Monday, September 24, 2007

“THÚY” vẫn chưa về

I/ Sách - những năm sau 1975 - cứ gơị cho gia đình chúng tôi những ấn tượng nặng nề. Nhân đợt cán bộ văn hóa đi lùng kiếm nhạc vàng, tình cờ khám phá trong nhà tôi tàng trữ một khối lượng sách khá lớn mà trôi qua bao nhiêu tỉnh, cha tôi đã bán sạch các thứ, trừ sách. Trước đó mẹ tôi đã đề nghị cân ký bán nhưng chúng tôi tiếc lần khân giữ lại. Sau khi cha và anh tôi bị đưa ra tòa án Nhân dân và có ở tù - lý lịch “gia đình liệt sĩ” của mẹ tôi cũng chẳng gỡ được - vì vụ án sách năm đó, chúng tôi đi chợ mua tỏi tiêu thì nhận ra chúng được gói bằng giấy xé ra từ sách có đóng dấu tủ sách nhà mình (trong đó có các loại Tự Ðiển, truyện Tàu, Tây mà bây giờ đa số đều in lại).
1983, một người bạn vong niên của tôi là dịch giả Diễm Châu sang Pháp định cư có gửi lại cho tôi khá nhiều sách, trong đó có khá nhiều vở kịch hay và theo ông Châu mới cho tôi biết, gần như tuyệt bản. Thấy sách, tôi vừa ham vừa sợ. Cũng may thầy môn đạo diễn của tôi lúc bấy giờ là cô Nguyễn Tường Trân có tầm nhìn rất thoáng. Là Khoa trưởng Khoa Ðạo Diễn, cô chủ trương cho dàn dựng nhiều kịch bản dựa trên các nền triết học khác nhau. Nhiều khi cô bị nhà trường kiểm điểm vì chủ trương này.
Cạnh các bản dịch kịch không thể có trong thư viện nhà trường của anh Diễm Châu, chúng tôi còn được bổ sung thêm nguồn nầy bởi Trần Như Vĩnh Lạc.

II/ Khi rời Việt nam, dich giả Diễm Châu mới kịp dịch “Những nhà vật lý” của Friedrich DĂrrenmatt để năm 1988, Phùng Nguyên, một cậu đạo diễn học cùng lớp em tôi, Minh Phượng, đã dựng vở nầy để tốt nghiệp và dự Liên hoan sân khấu Thể Nghiệm lần thứ Nhất ở Sài Gòn. Có giai thoại là DĂrrenmatt đề nghị sau khi đem kịch của ông ra công diễn, nếu thấy đoạn nào khán giả cười thành tiếng thì cắt giúp những đoạn đó ngay. Ông muốn khán giả đến với mình chỉ mỉm cười ngẫm ngợi vì kịch của ông hoàn toàn không phải để giải trí. Ðó cũng là là lý do vở “Những nhà vật lý” không bán được vé sau khi dự Liên Hoan.
Trước thời gian đó, chị Kim Cương vừa tu nghiệp thêm ngành đạo diễn ở Bungary về có rủ Hồng Phúc và tôi về cùng cộng tác với Sân Khấu của Kim Cương về mặt dàn dựng lẫn biên tập.
Sau khi làm chung các vở “Lôi Vũ” của Tào Ngu, “Con gái chị Hằng” của Hà Triều - Hoa Phượng”, “Trà Hoa Nữ”, “Nụ hôn đầu xuân”, “Người mua hạnh phúc” phỏng theo các truyện và kịch nước ngoài (La Dame aux Camélias, My Fair Ladyà), chúng tôi lục thêm kho kịch ngoại mình đang có trong tay để kiếm kịch bản nào thoả ba yêu cầu sau đây:
+ bán vé được.
+ có vai nữ chính hay và hợp vóc dáng, tuổi tác cho chị Kim Cương.
+ hội đồng kiểm duyệt không thấy có vấn đề gì.
Chúng tôi lục được một mớ kịch ngoại đạt yêu cầu đó như “Tám người đàn bà”, “Ngôi nhà của Bermada Alba” của Garcia Lorca, “The Visit” của Friedrich DĂrrenmatt (bản tiếng Anh của Patrick Bowles từ bản gốc “Der Besuch der alten Dame”)à
Vừa phóng tác, biên tập xong thì đoàn Kim Cương phải giải tán. Tiếc những kịch bản nầy, chúng tôi có đem đi giới thiệu ở nhiều nơi, chỉ có “Tám người đàn bà” là được sân khấu IDECAF cho ra đời được, còn số phận của “The Visit” tức “Nàng Thúy trở về” khá là truân chuyên. Riêng tôi đặc biệt thích vở nầy từ lúc được xem cốt truyện film được kể lại (hình như người kể là Mai Thảo) đăng kèm hình của Anthony Quinn và Ingrid Bergmann (đạo diễn film là Bernhard Wicki) trên báo Kịch Ảnh của ông Quốc Phong vào những năm 70 trong mớ sách báo bị tịch thu của gia đình tôi.

III/
+ Ðể dễ cho mọi người làm việc, tôi ghi tên người phỏng dịch KHÔNG phải là tôi.
Sân khấu 5B luôn là nơi tôi nhắm đến đầu tiên vì dù sao đó cũng là nơi chúng tôi tụ về để “thể nghiệm” nhiều chuyện khi mới ra trường. Chúng tôi còn định nếu chị Kim Cương không chịu về đây đóng thì sẽ mời chị Ngọc Giàu. Ðọc cho Hội đồng nghệ thuật của sân khấu 5B xong, tôi nhận được nhiều đề nghị phải chỉnh sửa. Việc sửa kịch của tác giả nầy rất không thể tùy tiện được khi tác giả đã ghi chú rất rõ là Bi - Hài kịch.
+ Tôi có một anh bạn làm thiết kế sân khấu. Gần như các sân khấu anh đều có cộng tác qua. Khi tôi hỏi ý kiến anh nên giới thiệu vở nầy cho sân khấu nào, đọc xong anh nói đùa, chỗ thích hợp nhất là dựng ngay trong lòng hay trước Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố. Tuy nhiên, tôi cũng thử thời vận đưa cho một sân khấu chịu đầu tư những vở kịch tử tế, “hoành tráng” như sân khấu của Nhà Hát Hòa Bình. Hình như Nhà hát có đưa kịch bản đi thẩm định ở phòng Sân Khấu, nhưng hơn mười năm nay, chưa bao giờ tôi nhận được câu trả lời chính thức lý do vì sao không dựng được.
+ Không mệt mỏi, tôi gửi đi những ai hỏi tôi: “Có vở nào hay hay không?” kể cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, kể cả các sinh viên đạo diễn cần có vở tốt nghiệp. Giám đốc một Nhà Hát Kịch của Nhà Nước đọc xong hỏi tôi: “ Chị có ý đồ gì mà giới thiệu vở nầy?”. Tôi chỉ thấy nhà nước Việt Nam cấm hai dạng vở sau đây: chống Cộng và đồi trụy mà theo tôi tự thẩm định, vở nầy không nằm trong hai dạng đó.
+ Một trong những giám đốc của sân khấu tư nhân làm tôi thấy ấm lòng khi vác vở nầy đi giới thiệu lại là Phước Sang. Phước Sang lúc mới ra mắt Sân Khấu Kịch Sài Gòn rất muốn làm nhiều chương trình có chất lượng cao dù kén khán giả bên cạnh những vở thiên về giải trí. Sang cũng tính mang vở ra Nhà Hát Thành Phố, nếu chị Ngọc Giàu không đóng được thì sẽ có Hồng Vân. Tôi đã nhờ hoạ sĩ Chu Thơm lên phác thảo màu rồi. Nhưng Sang nói, theo như Phòng Sân Khấu của Sở Văn Hoá Thông Tin tính toán, chắc không đưa chị dựng được đâu. Ðạo diễn vở nầy tối thiểu phải là một NSƯT hay Ðảng viên, mà loại đảng viên có chức tước đi kèm, như trưởng phòng, hay giám đốc Nhà hát (đương kim hay Cựu cũng được). Và nữa, phải có người đứng tên Chỉ Ðạo Nghệ Thuật.
Hồng Vân đọc rồi, cũng thấy thích. Có lúc Vân còn nói với tôi, hay để cho Lê Tuấn Anh tốt nghiệp đạo diễn vở nầy. Tôi bằng lòng ngay. Ai cũng được, miễn sao vở được ra. Vì tôi tin, nếu hiểu được khán giả của mình, chắc chắn vở sẽ được nhiều tri âm chia xẻ.
+ Có dịp gặp ông Trưởng phòng Sân khấu, nghe tôi kể trong bản tiếng Anh có nói tới việc vở nầy ra đời song hành với chương trình Marshall (tên của ngoại trưởng Mỹ chủ trương trút tiền khá lớn cho Âu Châu như Ðức, Pháp để tái thiết các nước đó sau Thế Chiến Thứ Hai), ông ta hỏi mượn ngay bản tiếng Anh - “để bảo vệ ý tưởng của tác giả và ý định của cô” - ông ta nói.
Lần chót gặp, trước khi ông về hưu, ông cho biết, chỉ chấp nhận cho vở nầy được dựng, nếu giao cho đúng một đạo diễn thôi, đó là một đạo diễn - có đảng viên và NSƯT hẳn hoi, và dĩ nhiên phải có cái KHÁC những đạo diễn cũng - có đảng viên và NSƯT khác. Oái oăm thay, đạo diễn đó lại không hào hứng lắm với vở nầy, hoạc như ông nói với tôi, ông chưa nghĩ ra phong cách, “chìa khóa” nào để dựng cho thích hợp.
+ Ví dụ như ông có hào hứng thì Giám đốc sản xuất nào sẽ bỏ tiền ra cho ông làm đây? Phước Sang thì sau hai vở cố gắng làm nghiêm chỉnh là “Nguồn sáng trong đời” của Lưu Quang Vũ và “Lôi Vũ” của Tào Ngu, doanh thu không khả quan, nên tập trung chuyên làm các vở thuần hài và làm film, ngó bộ an tâm và an toàn hơn.

IV/ Giữa lúc tôi hoàn toàn “tuyệt vọng” về chuyện giới thiệu vở nầy cho khán giả Việt Nam yêu mến của tôi thì năm 2004, lúc đang ở New York, tôi hay tin Viện Goeth ở Hà Nội sẽ đưa một đạo diễn người Ðức về Hà Nội dựng. Nhà hát sẽ làm chính là Nhà hát Kịch Việt Nam, đã từng được tôi giới thiệu vở nầy (Giám đốc ấy đã về hưu, nay là một giám đốc khác). Dĩ nhiên bản xử dụng không phải là bản phỏÔng dịch của tôi mà hình như là của dịch giả Lê Chu Cầu. Sau đó có dịp ghé Hà Nội, trao đổi với nhiều người, tôi cũng có một đề nghị là nên “Á Châu hóa” nó. Nếu “Việt Nam hóa”Ô thì vở sẽ khó được ra; còn để y như nguyên tác thì thấy trước là khó khăn vô cùng để kéo khán giả đến rạp. Khi dựng vở “Người hảo tâm thành Tứ Xuyên” của Bertolt Brecht, tôi còn phải “Sài gòn hóa” chứ không phải chỉ “Việt nam hóa”Ô nhưng diễn chỉ được mười xuất là hết khách.
Theo tôi biết, phía Nhà Hát Việt Nam sẽ phải bỏ ra cũng vài trăm triệu. Ðức và Thụy Sĩ sẽ hùn vào một đạo diễn, một thiết kế sân khấu và chi phí cho hai nhân vật ấy. (Nếu không có gì thay dổi thì tháng 8-2006 vở sẽ được khởi công).
Nghe được tin nầy cũng quá sức mừng, dù với số tiền ấy, trong miền Nam có thể dựng năm hay mươi vở coi được, do các sân khấu tư nhân tự bỏ tiền ra.
Nhưng điều đáng nói là, không phải có tiền trong tay mà có thể bỏ ra hiên ngang dựng vở được. Cho tới ngày hôm nay, tôi vẫn chỉ là một đạo diễn - loại đạo diễn không gắn thêm chức danh nào hết ngoài cái nghề của mình, loại đạo diễn vừa được khuyến khích làm đơn xin nghỉ huu non dù đang độ chín tuổi nghề; và dù đôi khi đi chấm thi, tôi cứ phải đính chính hoài vì thường bị ghi “oan” là NSƯT. Nói điều nầy để thân hữu xa gần có gửi kịch bản cho tôi và muốn tôi dựng, hiểu giùm rằng không phải có vở hay, có nghề và yêu lấy nghề là có thể dàn dựng được ngay.

V/ Mới trao đỗi với dịch giả Diễm Châu, nhờ ông coi lại bản phỏng dịch của tôi xem có chỗ nào “lếu láo” quá không? Trước mắt, điều ông băn khoăn nhất là tên “Thúy” từ chuyện Thuý Kiều.
Có thể tôi sẽ đổi “Nàng Thúy “ thành một “me” nào đó.
Ông hào hứng xúi tôi sao không đem Thomas Bernhard về Việt Nam dựng.
Tôi thì thấy đã quá đủ từ Garcia Lorca, Victor Hugo, Dumas cha lẫn con, J. P. Sartre (vở kịch “Con đỉ biết kính nhường” được coi là vở thiên tả của ông, một người nữ đạo diễn, bạn của tôi, định dựng cũng không được cấp phép), một loạt các vở của ông nầy cùng A.Camus, Pirandello, Ionessco, S. Beckett, (có một buổi họp “nội bộ” đã có ý kiến cho là một trong những nguyên nhân làm cho khối XHCN ở Ðông Âu tan rã do đã phục hồi các vở kịch của các tác giả hiện sinh và phi lý), Cao Hành Kiện (2005, có người rũ dựng “Xa trạm” của ông nầy cho Trung Tâm trao đổi Ngôn Ngữ & Văn Hoá với Pháp ở Sài Gòn, giờ chót được thông báo phải ngưng vì Pháp sợ mích lòng Trung Quốc), Shakespeare (2001, dựng “Roméo & Juliette” theo phương pháp Sân khấu Giáo Dục để trả lời ba câu hỏi “Tuổi Trẻ Việt Nam hôm nay gặp khó khăn gì - Có vượt qua được không? - Và vượt qua bằng cách nào” cũng phải ngưng vào giờ chót. Từ Anh qua để dựng và làm workshop chung với tôi cùng giảng viên - đạo diễn Nguyễn Ðình Thi từ Hà nội, và các sinh viên, Roger Chamberlain, 60 tuổi, đã khóc như một đứa con nít trước cánh cửa rạp bị dán dấu X và chứng kiến khách mời từ các Lãnh Sự Quán lục tục ra về), Tennessee Williams (1997, bản dịch “Những con thú thủy tinh” của Luân Tế bị cho là có vấn đề vì dịch giả từng làm thông dịch viên cho Mỹ, còn khi Nhà Hát kịch Việt Nam do Allen Nause, đạo diễn Mỹ, và dĩ nhiên là tiền Mỹ nữa, đem vào Sài Gòn diễn thì (!!!),Oscar Wilde (“Lady Windermere’s Fan” phải chuyển ngọt ngào thành “Huyền thoại mẹ”), Y. Mishima (sau vài mươi xuất diễn thì phải ngưng vì khám phá ra điểm sai của vở là đã đặt trên cơ sở triết học ngoài Marx), kể cả DĂrrenmatt và Harold Pinter, E. Albee mà trước 1975, miền Nam đã dịch.
Và bởi vì, tại sao không có những tác phẩm sân khấu của người Việt Nam, viết về những vấn đề của người Việt nam cho khán giả Việt nam coi? Cuộc sống của người Việt quanh ta có thiếu những câu chuyện để chuyển thành sân khấu? Và bây giờ đã là 2006, tháng Haià

Ðạo diễn Nguyễn thị Minh Ngọc
* Sân Si ghi hai chữ Ðạo diễn trước tên mình vì cú shock lớn nhất trong chuyến về thăm nhà và làm việc vừa rồi (May 2007) bị yêu cầu KHÔNG nên đứng tên đạo diễn mà để người khác đứng cho tiện việc .. sổ sách.

http://360.yahoo.com/my_profile-_I799N8_aKt8rBoZeaKuT7oC;_ylt=AkeaN0J63GCdK49tdzWiYS2qAOJ3
luu lai de neu khg mo ra duoc


http://www.evan.com.vn/News/Tin-tuc/trong-nuoc/2007/09/3B9ADA90/



Danh sách best-seller 16 - 23/9
"Lụa" - cuốn tiểu thuyết của nhà văn người Italy Alessandro Baricco - tuần này vươn lên vị trí đầu bảng. "Chuyện tình New York", "Kiêu hãnh và định kiến" cũng giành được những thứ hạng xứng đáng.
STT
Tên sách
Tác giả
NXB
Giá bìa
1
Lụa
Alessandro Baricco
Văn học
26.000
2
Điệp viên hoàn hảo
Larry Berman
Thông tấn
120.000
3
Chuyện tình New York
Hà Kin
Hội nhà văn
62.000
4
Học tập đỉnh cao
Ronald Gross
Lao động
69.000
5
Buổi sáng biến mất
Nhiều tác giả
Hội nhà văn
65.000
6
Phân tích kỹ thuật - ứng dụng trong đầu tư chứng khoán
Lê Đạt Chí
Lao động - Xã hội
128.000
7
Kiêu hãnh và định kiến
Jane Austen
Hội nhà văn
63.000
8
Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ
Nguyễn Thị Minh Ngọc
Hội nhà văn
41.5000
9
Trong vòng tay sambala
Hoàng Giang dịch
Thế Giới
76.000
10
Kotler bàn về tiếp thị
Phillip Kotler
Trẻ
72.000
(Nguồn: www.sahara.com.vn)



Danh sách best-seller 4 - 15/9
"Chuyện tình New York" - cuốn tự truyện xuất bản từ blog của Hà Kin tuần này đã vươn lên vị trí đầu tiên trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất.
STT
Tên sách
Tác giả
NXB
Giá bìa
1
Chuyện tình New York
Hà Kin
Hội Nhà văn
62.000
2
Cha và con
Hồ Phương
Kim Đồng
50.000
3
Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ
Nguyễn Thị Minh Ngọc
Hội Nhà văn
41.500
4
Kiêu hãnh và định kiến
Jane Austen
Hội Nhà văn
63.000
5
Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc
Daniel Goleman
Tri Thức
64.000
6
Kotler bàn về tiếp thị
Phillip Kotler
Trẻ
72.000
7
Chuyện tướng Độ
Võ Bá Cường
Quân đội Nhân dân
42.000
8
Bí quyết đầu tư và kinh doanh chứng khoán của tỷ phú Warren Buffett và George Soros
Mark Tier
Trẻ
68.000
9
Bộ sách học & luyện thi TOEIC 2007 (Trọn bộ 4 tập, 15 CD)
First News
Trẻ
396.000
10
Giải mã bài thi TOEFL iBT - cracking the TOEFL iBT (Sách kèm CD)
First News
Trẻ
88.000
(Nguồn: www.sahara.com.vn)



Danh sách best-seller 27/8 - 3/9
"Chuyện tình New York" - cuốn tự truyện từng gây xôn xao trên blog của Hà Kin - vừa được xuất bản đã nhanh chóng leo lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng những cuốn sách bán chạy nhất.
STT
Tên sách
Tác giả
NXB
Giá bìa
1
Bí quyết đầu tư và kinh doanh chứng khoán của tỷ phú Warren Buffett và George Soros
Mark Tier
Trẻ
68.000
2
Chuyện tình New York
Hà Kin
Hội Nhà văn
62.000
3
Kotler bàn về tiếp thị
Phillip Kotler
Trẻ
72.000
4
Lụa
Alessandro Baricco
Văn học
26.000
5
Khỏa thân
Nguyễn Mạnh Tuấn
Trẻ
37.000
6
Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ
Nguyễn Thị Minh Ngọc
Hội Nhà văn
41.500
7
Những quy luật của thị trường cổ phiếu
Minh Đức
Trẻ
30.000
8
Phân tích kỹ thuật ứng dụng trong đầu tư chứng khoán
Lê Đạt Chí
Lao động - Xã hội
128.000
9
Bộ sách học & luyện thi TOEIC 2007 (Trọn bộ 4 tập, 15 CD)
First News
Trẻ
396.000
10
Giải mã bài thi TOEFL iBT - cracking the TOEFL iBT (Sách kèm CD)
First News
Trẻ
88.000
(Nguồn: www.sahara.com.vn)

Friday, September 21, 2007

Tơ lòng ai gỡ

Bạn nhỏ! Đã lâu lắm tôi không liên hệ thư từ với ai, nhưng những lá thư tới tấp của bạn khiến tôi phải phá lệ. Nhân đọc một truyện ngắn của tôi, bạn bỗng có ảo tưởng là tôi có thể giúp bạn một lời khuyên thiết thực nào đó cho chuyện riêng cuả bạn… Phải nói thẳng từ đầu là tôi sẽ không giúp được gì cho bạn đâu nếu không muốn nói là ngược lại. Có thể bạn sẽ tìm được những lời khuyên hay ho từ những người khác, nhưng trong số đó sẽ không có tôi. Nói như thế không có nghĩa là tôi chưa bao giờ khuyên ai hay đi xin những lời khuyên. Thật sự, tôi cũng đã nhiều phen rơi vào những tình trạng tuyệt vọng, tưởng có thể chết đi được. … Có lẽ lúc đó là những năm tháng đẹp nhất trong đời tôi. Ở một tỉnh nhỏ ven biển miền Trung, tôi học trong một lớp toàn con trai, chỉ có vài người con gái. Hình như ở trong lớp và ở những lớp trên, thậm chí trong số các thầy cũng có một vài “nam nhơn” thương tôi nhưng tôi giả ngơ không biết… Ngu sao biết! Hồi đó tôi tự nhủ thầm như vậy. Tôi thấy thật tức cười khi phải là “bạn riêng” của nhau. Tôi thấy cuộc sống mới hồng tươi làm sao khi tôi cùng bạn bè đi cổ vũ “đội nhà” lúc đá banh, khi tổ chức picnic, khi cùng đi in những tờ báo roneo, và cả khi biểu tình… Khoảng năm 1992, áp dụng phương pháp giáo dục mới, trường tôi bỗng đẻ ra một cái phòng mang tích cách “gỡ rối tơ lòng” để giải đáp một số thắc mắc cho những cô cậu mới lớn về đủ mọi vấn đề như: kiến thức, hướng nghiệp, tình yêu, hôn nhân và gia đình và hạnh phúc lứa đôi... Người phụ trách phòng là một cô giáo dạy nữ công chuyển qua. Cô mang tên một loài hoa nhưng với học sinh cô còn có một biệt danh rùng rợn là “Quỷ Kiến Sầu” hay “Sầu Nữ’ vì cái vẻ buồn rười rượi của cô. Những anh chàng ban B cứ cho là nguồn gốc là do cô uỷ mị thái quá và rất lo lắng cho cô giáo gieo rắc một không khí “thương vay khóc mướn” trong trường. Tôi không nghĩ như vậy, cũng không đến nỗi như một số nữ sinh coi cô là thần tượng, tuyệt đối tin cô sẽ giữ kín chuyện riêng, nên đã đến đó trút bao nhiêu bầu tâm sự. Bao giờ có dịp tiếp xúc với cô tôi mới xác định cô là ai. Tiếc là tôi chẳng có chuyện rối rắm nào để chìa cho cô gỡ… Một buổi nghỉ giờ Triết, chân tôi đi vẩn vơ lạc tới phòng cô, cái đầu tôi bỗng tưởng tượng ngay một cốt chuyện ly kỳ: “Thưa cô, em không thể nào học thi được. Nhất là môn Triết. Thầy ấy giảng bài hay quá. Hay tới độ với em mọi tiểu thuyết trên đời này đều vô nghĩa so với sự hiện hữu của chính thầy ấy. Em biết thầy K. đã có một gia đình yên ấm, nhưng tình cờ em biết được gia đình thầy không hạnh phúc. Thầy rất cô đơn. Những giờ giảng bài em dịch những lời thầy K. sang một nghĩa thầm khác. Thấy thấy đang cầu cứu mọi người trong đó có em, nhưng không ai biết cả, trừ em. Em không thể làm ngơ trước cái nhìn tuyệt vọng…”. - Thế em đã làm những gì?”. - Em chẳng làm gì. Em chỉ nhìn. Nhưng đằng sau những cái nhìn trao đổi giữa em và thầy K. là những tràng đối thoại dài. - Em hiểu tôi không? - Hiểu chứ! Thầy cô đơn! Thầy phải sống giả trong cuộc sống hiện tại. - Hãy giúp tôi! - Em chỉ là một đứa học trò. - Tôi chỉ cần em ngồi đó, ngó tôi cảm thông và đại diện cho sự trong sáng của tuổi trẻ mà tha thứ cho sự sai lệch của tôi. - Hết năm này em sẽ không còn gặp thầy nữa. - Đó là điều kinh khủng nhất của tôi. Tôi cần em. Cần em bất cứ lúc nào. Bất cứ ở đâu, mãi mãi… Và cuối cùng ông ấy viết giấy hẹn gặp riêng em. Cô thấy em có nên đến điểm hẹn ấy hay không?”. Những lời thuyết giáo về đạo đức dài dằng dặc được tuôn ra. Cô Sầu khuyên giải tôi hãy vì hạnh phúc gia đình ông K. mà đừng nghĩ đến những buổi hẹn do ông K. đề nghị. Cô nói rất lâu về sự hy sinh, lòng ích kỷ, về cuộc đời tươi đẹp khác đang chờ tôi, nếu tôi học hành ngoan ngoãn, đừng tham gia những cuộc biểu tình và đừng tới những cuộc hẹn hò bất hợp pháp như vậy… Cô nói dài tới độ tôi tiếc rẻ vì đã phí thời gian cho một việc vô bổ như vậy. Rời khỏi văn phòng gỡ rối đó, tôi quên ngay mọi chuyện. Đầu óc tôi vẫn thường xảy ra những nhân vật và tình huống tưởng tượng như vậy. Và lúc ấy tôi chưa nghĩ ra cái trò viết truyện để giải thoát những nhân vật ra khỏi cái đầu của mình. Cho đến một buổi lên lớp kể của ông K., tôi bỗng rung động toàn thân trước cái nhìn kỳ lạ của ông ấy. Đột nhiên, ông K. nhìn tôi với cái nhìn mà tôi đã tưởng tượng ra để tả với cô Sầu. Cô không phải như những vị linh mục giữ tuyệt đối bí mật của những con chiến xưng tội. Cuối cùng, ông K. còn làm tôi toát mồ hôi hột khi mượn tập ghi chép của tôi rồi ghi vào trang cuối câu hẹn: “Tôi cần gặp em sau giờ tan học. Buổi chiều ở văn phòng tôi”. Từ đó đến giờ hẹn, tôi thật sự không tập trung học được. Ông K đang là Hiệu phó của trường. Ông dư khả năng đuổi học tôi. Văn phòng ông K. rất đẹp với bụi trúc xanh lá nhỏ, kiến trúc cổ từ đời Pháp còn giữ lại với hai màu đỏ nâu và vàng nhạt, cùng những mái vòm trắng uốn cong. Tại sao tôi lại chọn ông K. để nói xạo mà không là ông H. dạy Toán, ông T. dạy Anh văn, ông S. dạy Sử Địa, ông L. dạy Lý Hoá…? Có lẽ vì tôi ghét ông K.! Rất nhiều người không biết bí mật đời tư ông K., nhưng người chị học Đại học Khoa học ở Sài Gòn cho tôi biết, trước đây ông K. cùng Băng Trinh, bạn thân chị yêu nhau tha thiết, ông bỗng bỏ Trình để lấy cô Phước Hiền là con gái một người làm lớn trong Bộ Giáo dục để dễ bề thăng quan. Dầu sao thì tôi cũng không thể từ chối cuộc gặp này. Tôi đã gây ra tôi phải lãnh. Đuổi học hay không sẽ tính sau. Sau khi tôi gõ cửa và ông K. cất tiếng mời vào, trước mặt tôi là một người đàn ông đang cắn răng lại, để nước mắt không chảy ra: - Xin lỗi, hình như thầy không được khoẻ? - Ngồi xuống đó đi, Đông Ngâm! Em có bà con với Băng Trinh phải không? Em giống Trinh kỳ lạ! - Thưa thầy không, nhưng chị em quen thân với chị Trinh - Sau đám cưới tôi, Trinh đi đâu biệt tích vậy? - Nghe nói chị ấy vào rừng… Nước mắt giàn giụa, ông K. bỗng kể lại một ấu thời cực khổ của ông, sự vất vả đắng cay của một người mẹ thôi thúc ông dặn lòng phải dẹp bỏ chuyện riêng để làm việc lớn. Có lẽ sai lầm lớn nhất cuộc đời ông nằm ở chỗ một hôm ông xếp Băng Trinh là “chuyện riêng”. Và việc đạt tới chức Hiệu trưởng là “việc lớn”… Cuối cùng, ông hỏi tôi có lời khuyên nào cho sự bế tắc hiện tại của ông không? Tôi điếng người trước đôi mắt tuyệt vọng của người đàn ông mà cách đó mấy ngày tôi tưởng tượng ra, nay đã thành hiện thực. Đôi mắt đó đeo đẳng tôi suốt những buổi học sau này. Tôi lao đao một thời gian vì trò đùa bỡn của chính mình. Tôi không thể nói thật với ông K. là tất cả chỉ vì tôi muốn chọc phá cô Sầu một chút. Tình hình càng rối thêm khi những đứa bạn cùng biểu tình và cùng làm báo với tôi bắt đầu nghi ngờ có một tình ý nào đó giữa ông K. và tôi. Người buồn nhất có lẽ là thày H. dạy toán mà cũng là người hướng dẫn đa số những hoạt động của chúng tôi. Ông K. vẫn bị xem là phe đối lập… Một tuần, ông hẹn gặp tôi một lần và có lúc mơ màng ông gọi tôi là Băng Trinh… Tôi ngồi nghe chuyện như là một cái cớ để ông trút vào những phiền não, bế tắc của riêng ông. Cuối cùng rồi cũng phải tự gỡ thôi. Tôi chưa yêu ông K. nhưng không còn ghét nữa. Chỉ thấy tội cho ông. Tôi lại đành phải kiếm cô Sầu với những giọt nước mắt thật và một câu chuyện giả khác: - Thưa cô, hôm trước em đã không nói thật với cô. Thực ra em yêu thầy H. chứ không phải thầy K. Cô Sầu nổi giận: - Nếu là thầy H. thì có gì phải nói. Thầy H. độc thân mà! - Độc thân nhưng vẫn là thày của em, em sợ mang tội. - Có sao đâu. Trong trường hợp này thiếu gì thày trò cưới nhau… Ngay ông H. mời mạ ở Huế vào coi mắt tôi, cũng là ngày tôi nghe ông K. làm đơn xin chuyển sang tỉnh khác. Cũng ngày ấy, tôi bỏ tất cả sau lưng để ra những đồi cát cô đơn, um tùm dứa dại của tôi, ngồi, ngó mông ra biển cả. Khoảng cách giữa cái thật và cái giả sao quá đỗi mong manh. Biển vẫn im lặng muôn đời. Còn sóng thì như lời khuyên lơn của thiên nhiên, xoa dịu trái tim tôi đang có một vết xước êm đềm. Những truyện ngắn đầu tiên của tôi đã được viết ra ở đó. Và bây giờ gần hai mươi năm qua. Cái tính khí bướng bỉnh kỳ chướng của tôi không bỏ được. Nên tôi đã không kết hôn với thày H. cũng như tất cả những người đàn ông tôi đã yêu và đã yêu tôi sau này. Tôi sống một mình. Và không bao giờ hối hận về những điều mình đã làm. Đó là lý do khiến tôi ít đi xin lời khuyên của ai hoặc đi khuyên ai. Mọi thắc mắc về cái trắc trở rối rắm kia chỉ là cái cớ. Khi đưa ra câu hỏi, bản thân bạn đã có sẵn lời đáp của riêng mình rồi. Đồng ý không, bạn nhỏ? Khi nào về thành phố nhớ ghé tôi chơi. Tôi đang bù đầu với những nhân vật của tôi. Những nhân vật giả, nhưng có thật, bởi những người thương yêu thật sự của tôi đã trở thành bóng ảo cả rồi…

Nhảy Xuống Với Bùn

Cống lại vỡ ở xóm Cây Vú Sữạ . Nước dơ từ những nhà riêng lại trào ra đường.. Để đỡ mất công chuyển dịch, các loại nước thải lâu nay "hùng cứ" ở cái sàn nước nhà sau được chuyển dần ra mặt tiền khi sử dụng như nước giặt đồ, nước vo gạo, nước rửa cá, rửa rau ... Thậm chí nguời ta tắm, hứng nước trong thau to rồi khiêng ra trước trút ... Trung bình một năm cống vỡ một lần.. Thường là vào những lúc mưa tầm tã nhất và chấm dứt khi mùa khô vừa tớị. Nếu ở một xóm nào khác, có lẽ tình trạng này sẽ được giải quyết nhanh hơn.. Còn Cây Vú Sữa là một xóm khá "phức tạp".. Người có tiền ở lẫn lộn với người không tiền.. Người lành ở chung với người dữ.. Nên sanh ra bì tî nhau, đa số cho rằng ông Bảy Bớp phải "bao" toàn bộ chi phí sửa cống vì họ thấy cái xe ba gác máy chở hai phuy dầu tổ chảng của ông là thủ phạm gây ra nạn cống vỡ hàng năm.. Nhưng cái miệng của ông Bảy còn hơn miệng phụ nữ, ông la bài hãi mỗi lần họp tổ.. Lúc chối quanh co, khi hùng hổ hăm dọa, thấy không ổn lại than thở gánh nặng gia đình không kham nổi, nên rốt rồi cả tổ đành phải đồng ý cho ông đóng một phần tiền đúng như tổng chi phí sửa cống chia đều cho số hộ liên quan tới khu cống vỡ. Hơn năm mươi phần trăm gia đình trong xóm Cây Vú Sữa kiếm ăn kiếm việc hằng ngày hết sức khó khăn, nói chi tới chuyện nộp tiền làm cống.. Nhóm dư ăn thì đừng hòng lọi ra thêm một cắc nào ngoài phần tiền họ phải đóng.. Cứ vậy, hai bên thi gan nhau ... Chờ mãi đến khi mùa mưa dứt, tiền công xá sửa cống hạ bớt vì đã đỡ nhọc bằng mùa "cao điểm", những gia đình không tiền lúc đó mới chịu đóng góp bằng cách góp người phụ vào việc hốt mớ bùn xình vương vãi khắp nơi sau khi thông cống ... Chiếc gác của Duyên có một bao lơn nhô ra che mát khoảng đất ngay tấm cống vỡ.. Cô thường ngồi viết trên mấy miếng ván mục nát ngoài bao lơn vào ban đêm dưới ánh sáng ngọn đèn chung của tổ để tiết kiệm điện.. Ngoài cô, không ai dám bước ra ngoài ấy vì sợ rớt.. Nếu rơi xuống, Duyên sẽ đụng phải gánh hủ tíu thất nghiệp của chi. Liễu gầy ... Sự kiện cống vỡ không làm cho nơi ấy bớt khách đi, khách vẫn đến đó, ngồi chồm hổm trên ghế nhỏ với nước dơ lấp xấp dưới chân ... Cả xóm thường tụ về đâỵ. Ăn là phụ! Còn chuyện chính là họ có nhu cầu trao đổi tin tức sinh hoạt khắp nơi, chuyện ai giựt chồng ai, chuyện giá chợ đen ở rạp Đại Đồng hôm nay bao nhiêu, chuyện cô đào Bê Bê lên tiếng bảo vệ súc vật, chuyện tầng ô-zôn sắp thủng, chuyện ô nhiễm môi sinh, chuyện ngoài Trung lụt đói, chuyện lật xe miệt Bình Chánh, chuyện mở đường xắn nhà ơ ? Hố Nai, Tân Bình. v.v ... Đề tài hiện đang được nơi đây bàn cãi sôi nổi là họ chờ coi anh Công An khu vực mới về sẽ xử lý thế nào với chuyện cống vỡ.. Họ đã đánh hơi thấy được anh Lân này có cái vẻ gì đó khác hẳn với anh Giáp trước đâỵ. Anh Giáp hồi mới về cũng hăng hái lắm.. Anh hốt trọn sòng bạc cò con tổ chức "pẹt-ma-năng" dưới gốc cây Vú Sữạ. Anh bắt má Hiền ngồi viết bảng cam kết không được biến nhà thành động chứa nữa .... Nhưng từ khi Giáp để ý cô Xinh thì mọi người đâm lờn anh.. Cô Xinh cứ ra vô sòng Cây Vú Sữa chơi, anh đi ngang ngó còn chúm chím cườị. Cô Xinh lại cho đám con gái nuôi của má Hiền vay tiền nên anh cũng nới tay với má.. Thậm chí ba cái chuyện đánh nhau ầm ĩ cả xóm, Thiết Đầu Đà đứng ra giảng hòa, họ còn nghe hơn nghe anh.. Giáp nói như năn nỉ cô Xinh, ít ra mọi người phải nể anh một chút, thấy anh xuống xóm phải tạm ngưng chơi bài trong chốc lát.. Cô Xinh truyền đạt lời ấy, bạn bài của cô đồng ý giả bộ tan sòng khi thấy bóng anh.. Nhưng cấp trên của anh thì không thể giả bộ lơ cho anh được.. Giáp bị đổi đi ... Ở dưới gánh hủ tíu của Liễu gầy, mọi người đang bàn tới tướng mặt của Lân. . Họ nói anh này tên Lân mà tướng rồng, mạng hỏạ. Tuần trước năn nỉ đám có tiền quyên góp ủng hộ thêm không được, lại bị nhóm không tiền ghẹo, khuyên anh nên giữ "truyền thống" của xóm là chờ mưa ngớt rồi hãy ra taỵ. Lân giận run, mặt tái ngắt, tuyên bố một câu xanh dờn là nếu không sửa được đường cống sụp này trong vòng mười ngày, anh sẽ xin thôi, không làm ở cái xóm này nữạ. Rồi nắm tiền thâu được trong tay, anh giải tán buổi học. Hôm đó, Duyên cũng có đi họp, cô không thuộc nhóm giàu hay nhóm nghèọ. Cô đang là một phóng viên, phụ trách phần tin và bài về sân khấu cho một tờ báo, tạm đủ sống.. Cô lại đang có một nỗi buồn riêng tới độ cô chỉ muốn chuyển nghề. Gần đây, một số bài viết của cô đụng chạm tới anh em trong giới sân khấu, khiến họ gần như tẩy chay cộ . Phản ứng gần đây nhứt của họ là khi cô cùng một cô bạn đồng nghiệp đi xem một vở tuồng mới để viết bài, nhóm lãnh đạo đoàn đã để hai người đứng coi suốt vở. . Thậm chí, họ còn kêu nhân viên rạp ngăn cản lúc cô đưa máy chụp một cảnh đang diễn là một chuyện trước đây họ năn nỉ cô làm.. Một trưởng đoàn ca nhạc đâm đơn đi kiện cô vì cô đã có bài chạm tới chuyện bà cho thuê bảng hiệu cùng với một số đoàn ca kịch khác ... Đã vậy, một, hai đàn anh trong nghề gặp cô lại mắng: - "Phận con gái chưa chồng ở sao cho người ta thương. Hồi mới vô nghề tụi anh cũng có nhu cầu "giữa đường thấy sự bất bằng mà tha".. Nhưng ai hiểu cho mình, đa số cứ nghĩ em muốn nổi "chơi bạo lấy tiếng ngu!." Phần Duyên, ngược lại, cô không chịu nổi những bài viết mang tính cách "dĩ hòa vi quý" với những vấn đề cần có thái độ của những bậc đàn anh.. Cô biết có anh còn liều đến độ không thèm đi thực tế, cứ ở nhà viết như thánh lại còn tự hào như vậy mới là nhà báo chuyên nghiệp, còn dạng lăn lóc đi săn tin viết bài như Tố Duyên là phóng viên nghiệp dư ... Riết rồi cô thấy chẳng ai thương mình ngoài số độc gia thỉnh thoảng viết thư về động viên.. Nhưng những người không quen biết đó chưa bù lại nỗi đau tinh thần của cô khi một hôm, một diễn viên to con nổi tiếng giỏi võ, nghe lời kích động của một ông bầu suýt nhào tới đánh cộ. Chính ông bầu ấy thì lại đóng vai giả nhân giả nghĩa chậm nước mắt sụt sùi: - "Sân khấu đói lắm Duyên ơi! Viết như em người ta bỏ sân khấu hết." Nghĩ tới đây Duyên nghe nghẹn ngang cổ.. Theo cô, sân khấu suy sụp phần lớn do một số người trong nghề tự phá.. Họ làm ẩu, buông xuôi, cốt lợi phần mình, ít nghĩ tới những người ở dưới đáy của sự cùng cực như anh em hậu đài, diễn viên quần chúng.. May mà những anh em đó gặp cô ở đâu cũng bày tỏ tình cảm, dù là một cách lén lút vì sợ những "chóp by" trong đoàn ngó thấỵ. Ngay hôm vừa rồi, cô biết anh Qườn ánh sáng sẽ bị la khi nhường ghế cho cô nên cô cương quyết không ngồi. Ngó tới, ngó lui, Duyên đành phải chuyển nghề.. Chỉ hơi tiếc một điều, cô đã đầu tư khá sâu vào nghiệp này, cô chưa thấy mê một nghề khác, nhưng mà phải chuyển thôi! Ở lại, sống, viết, đôi khi thấy lạnh nhưng ... những người thương cô thì không tiền, không quyền hoặc ở quá xa nên chẳng thể đỡ cho cô khi có một anh chàng to con nào đó cung tay muốn đánh ... Đám nói chuyện bỗng im một chút.. Cô ngó xuống.. Hóa ra nhân vật chính của câu chuyện nãy giờ đang đi tới: Lân, cùng với một người con trai khác, cũng to khỏe như anh.. Hôm nay anh mượn ai không biết, một cái quần đen cụt tới đầu gối, một cái áo trắng màu cháo lòng với một bao bố lùng nhùng cuốc xẻng ... Không có đồng phục, không súng, nhưng ngó mặt Lân lúc đó "ngầu" không kém Thiết Đầu Đà.. Sòng bạc cò con ơ ? Cây Vú Sữa cũng tạm tan hàng.. Những chiếc miệng đang bàn thiên hạ sự ở gánh hủ tíu chi. Liễu giờ mới chuyển sang ăn.. Trong im lặng, chỉ nghe tiếng bước tới lủm bủm trong nước của Lân cùng bạn, và tiếng húp nước lèo xì xụp của khách hàng chi. Liễu ... Lân nó nhỏ nhẹ với chủ gánh hủ tíu: - "Chi. Liễu tạm ngưng bán một vài giờ giùm tôi!" Liễu đùa, giọng nhão như bao giờ: - "Anh Lân biểu em nghỉ cả ngày em cũng nghỉ, miễn anh đền em sở hụi nguyên gánh hủ tíu này ..." Mọi người cười rộ.. Lân đỏ mặt, di chuyển những cái ghế chồng lên nhau rồi cất tạm vào nhà Bảy Bốp.. Khách ăn lần lượt đứng lên.. Nói vậy chớ Liễu gầy cũng chuyển dần gánh hàng vào nhà Sáu Xăng Dầu ... Chỉ có Xinh là còn đủng đỉnh ăn.. Lân đứng trợn mắt sốt ruột đợi cộ. Có ai đó buông lời bình: - "Ngó anh Lân giống Quan Công phò nhị tẩu" Lại cười cái rầm! Vậy đó! Hồi còn Giáp thì họ gọi tên anh và cô Xinh là Thầy Đề và Thi. Hến ... Tô hủ tíu của Xinh rồi cũng phải hết.. Cô liếc thấy mắt Lân mà sợ.. Chẳng đẩy đưa được với anh này như với anh Giáp rồi ... Có mặt bằng trống trải xong, trước một đám quần chúng bu vòng tròn coi như người ta coi sơn đông mãi võ, Lân im lặng lấy đồ nghề trong bao bố ra rồi cùng với anh kia nạy nắp cống lên ... Một tiếng ồ khá to khi Lân nhảy xuống mớ bùn đen xì xoạp lầy nhầỵ. Mặc kệ những lời thán phục, xuýt xoa và cả mỉa mai cho rằng anh liều mạng vì một mục đích lợi danh nào đó ... Lân lằng nhằng vét bùn chuyển lên ... Được một lát, Lân nhảy lên miệng cống đọc một danh sách mà ai cũng biết đó là những người không đóng tiền được: - "Phong, Ba Nhỏ, Sáu Xần, Thằng Ông Diệm, Chú Q, Huấn, Tám Chớt ... đi theo tôi chở cống về ..." Xinh vụt miệng: - "Muốn đặt cống phải có nghề!" Người đi theo Lân nói dùm anh: - "Tôi ở trong đội làm cống.. Một tuần nay anh Lân đi học nghề đặt cống với tụi tôi" Khi những đống bùn cuối cùng đã được hốt đi, gánh hủ tíu của chi. Liễu gầy, nơi bà con vẫn gọi đùa là đài phát thanh nhân dân lại hoạt động như xưa. Riêng Duyên, sau hôm ấy, cô quyết định không bỏ nghề nữạ . Ai cũng thấy Lân yêu cái nghề của anh hơn Giáp và đó là lý do sự tồn tại của anh.. Tương lai anh sẽ dễ dàng dẹp được sòng bạc ở gốc Cây Vú Sữa và thuyết phục được má Hiền chuyển nghề. Như Lân chấp nhận nhảy xuống chiếc cống vỡ, cô cũng phải nhảy vào những tị hiềm điều tiếng dư luận búa rìu rác bùn bôi trét ... Nếu ngày nào cô còn yêu cái ngành sân khấu này và cái nghiệp viết lách như một đạo, phải theo ... 1993

Chiếc Nhẫn

Nói chung, Trấn có vẻ khi dễ mọi việc làm của tôi. Khi nghe tin tôi sắp đi Tây nguyên đóng phim, Trấn nói, bỏ đi. Bỏ đi thì không khó. Nhưng ở lại Sài Gòn lúc này để làm gì? Lại nghe họ tộc trách móc tui bay giỡn mặt vừa thôi, thiệp cưới tung đi khắp nơi lại đi thu hồi. Lại nghe má ngồi thở dài chẳng thiết nói năng mỗi khi tôi chường mặt về nhà. Lại cảm giác hao đi cái tình yêu gì mà như một cách hủy hoại nhau giữa Trấn và tôi. Thế là tôi đi, như tự thưởng mình một chút giải lao ngắn giữa bao bộn bề công việc cuối năm. Khi máy bay hạ cách, ngó sơn cúc xưa vàng ngát từng vạt tôi nhẹ bớt nỗi lo những ngày tới phải hòa nhập trên ba mươi con người chưa quen biết. Ngay cả đạo diễn phim, quay phim và chủ nhiệm phim cũng chỉ biết tối qua mấy tấm hình và vài câu trao đổi trên điện thoại. Đoàn làm phim cùng ở trong một khách sạn quân đội cách thị trấn hơn 10 cây số. Cần kiếm ngay một chiếc xe thồ hay một trạm điện thoại công cộng, có khi phải đi bộ đến vài cây. Suốt một tuần rảnh rang, gọi về cho Trấn đủ các giờ chẳng bao giờ gặp. Phố chợ nhỏ, kêu xe ôm đi vài vòng đã hết. Trước khi tôi lên đây, một người bạn nói cứ đi gặp A., kiếm X. sẽ được giới thiệu những chỗ đi chơi. Gọi điện thoại mấy lần, nghe hai bà vợ diễn tả hai ông chồng có vẻ như không còn thì giờ để thở, nên những ngày vô cùng thong thả ở đây, bạn đồng hành dến các thác, suối với tôi chỉ là những chú xe thồ. Chuyên đề trao đổi giữa chúng tôi thường là về những vụ án và cách phá án mới nhất vừa được đăng trên báo Công An thành phố, như là một cách tạo lòng tin cho nhau giữa hai người khác phái chưa quen nhau bao giờ, cùng đưa nhau đến những nơi vắng vẻ hoang vụ Anh nào cũng khẳng định: xe thồ chưa giết ai bao giờ mà chỉ bị giết để giựt xe thôi, mới có mấy vụ gần đây nè, ở Biển Hồ, ở khu sân bay cũ, ở Bàu Cạn, Đức Cơ. Những con suối lũng hồ hoang sơ thì đẹp mê hồn, với tôi. Nhất là khi tôi được đến trong những khoảnh khắc chẳng có khách vãng lai nào chịu tới. Có những lúc mất dấu đường mòn, lách vào lau sậy mà đi, cỏ quều rát mặt... Đi đâu rồi tôi cũng dặn tạt về điểm quay trước khi mặt trời lặn. Mỗi lúc đó, chú T. quay phim thường bắt tôi khoác áo, choàng khăn đi lẩn thẩn giữa dã quỳ hay thảo nguyên, lau dại để quay cảnh toàn có bóng tối nhập nhoạng giữa chiều tà. Ông đạo diễn nói riêng với tôi, cuối năm, tiền quay ngoài Hà Nội chưa chịu chuyển vào, phim sắp cạn mà ông ấy cứ thích bày ra quay thêm nhiều cảnh đẹp, tôi chẳng biết dựng vào đâu đây vi cảnh đẹp không có người thì cũng vứt đị Tóm lại, ông muốn tôi cứ xênh xang đi chơi, lố giờ mặt trời lặn một chút cũng không sao, để trốn ông quay phim duy mỹ. Tôi sống ròng rã với những cảnh đẹp không người (trừ tôi và các anh xe ôm khác nhau) như vậy suốt mấy ngàỵ Có những cái thác an nhiên hoang tàn phóng nước tới độ chỉ thèm được đứng trên đầu thác, trượt theo... Có những ngày nắng từng vạt nhiều sắc độ trải trên đồi, đồi vút đụng mây, mây đôi khi rùng rùng kéo nhau đi nhanh tới chóng mặt và đôi khi trời, mây, núi dường như xanh biếc một màu như những gợn sóng trắng xanh hòa trong biển, đảo... Sống ở đây, hẳn người ta không thể hẹp hòi. Đạo diễn báo đêm nay, từ 12 giờ mới có điện, Nhụ Hương sẽ quay cảnh đầu. Ngày hôm ấy tôi xin sang một tỉnh khác chơi, cách đó hơn 50 cây, hứa về trước 5 giờ. Lần này tôi đón xẹ Ven đường ít nhà ở đến nao lòng. Tôi ngúc ngoắc giữa những bao lớn nồng nàn hương chanh cạnh những con người phụ nữ gùi trẻ con trước ngực, giương các đôi mắt nâu thăm thẳm ngó người... Đến bến xe, hỏi thăm, người ta cho biết ở đây ngoài thác, suối, cầu tre, làng người dân tộc,... còn có nhiều nhà thờ đẹp.Đến ngôi nhà thứ hai, hoàn toàn bằng gỗ, tôi tấp vào một đám Tây ba lô, hỏi tụi bay đi đâu cho đi với. Họ chỉ sang một người thông dịch kiêm hướng dẫn viên. Anh ta hỏi đi bộ trên mười cây số có nổi không? Tôi gật đầu, rồi chỉ vào mình nói: "Nhụ Hương!". Anh ta bảo, gọi anh ta là Quốc. Phần giới thiệu coi như là xong. Lâu lắm rồi tôi mới đi một chuyện như vậy. Tay không, tiền trong túi, đi ven đường, ven suối, mỏi thì nghỉ, khát thì uống, đói thì ăn, tai lại nghe những lời dẫn giáo. Chỉ khác hồi xưa, lời bây giờ không phải là tiếng nước mình, và những người đi cùng bước chưa phải bạn mình. Quốc có vẻ thân thuộc với tất cả mọi người, từ nam phụ lão ấu. Anh bày thêm vài câu tiếng Anh cho bọn trẻ reo hò khi bọn người lạ đi quạ Một vài cô nữ sinh đi ngược chiều gật đầu chào thầỵ. Quốc càu nhàu: “Tôi đã không nhận dạy nó nữa. Ỷ ba má làm lớn, bỏ học hai buổi, tôi đuổi ngay, mặc kệ ba nó tới xin”. "Anh dạy gì?". "Anh văn!". "Anh phát âm gần với người Mỹ". "À, tôi có học ở đó ba năm. Hồi đó tôi đẹp trai hơn bây giờ nhiều. Nhiều cô mê tôi nhưng chẳng cha mẹ nào của các cô chịu gả. Họ lên đây, liếc sơ qua nhà tôi rồi chê không bằng nhà bếp của họ. Tôi bỏ cô người yêu đó ngay. Sau này tôi bị lỡ dở bao mối cũng vì một chữ nghèo đó”. Trong lúc những người cùng cùng đi lo chụp hình cảnh sinh hoạt bên suối, tôi bổng kể về anh. Hồi đó tôi cũng có người yêu "lựu đạn" như anh. Anh ấy đào ngũ, đi lao công đào binh... Chết rồi. Ở đây. Má tôi nói cho tới giờ ngày tôi chưa lấy chồng có lẽ vì bóng ma người đó ám. Chuyện này tôi chưa kể cho Trấn. Bọn ngoại quốc lao nhau phân bì, hai đứa bay nói chuyện gì vui quá, cho tụi tao nghe với. Quốc nói: “Chuyện tình, tao có một túi đầy ắp chuyện tình. Tụi bay nghe không, tao kể". Những chuyện tình được kể bằng tiếng Anh sau đó của Quốc khiến tôi bị cuốn hút theo vì nó hấp dẫn và mới hơn những chuyện tôi đã được đọc. Tôi hỏi nhỏ Quốc, đọc ở sách nào vậy? Quốc vênh mặt, tự hào, toàn là những chuyện của chính anh. Bây giờ tôi mới nhìn kỹ anh. Người cao, to, đen, lưng thẳng như cột nhà nám bồ hóng. Nước da đen tím làm nổi bật chiếc nhẫn vàng nơi ngón tay áp út. Cũng có thể tin được người này trước đây có một quá khứ đẹp trai. Lâu nay tôi vẫn tự hào về những mối tình dang dở của tôi. Nếu Quốc nói thật, có lẽ đây là một nhân vật không kém gì tôi về việc làm vỡ những mối tình, mà gốc xuất phát từ lòng tự trọng và ít nhiều vụng về, mà nói theo má tôi, thì bị ma nó ám. Đến cầu treo Đà Linh, Quốc bổng ngồi phệt xuống giữa cầu, xúc động: “Hôm nay là ngày giỗ của cô ấỵ. Đó là người con gái tôi yêu nhất và dường như tôi chỉ yêu cô ấy mà thôi”. Mấy người khách, nhất là anh chàng nhóc người Hà Lan tóc vàng sậm như thảo nguyên thung lũng A Sầu háo hức: "Kể đi, anh kể đi!". Quốc cố tháo chiếc nhẫn ra nhưng không được. “Đây là chiếc nhẫn cưới cô ta mua cho tôi. Chiều thứ bảy, cô nói với em về rước má lên gặp ba má anh. Tự dưng tôi can: đừng đi em! Cổ tròn con mắt: thì cuối tuần nào em cũng về để đầu tuần lên đi học, có sao đâu. Sáng thứ hai, đi đến gần cầu đó, tôi nghe dân chúng xôn xao. Đêm qua xe đò chạy đến đây, lính gác cầu xin tiền, tài xế không cho, nó bắn dọa chơi mà có một cô bị đạn xuyên cổ chết thật. Đó là vợ sắp cưới của tôi...” Quốc hạ giọng: "Tôi đã tìm ra được thằng đó, bắn què chân. Từ đó, tôi sợ những chiếc cầu. Từ đó, mỗi lần tôi định cưới ai, tay bổng phồng to không kéo nổi chiếc nhẫn ra để đổi chiếc khác. Dường như cô ấy sợ những cô gái kia không đem lại hạnh phúc cho tôi". Đó là câu chuyện tình cuối cùng Quốc kể trong ngàỵ. Trưa đó, chúng tôi ghé chợ ăn vớ vẩn rồi đi ngược hướng Tây, nơi có cái nhà rông cao nhất và nơi có cây đa tương truyền là đã sống được ngàn năm. Quốc kéo tôi suýt ngã khi tôi định ngồi tựa vào những rễ đa to: “Rắn độc sống nhiều trong đó!”. Quốc bổng ngó xuống hai tay tôi: “Nhẫn đâu? Cô không có chiếc nào sao?” Tôi xòe tay, khoe khoang: “Lúc nào cũng có một chuyện gì đó xảy ra trước khi có người định trao nhẫn cho tôi, nên từ lúc tôi sinh ra tới giờ, chưa được bao giờ tôi đeo nhẫn cả”. Khi trở lại khu nhà mồ cuối cùng, Quốc kêu cho tôi một chiếc xe thồ. Rồi bổng rút chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay một cách dễ dàng, đưa cho tôi: "Cho cô nè, Nhụ Hương! Chiếc nhẫn bỗng nhiên tháo ra được, vậy là cô ấy đã nhẹ nhàng ra đi. Vậy là lời nguyền đã được giải. Cô cũng nên giữ đi, để giải lời nguyền của riêng cô...” Tôi vẫn không dám đeo vào tay và đặt nhẫn vào sợ dây gỗ đeo nơi cổ. Trời tối nhanh và lạnh khủng khiếp trên đường về mặc dù tôi đã trang bị đầy đủ áo khăn găng vớ. Lần này câu chuyện không xoay quanh những vụ cướp xe giết người nữa bởi dạ đã yên khi thấy người chở mình quen Quốc. Ông già lên tiếng trước: - Sao cô quen ông Quốc "mát" đó? Tôi giật mình: - Ông ấy điên à? Ông già lắc đầu: - Không phải điên. "Mát" khác! - Là không giống ai! Một thời đạp xích lô, đi xe thồ như tụi này, cực lắm. Sống với lũ trẻ mồ côi. Hiện giờ lại dạy Anh văn nhiều trình độ, nhiều lứa tuổi, thường kể chuyện xạo cho mọi người nghe, và cứ nhận mình là nhân vật chính trong các câu chuyện đó. - Còn vợ con? - Nghe nói vợ chết, nhưng chết cách sao chẳng ai hay. Trời tối đen khi tôi chưa tới được nơi đóng phim. Ông già nói: - Cô cảm phiền đi xe khác về. Tôi phải quay về lại vì đường xa, trời lạnh và tối, trễ nữa không đi được đâu! Ông quày quả đi sau khi giao tôi cho chiếc xe thồ khác. Đến nơi, đạo diễn giục tôi hóa trang ngay rồi vào bàn tập thử cảnh đạp chiếc mỏ hàn xì để làm đồ vàng bạc. Chị Nhơn hóa trang nói nhỏ có người tên Trấn vừa gọi lên kêu Nhụ Hương về gấp ngày mai để kịp gặp mặt mẹ anh ở Đà Lạt xuống gặp mẹ tôi dàn xếp lại ngày cưới. Mai cũng là ngày quay cảnh tôi trở lại hòn đá đen giữa vạt sơn cúc năm nào. Tôi tập đạp chiết mỏ hàn xì. Cảnh này thì tôi đã hết mộng du, nghĩa là đã qua gai đoạn mà Y Linh cứ đứng bên ngoài cười kêu chị Hương ngơ ngơ như con bò đội nón. Tôi tháo chiếc nhẫn của Quốc bỏ vào lửạ Chiếc nhẫn đỏ rực không tan. Những bà mẹ chồng hụt của tôi cứ canh những lúc tôi không thể về để đến. Nhưng mà không sao, lời nguyền đã được giảị Gió luồn đám bạch đàn gần đó kêu rầm rì suốt đêm như sóng. Giữa hai cảnh quay, Y Linh đưa ngón tay lên trên, khen tôi số một, em nghi coi xong phim này sẽ có nhiều ông khùng cầu hôn chị. Có thật không, mẹ Trấn sẽ đến sáng mai? Có thật không, Quốc? Có thật không, tôi đang mộng du ngồi đây bày trò cho lửa phừng to táp mắt? Có thật không những đồi lũng suối nguồn rực rỡ hoang dã mấy ngày nay? Đã được giải hẳn chưa lời nguyền? Điều chắc chắn là chiếc nhẫn đang đỏ trên tay tôi là vàng thật. Và dã quỳ sơn cúc xưa của tôi vẫn còn hực hỡ vàng bát ngát mùa đông Tây nguyên. Cùng đất thì đỏ như máu. Nhiều người năm xưa chết quanh quất đâu đây chưa tan được. Cũng như tiếng gió vẫn rì rầm kêu hát suốt đêm tàn đông còn lại tôi sống ở đây...

Sương mù bóng quế

Đây là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của Thuyên. Mẹ lo lắm, cứ dặn đi dặn lại: tốt hơn cả là con nên đi theo đoàn. Ai làm gì con làm vậy, kể cả ăn uống, đi chơi… Nhà Thuyên ở sát dòng kinh đôi, nơi có nhiều gia đình còn nghèo lắm. Mọi người có nhiều chuyện phải lo hơn việc đọc báo để biết được có một nhóm ca nhạc tài tử Nam Bộ được mời đi lưu diễn ở một số nước và lại càng không biết trong nhóm có Thuyên, một người con của xóm kinh đôi… Chuyến đi thật là kỳ thú, nhưng ở mấy nước đầu, Thuyên bị căng thẳng quá, chưa thấy vui dù nhóm cô biểu diễn khá thành công. Đi đến đâu cô cũng mua những cái post card nhỏ xíu ghi vài dòng gửi về cho má. Những thành phố đoàn đi qua có nhiều cầu đẹp, và nước thì trong xanh, cứ làm cô nhớ đến dòng nước sánh đen lừ đừ đằng sau căn nhà sàn của mình. Những đứa trong nhóm trạc tuổi vừa tốt nghiệp cao đẳng trường nghệ thuật như cô, đã bắt đầu kêu nhớ bồ. Cô thì chỉ biết nhớ má, nhớ những buổi đi tập mệt về, tắm xong, cô không buồn giở lồng bàn đậy những món ăn đơn giản như tàu hủ kho, rau lang luộc… để chúi vào chiếc giường đã được má cô trải chiếu, giăng mùng đâu đó chỉn chu… Trừ một vài người có bà con sinh sống ở bên đây đến rước họ về nhà riêng, đa số đều đi chơi cả nhóm trong những giờ không tập và không diễn. Thuyên không thích đi kiểu này, dù chính mẹ cô vẫn mong như vậy. Khi anh phó đoàn phụ trách ngoại vụ đưa cả nhóm đi thăm những viện bảo tàng lớn, cô cứ tiếc rẻ mỗi lúc cả bọn phải lướt qua những bức tranh hay nhiều vật trưng bày mà cô thích. Những chiếc quan tài với xác ướp Ai Cập chắng hạn. Nhiều người chọc ghẹo Thuyên khi thấy cô đứng hơi lâu trước những nắp quan tài khắc chạm người Ai Cập cổ ấy. Anh phó đoàn trêu, này người ta bảo những linh hồn xưa vẫn lảng vảng quanh đây để đi theo về tận nhà những cô gái có chiếc cổ hạc ma quái như Thuyên, em không thấy chiếc cổ hạc của em quá thích hợp với những chiếc vòng thời họ à. Anh ấy vừa dứt lời, Thuyên cảm ngay có một luồng khí lạnh phớt qua cổ cô, như có ai hôn vào gáy mình, nhìn quanh chẳng có ai, cô nghĩ ôi mình lại giàu tưởng tượng, dù có đôi chút hoảng hồn. Thấy Thuyên có vẻ sợ, chú Nguyễn phụ trách bộ gõ càng trêu già mỗi lần San Hà giúp Thuyên búi mớ tóc dày đen óng ả của cô trước khi ca hát để lộ rõ hơn chiếc cổ ba ngấn: - Chuyến đi này cô không gặp duyên lạ thì tôi đi bằng đầu. Hồn của những chiếc xác xưa cô thích ngắm sẽ nhập vào những người sống để tìm cách làm quen với cô, cổ cao ba ngấn ạ! **** Chỉ còn sang Anh nữa là hoàn tất chuyến lưu diễn của nhóm ca nhạc tài tử Nam Bộ mang tên Trầm Thuỷ này. Những cô gái lại trêu chú Nguyễn: Đến phút 89 rồi vẫn chưa thấy duyên lạ của Hạnh Thuyên đâu, chú chuẩn bị đi bằng đầu nhá. Chú Nguyễn lỡ trớn vẫn khăng khăng: Sắp qua hòn đảo nổi tiếng về mù sương và ma quỷ. Chờ đi! Với lại, cái con nhỏ Thuyên này phải tập tính đi chơi riêng thì mới gặp. Cho đến lúc sang Anh, đúng là chỉ còn mỗi mình Thuyên là chưa dám tách đi chơi riêng. So với những nước đã qua, nhiều người trong đoàn chê Luân Đôn xám xịt đơn điệu… nói gọn là chán! Thuyên lại có tình cảm đặc biệt với vùng đất này. Nó giống mình, có lẽ. Cô thích cái màu đỏ nghịch ngợm chói chang của những chiếc xe bus hai tầng và những ô điện thoại. Cô thích cái màu trắng bạc có khá nhiều mảng chuyển xám đen như bồ hóng ở những nhà thờ xưa. Cô thích những con người hừng hực hát ca trên đường phố hoặc nằm lăn ra trên những thảm cỏ xanh hứng nắng ngoài công viên. Có cả những người tranh nước với trẻ con ở những quảng trường lớn, đông nghịt người và bồ câu… Dù đa số có vẻ thất vọng khi nghe tin sáu năm nay Luân Đôn biến mất sương mù nhưng Thuyên lại yêu cái nắng chiều hanh hao vàng nhạt ở đây. Đặc biệt những ngày cuối hạ đầu thu này, mặt trời cứ mãi chơi đùa không chịu lặn. Một gác đằng Tây cứ hồng hồng đưa bóng nắng đến chín, mười giờ đêm. Không gian như được hoà vào một dòng mật thơm gây cảm giác nếu chui vào ngủ sớm là đã làm một điều vô cùng hoài phí. *** Vừa mới sang đây, đoàn được mời đi xem một vở nhạc kịch rồi cùng đặt vé đi xem thêm một vở nhạc kịch khác. Thuyên nằm trong cái thiểu số gồm có cô, người trưởng đoàn, chú Nguyễn và San Hà thích vở sau hơn. Vở đầu chỉ gây Thuyên cảm giác bực bội cho dù có trực thăng ly kỳ từ trên trời bay xuống. Ai lại cho một anh Việt Cộng trở về thành phố thấy cô người yêu cũ có đứa con lai, lại yêu cầu cô cựu vũ nữ kia giết đứa con đi. Vở sau kể về chuyện một con ma sống, yêu điên cuồng tuyệt vọng cô diễn viên hát chính của nhà hát opera. Thuyên đứng tim lúc con ma cướp cô gái đi, chiếc thuyền trôi qua những khoảng nước lấp loáng đèn, chui qua những cửa hầm tua tủa chông sắt… để đến cái thế giới riêng của con ma. Cái thế giới ngay sát bên người sống, mong manh chỉ như cách một làn da, thế mà khó ai nhận được ra, người ta đa số bận mê với những điều không phải của mình… Và tim Thuyên cũng như rớt tuột xuống một cái vực hun hút sâu trước khi màn đóng, những người sống sót toan bắt một con ma thì trên chiếc ghế cô đơn của nó chỉ còn trơ chiếc mặt nạ thường để che đi khuôn mặt sứt sẹo, phết một vẻ ngoài ác thú trên tấm tình si của nó… Chú Nguyễn lại nhắc về Thuyên, về ngó lại đi, cô nhỏ ba ngấn cổ hạc kia… Biết đâu con ma đang sống đâu đó, sát cạnh cô… Thật ra trong đoàn có vài ba cậu thích cô, Thuyên biết. Nhưng cô không muốn tiến xa hơn. Trực giác cho cô thấy, giả sử không có cô, họ sẽ chuyển nhanh sang một cô gái khác. Yêu kiểu đó, cô mà có một chút sơ sẩy nào, họ sẽ bỏ cô ngay. Mà tính nết của cô thì mẹ cô vẫn nhắc hoài, đã trên hai mươi mà vẫn còn tâm hơ tâm hất lắm. Đoàn còn được đi thăm một lâu đài ma. Những con ma giả khóc giả cười trong băng cassette, tung mùi lưu huỳnh thúi hoắc trong những góc hầm tối, liệng tung một phần thân thể ở một đoạn cầu thang hẹp… Loại ma này không phải của mình, Thuyên nghĩ. Còn hai ngày nữa là xong. Sáng đó mọi người bung đi sắm đồ, Thuyên cầm bản đồ xe điện ngầm tập đi chơi một mình. Cô chọn một cái tên rất tình cờ để thử ló đầu lên xem nơi đó có gì đặc biệt. Hôm ấy cô bận một cái áo dài màu nâu gỗ may kiểu xưa, cổ cao, tà dài, chít ben, tóc búi lỏng buông đong đưa sau cổ. Trong đoàn ai cũng can cô đừng ăn bận lượt bượt như vậy kẻo gặp khó khăn khi di chuyển trên những phương tiện giao thông công cộng. Nhưng Thuyên không nghe. Cô đã thấy những người phụ nữ Ấn Độ loà xoà sari trên người, vẫn nhanh nhẹn có mặt khắp đường phố Luân Đôn. Tại sao cô không thử? Và không biết có phải tại chiếc áo dài nâu này hay không mà khi trồi đầu lên khỏi ga tàu điện ngầm, đi bộ một quãng, ngang qua những khu phố nhiều tầng, giống nhau một cách lạnh lẽo, cô bị một thanh niên đột ngột từ bậc thềm nhà cao bước xuống chạy theo đón đầu và nói: “Xin lỗi! Tôi rất muốn được làm quen với cô. Tôi muốn chết vì cái áo dài cô đang mặc. Tôi là người Pháp, đang ở tầng thứ tư trên kia. Còn cô?". Thuyên đứng như chôn chân tại chỗ, nghiêng cổ nhìn anh. Anh cao hơn cô có tới một cái đầu. Mặt anh xương, dài, hai má hơi hóp, cười có đồng tiền, tóc loe xoe xoắn, râu quai nón cạo xanh, mắt sâu buồn và đẹp. Con ma của mình đây chăng? Anh ngỡ cô không hiểu câu tiếng Anh vừa rồi nên chuyển sang tiếng Pháp. Thuyên cắt ngang: “Tôi xin lỗi. Tôi đang bận việc. Tôi phải đi…”. Chàng trai vui mừng khi nghe Thuyên mở miệng, dù đó là lời để chấm dứt câu chuyện. Anh ta cười, cố gắng gây ấn tượng mà không biết là nụ cười làm mắt anh ta bớt đẹp đi: “Tôi biết chiều nay cô rảnh mà. Đúng 17h ngày hôm nay, tại điểm này, tôi mời cô đi uống cà phê rồi cùng tôi ăn tối nhé?". Thuyên phát tay, lắc đầu yếu ớt. Chàng trai chụp lấy tay cô: "Cô sẽ nhận lời mà. Tôi biết cô ở thành phố này không lâu. Tôi đã xong công việc ở đây, và chuẩn bị về Strasbourg". Thuyên nói phân hai để thoát đi: “Tôi không hứa nhưng tôi sẽ cố gắng tới”. Chàng trai mừng rỡ buông tay Thuyên: "Tôi sẽ đợi, và sẽ đứng đây đến sáng mai nếu cô không đến”. Xạo chưa! Một con ma thì có cần nói xạo đến như vậy không? Ôi! Nhưng nếu là một con ma thì chẳng là gì chuyện nó đứng qua đêm ở đó… Cô sau đó tìm đường đến bảo tàng quốc gia rồi lang thang trong đó. Lại đứng bần thần trước những cái áo quan tạc hình người. Hôm nay thì chẳng có ai hối thúc, chọc ghẹo cô… Xế trưa, cô ra cổng mua khúc bánh mì ăn với xúc xích vừa chiên của một ông già liến thoắng luôn miệng: "Cô gái ơi, áo nâu đẹp quá! Màu áo này làm tôi nhớ tới bà vợ goá của tôi. Bà ấy thích nhưng ít dám bận vì sợ già hơn tôi. Rốt cuộc bà ấy bỏ tôi đi trước. Những hôm trời lạnh, tôi cảm giác bà ấy luẩn quẩn đâu đây, hất gió vào tôi để trêu rằng ráng sống đi, ráng sống thay bà ấy những ngày còn lại. Bà ấy phạt tôi, không cho tôi gặp lại bà ấy sớm hơn đâu!…". 4g30 tới nhanh… Thuyên nghĩ tới cái hẹn của chàng trai. Cô bối rối suýt quên tên cái trạm tàu điện ngầm mà hồi sáng cô đã chọn đại chui lên. Và gặp. Có nên đến hay không? Tám giờ tối nay là buổi biểu diễn bỏ túi ở một Hội quán của người Việt. Cô tung đồng xu vừa được ông già thối lại, cầu linh hồn bà vợ ông chọn giúp. Nếu hình nữ hoàng ngửa, cô sẽ đi… Khi cô đến đúng giờ, chàng trai đã đứng đợi sẵn. Hình như áo quần được chọn lọc hơn một chút nhưng cô vẫn thích cái vẻ không chuẩn bị của buổi sáng cũng như thích đôi mắt đẹp sâu buồn của ấn tượng cái chớp mắt đầu tiên hơn là cái vẻ mừng quá đáng hiện tại của anh. Anh mời Thuyên vào một cái quán gần đó để tiết kiệm thời gian vì cô cho biết cô chỉ ngồi được tối đa 90 phút. Giữa họ có một ngọn nến. Quán thưa khách và dường như họ đều là những cặp tình nhân. Mình đang làm cái trò gì đây. Cãi mẹ. Đi một mình. Nhận lời đi chơi với một người lạ. Để cho cái người ngoại quốc này nắm tay. Và nghe kìa. Anh ta đang tỏ tình. Yêu cái gì mà lẹ vậy ông. Chắc tại cái áo. Chiếc áo dài màu nâu sẫm này, và cái quần màu nâu non. Hay tại cái cổ cao ba ngấn. Cái búi tóc kiểu xà – bông Cô Ba như bức ảnh má chụp chung với ba hồi còn hạnh phúc. Má nói đàn ông không phải là người mà là "quỷ ám". Cô nhớ tựa một vở kịch "Đàn bà là loài quỷ dữ" của một tác giả người Anh, để nói lên một điều ngược lại. Anh ta đang nói đến đoạn tôi còn ở đây có mỗi ngày mai. Mốt tôi đi rồi. Cô cũng vậy. Chúng ta về sống với nhau một ngày, được không? Thôi đi ông! Sống một giờ đã được chưa mà còn đòi tới một ngày. Thuyên ngó quanh quất. Cô tìm gì vậy? Đồng hồ. Chàng trai cười, rút từ túi chiếc hộp, mở ra lấy chiếc đồng hồ có sợi dây bện màu gỗ đưa cô. Thuyên không nhận, nói để mai hẵng hay. Mắt "người kia" lại buồn. Và lại đẹp. Của mẹ tôi đó. Mẹ tôi nói con phải cho ngay cô gái nào con thích nhất. Thật kỳ lạ vì tôi gặp cô chưa tới nửa ngày. Thuyên lại cười, chậm rãi nói: "Có lẽ vì cái áo nâu của tôi thôi". Anh ta cười theo: "Búi tóc nữa chứ, cái cổ, và tất cả, cái vẻ mặt như được thắp nến từ bên trong của cô". Thuyên ngó xuống cái đồng hồ có sợi dây bện màu nâu gỗ. Chín mươi phút qua rồi, tôi phải đi. Nhưng cô tên gì. Thuyên bảo mai nói được không? Thì mai, còn bây giờ tôi tạm gọi cô là cô Nâu. Miss Brown. Ngày mai. Chỗ này. Những thức ăn dọn ra chỉ anh ta ăn. Thuyên chỉ ngồi nhấm nháp ly nước táo… Có gì không? Mẹ dặn đừng đi ăn uống với người lạ, coi chừng bị bỏ thuốc mê. Có gì đâu. Cô bỗng nhớ cách đây vài năm, cô còn được đóng vai Bạch Tuyết ở nhà văn hoá quận ở gần nhà cô. Khi bà phù thuỷ đưa quả táo cho cô ăn, cô phải ngã ra chết. Bọn trẻ khóc gào đến độ thằng Thuỵ đóng vai mẹ ghẻ phải ăn nốt phần táo còn lại, chết ngay để cô sống lại, vì như thế có nghĩa là lúc đầu nó đã đưa lộn phần táo không có thuốc cho cô… Chàng trai nâng tay cô, hôn vào chỗ anh ta tin là sẽ được đeo chiếc đồng hồ vào ngày mai. *** "Sẽ không có ngày mai đó". Khi ngồi trên chuyến tàu điện ngầm trở về khách sạn, nơi cả đoàn chờ cô đến buổi diễn cuối, cô xốn xang nghĩ vậy. Cô vừa 21 tuổi, chưa yêu ai bao giờ. Lần đầu tiên dám ngồi uống nước với một người nước ngoài ở một nước khác, lại để anh ta hôn lên tay, Thuyên nghĩ như vậy cũng đã là khá liều với mình. Ngày mốt cô về. Ngày kia cô sẽ trở lại ngôi nhà sàn trên dòng kênh đôi của mình với người mẹ cứ muốn tiêm vào đầu cô rằng đàn ông là quỷ dữ. Nhưng lẽ ra mẹ cô không nên chỉ dạy cho cô cách ca hát những bản nhạc xưa một cách đau đớn buồn thảm như vậy để cô luôn mang cảm giác sợ sệt khi có những niềm vui lạ chợt ập xuống đời mình. Khi anh hôn tay cô, cô cảm thức chắc chắn đó là người, không phải quỷ, càng không phải ma… Ngày mai, khi cô không đến, cùng lắm anh nghĩ rằng cô là một con ma, một con ma Á Đông rong chơi đến thành phố nổi tiếng về ma và sương mù, nhưng đã thất lạc sương mù sáu năm nay. Tên và địa chỉ của anh, Thuyên cũng đã đánh rơi trên chiếc tàu điện ngầm trở về. Một con ma thì cần gì lưu lại địa chỉ lẫn tên. Khi cần nó sẽ bay đến. Cũng như nó có thể đứng suốt đêm ở một chỗ nào đó, cho dù có hay không có búi tóc, và một chiếc áo nâu…

Cạn Duyên

Chưa tới ngày giỗ đầu của cha tôi mà bốn chị em tôi đều có bốn người đàn ông chân thành muốn tiến tới hôn nhân... Chẳng ai mai, ai mối mà tự nhiên thành... Ai cũng nghi là do vong linh cha tôi phù hộ... Qua giọng điệu trao đổi, tôi có cảm giác là họ nội thoáng một chút gì không vui lắm. Dĩ nhiên, nếu do chính tay họ se được bốn mối duyên lành này thì họ sẽ thích hơn nhiều. Cứ như là trúng số, một người bạn cũ của chị Sáu ở Na Uy viết thư giới thiệu anh Lễ đến nhà tôi để nhờ chị tôi đưa đi tham quan một số cảnh đẹp của thành phố... Vẫn xe đạp cọc cạch như tự bao giờ, chị Sáu mượn thêm một chiếc xe đạp nữa của thằng Cu Nhí trong xóm để hai anh chị dong chơi qua các phố phường. Khi đã hơi thân, anh Lễ ngỏ ý nhờ chị Sáu tôi kiếm vợ giúp... Chị Sáu đưa anh đi gặp một số các cô gái trẻ trung hơn, bạo dạn hơn, xinh xắn hơn nhưng không ngờ cái vẻ ni cô của chị Sáu lại thu hút anh. Trước khi về nước, anh xin phép được tặng chị một chiếc xe Dream nhưng chị cương quyết từ chối. Chị vốn sợ tốc độ. Anh đề nghị làm lễ đính hôn và hẹn lượt qua sau làm đám cưới, chị cũng không cần. Chị muốn mai mốt cưới hỏi luôn một lượt. Lý do hết sức đơn giản là để bảo vệ tuổi thọ cho má tôi, rút kinh nghiệm từ cái chết của cha tôi sau lượt bốn chàng rể không thành. Cũng với lý do đó, chị Năm nói với anh Khiết, út Mười nói với Minh và, tôi nói với Quân rằng ít ra cũng đợi mãn tang cha tôi và tổ chức sống chung trong tương lai hết sức đàng hoàng rồi mới cho má biết. Anh Khiết là giám đốc một nông trường ở cao nguyên. Má thằng Cu Nhí có chồng cưỡng bách lao động trên đó. Tới kỳ thăm nuôi, mấy đứa con đều bị bệnh, bản thân chị cũng bị ho lao nên chị nhờ chị Năm tôi đi thăm giùm. Ba thằng Nhí là người nổi tiếng quậy phá, gặp chị Năm, biết tình cảnh ở nhà, anh ngồi khóc thảm thiết tới độ anh Khiết và chị Năm tôi phải xúm lại dỗ dành. Và như thế, họ quen nhau rồi yêu nhau. Chỉ có một trục trặc là anh Khiết muốn chị cứ ở dưới thành phố làm việc rồi một tháng anh về nhà một lần hoặc chị lên. Chị thì sẵn sàng bỏ hết để lên non sống với người chồng tương lai. Anh lại càng không muốn đưa vợ về làm cùng cơ quan. Nông trường anh đang rất rối ren. Rất nhiều nhân viên của anh rước vợ lên sống, đã làm rối thêm. Anh lại là người đứng đầu, nên làm gương, ngừa trước hay hơn... Còn út Mười quen Minh trong một kỳ thi lên lớp Anh văn, hai người được xếp ngồi cạnh nhau. Minh liếc bài nó, ngó thấy chỗ sai, kêu sửa, út Mười lì lợm nói kệ, cho nhớ... Hôm đi lấy bằng, lại gặp nhau, Minh đọc một thôi "lý lịch trích ngang" của út Mười, nó trợn mắt hỏi: "ủa, sao anh biết?". Minh nhún vai: "Nhờ thám tử điều tra. Tôi còn biết cô còn ba người chị cũng lớn tuổi nhưng chưa lập gia đình y như cô. Ðọc cái truyện ngắn của chị Tám cô viết về bốn chị em lớn tuổi không chồng, không có người yêu, tôi nảy ra ý phải kiểm tra coi câu chuyện đó có thật bao nhiêu phần trăm. Chúng tôi cá nhau và tôi thắng cuộc vì đánh cá với tỷ lệ cao nhất". Tôi biết Minh, Minh là người có tài. Sự thành công của Minh trong những bài viết về tình hình kinh tế trong nước hiện nay có được là do sự tự học và sự độc lập của Minh. nhưng trên tất cả là do một tấm lòng nhân ái... út Mười và Minh gặp nhau rồi yêu nhau do chỗ hai người đều tự tin nơi mình, không quỵ luỵ ai. Họ cũng gặp nhiều khó khăn trong công việc nhưng không phải vì vậy mà những người không được họ chiều lòng không giao việc cho họ. Quan hệ giữa hai người này làm chị Năm, chị Sáu và tôi đều vui. Chúng tôi đã quá lớn rồi, không có người yêu còn chấp nhận được, chớ bề gì út Mười cũng sáng sủa nhất mà, tính tình cũng chín chắn đàng hoàng, thậm chí khó khăn khi tiếp xúc với người khác phái. Phần tôi thì muộn nhất trong bốn người nhưng rốt rồi cũng được yêu và yêu được. Rảnh, thấy có lớp học quay video tôi ghi tên đi học. Thấy tôi không có máy nhưng sáng dạ, chuyên cần, Quân thường cho mượn máy rồi giúp tôi tăng thu nhập bằng cách rủ đi quay những show thư, đám cưới, đám ma. Quân quay, tôi cầm đèn. Một vài phim tài liệu hay phóng sự ngắn của Quân, tôi cũng được Quân cho đi theo phụ, nếu rảnh. Hết đám ma này, đám cưới kia tới phim tài liệu nọ. Cho đến một ngày. Quân nói rất chân tình: - Tại sao hai đứa mình không làm đám cưới? *** Ðể chuẩn bị cho bốn cái tổ ấm tương lai, điều làm chúng tôi băn khoăn nhất là vấn đề nhà cửa. Anh Lễ về đây ở Hotel, anh Khiết ở nông trường, Minh chung phòng với mấy người bạn trai trong khu tập thể cơ quan, còn Quân ở tạm tại nhà một người bà con xa... Và không trông mong được gì nơi căn nhà chúng tôi. Ðó là một căn nhà vẹo xiêu, mục nát với tất cả ý nghĩa đầy đủ nhất của hình dung từ này. Chỗ ngủ của út Mười là miếng ván mục 2mx0.8m kê làm balcony, đụng sát balcony nhà đối diện mà bất cứ ai đi ngang qua cũng sợ rớt trúng đầu... Không phải chỉ khúc đó mà toàn căn nhà gỗ ván của chúng tôi đang báo động cấp mười về mối, mọt mốc, mục và muỗi, rệp... Cho dù chúng tôi ra tay chống đỡ hết sức những con "quái vật" này nhưng không thể nào ngăn được chúng chuyển từ các nhà hàng xóm qua... Căn nhà của chúng tôi lại được nằm trong một xóm lao động phức tạp... Nghèo có, giàu ngầm có, buôn lậu có, trí thức có, những người thất nghiềp về hưu có, gái bao có. Cả năm trời này đường cống thoát nước trong xóm bị bể, tổ trưởng hô hào đóng mỗi nhà vài ngàn để sửa nhưng nhà đóng nhà không... Với nhiều nhà cơm kiếm được từng bữa thì vài ngàn là con số quá lớn với họ. Thế nên lối đi của cả một xóm chỗ nào cũng ngập ngụa những nước làm cá, nước giặt đồ, nước vo gạo, nước rửa chén, rửa rau. Vậy mà giữa những vũng nước lấp xấp ấy lúc nào cũng có lúc nhúc trẻ con chơi và người lớn ngồi tán gẫu quanh những hàng quà vặt... Về mặt trẻ con thì xóm tôi "giàu có" vô cùng, đứa nào đứa nấy khôn lanh, già trước tuổi... Ngõ đối diện nhà tôi có thằng nhóc sáng nào cũng ló đầu sang balcony nhà tôi gọi: "Các cô ơi, dậy mà đi lấy... chồng!". Một trong những người bà con bên nội chúng tôi la làng khi ghé thăm: - Tụi bay ở xóm này ế chồng là đúng. Ai mà dám rước tụi bay khi bay ở trong xóm như vậy. Nói vậy cũng có phần oan cho cái xóm của tôi... Biết bao nhiêu cô gái trong xóm này chỉ bằng phân nửa tuổi chúng tôi đã làm vợ, làm mẹ. Má tôi cũng kịch liệt phản đối những ai cho là không ai dòm ngó tới chúng tôi vì gia đình này nghèo. Còn đóng được tiền sửa cống là gia đình tôi vẫn còn khá hơn năm mươi phần trăm dân trong xóm. Thế mà những cô gái trong năm mươi phần trăm ấy có gia đình đàng hoàng và những gia đình ấy bao giờ cũng sanh sôi nảy nở hơn mức nhà nước quy định nhiều. Họ thực hiện hết sức triệt để câu: "Ðược hào con, mất hào của". Như má Cu Nhí, thua tôi mười tuổi nhưng đã sinh tới bảy lần. Mỗi lần ba cu Nhí từ cái nơi cưỡng bức lao động về là nó lại có thêm đứa em. Hồi nó năm tuổi, út Mười kéo nó đi đóng vai một đứa trẻ Campuchia. Nó giao ước: "Ai hỏi phải nói con là con cô Mười, chứ đừng nói con là con của ba con". Cu cậu thở dài thậm thượt: "Ba gì mà kỳ quá, cứ chui vô ở tù hoài". Thậm chí trong xóm có anh Thọ chuyên ngủ ngoài trời vì không có nhà - nếu mưa thì anh ta đứng - cũng có được một đời vợ. Trước đây nhà Thọ cách nhà tôi một căn, có người mai Thọ với một cô bị chồng bỏ, có một con riêng. Ráp với nhau xong, cô xúi bán căn nhà về quê. Xài hết tiền, cô đã có nhân tình mới, mời anh ra khỏi nhà. Thọ đi loanh quanh, rồi lại về xóm cũ. Ai có việc gì kêu thì anh đi làm. Tối anh có manh chiếu xin được và một mảnh vải trùm người. Thế "tương trợ" của xóm tôi. Những phần tử bất hảo đi gieo sự bất an cho nơi khác chứ tuyệt đối không đụng tới xóm nhà. Ðiều này không có nghĩa là xóm tôi luôn an toàn bởi thỉnh thoảng những băng của xóm khác vẫn tới hành nghề hoặc gây hấn với băng chủ nhà. Cùng nỗi băn khoăn, bốn chàng rể tương lai cũng họp bàn cách rời nhà tôi đi nơi khác hoặc ít ra cũng kiếm được chỗ cho từng tổ ấm tương lai. Tiền bạc tương đối khá nhất là anh Lễ. Hướng của anh rất lý tưởng là kiếm một miếng đất rộng rãi ở ngoại ô, xây cất mới. Anh Khiết thì cho biết, giám đốc một nông trường được tiêu chuẩn xin nhà thành phố, anh sẽ xin, chắc được thôi nhưng có lẽ hơi lâu. Minh lại hơi phân vân giữa chuyện xin và xây nhà. Anh cũng thuộc diện xin nhà tập thể là có ngay, nhưng anh tâm sự anh không muốn những đứa con tương lai của anh và út Mười ở trong các khu chung cư hay tập thể. Phần tôi, chẳng hy vọng chút nào về khả năng kiếm tiền của Quân. Quân không có thói quen sắm sửa cho đời riêng tư những nhu cầu cần thiết. Tiền kiếm được đủ sống và giúp đỡ bạn bè, còn chuyện xin nhà thì anh ấy tuyên bố vô cùng thù ghét, ”cứ như đi ăn cướp của người“. Anh ấy cũng đồng ý với Minh là kẹt lắm mới chui vào chung cư... Anh ấy không chịu nổi tiếng ồn ào và sự thiếu không khí là hai thứ rất thừa thãi ở xóm tôi... Quân đã không muốn thì tôi đành đứng ra xin... Cơ quan tôi có hứa, bao giờ chuẩn bị lập gia đình cứ báo, họ sẽ lo cho chỗ ở. Ðêm đêm, trước khi vào giấc ngủ, chúng tôi thường vẽ vời với nhau về ngôi nhà trong tương lai. Ðứa thích ngôi nhà có gác lửng, đứa mơ mỗi đứa được một phòng, đứa đề nghị bếp núc tráng men sạch bóng, đứa thèm có một balcony chắc chắn, đứa khoái đường hẻm dẫn vô nhà không bể cống lúp súp nước như chúng tôi đang chịu đựng hôm rày... Má tôi ngạc nhiên khi thấy chúng tôi như là trúng số chuẩn bị xây nhà. Vâng, cho đến giờ này, má tôi vẫn chưa biết gì rõ ràng về bốn chàng rể quý trong tương lai. Chúng tôi vẫn cương quyết bao giờ có nhà rồi mới báo tin cho má tôi biết. Một điều tôi có thể chắc chắn là đêm đêm trong khi chúng tôi ngủ thì má tôi vẫn thức. Một phần do cái khoảng hẻm trước nhà tôi như một ”ngã tư quốc tế“, có những băng đến đó vui chơi, ăn uống trò chuyện, đánh lộn, cãi lộn với nhau suốt đêm... Một phần do thời gian bị tra tấn, cắm điện vào tai, vào đầu... thần kinh của má tôi rất yếu và hiện tại má tôi đang bị bệnh mất ngủ kinh niên. *** Có lẽ nên nói rõ đôi điều về má tôi. Sức khỏe của má tôi hiện nay rất mong manh. Nhiều người cứ tưởng má tôi sẽ ra đi trước ba. Chẳng gì má tôi cũng là người tù mấy năm ròng rã chuyển từ Khám Lớn qua căng Bà Rá... Những đòn tra tấn độc hiểm rồi vùng nước độc rừng thiêng đã lưu hậu quả đến giờ. Cha tôi là người cứu má tôi ra khỏi tù. Ðám cưới, sanh con xong má tôi hoạt động lại. Lại bị bắt, lại được chồng bảo lãnh ra, rồi lại vào, bảy lượt, năm lần tới độ anh kế của tôi cũng được sanh ra trong tù. Cha tôi là một công chức từ thời Tây, ở ngành thú y chuyên chữa bệnh cho trâu bò, mèo, chó lại không khuyên được vợ nên phải lãnh một quyết định của nhà nước là không được ở tỉnh nào quá hai năm. Họ sợ má tôi lại tìm cách gây phong trào chống đối. Nhờ vậy chín anh em tôi mỗi người sanh một tỉnh, Bà Rá, Tân Uyên, Bà Rịa, Long Xuyên, Rạch Giá, Pleiku, Phan Thiết, Bình Tuy, Biên Hoà... Cũng nhờ vậy chuyện không an cư là điều mà chúng tôi đã được chuẩn bị từ lâu... Chúng tôi đã từng ở những căn nhà khang trang nhưng cũng rất tồi tàn. Và chúng tôi sớm ý thức được rằng đó vẫn là nhà của người ta, những người ta trước và sau khi chúng tôi dọn đến... Hơn nửa cuộc đời, mỗi đứa có được một chút tình yêu, được gặp những người đàn ông đàng hoàng, được mơ hẳn một căn nhà riêng như ý mình để ở. Và điều quan trọng nhất, chúng tôi muốn lập gia đình để má chúng tôi vui. Gần hết cuộc đời, má có được thư thái chút nào đâu. Bao nhiêu năm tù tội, lang thang hết tỉnh này đến tỉnh khác, sống trong những căn nhà tạm bợ và bây giờ hàng đêm, vẫn chập chờn giấc ngủ không yên trong tiếng lao xao của những băng nhóm sau khi đi ”quậy“ về, tụ tập trước nhà tôi tán dóc... Khi giải phóng xong, vì phải đi nhiều tỉnh, hoạt động nhiều nơi nên má tôi không liên lạc được bạn xưa. Cái tỉnh má tôi ở lúc đó không cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ cho má tôi với lý do cha tôi là công chức và anh tôi bị trưng dụng vào quân y khi vừa tốt nghiệp bác sĩ. Vào thành phố này, má tôi cứ phân vân không biết nên tới gặp lại bạn cũ hay không. Má nói: ”Tụi nó ngon rồi thì phải tới thăm mình, minh đi thăm ngược e không phải“. Tụi tôi nói: ”Có ai biết má ở cái hóc này đâu mà tới“ để động viên má đi, má lại e ngại không biết bạn xưa có còn nhớ. Có lần đọc báo, thấy cáo phó một người quen, má tôi ngậm ngùi: ”Tội nghiệp cái chị Năm Lê này hết sức. Chị giỏi lắm. ở trong tù, chị soạn nhiều tuồng hay, soạn cả tuồng Tàu rồi nhảy ra đóng luôn. Trong mấy trăm nữ tù, chỉ chọn má đóng vai Bàng Quý Phi. Lớp xử án, má vừa khóc vừa ca, chỉ đóng vai Tống Nhân Tôn, ngồi ngó quên cả đập bàn doạ nạt... ”. Nhờ tôi chở đến đám tang dì Năm Lê đó, má tôi mới gặp lại bạn quen... Mấy bà già chìa ra cuốn ”Những năm tháng ngục tù“, trách móc má tôi: ”Sao bây giờ mầy mới ló mặt ra...? ở mấy trang cuối này, coi tụi tao ghi về mày nè: ”Năm Nhỏ: không liên lạc được“. Mấy bà già dặn tôi thỉnh thoảng phải đưa má tôi đến nhà các bà chơi. Bà nào cũng ở trong những ngôi nhà tuyệt đẹp. Tôi về tả lại cho ba người kia. Thế là bốn đứa cãi nhau nên xây nhà giống như mẫu nhà bà Lựu hay nhà của bà Huệ, bà Mai. Má tôi cứ la, tụi bây đừng như những người hùn mua vé số, chưa trúng độc đắc đã đánh nhau vì tranh cãi nếu trúng rồi mua xe hơi ai ngồi trước, ai ngồi sau. Hay như cái con nhỏ đội sữa trên đầu mơ đổi sữa lấy trứng, trứng nở ra gà, đổi gà lấy heo, đổi heo lấy bò, bò đẻ ra bê, rồi tưởng tượng bê con tung tăng nhảy múa đến độ sữa đổ lênh láng, tan rụi ước mơ. Những câu chuyện đó má tôi được nghe kể khi còn ở trong tù. Hồi còn nhỏ, má tôi chỉ được ông ngoại dạy chữ Nho. Còn vốn chữ Pháp và rất nhiều kiến thức má tôi học được do thời gian ở tù, được nhốt chung với nhiều người con nhà giàu, học trường Tây nhưng bỏ hết đi làm cách mạng... *** Có lẽ cũng nên nói thêm một chút về hai họ của tôi. Họ ngoại tôi thì chết gần hết trừ một vài người đi tập kết về. Trong số những người chết vì lính Nam Hàn ở một xã nhỏ thuộc tỉnh Quảng Nam có đến hơn hai mươi người thuộc họ ngoại của tôi... Ông nội tôi gốc làm quan triều Nguyễn. Ðến đời các chú bác tôi, một số người chuyển hướng kinh doanh. Cuộc nổi loạn đầu tiên của cha tôi là bỏ nhà ra Vinh, rồi sang Lào sống tự lập. Cuộc nổi loạn thứ hai là đám cưới má tôi, một "con tù Bà Rá" - nói theo cách gọi khinh khi của gia đình bên nội. Hình ảnh gây ấn tượng nhất cho tôi về họ nội qua những mẩu chuyện kể của má tôi là khi cha tôi đưa má tôi về ra mắt với nước da vàng ệch của người bị bệnh sốt rét rừng, má vừa chạm môi váo tách trà của ông nội rót cho bà o đã nhanh tay chụp lấy chiếc tách đem tráng nước sôi cất đi. Má nói, bả dốt ghê, ai lại tin là vi trùng sốt rét lại truyền đi bằng đường miệng. Họ nội không thích cả gia đình chúng tôi, có lẽ vì ở chúng tôi toát ra sự thanh thản, phong lưu theo kiểu những người nghèo, còn ở họ lại tràn ngập một nỗi bất an khốn cùng của những người giàu có. Một bà o ruột, giàu hàng mấy trăm lượng, khi gia đình chuẩn bị đi xuất cảnh, vào thành phố này khám sức khoẻ và đợi chuyến bay, sợ tốn tiền khách sạn, gắng gỏi tới ở một tháng ròng trong cái ổ chuột xóm tôi.. Má tôi vì lịch sự nấu nướng cho họ ăn nhưng nói thẳng với bà - Không phải vì mong cô gởi quà về mà tôi lo cho cô đâu. Chỉ mong cô đừng quên cái tình của cô với một người anh bệnh hoạn là chồng tôi. Ngày lên máy bay, bà bỏ lại nhà tôi chiếc áo túi rách và tặng cha tôi năm mươi đồng. Năm mười đồng lúc đó ăn được hai bát phở loại trung bình. Ai cũng trách cha tôi sao nhận làm gì. Ông chỉ cười: - Nó là em tôi, hồi nhỏ nó hào phóng lắm. Từ lúc làm dâu nhà giàu nó đã biến thành một con người khác. Sự đam mê đồng tiền của bà khiến chúng tôi hãi sợ chuyện làm dâu nhà giàu. Chúng tôi càng không hào hứng lắm với những người đàn ông do họ nội làm mai như một cách ban phước của họ. Và họ càng phẫn nộ hơn khi bốn cô gái ế chồng nhà tôi tự nhiên lại được bốn người đàn ông đẹp từ hình thức đến tâm hồn như ở trong những giấc mơ tuyệt vời, bước ra ngỏ lời xin cưới. *** Bốn người đàn ông quá lý tưởng khiến chúng tôi cứ e sợ không biết có phải là một trò đùa của số mệnh như những lượt trước kia. Nỗi nghi ngờ ấy, dần dân bỗng hoá thành sự thật. Người ra đi đầu tiên là Minh. Minh chết do một tai nạn giao thông. Ðôi mắt mở trừng trừng như trối lại một điều gì. Trước đó mấy ngày, tên của Minh đang được mọi người nhắc tới vì một loạt bài báo nói lên một số bí mật mà nhiều người muốn giấu. út Mười đang hoá trang trên sân khấu lầu ba thì điện thoại ở tầng trệt gọi báo tin... Sau đó nó vẫn phải lết lên mấy tầng lầu để độn một mớ gòn vải trong người, đóng vai một bà mập béo đi tìm lại vòng eo của mình trong một vở hài kịch vì không ai thay kịp. Chất hài đêm đó của nó có pha một chút khùng điên. Khán giả cảm được một điều gì đó khi vai mụ béo đột nhiên khóc cười lồng lộn... Người chào vĩnh biệt chúng tôi kế đó là anh Khiết... Anh để lại một bức thư dài nói rõ lý do phải ra đi. Lòng tự trọng khiến anh không thể sống khi đã không quản lý nổi những người phụ tá của anh. Họ đã tàn sát những khu rừng. Ngoài việc thất thoát hàng tỷ đồng của Nhà nước và các cơ quan bạn, còn thêm những hậu quả nặng nề, làm tan nát thêm những làng dân tộc quanh đó, sau những trận bão rừng... Những dòng cuối anh dành riêng để xin lỗi chị Năm, anh đã không đem được hạnh phúc tới cho chị và cũng là cho anh như anh hằng mong ước... Anh cũng xin được chôn xác trên cao nguyên. Chị Năm đi một mình vì sợ má tôi nghi. Thằng Cu Nhí xin đi theo chị Năm lên cao nguyên để thăm cha nó. Nó nói với tôi như một người lớn: - Bề nào ổng cũng là ba của con. Quân cười vào mặt tôi khi thấy tôi lo sợ quá đáng mỗi lần anh phóng xe nhanh. Anh nói chắc chắn anh không dễ bị xe đứt thắng như Minh, nếu có phải chết, chắc anh sẽ chọn cho mình một tư thế khác. Sau hai đám tang đó, tôi và chị Sáu nằm im trong lúc chị Năm và út Mười vẫn tiếp tục trao đổi về cái nhà: - Anh Minh nói em đi diễn về khuya, ráng kiếm một khu an toàn hơn mà ở. Enh cho ảnh biết xóm mình đi giựt xe nơi khác thì có nhưng không bao giờ giựt của người trong xóm mà ảnh không tin. ảnh còn dặn em khi xây nhà nhớ kiếm một khoảng trống trồng hoa hay lá gì cũng được. ảnh thích loại cỏ tóc tơ, thích dây tơ hồng, thích dây cát đằng rủ hoa làm rèm che nắng... - Anh Khiết thì dặn, nếu có điều kiện nên làm nhà cây. ở nhà cây mát hơn nhà gạch. Chị nói sợ rệp, ảnh mới dẹp mộng làm nhà cây. Má tôi cứ hỏi: - Sao lâu quá không thấy thằng Khiết với thằng Minh ghé chơi. Thôi thì cho là thằng Khiết kẹt trên rừng còn thằng Minh biết đâu đang chuẩn bị đám cưới với cô nào. Bây coi chừng chớ tao thấy lúc này có nhiều đứa con gái tốc chiến tốc thắng lắm chớ đâu rề rề như tụi bây. Ngó nội quanh xóm này thì đủ thấy. Con Năm Chằn mới ngày nào còn ngồi trước nhà mình chơi đánh bài ăn dây thun, giờ đã đi bán bia ôm, nói tiếng Anh lốp bốp.. Những tấm bưu thiếp của anh Lễ gởi từ nhiều nước cứ thưa dần. Anh đang làm việc cho Liên Hiệp Quốc nên đi liên tục. Chúng tôi có báo cho anh hay về cái chết của anh Khiết và Minh. Suýt nữa má tôi đã đọc được lời chia buồn của anh Lễ gởi về. Trong lúc má tôi đi kiếm kính thì tôi đã nhanh tay xoá đi những dòng chữ chia buồn. Nhưng khi điện tín của mẹ anh Lễ đột ngột báo tin anh ấy đã cưới vợ bởi một sự ràng buộc nào đó thì chúng tôi không có nhà để giấu má tôi. Chính má tôi lại họp chị Năm, tôi và út Mười lại bàn chuyện dấu chị Sáu. Chúng tôi tin ở thần kinh vững vàng của chị nên vẫn báo cho chị hay. Chị Sáu lặng lẽ xin miếng ván về lập trang bàn thờ anh Lễ ở một góc nhà, chị coi như anh Lễ đã chết. Chiều chiều đều đặn thắp nhang và thì thào trò chuyện với anh. Có bữa chạng vạng, cúp điện, tôi nghe chị đứng vái mà rợn cả người: - Anh cứ yên tâm, thế nào rồi tụi em cũng kiếm một xóm yên tịnh hơn để an giấc hằng đêm. Nhưng gánh nặng xin nhà bây giờ chỉ còn đè lên vai con Tám. Út Mười vẫn chọc khán giả cười nôn ruột với những vai hài có nhiệm vụ làm tươi tắn vở. Chị Sáu lặng lẽ ban ngày ngồi may, lặng lẽ ban đêm vác mấy cuốn sách tiếng Pháp, tiếng Anh của cha tôi với mấy cuốn tự điển dày cui, vừa dịch, vừa đọc. Chị Năm cũng ghi tên vào lớp tiếng Anh do cơ quan chị tổ chức. Ông giám đốc thoáng thấy mặt chị cười ha hả: ”Nó đã bỏ rồi, còn đi học làm chi?“. Ông muốn nhắc tới anh chàng H.O dạo nào suýt dắt chị tôi đi. Cho tới giờ này anh ta vẫn chưa trả hết số tiền đã hứa cho chị tôi trước Toà án quận Ba. Còn tôi, sống với tâm trạng nơm nớp chờ án tử của Quân rơi xuống đầu tôi. Chúng tôi vẫn đi quay show thư, đám cưới, đám ma... dành dụm tiền để chờ có nhà rồi làm đám cưới. Tôi vẫn chẳng biết cách thức làm sao để có được nhà nhanh như nhiều người, chỉ biết đưa đơn rồi ngồi đợi như người ta mua vé số rồi chờ lượt trúng tới mình... Một hôm, Quân hớn hở tới rủ tôi, khoe show này trả cao lắm, hy vọng vào số tiền đã có để kiếm một chỗ ở tương đối mà làm đám cưới cho rồi. Người đặt hàng cầu kỳ đề nghị quay cảnh sinh nhật của cha anh ở Ðà Lạt với những thắng cảnh nổi tiếng nơi đây. Ðằng sau cuốn băng là những lời chửi rủa nhau hết sức tồi tệ của những người con, cháu muốn độc quyền việc phụng dưỡng ông già với hy vọng sẽ được lượng đô-la rót về nhiều hơn... Gần cuối chuyến đi quay ở một thác nước cao. Nén không nổi nữa, các phe đã làm rớt bộ mặt thương yêu nhau khi thâu vào máy mà hậm hực ném ra những lời chửi xiên, chửi xéo nhau... Trong lúc mọi người đi ăn cơm, tôi và Quân ngồi nói chuyện với ông già bên bờ suối vì quay xong rồi, họ quên bẵng ông. Tôi phải đi lấy bánh mì mang đến cho ông nhưng ông chỉ ăn được phần ruột bánh mềm bên trong. Ông già vừa kêu chỉ thèm được liệng cuốn băng xuống dòng thác đang cuồn cuộn dưới kia thì người con trai trưởng của ông tới yêu cầu Quân xóa đoạn cô cháu gái phát biểu lên án anh ta. Cô cháu có mặt liền bảo vệ lời phát biểu của cô, đồng thời yêu cầu xóa đoạn cô chú Bảy nói xấu cô... Thế rồi các phe rầm rập kéo tới giành giựt chiếc máy của Quân. Quân nghe lời ông già không đưa cho một ai. Và anh lùi bước, hụt chân. Tôi hét lên một tiếng thấu trời khi người yêu của tôi, người chồng sắp cưới của tôi, người rể tương lai còn sót lại của gia đình tôi rơi xuống thác! Quân không chết mà nằm liệt một chỗ vì bị gãy cột sống. Có một vấn đề gì đó trong não anh nên anh quên sạch chữ. Mỗi khi có nhu cầu người phụ giúp, anh chỉ sử dụng được hai chữ ”Ðám cưới, Ðám cưới" Tôi đã chứng kiến một người đàn bà bị tai biến mạch máu não, cần ăn cơm, bà nói: ”Ði chợ! Ði chợ“. Hình như suốt quãng đời trước kia của bà, đi chợ là điều bà quan tâm nhất. Còn đám cưới, tưởng đâu chỉ là khát vọng của bốn chị em tôi thôi, không ngờ lại truyền đọng cho Quân trong hai chữ cuối cùng. Từ nhà thương ra, tôi xin phép má tôi và thân nhân Quân cho tôi được mang anh về nhà. Anh sống với chúng tôi một tháng thì mẹ anh ở quê ra đón anh về quê vì sợ anh không chịu nổi tiếng ồn và sự ô nhiễm của xóm tôi. Chuyến đưa anh về quê có mẹ anh và tôi. Chuyến về thành phố lại chỉ có một mình tôi và những người buôn than, củi trên một toa xe lửa buồn thảm. Vọng bên tai tôi hai chữ ”Ðám cưới! Ðám cưới!“ của Quân khi tạm biệt, như một điệp khúc tóc tang... *** Sau đó, cũng có nhiều người đàn ông muốn đến với bốn chị em tôi, nhưng chẳng đám nào thành. Khó biết bao khi yêu được một người đàn ông và càng khó vô cùng khi có thể chung sống được với nhau trong một thời gian nào đó. Họ nội vốn không ưa cái nghề của út Mười mà họ cho là ”xướng ca vô loài“, không ưa cái trò viết lách của tôi mà họ nghĩ là cái nghiệp vận vào thân. Họ vẫn cho cái chuyện bốn đứa chúng tôi lấy được chồng là một cái nhục chung cho gia tộc. Sau những gắng gỏi mối mai của họ cho chúng tôi đều thất bại, họ nguyền rủa rằng đường hôn nhân của chúng tôi sẽ bị triệt ám bởi Khiết, Lễ, Quân, Minh... Một người rể hụt trước đây của nhà tôi là Ngọc. Sau những ngày sống chung không yên ổn với cô gái đã một thời xin phép làm em gái tôi, nay Ngọc đề nghị được tổ chức đám cưới với tôi. Khi tôi bảo đã có chồng, Ngọc tưởng tôi đùa nên rước mẹ từ miền Trung vào và cả hai mẹ con đều hốt hoảng trước cảnh tượng năm người phụ nữ nhà tôi kẻ khóc, người cười. Chị Sáu hỏi anh biết chuyện ông thần ve chai chưa? Một trăm năm đầu tiên bị nhốt trong vỏ chai, ông hứa sẽ cho ai giải thoát ông được hưởng tất cả vàng ngọc trên thế gian. Một trăm năm kế ông hứa trao toàn bộ quyền lực lớn nhất nhưng vẫn không một ai nhận lời. Sau đó, ông nguyền giết chết ai dám giải thoát cho ông... Má tôi xin lỗi hai mẹ con Ngọc về thái độ bỡn cợt của chúng tôi, rồi xin phép đưa hai người ra đường lớn, tránh ngả có cống sụp. Bây giờ, ban đêm, sau một ngày làm việc mệt nhoài, chúng tôi lặng lẽ nằm cạnh nhau, nghe những tiếng lao xao suốt đêm của những băng nhóm nhậu nhoẹt bàn cãi chuyện đời, cảm được bước đi những con rệp từ các hàng xóm bò qua chuyển động trên thân thể mình, thỉnh thoảng có tiếng rơi lõm bõm của những thanh xà mục xuống hồ nước phía sau... Tôi nhớ tiếng thở dài của thằng Cu Nhí: “Bề nào ổng cũng là ba của con“. Bề nào nơi đây cũng là xóm của chúng tôi. Chúng tôi không còn nghĩ tới căn nhà đẹp đẽ nào đó không tương lai nữa. Chúng tôi như những dòng suối cạn nguồn, không chờ đợi một ai. Hôm giáp năm ba tôi ngồi soạn những hộp giấy chất đầy trên căn gác mục nhà tôi, tôi tìm thấy một cái ví của ba tôi, trong đó có tờ giấy cho phép nghỉ hưu của chính quyền cách mạng sau một thời gian lưu dung, có tờ 50 đồng của o tôi cho trước giờ lên máy bay đi Mỹ và tấm hình má tôi hồi còn trẻ, đẹp xuất sắc hơn bốn đứa bây giờ. Má tôi vẫn chưa hay biết gì về cái chết của Khiết và Minh. Bà xuống tóc để cầu duyên cho bốn đứa tôi. Bà không hề biết rằng hạnh phúc đối với chúng tôi bây giờ không còn là mơ được gặp một người đàn ông nào đó thương, hiểu và cưới mình nữa, mà là sức khoẻ và niềm an ủi của má chúng tôi. Ngày tiếp ngày, đêm tiếp đêm, chị Năm vẫn hị hụi đi làm, chị Sáu vẫn lặng lẽ may, út Mười duyên dáng trong những vai chọc ghẹo cho người ta cười. Tôi vẫn đi dạy và thỉnh thoảng viết những câu chuyện mong sẽ có người vui khi đọc. Chúng tôi sống an phận mình trong một khoảng đời riêng đã cùng kiệt duyên phận.

Vết Hạc Trong Mưa

Tiếng nói của ông Thiều cũng như khuôn mặt của ông nhòe đi bên tai và trước mặt Phàm. Ông đang nói về lá thư của người một đàn bà nào đó gởi đến trường này để phỉ báng Phàm về tội danh đang tằng tịu với ông Trí, chồng bà, giám đốc một công ty xuất nhập khẩu nào đó kiêm một nhà thơ nghiệp dư. Phàm đang hướng mọi tập trung vào bức hình có cặp hồng hạc đang xoãi cánh bay trên cánh đồng lau sậy, được chụp bởi người hiệu trưởng trước là ông Du. Nói gì nữa bây giờ. Người đàn bà đó Phàm không quen. Chồng của bà, Phàm không hề yêu dù ông cứ đi rêu rao với mọi người rằng Phàm là nàng thơ, là mối tình đầu của đời ông. Và điều lớn nhất khiến Phàm không chịu nổi đến độ phải xóa đi mọi thứ chính là vẻ hả hê của ông Thiền. Ông là người đứng đầu ngôi trường này được một năm sau khoảng tám năm nhọc nhằn mưu tính. Với khá nhiều người, ông thường đóng vai người anh hai của Phàm, một người anh xót xa trước đứa em gái mãi sống đời đơn độc, một đồng nghiệp tức tối vì người đồng chí của mình không được trọng dụng, khiến mai một tài năng. Vợ ông đã từng gặp riêng Phàm, làm ra vẻ tin vào những điều bà nói: - Hãy thông cảm cho anh chị. Anh muốn lắm nhưng không thể đề bạt em làm hiệu phó vì bên ngoài cứ ngờ em và anh Thiền có tình ý với nhau. Đó là lời phỉ báng nặng nề nhất mà Phàm bị nghe vì cô nghĩ rằng chẳng cô gái nào tìm ra một nét nhỏ gợi cảm giác yêu thương nơi khuôn mặt trào vẻ hòa hiếu giả tạo của ông Thiền. Bức hình có cặp hồng hạc là vật duy nhất Phàm thích trong văn phòng hiệu trưởng. Cô không quên được những lần hiếm hoi theo chị Hạc vào đó gặp ông Du và nghe người hiệu trưởng cũ nói về vùng đất huyền thoại đầy sếu đầu đỏ mà ông đã lớn lên. Đó cũng là vật duy nhất ông Thiền cho giữ lại, sau khi đã thay toàn bộ ghế thanh nhã ngày xưa bằng những vật dụng chói chang nhiều sắc màu tạo cảm giác muốn ói nơi Phàm mỗi khi cô được gọi vào. Câu nói gằn mạnh của ông Thiền đưa Phàm trở về thực tại: - Giờ tính sao đây, cô Phàm? Cô đáp khẽ khàng: - Tôi xin nghỉ! ông Thiền đứng phắt dậy: - Không được! Cô không được quyền nói năng vô trách nhiệm như vậy. Cô đã ở trường này từ lúc nó mới lập. Lẽ ra cô còn phải ngồi ở chiếc ghế của tôi. Phàm thở hắt: - Tôi không được khỏe. Chuyện tôi xin nghỉ không dính gì tới lá thư này. Nếu không cho nghỉ luôn được thì cứ tạm thời cho tôi nghỉ không ăn lương. o0o Và bây giờ cô đang ở trên vùng đất huyền thoại của ông Du ngày xưa. Có vẻ không giống chút nào hết với những gì cô vẫn tưởng tượng. Qua lời ông Du lúc ấy sen súng bát ngát trải mãi tới đường chân trời, chiều chiều chim từng đàn bay rợp, ông thuở 12 tuổi được mấy bà cô trẻ chèo xuồng đưa đi trên một biển ngợp hương sen. Và mãi, không biết đâu là bờ, là bến. Trên xuồng có một nhà sư xống xếnh áo vàng, một người đàn ông áo nâu nhấp nhổm đứng ngồi hối cậu nhỏ chủ xuồng chèo lẹ, một thanh niên quần xanh áo trắng xắn tay ra dáng thanh niên thành thị, mắt sáng lấp lánh sau khung kính trắng. Phàm vừa xuống xuồng, cậu đã xà lại ngồi kề và tíu tít nói như không muốn để phí từng giây sống trôi qua: - Chị ở thành phố xuống hả, hay ở nước ngoài về? Đi mua đất hay ghé thăm chim? Mà sao chị gan quá, tới xứ lạ đơn thương độc mã. Đơn thương độc mã! Một ngựa một thương à, nhưng mình làm gì có thương, chỉ hai bàn tay trắng sau gần hai mươi năm xông xáo (hay lơ láo?) nhiệt tình tung rải. Phàm tự cười mình. Cậu thanh niên vênh mặt: - Hồi ba em mới tới đây cũng như chị thôi, cũng một mình với hai bàn tay trắng. Nhưng ba em định cư luôn, còn chị thì chắc dễ gì! ông áo nâu lại bồn chồn: - Nhắm ông Đốc có đi không cậu Hoài, hay để tui chở vợ tui lên? Hoài cười trong một vẻ thư thái ngược lại: - Ai biết được! ổng thấy chuyện cần phải đi là đi ngay, không phải kỳ kèo. Tánh đó ai cũng biết! Rồi thì thào vào tai Phàm, cậu nói: - ông sư kia xuống đất này một lượt với ba của em. ông ấy đứng ra mua hàng mẫu ruộng mẫu đất cho chùa rồi thuê dân ở đây làm ruộng. Đất ruộng của chùa đúng là cò bay thẳng cánh, nếu còn có cò. Phàm buột miệng hỏi: - Còn ba cậu? Hoài khoát tay: - Tài sản của ba em chính là tụi em. Xuồng dừng lại ở một trạm gác có xây đài coi chim cho Phàm lên. Hoài đã kịp cho cô nhiều thông tin thú vị về vùng đất này nhưng theo cô lên bờ chỉ gọn lại bốn chữ:"Nếu còn có cò!". Và khi được gặp vợ chồng người bảo vệ nơi chòi canh này, cô hiểu tại sao Hoài đã nói vậy. Chị Sáu bày ra một bó ảnh sếu đầu đỏ cho Phàm coi: - Hạc còn về đâu nữa mà coi! Cô à, nếu thích mang hình về thành phố khoe là đã tới chốn này thì cô cứ lựa đi, một tấm năm ngàn đồng thôi. Của tụi nước ngoài tới đây chụp rồi gởi vợ chồng tui bán, cho vui đó mà, lời lóm gì đâu!. Phàm ngó những chú sếu thất thế lạc thần, chân đeo vòng màu cam có ghi số, đứng lóng cóng trong những chiếc chuồng bằng kẽm thưa mà cảm giác rớt tim như vừa được thấy người yêu mình hôn cô gái khác. Chị sáu thì thào: - Cô ở lại thất công, tôi đem đầu ra cá, hạc bay đi xứ khác hết rồi! Phàm nói như đứt hơi: - Sao dân nói mùa này là mùa tụi nó kéo nhau về, trong đêm khuya, và sẽ hót nếu có hứng. Chị Sáu lắc đầu ngao ngán trước sự bướng bỉnh của Phàm: - Đó là chuyện xưa, cách đây vài năm. Cá một trăm ăn mười tui cũng cá. Hay khuya nay, giao xuồng cho thằng nhỏ chở cô đi mai phục chỗ nào cô thích kẻo cô lại cho vợ chồng tui bày chuyện bán hình. Bỗng mưa, mưa bạc trời bạc đất, tiếng ầm ầm như một nỗi tuyệt vọng không còn lối quay lui. Mặt Phàm tím ngắt tím ngơ khiến chị Sáu ái ngại: - Mưa không ngớt cô cứ ngủ lại đây, vợ chồng tui sẽ nhường cô cái giường tốt nhứt. Phàm lắc đầu: - Nếu thiệt như chị nói thì lúc nào có xuồng khách đi qua, cứ gọi giùm. Còn hình thì thông cảm cho, tôi không thể mua bất cứ tấm nào. Những tấm hình tăm tối được xốc lại, buộc bằng dây thun. Chị Sáu chép miệng, lặp lại ý của Hoài: - Vô trong tui đáng gió cho rồi đi đâu cũng được. Đờn bà con gái, sao lặn lội về xứ đầm lầy ẩm ướt này chỉ có một thân một mình. o0o Khuya, nghe nói xuồng ghé, Phàm cương quyết về. Cũng thằng bé đầu húi gần trọc chèo nhưng trên xuồng chỉ còn mỗi một người đàn ông lạ, đèn ở trạm gác cho thấy tóc đà lấm tấm trắng hai bên màng tang. Phàm xuống xuồng, còn thẩn thờ vì còn mang theo ánh nhìn đau đáu của đàn sếu đầu đỏ bị đáng số trong chuồng. Xuồng đi một khúc, ngang qua những quảng đồng không mông quạnh, lờ mờ đùm bụi đậm nhạt sắc đen, bỗng ở đầu mũi bên kia vang lên tiếng Huế xưa: - Phải Công Tằng Tôn Nữ Tiên Phàm không? Mưa chưa dứt hẳn, còn lớt phớt như sương sa, Phàm nghe nổi gai ốc khắp người như vừa được gọi hồn từ kiếp khác: - Ai rứa? Ai mà biết Tiên Phàm. Bóng người ở đầu xuồng bên kia không chuyển động: - Dự bị 5 hồi xưa con trai đông quá. Phàm ở trong Nam ra học Dự bị 6, không chơi với ai nên chắc cũng chẳng nhớ ai. Bao nhiêu năm rồi, tuổi trẻ của Trứ, Huế của Trứ luôn gắn với hình ảnh Phàm ôm cặp đứng, chờ bọn Hương Nhu, Vĩnh Thủy dưới dàn hoa giấy bên nhà bác sĩ Chương ở cổng trường sau. Phàm quấn thêm khăn ấm, lắc đầu, không nhớ nổi Trứ xưa ra sao. Hình như có một nhóm mấy cậu chơi với nhau tên toàn là vần T: Thức, Tuấn, Tao, Tình, Trương, Tú, Trứ. Con trai Dự bị 5 Phàm chỉ nhớ Kỳ vì Kỳ vẽ mặt Phàm với mái tóc con trai trên túi áo blouse trắng mỗi giờ thực tập làm bọn Nhu, Thủy phải so bì. Và còn gì để nhớ nữa trong hai năm phù du trong một thành phố đầy vết xưa u tịch. Để coi, trận đi cứu lụt ở phá Tam Giang. Bên kia bờ phá, người ta phải luộc xương rồng ăn để đỡ đói; những lá thư không ghi tên người viết cứ được đặt lén dưới chiếc kính hiển vi mà họ biết chắc Phàm sẽ ngồi vào. Trứ cứ miên man nhắc lại những ngày tháng cũ, xen kẽ với những ngày tháng khắc nghiệt sau đó của anh. Trứ ra trường được nhận làm thầy dạy lại ngôi trường vừa học xong đâu độ vài năm thì gặp sự biến phải trôi xuống tận cùng đất nước rồi giạt ngược về khúc đất đầy năng lác và mất dần sen, hạc này. Trứ kể trên chiếc xuồng đưa Trứ lơ ngơ mới xuống, không ai tin anh là bác sĩ. Mãi tới ca mổ đầu, bệnh nhân chính là anh Công An, chồng của người phụ nữ trên xuồng ấy cứ kêu mọi người cảnh giác, cao lắm anh chỉ là một y tá, về đây "nổ văng miểng" để lòe người. Ca mổ thứ nhì cho một bé lên năm, Trứ mở cửa phòng mổ bước ra là bên ngoài mù mịt khói nhang của thân nhân bé khấn nguyện con họ còn sống sau khi giao mạng cho một tay-lang-bạt-tự-xưng-bác-sĩ. Trứ nhắc lại Phàm còn nhớ không bộ sưu tập tim của cá, ếch, rắn, thằn lằn ngâm formol tử tế của bọn 6T gói đẹp làm quà tặng hôm cô vừa 20 tuổi. Nói tới ếch Trứ lại miên man kể những năm đầu không có đèn mổ ở bệnh viện huyện, Trứ phải gắn đèn soi ếch lên đầu để khi mổ xong, cổ gần như không xoay chuyển được. Phàm nhớ không nổi hồi đó mình có yêu ai không trong số những chàng trai trẻ, chỉ nhớ ba đứa Nhu, Thủy, Phàm đã chọn "yêu" ba thầy dạy môn chính chỉ với mưu đồ bắt buộc phải học thật giỏimôn của "thầy yêu". Thủy đã hai con, ly dị. Nhu thì hạnh phúc hơn với con đầu vừa vào đại học, chỉ còn rớt lại mỗi Phàm. Bóng của những cây cầu nơi khu vực ngả tám sông đã thấp thoáng đằng xa… Phàm định chuyển xuống vùng giữa xuồng để nghe rõ hơn những mẩu chuyện thú vị thời Trứ mới đến. Dường như biết được ý cô, Trứ ngăn lại: - Phàm ngồi yên đó! Ngó bạn ở góc này không khác dáng hạc ngày xưa. Nếu thật bạn không ở lâu được thì buổi tối trước khi đi bắt buộc phải ghé nhà cho hai đứa con gặp, nhất là con bé Tiên Phương, rất "ái mộ" cô Phàm. Thằng bé chèo xuồng giờ mới nói: - Hồi lượt đi, cô này ngồi chung xuồng với sư Ngọ, ông Bảy và anh Hoài, con của bác sĩ. Rồi nó nói riêng với Phàm: - Anh Hoài học ở Sài Gòn về chơi. Bác sĩ mới đi đỡ đẻ cho vợ ông Bảy xong, còn sư Ngọ thì đợt này xuống đây để thay mặt nhà chùa xắn lại mấy công ruộng, mẫu đất tặng lại cho xã nghèo nhất huyện này. o0o Buổi tối cuối cùng ở thị trấn, sau buổi cơm chiều với đoàn, còn đến hai tiếng nữa mới tới giờ hẹn với Trứ và các con anh, Phàm đi dọc theo mấy cây cầu vào phố chính. Nhà nhà lần lượt lên đèn. ở một ngả rẽ có căn phố gắn bảng tên Trứ lau nhau nhiều nam phụ lão ấu áo quần bạc bụi ngồi đứng đợi tới phiên. Cuối phố là bưu điện huyện, nơi có chiếc tháp sắt sơn đỏ trắng ngất cao. Những ông bà cụ cùng đoàn với cô đang đứng xếp hàng ở các cabin để chờ đến lượt mình vào. Có lẽ họ gọi về nhà để đỡ nhớ con, nhớ cháu. Phàm đứng quanh quẩn đó chờ. Khi không còn một ai, vẫn chưa tới giờ hẹn, cô lấy một tờ phiếu, ghi một số điện thoại vẫn nằm chặt tự lúc nào trong tiềm thức, tình cờ truyền xuống tay cô. Khi điện thoại bên kia chưa được nhấc lên, cô hình dung ra người thầy, cũng là người may mắn chụp được đôi hạc như chút gì mong manh còn sót lại trong văn phòng hiệu trưởng. Hẳn là ông vẫn đang ngồi một mình cặm cụi làm việc trong căn phòng rộng thênh thang với những kệ sách màu xám cũ. Từ lúc chị Diệu Phi của Phàm ra đi, ông vẫn chưa chịu lập gia đình dù bao người đẹp, giỏi các lứa tuổi vẫn dìu dập tìm cách tiếp cận ông. Tiếng của ông Du bên kia ấm áp và vẫn hết sức quen thuộc dù đã bao năm Phàm mới được nghe lại: "Alô! Tôi Du đây." Cô nhắm mắt lại, trước mắt cô, một cánh hạc xám bay vút trong mưa bạc rồi như tan nhập vào chân trời bạc xám bão giông.

Nguu Lang

Thế là, như mơ, tôi đứng giữa những người đàn bà và cả đàn ông khác mầu da, tiếng nói. Đêm đầu ở một nước lạ, dường như để dễ nhận ra, ai cũng kiếm những bộ cánh đặc biệt của mình. Những diễn viên của một nhà hát thổ dân Úc chúi vào nhau cười rúc rích, da mốc trắng lên vì trời lạnh, hệt như những người dân tộc tôi vẫn gặp hồi nhỏ ở Pleiku. Một phụ nữ có gương mặt như Phật, trang phục Trung Quốc của bà khiến ai cũng muốn gợi chuyện, nhưng rồi lại thất vọng vì bà không biết tiếng Anh mà người thông dịch của bà thì lại chưa đến được. Những người Nam Hàn và Bắc Hàn nhìn nhau. Cô gái Nhật, sau một hồi nói chuyện về Kobo Abé, đưa danh thiếp cho tôi, mới hay cô ta là đại biểu đến từ Mỹ. Ấn tượng đầu tiên của tôi ở Úc là thành phố Adelaide đẹp, nhiều người tốt. Nhưng có lẽ vì thời tiết quá lạnh và thức ăn lạ miệng, nên cơn nhớ nhà cồn cào nổi lên khi về đến phòng riêng. Việc đầu tiên là gọi cho Liên đang ở cách đó hàng ngàn cây số, rồi Liên sẽ nhắn cho những bạn khác. Và sau đó là điện thoại tới tấp của Quang, của Vũ, của Khiêm, của Philip, của Phượng và Bằng, của Dung và Lân... Đứa nào cũng rủ tôi sau hội nghị ở lại chơi thêm vài tuần vì biết rồi có dịp nào sang đây nữa không. Nghe tôi kêu phải về để chuẩn bị cưới chồng, Quang cười giòn, hỏi phải vẫn cái ông "Mười năm luôn gặp mà tình không cũ?" Tôi đính chính mười một năm ba tháng hai ngày rồi. Giọng ngậm ngùi của những bà vợ, phê bình tôi cái gì cũng được, chỉ dở tệ đường chồng con... Mãi đến lúc không giờ, hẹn mai trò chuyện tiếp. Khoảng ba giờ, chuông điện thoại reng. Tôi nhấc lên, bên kia đầu dây là tiếng khóc. Tiếng khóc của một người con trai trong đêm khuya nghe như đến từ một cõi khác. Tội bật đèn, những bức hình đang cười toe quanh tôi như một tương phản lại. Chúng tôi được phân về ở những ký túc xá sinh viên. Họ đang nghỉ hè. Chủ chúng tôi đang ở để nguyên cả mọi thứ tranh ảnh, sách báo, đàn, giày... Có đến cả phút, tiếng khóc ngưng. Rồi một giọng nói lạ vọng lên: - Tôi là Phiêu! Hiểu rồi! Trước khi tôi sang Úc, Châu có nhờ tôi tìm xem Phiêu giờ sống ra sao, nhờ vậy nhưng không có số điện thoại lẫn địa chỉ. Châu dặn cứ cho biết Phiêu hồi xưa ở Việt Nam thường đóng những vai như Hamlet, Othello, Khuất Nguyên, Từ Hải v.v. hồi nãy tôi có nhờ Quang, Quang nói biết tên này, sẽ nhờ người phăng ra. Trái đất nhỏ thật. Trước khi tôi lên máy bay, Châu còn dặn, nếu Phiêu hỏi Châu sống ra sao cứ nói rằng sống được. Rồi thôi! Đừng cung cấp thêm một chi tiết nào nữa hết. May quá, sau đó Phiêu vẫn chưa hỏi thăm gì về Châu mà dường như là một người đàn ông khác hẳn với người khóc trước đó. Phiêu hỏi tôi cần gì? Thông dịch viên? Phương tiện di chuyển? Đồ lạnh? Những địa chỉ nên đến để viết bài? Tôi kêu chỉ thèm cơm Việt Nam, nếu có rau muống cà dằm thì quá tuyệt. Nói cho vui vậy thôi, không ngờ sau buổi họp chiều ra, nghe nhắn có hai vợ chồng ngồi đợi tôi một tiếng đồng hồ để đưa về nhà ăn cơm rau muống. Họ xưng là Đức và Hiền, bạn của Phiêu. Tôi kéo theo Julie là tác giả vài vở kịch viết về Việt Nam, đã sang Việt Nam mấy lần, rất mê những người phụ nữ Việt Nam. Trời vài độ, chưa âm, có lẽ chưa bao giờ những cọng rau muống lúc đó với tôi lại ngon như vậy. Và mắm nữa chứ. Các thứ rau lạ quen có mặt đầy đủ, kinh giới, tía tô, diếp cá, thì là, lá to hơn nhưng hình như vị không nồng nàn bằng ở nhà. Nhất là ớt. Julie kêu không bao giờ hiểu nổi những người Việt Nam này. Chưa gặp chưa quen nhau bao giờ, chỉ qua vài lời giới thiệu bâng quơ trên điện thoại, lại có thể ngồi đợi cả tiếng đồng hồ, rồi kéo về nhà ăn uống chuyện trò như đã thân từ một kiếp khác. Đức nói đơn giản vì Phiêu sống quá tốt với bạn bè, nên anh cần bất cứ điều gì, chúng tôi mừng rỡ làm ngay vì rất ít có cơ hội trả ân anh. Thấy tôi có vẻ không rành lắm về Phiêu, Hiền cung cấp cho tôi một đoạn. Vào những tháng ngày nghiệt ngã của năm 1979, cả gia đình Châu đi hết nhưng Châu ở lại vì mê nghề. Phiêu và Châu lúc ấy đang là hai diễn viên chính của một đoàn kịch mới lập. Sau một số vở thành công, đoàn lại có nguy cơ tan rã vì cả một tập thể đụng với người trưởng đoàn. Dầu được Thành đoàn ủng hộ, những diễn viên trụ cột vẫn bị buộc thôi việc gần hết, trong đó có Phiêu, Châu. Vác đơn đi kiện tiếp, họ dốc cả ruột gan cho người trưởng phòng tổ chức của cấp cao hơn. Sau đó, họ nhận thêm lệnh cấm biểu diễn trên địa bàn thành phố. Hóa ra, bà trưởng phòng nọ là chị họ của ông trưởng đoàn kia. Vậy là Châu giận dỗi kiếm đường sang Pháp với gia đình. Phiêu chỉ định đi tiễn bạn, nhưng giờ chót Châu không đến, người tài công tiếc một tiêu chuẩn bỏ nên kéo Phiêu đi thay. Sau một thời gian ở đảo khá dài, Phiêu tấp vào nước Úc. Đêm đó, khoảng hai, ba giờ, Phiêu gọi lại, lần này bắt tôi kể chuyện Sài Gòn. Tôi cứ hồi hộp sợ Phiêu hỏi tới Châu. Biết nói về Châu thế nào bây giờ khi cô đã dặn chỉ nói hai chữ thôi: sống được! Mà cũng chẳng biết lúc này Châu buồn hay vui. Chỉ thấy nó có một điểm giống tôi, lúc nào cũng ở tư thế hùng hục làm việc như một con điên. Đời riêng cũng chẳng vui gì. Anh bồ hiện tại khá tốt, chỉ phải tội mê đánh bạc hơn mê Châu. Tôi đã từng chứng kiến những đêm dài, những dịp cuối tuần, cô diễn viên ngôi sao này phải ngồi dài cổ đợi. Những ngày sau tôi bớt nhớ nhà, bớt thấy lạnh có lẽ nhờ công việc túi bụi và một phần nhờ những người bạn tốt của tôi và của... Phiêu. Có một đêm: - Xin lỗi vì chỉ gọi được cho chị vào giờ này. Chị vừa đi xem Hamlet về phải không? Xưa ở Việt Nam đã có lúc tôi đóng vai Hamlet. To be or not to be? Giờ này Hamlet đang lột sò ở Melbourne. Lột hay không lột, đó là vấn đề! Tiếp theo là một tràng cười, nghe buồn hơn tiếng khóc hôm nọ. - Nói chuyện khác đi Phiêu, những chuyện khác nơi Phiêu đang sống. - Đám bạn của chị giao cho tôi nhiệm vụ thuyết phục chị ở lại chơi vài tháng. Tôi đang kiếm xe chạy qua đó đưa chị đi chơi. - Không được, tôi đã quá lớn tuổi rồi. Mãi mới được một người chịu làm đám cưới với mình sau khi ở đây về, không thể bỏ qua dịp may hiếm có đó. - Trễ mươi ngày có sao đâu, nếu người ta thương chị thật. - Tôi đã trễ hơn mười năm rồi. Nhưng mà nè, sao cậu không về? - Tôi sợ! - Bao nhiêu người đã về chơi không làm cậu an tâm sao? - Tôi chỉ sợ một điều: Châu không được hạnh phúc. - Giả sử như vậy, thì cũng có phải lỗi của cậu đâu? - Ráng ở lại đi, dù chỉ một tuần ít ra, được gặp chị, tôi cũng thấy đỡ nhớ Việt Nam. Ngày chuyển từ Adelaide sang Canberra, máy bay ngưng vài tiếng ở Melbourne, tôi không định bước ra ngoài, nhưng cô tiếp viên đến cho biết có người cần gặp tôi bên ngoài. Tôi chạy thật nhanh ra, cứ nghĩ không biết Vũ, Hằng hay Nghiêm, Toản thì đã thấy thấp thoáng cuối đường tấm bảng ghi tên tôi kề một khuôn mặt lạ. Tôi hỏi phải Phiêu không? Hắn gật đầu, nắm chặt tay tôi kéo đi. Tay tôi và tay hắn đều nằm trong găng êm, nhưng nghe đau lắm. Tôi đùa: - Cậu không định bắt cóc tôi chứ? - Nếu chị là Châu, có thể tôi sẽ. Nhưng nghe chị nói tội quá. Đợi mãi mười năm mới kiếm ra người chịu cưới mình. - Bây giờ đi đâu? - Đi sắm vài món đồ lạnh cho chị. Tôi đứng khựng lại: - Thôi Phiêu, tôi đang bị những cái áo như cái mền của bạn cậu đưa ám ảnh. Vừa mới gởi trả lại xong. - Vậy thì đi uống nước? Căn phòng toàn kính. Hoa khô và những cỏ thơm chất đầy ở góc phòng. Những chiếc máy bay xòe cánh ngoài kia lấp lánh sáng tối. Những người dị chủng tới lui lao xao, thầm thì, xa lạ. Miệng tôi cảm giác đắng khi nghe Phiêu hỏi: - Sao mãi đến hôm nay chị vẫn chưa chịu nói rõ cho tôi biết đời sống hiện tại của Châu? Tôi có biết cô ấy đang là một diễn viên nổi tiếng, nhưng còn mơ hồ lắm về đời riêng. Hẳn là cô ấy đã lấy chồng? Hẳn là cô ấy đang hạnh phúc? Tôi giữ đúng lời hứa với Châu là không nói gì ngoài hai chữ "sống được". Rồi mở to mắt nhìn Phiêu. Đọc đi, hãy đọc trong mắt tôi những lời không nói được. Châu những đêm một bóng ngồi đợi người đàn ông chưa được gọi là chồng. Châu ngồi co ro dưới mưa dầm bán vé số. Châu diễn kịch hài kịch bi lúc khóc lúc cười. Châu tươi cười nhận hoa tươi ngập tay từ những người hâm mộ. Châu những đêm diễn xong lang thang không biết về đâu. Châu kể chuyện tiếu lâm gây cười suốt chuyến xe lưu diễn. Châu mệt nhoài thiếu ngủ, mặt trong veo thanh thản như đang được ngủ giấc cuối cùng. Và cạnh đó, song song tồn tại với Châu, người trưởng đoàn năm nào cũng thăng tiến trên con đường quan chức. Ông ta vẫn tiếp tục thay thủy thủ đoàn không thương tiếc để còn được nắm chắc tay lái của chiếc thuyền bị tấp vào một dòng sông kiệt nước từ lâu... Soi lại bóng mình trong đôi mắt nhỏ, thanh dài, sắc của Phiêu, bỗng nhiên tôi nhớ lại bạn xưa Trâu Nước. Đó là một trong những người bạn mà khi mất đi bạn mới thấy thiệt thòi biết bao khi không còn anh ta bên cạnh, mặc dầu lúc anh ta còn lẽo đẽo bên cạnh để chiều chuộng những điều trái tính trái nết của bạn thì bạn chỉ thấy vướng víu làm sao. Melbourne đang là đêm và cái cảm giác bềnh bồng trên mây vẫn còn vây bọc lấy tôi. Ở Việt Nam bây giờ đang là chiều. Và còn chỗ ở của Trâu Nước lúc này, chẳng biết có thấy được trăng không? Hay mặt trời đang lặn, mọc? Chúng tôi ngồi yên lặng, đối diện nhau như vậy với những lời không nói được ứa tràn ngập mắt. Cho đến khi tiếng loa báo chiếc máy bay của tôi chuẩn bị bay tiếp, Phiêu mới rút hai tay ra khỏi găng, đặt trên bàn: - Ở Việt Nam, đôi tay này thường để khảy đàn, tuốt gươm khi đóng Roméo, Hamlet... Sang đến đây thì chai dày đi vì nhiều thứ khác: làm farm, lột sò, lái xe, phục vụ nhà hàng, may vá, bấm computer... Tôi cũng rút một tay ra khỏi găng để bắt tay Phiêu, nghe nhịp thổn thức trên đường đi của máu trong bàn tay nháp, nóng. Thời tiết bên ngoài nghe nói đã sụt vài độ dưới không. Sau đó, ở những thành phố khác của Úc, vẫn có những người bạn của Phiêu chăm sóc tôi mọi mặt, nhưng Phiêu không gọi điện thoại cho tôi sau lúc không giờ nữa. Một chiều ở Canberra, một người bạn gái của Phiêu, Noel, đưa tôi lên một đỉnh núi trông xuống thành phố là đà trong mù sương. Noel kêu thích Phiêu lắm, nhưng không hiểu nổi những nóng, lạnh bất chợt của bạn mình. Cô đọc cho tôi nghe những bài thơ của Phiêu mà tôi đều thấy thấp thoáng dáng của Châu. Xa tít xa, ở một đỉnh núi khác, là chiếc tháp truyền hình nổi tiếng của Canberra. Bỗng tưởng như có tiếng quạ đen ríu rít xoải cánh làm cầu. Và từ chiếc lồng thủy tinh trên tháp ấy bước ra một ả Chức, lướt trên Ô kiều, băng băng chạy đến với chàng Ngưu. Họ sẽ làm gì, đầu tiên, khi lại được chạm vào nhau, trên đầu những con quạ đen tốt bụng đó? Tôi nhắm mắt. Dường như không đương nổi sức nặng của hai người, chiếc cầu quạ gãy. Dường như không thắng nổi sức hút của lòng đất, họ rơi, theo chiều thẳng... Nhưng hãy cố xoay ngang, để thấy họ đang trôi... * * * Khi tôi rời Úc người ta đưa cho tôi một tờ giấy của Phiêu vừa fax tới: "Dầu muốn dầu không, Châu cũng là Miss Sài Gòn đối với tôi từ những ngày trước đến nay. Qua chị, tôi thấy một Sài Gòn năng nổ, sống động nhưng vẫn còn nhiều phức tạp và vẫn chưa xóa được đâu những gì đó hoài nhớ trong mình. Qua mắt chị, tôi thấy Châu xưa đã bớt là hiện tại. Cảm ơn chiếc áo dài, cảm ơn cái bắt tay... để tôi an tâm lên núi làm farm. Hãy gửi thiệp cưới cho tôi khi có dịp. Để tôi còn một duyên cớ, trở về... " Hơn nửa năm, sau khi từ Úc trở về, tôi vẫn chưa gửi được thiệp cưới cho Phiêu. Người chuẩn bị làm bạn đời của tôi khá thân với người đang sống chung với Châu. Hằng đêm, họ vẫn gặp nhau ở một câu lạc bộ vui chơi, nơi có những khuôn mặt đam mê hốc hác. Điều này xảy ra có lẽ phần lớn do những người phụ nữ như Châu và tôi. Chúng tôi đã không giúp được cho bạn mình xóa hẳn cảm giác cô đơn. Chúng tôi không thích hợp trong những vai người vợ bình thường. Và càng không được như Chức Nữ, mỗi năm, được nắm lấy hạnh phúc thật của mình, dù chỉ một lần, trên nền quạ đen muồi bên dưới, và trong những cơn tầm tã mưa ngâu...