse. Une statue qui embrasse une autre statue. Cela donne du froid au coeur. Apreøs cela on se sent comme soulageù et rassureù. Le baiser, aø la place de la poigneùe de main, est le signe d’un contact et d’un partage de tristesse. Mes larmes commencent aø couler. D’ouø venez-vous? Je suis d’ici. Pourquoi ne vous ai-je pas connue? Car je ne vous ai pas connus. Les tombes, la lune, les eùtoiles aussi. Et mon fils qui est le teùmoin... Je viendrai lui rendre visite plus souvent. J’espeøre vous retrouver aø tout hasard. Maintenant il faut qu’on se quitte ici. C’est moi en ce moment qui donne des ordres. Lui ne bouge pas. Je fais demi-tour et sur le chemin perdu entre les roseaux qui conduit chez moi. Une fois entreùe dans la maison, je m’aperÇois que j’ai perdu un soulier. C’est bien le cas de la Cendrillon. Seulement impreùvisible pour Huyeân et pour Taân. La Cendrillon n’a pas rencontreù un prince mais un vieillard. Taân m’attendait depuis longtemps. AØ peine maman a-t-elle formuleù une reproche que j’entre. Je suis laø. Saine et sauve. Beaucoup de choses de perdues pendant la course. Comment maman pourrait-elle le savoir? Comment pourrait-elle compter les fragments de mon aâme? Les jours passent. Les vagues me rendent folle mais l’eau de mer m’apaise. Je me suis abstenue d’atteindre l’iâle Hoàng aø la nage, les choses restant toujours ce qu’elle sont.

Des fois j’ai failli faire face aø madame Haøo aø la tombe de son enfant. Son habit tout noir a mieux accuseù sa beauteù poignante. Caåm Lai! C’est le nom d’une espeøce de bois preùcieux. Je sais que M.Haøo l’aime toujours et beaucoup. D’ouø sa tristesse. Mais cela ne me regarde pas. Avez-vous grand besoin de le savoir? M’a-t-il demandeù un fois. Si c’est maintenant, je lui reùpondrai: J’en ai absolument besoin. Pourquoi faire? Je n’en sais rien.

Des nuits je reâve de gagner l’iâlot aø la nage. L’iâlot c’est un amas de pierres tranchantes rouge sang et en partie couvertes de coquillages. Au sommet, je vois Huyeân debout qui me regarde et qui me repousse brutalement en bas aø la mer. J’ai un flan deùchireù par des pierres mais je regagne courageusement le bord aø la nage tel un requin redoutable. J’entends M.Haøo m’appeler derrieøre moi. Il nage en tenant haut dans sa main une branche d’algue qu’il veut me passer. Mais les vagues nous en empeâchent. Puis je me retrouve devant une grande glace. Mon chemisier tout deùchireù laisse voir une plaie aø laquelle j’essaie de faire un pansement avec de l’ouate et des adheùsifs. Mais qu’elle est belle, cette plaie qui me fascine! le sang coule en chemin ramifieù vers l’extreùmiteù de mon sein telle une tige de rosier d’un rouge vif. Et je donne un baiser au mois de la glace. Les roses se brisent et s’effacent. C’est un baiser glacial qui sent du mercure.

D’autres nuits j’ai la vision de l’enfant de M.Haøo qui va aø ma recherche. Pourquoi avez-vous souvent visiteù ma tombe? Parce que je suis eùprise de votre meøre et que j’ai embrasseù votre peøre. J’aime pas Ça. pourquoi ne venez-vous pas uniquement pour mon compte? Ce serait impossible, mon garÇon! Mais c’est un reâve! Je continue d’y venir chaque fois qu’il n’y a pas d’autres visites. Une fois M.Haøo m’y surprend. Il se lance aø ma poursuite mais s’eùgare vite entre les amas de roseaux. Les canards sauvages effrayeùs s’envolent dans le ciel en criant aø tue-teâte. Et M.Haøo au milieu de ce tumulte de lancer son appel grave, faible et plaintif “Hai, Hai... Ouø est-tu? Viens que je te voie!” C’est bien le cri que j’entends souvent dans mon reâve.

Cependant nous autres, Huyeân, Taân, maman et moi vivons dans la tranquilliteù et dans l’apparence d’un bonheur. Nous sommes sur le point de nous disperser. Huyeân va servir dans l’armeùe. Moi, je vais faire mes eùtudes dans une reùgion eùloigneù. Taân sera muteùe dans les Hauts - Plateaux et accompagneùe de maman. Le son je range les cadeaux que Huyeân m’a offert auparavent. Un doigt embaumeù dans du formol. Toute une main aplatie prenant la forme d’une fleur de penseùe. Pensez aø moi (1) Est-ce neùcessaire? La nuit, le vent hurle toujours sur les dunes de sable derrieøre la maison puis se faufile entre les oiseaux des mareùcages et le cimetieøre. Les vagues. elles, geùmissent dans leur ennui. Les eùtoiles, treøs denses, eùmanent une lumieøre paâle et trouble. C’est la fin de ma maison de lune rouge sang aø P.

Par bonheur je suis la premieøre aø partir. Huyeân organise pour l’occasion un festin d’adieu. Il veut me faire une surprise en y amenant M. Haøo. Huyeân se fait chef cuisinier. Son plat de viande grilleù est deùlicieux. Il y a de tout: de l’ail, de la canelle, du cari pimenteù et d’autres eùpices indispensables. Une bouteille de mei-quei-lou a eùteù deùterreùe. Plus la nuit avance plus je suis intrigneùe de l’aplomb de Huyeân et de l’air heùbeùteù de M.Haøo. Sous l’injonction de Huyeân il rit et il pleure comme un imbeùcile. Ma deùfeùrence pour lui s’effrondre de la meâme manieøre que la tristesse en disparaissant ne laisse aucune trace dans ses yeux. Huyeân se montre maintenant aussi pervers qu’un sorcier. Ses yeux rougis et veineùs de sang ressemblent aø des ttous sans fond susceptibles d’absorber une quantiteù illimiteùe d’alcool. Il reùsiste encore aø sa chute.

Je n’en peux plus. Je sors derrieøre la maison et voir Taân pleurer silencieusement, assise aø coteù d’un amas de poild de rat et je crois qu’elle a compris quelque chose. Mais moi, je devine tout. J’ai beau introduire toute ma main dans ma gorge, je n’arrive pas aø vomir toute cette viande qui a senti bon.

M.Haøo essaie de regagner la sortie en chancelant et gesticulant comme un fou et tombe de tout son long sur une marche en pierre. Maman apporte une serviette mouilleùe et lui lave doucement les meurtrissures au front. Huyeân balance une couverture. Je leøve la teâte. Ce sont pas des yeux de feu. Mais deux lunes rouge sang, cruelles et tragiques, qui me poursuivent toute la vie. Mon voyage de demain m’eùpargnera tous ces avatars. En revanche, il n’y aura que des amours deùpourvus de sens. M.Haøo, M.Haøo! Et tous ceux qui vont venir! Pardonnez-moi. Pardonnez-nous, aø mon freøre et aø moi-meâme...



--------------------------------------------------------------------------------
(1) en français dans le texte
(2) le nom d’une fleur qui appartient aø la meâme famille des amplexicaules que le theùier
(1) en français dans le texte
Tags: | Edit Tags



Thursday July 2, 2009 - 10:38pm (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for July 06, 2009

Comments(2 total) Post a Commentminh Offline chi oi! font bi hu roi!

Friday July 3, 2009 - 09:46am (EDT) Remove Comment
minh Offline em khong doc duoc hic!

Friday July 3, 2009 - 09:47am (EDT) Remove Comment

Labels:

Độc thoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm (viết cho Minh Ngọc)

Entry for June 29, 2009

Dung truoc World's Biggest Bookstore o Toronto, Ontario June 2009.
Con bai duoi day luom duoc o nha nguoi ma co Ngoc Trinh cu goi la Ong Ban Du cua co.

Độc thoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm (viết cho Minh Ngọc)
Có người bạn hỏi ta lúc về trí sĩ có chạnh lòng không. Sao lại không, khi mà ta không thể tiếp tục đi trên con đường và theo cách thức mà mình đã chọn. Có quyền thì dễ giúp nước giúp dân hơn chứ. Nhưng chẳng lẽ chỉ làm quan trong triều mới có thể giúp nước giúp dân sao? Lúc đất nước bị ngoại bang đô hộ, không có triều đình thì thôi không giúp nước giúp dân à? Triều đình là một phương tiện cho kẻ sĩ tế thế kinh bang thôi, cũng như kẻ sĩ là một phương tiện để triều đình giữ ngai trị nước vậy. Gia Cát Lượng nắm đại quyền vào tướng văn ra tướng võ của nhà Thục Hán, thì chỉ thua cha con họ Lưu ở chỗ không ngồi trên ngai vàng chứ chắc gì đã ít quyền hành hơn. Vả lại nói thẳng ra thì kẻ sĩ không chỉ cần giúp nước giúp dân, mà còn cần được tự do để trở thành chính mình nữa. Có quyền hành mà mất tự do, mà không còn là mình thì có gì vinh dự chứ.



Kẻ sĩ phải dấn thân hành đạo, phải quên mình vì đời. Câu ấy nói thì dễ mà làm thì khó đấy. Lúc dân nước lầm than dưới gót giày ngoại tộc, thì tự nhiên là kẻ sĩ phải hy sinh. Nhưng vào thời ta sống thì dấn thân cho một ông vua chưa chắc đã hành được đạo, quên mình cho một phe nhóm chưa chắc đã vì được đời. Xung đột Lê Mạc chưa chấm dứt thì mâu thuẫn Trịnh Nguyễn đã nảy sinh, kẻ sĩ có nhiều phương tiện hơn nhưng ai dám nói là mình có thể dùng một trong các phe nhóm ấy để kinh bang tế thế ? Trong hoàn cảnh mà đạo trung quân với lòng ái quốc đã chia đường, thì cẩn thận đừng để rơi vào ảo tưởng giúp nước giúp dân mà thành đắc tội với trăm họ. Khoan hãy kết án ta lỗi đạo trung quân. Trung thành với một ông vua, một dòng họ thì cần gì phải là kẻ sĩ ? Bọn tôi tớ mới coi việc trung quân là lẽ sống, chứ kẻ sĩ chỉ coi đạo trung quân là điều kiện khi làm quan với triều đình thôi. Kẻ sĩ và triều đình sử dụng nhau, phản biện nhau, giúp đỡ nhau làm cho dân giàu nước mạnh thì là ứng mệnh trời thuận lòng người rồi, đạo tu tề trị bình chỉ cốt ở chỗ đó, việc trung với quân vương là nhằm đạt tới chỗ đó, chứ chỉ biết trung thành với một dòng họ, cố chấp trên một tín điều thì kẻ sĩ có gì khác ngựa trâu, hiền thần có gì khác nô bộc ? Để Thái miếu hư nát mà lo cho dân gian no ấm so với làm quốc khố đầy ắp mà phó mặc trăm họ lầm than thì ai có công với dân với nước hơn? Việc ngộ nhận trung quân là mục tiêu phấn đấu chứ không phải điều kiện hành động đã làm lầm lỡ không biết bao nhiêu kẻ sĩ tài năng xuất chúng, nhân cách siêu quần rồi. Không phải ta dám bất kính chê bai tiền bối, nhưng Ức Trai tiên sinh là một vết xe đổ đấy. Ông đã đi trước ta trong chuyện bất kể chính thống chỉ theo truyền thống lúc ra thi Thái học sinh với nhà Hồ, nhưng tiếc là sau khi bình được giặc Ngô lại quay về trên lối mòn coi triều là nước. Nhà Lê ngờ sợ công thần, giết Trần Nguyên Hãn, Lê Sát và bao nhiêu người khác, mở ra mối tệ tranh giành quyền lực giữa các đại thần mà tiên sinh còn lưu luyến chuyện tôi hiền chúa sáng, thì vụ án Vườn Vải làm sao mà không xảy ra ?



Cũng cần nói thêm về lẽ tôi hiền chúa sáng. Nước non bất hạnh thi nhân may, Đời lắm bể dâu thơ lại hay, kẻ sĩ thời loạn thường dễ thành danh hơn kẻ sĩ thời bình. Nhiều người cứ tiếc cho Ức Trai tiên sinh chỉ gặp được minh chủ thời Bình định vương chứ không có được minh quân thời Lê Thái tổ. Ta lại thấy Quản Trọng có lý, vua tốt càng hay mà vua xấu cũng được, miễn họ muốn và biết dùng kẻ sĩ thì ta theo, mà nói thẳng ra thì phò tá vua kém có khi còn dễ giúp nước giúp dân hơn truy tùy vua giỏi đấy nhé. Vua giỏi thì bề tôi dễ trở thành bất tài, mà làm một con rối đi hia đội mão, trở thành cái bóng tiếng vang trong triều đình thì không kẻ sĩ nào chịu cam tâm đâu. Ta là kẻ sĩ, ta phải làm điều ta muốn, theo cách ta muốn nữa, không được làm thì thôi. Ta có mưu cầu gì cho riêng mình mà phải chịu ủy khuất chứ. Làm quan trong một triều đình thối nát thì dù nhân cách cao thượng cũng phải học cách suy nghĩ gian trá, tập lối hành sự khuất tất để đối phó với bọn đồng liêu bất chính, cho dù thành công cũng đã làm hỏng tâm thuật kẻ sĩ, đánh mất phong độ quân tử rồi. Mà nói cho cùng thì ông vua tài đức trong một triều đình mục ruỗng cũng bất lực như một kẻ thất phu, có đáng gì mà kẻ sĩ phải tận tâm phò tá ? Vua chúa mong gặp tôi hiền, coi nhà là triều thì vì quyền lợi của họ đã đành, chứ kẻ sĩ mong gặp chúa sáng, coi triều là nước là đã tự trói buộc mình trong chuyện giúp nước giúp dân, nói lời hay làm chuyện đúng cũng phải nhìn trước ngó sau, thậm chí có lúc còn phải dùng ngụy kế âm mưu cứ như toan soán đoạt, công chưa có mà tội đã thành, ơn chưa ra thì họa đã tới, bậc đại trí chí nhân không xử sự như thế được. Vua không dùng thì đời dùng, đời này không dùng người thì đời sau dùng lời, kẻ sĩ có học biết đạo đâu lại nôn nóng công lao trong một lúc mà lơ là nghĩa lớn với muôn đời được, ta tình nguyện về trí sĩ cũng chỉ vì lẽ ấy đó thôi.

Tháng 11. 2002

Labels:

Entry for June 28, 2009
Tags: | Edit Tags

Ngay cuoi o Toronto

Sunday June 28, 2009 - 10:56am (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for June 29, 2009

Comments(1 total) Post a CommentJack … Offline IM chời ơi ngồi chên kái gế thấy mờ gét quớ đi ngừ đọep ui...hahaha...

Sunday June 28, 2009 - 05:50pm (ICT) Remove Comment

Labels:

than tuong ong Nguyen An Ninh.

Entry for June 25, 2009
Hoi nho, ra than tuong ong Nguyen An Ninh.

Cach day may hom, rat ngac nhien vi thay bai cua Nguyen Tinh (con trai ong?) viet ve ong duoc dich lai. Quay toi quay lui thi bai do bi lay di khg tim ra dau vet, c oai giup cho duong link toi bai do duoc khg???

Ca ngay wa o AGO, thay co hinh Ng D D , 1961 o do
Tags: | Edit Tags



Thursday June 25, 2009 - 06:21pm (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for June 28, 2009

Labels:

3 nam nua

Entry for June 24, 2009
1. dang o Toronto, hotel Delta ngay trung tam, gan 1 tiem sach lon nhat the gioi.

2. Truc noi 8 , 3 nam nua co han lon ve nghe nhg 8 co toi 8 nghe???

Labels:

Lý tưởng à?

Entry for June 22, 2009
Hom ray rat muon viet ve co vo cua HE, von co ong gia da mo bung tu sat thoi nhg nam xua tai Ha Noi. Khi ay SHE moi 3 tuoi. Truoc HE, SHE gap 1 ten da tan tinh bang cach keu rang Cha Em la Than Tuong cua Doi anh.
Nghe nhg tin nay chi nghi toi nguoi dan ba ay.
Con tai coi tuong cua Chu Nha nay, thi co nhin ra tuong lai cua tai ha trong 5 nam nua khg?

Luom o blog Truc Nhat Fi bai nay ve nha

http://blog.360.yahoo.com/blog-0lIwRp4yeqlSlANVd_hNqS7b?p=3746&n=28500

Lý tưởng à?
Mấy tuần nay cắm đầu viết bài, bài này chưa xong bài khác đã rình sẵn, ít có thời giờ lên mạng thăm thú blog, chuyện thiên hạ cũng nghe đâu bỏ đó, nhiều lắm là gọi điện hỏi một hai câu. Hôm qua mới xong một bài, bên xuất bản báo đang in mấy quyển Thẩm Thăng Y bèn dịch tiếp mươi trang, tối vào mạng đi một vòng xem tin về vụ Lê Công Định. Trời đất ơi.


Nhớ lại năm 2005 có lần Nguyễn Vân Nam gọi đi uống ruợu, mò tới thấy y đang ngồi với VN, nghe VN nói tên cũng không biết là ai, uống một hồi nói chuyện vài câu thấy có học cũng hơi tò mò, quan sát một lúc rồi nói bạn mình có vợ đẹp lắm, kế nói trong vòng 5 năm nữa bạn mình có một cái nạn lớn lắm, phải rất cẩn thận đấy. Ngày xưa theo Tâm học nên chỉ đọc sách tướng thuật qua loa cho biết chứ không chuyên tâm, lại đã hơi say nên không dám nói là nạn gì, ai dè đến nay thì nghiệm, lại là một vụ chính trị. Trời đất ơi.


Từ góc độ quản lý xã hội mà nói thì khoa học xã hội là công cụ quản lý vĩ mô, nhưng dân khoa học xã hội trước nay mà nhất là những người làm công cho nhà nước nhìn chung chỉ rao giảng đạo đức lý tưởng như két, nói cả điều mình không biết, giảng cả điều mình không tin, hội thảo hội nghị tổ chức mọi lúc mọi nơi, thay đổi cái này, phát huy cái kia, học tập cái nọ rầm rầm mà hiện tình quốc gia, đời sống dân chúng cứ ngày càng như caca mắc mưa, nghĩ mà chán ngắt. Trí thức kém cỏi nhỏ nhen nhu nhược, quan chức ngu dốt ăn bẩn lạm quyền mà dân phong không suy đồi, quốc lực không suy giảm mới là chuyện lạ. Cho nên vài năm nay dân học luật làm chính trị đối lập hơi nhiều quả là một sự ngược đời, nhưng ở cái xứ này thì sự ấy là có thể hiểu được.


Có điều trong những người làm chính trị đối lập ấy có bao nhiêu người thật sự có lòng vì dân vì nước, thật sự có tài năng an bang định quốc, thật sự có bản lãnh xoay trời chuyển đất… thì phải bình tĩnh mà nhìn.

Khoảng 2003 một luật sư quen tới chơi, kể có một đám nước ngoài gởi cho file cuốn Tổ quốc ăn năn, nói xem xong cho biết ý kiến. Y là con liệt sĩ, đọc xong cười ruồi gởi một cái thư nói Cuốn này chửi cộng sản còn kém lắm, tôi mà chửi thì hay hơn nhiều. Bên kia trả lời bằng hai chữ Vĩnh biệt. Y cười phá lên gởi thư nói Các anh chửi cộng sản độc tài, mà tôi mới chê một cuốn sách các anh thích thì các anh đã vĩnh biệt tôi, nếu các anh cai trị xứ này thì chắc tôi bị xử bắn quá, vậy các anh dân chủ chỗ nào? Bên kia hết hồn gởi thư thanh minh thanh nga, nhưng từ đó trở đi y không quan hệ gì nữa. Nghe xong mới nói Ừ cái đám chống cộng nước ngoài ấy chúng định thí mạng mày đấy, y cười cười nói Em biết chứ, em đâu có ngu.


Cách nay mấy năm lại có 118 vị ký tên vào cái Tuyên ngôn tập thể gì đó, ngay sau đó một cổ đông trong đám lại một mình ra một Tuyên ngôn tư nhân chắc để tự PR, thế là những người dân chủ, các nhà phản kháng ấy xoay ra chửi rủa mạt sát lẫn nhau. Nói xin lỗi chứ con mẹ các vị, các vị đội lốt dân chủ kiếm vốn chính trị để cầu danh kiếm cơm, nếu có cơ hội thì tiến tới giành một chỗ đứng giữa đám cầm quyền mà các vị đang chống kia thôi ạ, chứ chí hướng cao xa, lý tưởng cao đẹp thì không tới hạng người như các vị mà có được đâu.


Mới đây có một vị cũng học luật ra, không có cái đền nào để đốt, cũng không dám ra quần đi một vòng Bờ Hồ, bèn làm một cái đơn kiện Thủ tướng. Nhưng Nguyễn Vân Nam chứng minh là y làm sai luật. Y học luật thì võ khí đấu tranh, phương tiện hoạt động của y là luật, vậy mà y còn làm sai, thì tài năng an bang định quốc của y ra sao không nói cũng biết.


Lại buồn cho bọn thư sinh mặt trắng chỉ mới có học về pháp luật đã tưởng mình có tài về chính trị như LCĐ, mới bị ví có vài ngày đã nhận tội xin khoan hồng, báo hại bao nhiêu người dân chủ trong nước bị sụp đổ một thần tượng và một số kẻ chống cộng nước ngoài bị chiêu hồi một tiên phong. Hôm trước chat với Lê Đại Anh Kiệt, có nói y viết bản tường trình ấy thì có thể y sẽ được khoan hồng, nhưng ở một khía cạnh khác thì y đã tự ký bản án tử hình cho chính mình rồi. Y soạn Tân Hiến pháp mà lại nhận tội, thì bất kể cái Tân Hiến pháp ấy sai đúng thế nào y cũng không phải là kẻ vì nước vì dân mà chỉ vì mình, dân chủ chính trị chỉ là bao bì cho tham vọng cá nhân thôi. Mà cũng chưa cần nói tới chuyện lý tưởng tài năng gì gì, chỉ một chuyện buông võ khí kéo cờ trắng quá mau như vậy cũng cho thấy y chưa đủ bản lãnh để bước vào cuộc chơi chết người là chính trị.


Những người như thế là có lý tưởng à, lý tưởng gì, lý tưởng là vậy sao?

Tháng 6. 2009
Tags: | Edit Tags



Monday June 22, 2009 - 03:35am (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for June 24, 2009

Labels: