Tuesday, March 18, 2008

Vo nay da thu hinh va fat song len TV roi.

Nam 2002, kha hieu tin don de ngan vo KHONG cho di, khi xem xong roi, nguoi ta moi thay tin don that thiet.

Nam 2008, Tui nhan duoc thu nay

Dear Minh Ngoc, .. . First, they want to make sure the content is ok (that it is not about democracy or human rights). they ask me to send them either a script????

Nghe tin nay, dau tien toi keu hai chu Ma Oi!!! de cam long minh lai

Ma Dep cua toi la nguoi vao tu (cach mang) , ra kham (giang ho) nam nay 85 tuoi, toc bac trang nhu cuoc, ma biet vu nay, bao dam ba se nho nhe noi: Mo Phat, D.M. Bo Me no het , o khg choi cho khoe, con a!!!


Vietnamese Press Links:

http://www4.thanhnien.com.vn/Vanhoa/ShopVannghe/2008/3/14/230086.tno

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/San-khau-Dien-anh/2008/03/3BA00531/
http://www3.congan.com.vn/van_hoa_nghe_thuat/mlfolder.2007-12-28.6251781353/mlfolder.2007-12-28.7851627993/mlnews.2008-03-18.7076881022
http://www.laodong.com.vn/Home/vanhoa/2008/3/80705.laodong

http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2008/3/146035/

http://www.nld.com.vn/tintuc/van-hoa/218109.asp
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=247831&ChannelID=10

Sunday, March 16, 2008

Trần Dần
Nhất Định Thắng
Tôi ở phố Sinh Từ
Hai người
Một gian nhà chật,
Rất yêu nhau sao cuộc sống không vui ?
Tổ quốc hôm nay tuy gọi sống hòa bình Nhưng mới chỉ là trang thứ nhất
Chúng ta còn muôn việc rối tinh…
Chúng ta
Ngày làm việc, đêm thì lo đẫy giấc
Vợ con đau thì rối ruột thuốc men Khi mảng vui - khi chợt nhớ chợt quên
Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt.
Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt. T
a biết đâu bên Mỹ miếc tít mù
Chúng còn đương bày kế hại đời ta ?
Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
Bỗng nhói ngang lưng máu rỏ xuống bùn
Lưng tôi có tên nào chém trộm ?
A ! Cái lưỡi dao cùn !
Không đứt được mà đau !
Chúng định chém tôi làm hai mảnh Ôi cả nước !
Nếu mà lưng tê lạnh
Hãy nhìn xem: có phi vết dao ?
Không đứt được mà đau !
Lưng Tổ Quốc hôm nay rớm máu
Tôi đã sống rã rời cân não
Quãng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam
Những cơn mưa rơi mãi tối xầm
Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng T
ôi đã trở nên người ôm giận T
ôi đem thân làm ụ cản đường đi
- Dừng lại !
Đi đâu ?
Làm gì ?
Họ kêu những thiếu tiền, thiếu gạo
Thiếu cha, thiếu Chúa, thiếu vân vân
Có cả anh nam chị nữ kêu buồn - Ở đây Khát gió, thèm mây…
Ô hay ! Trời của chúng ta gặp ngày mây rủ ?
Nhưng trời ta sao bỏ nó mà đi ?
Sau đám mây kia
Là cả miền Nam
Sao nỡ tưởng non bồng của Mỹ !
Tôi muốn khóc giữ từng em bé - Bỏ tôi ư ?
- Từng vạt áo
- gót chân
Tôi muốn kêu lên
- những tiếng cộc cằn…
- Không !
Hãy ở lại !
Mảnh đất ta hôm nay dù tối
Cũng còn hơn
Non bồng Mỹ
Triệu lần…
Mảnh đất dễ mà quên ?
Hỡi bạn đi Nam
Thiếu gì ư sao chẳng nói thật thà ?
Chỉ là:
- Thiếu quả tim bộ óc !
Những lời nói sắp thành nói cục
Nhưng bỗng dưng tôi chỉ khóc mà thôi
Tôi nức nở giữa trời mưa bão.
Họ vẫn ra đi. -
Nhưng sao bước rã rời ?
Sao họ khóc ?
Họ có gì thất vọng ?
Đất níu chân đi,
Gió cản áo quay về
Xa đất Bắc tưởng như rời cõi sống.
Tưởng như đây là phút cuối cùng
Trăng trối lại :
- Mỗi lùm cây
- Hốc đá
- Mỗi căn vườn - gốc vả - cây sung
Không nói được, chỉ còn nức nở
Trắng con ngươi nhìn lại đất trời
Nhìn cơn nắng lụi, nhìn hạt mưa sa
Nhìn con đường cũ, nhìn ngôi sao mờ
Ôi đất ấy - quên làm sao được ?
Quên sao nơi ấm lạnh ngọt bùi
Hôm nay đây mưa gió dập vùi
- Mưa đổ mãi lên người xa đất Bắc…
Ai dẫn họ đi ?
Ai ?
Dẫn đi đâu ? - Mà họ khóc mãi thôi
Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió Bắc Nam ơi, đứt ruột chia đôi
Tôi cúi xuống -
Quỳ xin mưa bão
Chớ đổ thêm lên đầu họ - Khổ nhiều rồi !
Họ xấu số - chớ hành thêm họ nữa
Vườn tược hoang sơ - cửa nhà vắng chủ
Miền Nam muôn dặm, non nước buồn thương
Họ đã đi nhưng trút lại tâm hồn
Ơi đất Bắc ! Hãy giữ gìn cho họ !
Tôi ở phố Sinh Từ
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ
Gặp em trong mưa
Em đi tìm việc
Mỗi ngày đi lại cúi đầu về - Anh ạ !
Họ vẫn bảo chờ…
Tôi không gặng hỏi, nói gì ư ?
Trời mưa, trời mưa Ba tháng rồi
Em đợi
Sống bằng tương lai
Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi
Lũ lượt dắt nhau đi buồn bã
Em đi trong mưa cúi đầu nghiêng vai
Người con gái mới mười chín tuổi
Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi
Bóng chúng đè lên số phận từng người
Em cúi đầu đi mưa rơi
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.
Đất nước khó khăn này sao không thấm được vào thơ ?
Những tủ kính tôi dừng chân dán mũi
Các thứ hàng ế ẩm đợi người mua
Nhưng mà sách - hình như khá chạy
À quyển kia của bạn này - bạn ấy
Quyển của tôi tư lự nét đăm đăm
Nó đang mơ : - Nếu thêm cả miền Nam
Số độc giả sẽ tăng dăm bảy triệu
Tôi đã biến thành người định kiến
Tôi ước ao tất cả mọi người ta
Đòi thống nhất phải đòi từ việc nhỏ -
Từ cái ăn cái ngủ chuyện riêng tư -
Từ suy nghĩ nựng con và tán vợ.
Trời mưa mãi lây rây đường phố
Về Bắc Nam tôi chưa viết chút nào
Tôi vẫn quyết Thơ phải khua bão gió
Nhưng hôm nay tôi bỗng cúi đầu
Thơ nó đi đâu ?
Sao những vần thơ
Chúng không chuyển, không xoay trời đất ?
Sao chúng không chắp được cõi bờ ?
Non nước sụt sùi mưa
Tôi muốn bỏ thơ làm việc khác
Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa
Chút tài mọn tôi làm thơ chính trị.
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.
Em ơi ! - Ta ở phố Sinh Từ
Em đương có chuyện gì vui hử ?
À cái tin trên báo - ừ em ạ
Chúng đang phải dậm chân đấm ngực !
Vượt qua đầu chúng nó, mọi thứ hàng
Những tấn gạo vẫn vượt đi
Những tấn thư, tài liệu
Vẫn xéo qua đầu chúng, giới danh gì ?
Ý muốn dân ta là lực sĩ khổng lồ
Đè cổ chúng mà xóa nhòa giới tuyến
Dân ta muốn trời kia cũng chuyển
Nhưng Trời mưa to lụt cả gian nhà :
Em tất tả che mưa cản gió
Con chó mực nghe mưa là rú
Tiếng nó lâu nay như khản em à
Thương nó nhỉ - Nó gầy - Lông xấu quá
Nó thiếu ăn - Hay là giết đi ư ?
Nó đỡ khổ - Cả em đỡ khổ.
Em thương nó - Ừ thôi chuyện đó
Nhưng hôm nay em mới nghĩ ra
Anh đã biến thành người định kiến
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.
Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Tai bỗng nghe những tiếng thì thầm
Tiếng người nói xen tiếng đời ầm ã -
Chúng phá hiệp thương -
Liệu có hiệp thương -
Liệu có tuyển cử -
Liệu tổng hay chẳng tổng ? -
Liệu đúng kì hay chậm vài năm ?
Những câu hỏi đi giữa đời lỏng chỏng.
Ôi xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn thường kinh hoảng trước
Tương lai Người quên mất
Mỹ là sư tử giấy. Người vẫn vội -
Người chưa kiên nhẫn mấy
Gan người ta chưa phải đúng công nông
Người chửa có dạ lim trí sắt
Người mở to đôi mắt mà trông !
A tiếng kèn vang quân đội anh hùng
Biển súng rừng lê bạt ngàn con mắt
Quân ta đi tập trận về qua
Bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà…
Lá cờ ấy lá cờ bách thắng
Đoàn quân kia muôn trận chẳng sờn gan
Bao tháng năm đói rét nhọc nhằn
Từ đất dấy lên là quân vô sản
Mỗi bước đi lại một bước trưởng thành
Thắng được chiến tranh giữ được hòa bình
Giặc cũ chết - Lại lo giặc mới
Đoàn quân ấy kẻ thù sợ hãi
Chưa bao giờ làm mất bụng dân yêu
Dân ta ơi ! chiêm nghiệm đã nhiều
Ai có Lý ? Và ai có Lực ? T
ôi biết rõ đoàn quân sung sức ấy
Biết nhân dân Biết Tổ Quốc Việt Nam này
Những con người từ ức triệu năm nay
Không biết nhục Không biết thua Không biết sợ !
Hôm nay Cả nước chỉ có một lời hô THỐNG NHẤT
Chúng ta tin khẩu hiệu ta đòi -
Giả miền Nam ! Tôi ngửa mặt lên trời
Kêu một tiếng - Bỗng máu trời rơi xuống
Vài ba tia máu đỏ rớt vào tôi
Dân ta ơi ! Những tiếng ta hô
Có sức đâm trời chảy máu.
Không địch nào cưỡng nổi ý ta
Chúng ta đi - Như quả đất khổng lồ
Hiền hậu lắm - Nhưng mà đi quả quyết…
Hôm nay Những vần thơ tôi viết
Đã giống lưỡi lê : Đâm
Giống viên đạn : Xé
Giống bão mưa : Gào
Giống tình yêu : Thắm
Tôi thường tin ở cuộc đấu tranh đây
Cả nước đã bầu tôi toàn phiếu
Tôi là người vô địch của lòng tin
Sao bỗng hôm nay, tôi cúi mặt trước đèn ?
Gian nhà vắng chuột đêm nó rúc.
Biết bao nhiêu lo lắng hiện hình ra.
Hừ ! Chúng đã biến thành tảng đá chặn đường ta !
Em ơi thế ra
Người tin tưởng nhất như anh vẫn có phút giây ngờ vực
Ai có lý ? Và ai có lực ?
Ai người tin ? Ai kẻ ngã lòng tin ?
Em ơi Cuộc đấu tranh đây
Cả nước Cả hoàn cầu
Cả mỗi người đêm ngủ vẫn lo âu
Có lẫn máu, có xót thương lao lực
Anh gạch xóa trang thơ hằn nét mực
Bỗng mặt anh nhìn thấy ! lạ lùng thay !
Tảng đá chặn đường này !
Muôn triệu con người Muôn triệu bàn tay
Bật cả máu ẩy đá lăn xuống vực !
Anh đã nghĩ: Không có đường nào khác
Đem ngã lòng ra Mà thống nhất Bắc Nam ư ?
Không không ! Đem sức gân ra !
Em ơi em ! Cái này đỏ lắm, gọi là TIM
Anh dành cho cuộc đấu tranh giành Thống Nhất

Entry for March 17, 2008
SỨC HẤP DẪN CỦA "NÔNG DÂN" VÕ ĐẮC DANH
16.03.2008 22:36

Anh “nông dân” Võ Đắc Danh (bìa phải) đang giao lưu với đạo diễn Thế Ngữ. Ảnh: THANH HẢI. 80 bút ký đã được chuy“Tôi không muốn được gọi là nhà gì cả. Tôi chỉ muốn là “nông dân” Võ Đắc Danh”. Lời “tuyên bố” của nhà báo - nhà văn kiêm đạo diễn phim tài liệu Võ Đắc Danh tại buổi giao lưu chiều 13-3 khiến nhiều bạn đọc “gật gù”. Không chỉ bạn đọc tại TP.HCM mà một số nông dân các xã vùng xa cũng đến tham dự và chia sẻ với anh.
Trả lời thắc mắc của bạn đọc “Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong các bút ký của anh?”, nhà văn Võ Đắc Danh chia sẻ: “Nguyên tắc của bút ký là luôn tôn trọng sự thật. Trong 30 năm từ khi gác cày cuốc làm báo, tôi luôn trung thành với nguyên tắc ấy”. Chị Nguyễn Thị Tưởng, nhân vật được đề cập trong bút ký "Nỗi niềm sinh tử bên rìa “công thổ quốc gia”", người trên 20 năm đội đơn đi khiếu nại đòi lại đất đã bị lấy làm hồ Trị An ở Đồng Nai (năm 2006, Pháp Luật TP.HCM từng có loạt bài phản ánh), cũng có mặt để chia sẻ về sự thật cuộc sống của gia đình chị và hành trình đi đòi đất như một minh chứng cho bút ký mà Võ Đắc Danh đã đề cập. “Trang viết của anh đã giúp xoa dịu nỗi oan ức và bức xúc của gia đình tôi mà không cơ quan nào giải quyết”. Sự có mặt bất ngờ của nhà sử học Dương Trung Quốc (ông đi xem sách thì tình cờ gặp buổi giao lưu) khiến buổi giao lưu trở nên nóng bỏng khi nhiều bà con nông dân ở Đồng Nai và một số địa phương khác tranh thủ gửi gắm nỗi niềm. Ông chia sẻ: “những người nghiên cứu lịch sử thuộc thế hệ con cháu chúng ta rất cần những trang viết phản ánh chân thực về cuộc sống như bút ký của anh Võ Đắc Danh”. Câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất: “Anh có nghĩ rằng những bút ký của anh chẳng đến được với người có trách nhiệm không?”. Ông Nguyễn Ngọc Hiến, 70 tuổi, với tư cách độc giả luôn theo sát các bút ký của Võ Đắc Danh đã trả lời thay cho anh: “Việc những bài viết có đến được với người có trách nhiệm hay không không phải là điều quan trọng nhất. Chỉ cần người cầm bút luôn đứng bên cạnh, chia sẻ với đời sống của người dân. Sự đón nhận của chính những người nông dân sẽ mang lại thành công cho bài viết của anh”. Buổi giao lưu được tổ chức nhân sự kiện ba cuốn bút ký "Nỗi niềm U Minh Hạ", "Đồng cỏ chát" và" Thế giới người điên" của Võ Đắc Danh tái bản lần thứ ba, điều khá hiếm đối với thể loại bút ký. Được biết, 80 bút ký của Võ Đắc Danh cũng vừa được chuyển giao bản quyền cho nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc và đạo diễn Song Chi chuyển thể kịch bản phim 20 tập, sẽ ra mắt trong thời gian tới. Điều này cho thấy những bút ký - tư liệu phản ánh cuộc sống của người nông dân được viết bởi những nhà văn luôn đứng bên cạnh họ thực sự thu hút sự quan tâm của độc giả và công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Có lẽ vì thế người ta vẫn thích gọi anh bằng cái tên trìu mến: “Nông dân” Võ Đắc Danh.

Labels:

Kẻo tro bay mất...
Ở Paris, tôi ở tận tầng 19. Đây là điểm hay vì trên cao bạn không bị tiếng ồn, không bị ô nhiễm. Hay hơn, cửa sổ nhà tôi không bị án ngữ bởi khối bê tông nào khác nên mỗi ngày tôi có thú vui, thói quen, phóng mắt bâng quơ vào những góc nhìn 180 độ, để thấy mặt trời lên, thấy trăng cheo leo giữa điệp trùng phố xá. Hoặc cúp mắt thêm vài độ để thấy sông Seine với bốn toà nhà thư viện uy nghi; thấy cây cầu mới nhất Paris mang tên nữ triết gia Simone de Beauvoir. Hoặc khép thêm vài độ nữa để thấy ngôi trường con tôi học với con đường nên thơ phía trước. Chưa nói mỗi năm, qua ô cửa đó tôi còn thấy pháo bông, máy bay diễu hành nhân quốc khánh Pháp. Tóm lại đó là cái khung cửa, cái khung tranh cao ngất mà tôi yêu thích. Đứng trước nó, tôi thấy lòng thênh thang bình yên. Vậy mà từ sau mùng một tết Việt Nam, khung tranh đó không làm tôi thanh thản nữa. Lần đầu tiên sau nhiều năm ngụ cư, tôi đã nhoài đầu ra thật xa, gấp mắt thật sâu để nhìn tận đáy. Trong cái nhìn vuông góc công phu đó, tôi ớn lạnh thấy khoảnh xi măng bên dưới, nhớ tới một cơ thể đã rơi xuống...
Người ta nói em rơi từ tầng 14 ở một chung cư
Hàn Quốc, từ ngôi nhà của người đàn ông mà em gọi là chồng. Rơi đúng lúc đồng bào em trên khắp hành tinh chuẩn bị ăn tết. Em tên Trần Thị Lan, 21 tuổi, quê ở miền Tây. Chỉ một lần nhìn sau khi nghe tin cái chết của em, nhưng cái khoảnh xi măng hun hút cứ khiến tôi chờn chợn mãi. Chờn chợn bởi cách đây 25 năm, khi còn học ở Liên Xô tôi đã chứng kiến một cái rơi qua tầm mắt. Đó là một ngày hè khi tôi và cô bạn đồng môn ngồi ăn cơm trong căn phòng ký túc xá tầng 8 với ô cửa sổ mở tung. Bỗng xẹt ngang chúng tôi một khối đỏ to lớn, tiếng gió rít vun vút và tiếng thét của ai đó. Kinh hãi, chúng tôi chồm đầu ra cửa sổ. Bên dưới xoải yên chiếc váy đầm đỏ thắm!
Ngay sau đó chúng tôi biết cái cơ thể kia là thiếu nữ chân quê nhiều năm nay vẫn cung cúc gã sinh viên khoa kinh tế trên tầng 11, với niềm tin sẽ được cưới khi tốt nghiệp. Một lời hứa đã bị nuốt.
Em – cô gái xinh xắn mà mới năm lớp 6 đã phải nghỉ học, ở nhà phụ mẹ làm bánh mang ra chợ bán – không bị ai lừa hết. Em tự nguyện lấy chồng xa để có tiền cho ngoại và mẹ sửa căn nhà dột nát. Em tự nguyện lên xe hoa với một người Hàn Quốc, để rồi chỉ sau vỏn vẹn 24 ngày làm dâu, bốn ngày sau cú điện thoại đầy nước mắt, em đã rơi xuống. Người ta nói em tự tử. Ừ, có thể em tự tử, nhưng vì sao? Chúng ta không thể biết, bởi em đã đem theo vĩnh viễn cái bí mật đau đớn; nhưng chắc chắn nó phải kinh khủng, ê chề lắm mới khiến một con người liễu yếu, trẻ trung có thể quyết định lao mình xuống. Mãi mãi chúng ta không biết điều đó, nhưng qua lời kể của người thân em, ta biết những chuyện kinh khủng, ê chề khác: rằng sau đám cưới, mà thực chất chỉ là một bàn ăn cho nhà gái để chụp hình, nhà trai đưa mẹ em phong bì có chứa 3,2 triệu đồng. Rằng “Mẹ nó trả tiền thuê xe lên thành phố dự đám cưới hết một triệu hai, chỉ còn lại hai triệu”(?!)
Sau nửa tháng biết tin cái chết của con, người mẹ nhận được một thùng giấy và một gói tiền. Người môi giới cho biết đó là tiền bên chồng em gửi và nhúm tro trong thùng giấy chính là hài cốt của em. Người kia còn cẩn thận khuyên mẹ em cứ thờ nguyên thùng giấy, đừng mở ra, kẻo tro bay mất... Nghe nói mẹ em không chấp nhận con tự tử, không chấp nhận nhúm tro trong gói bưu phẩm nhem nhuốc kia là hài cốt của em. Và qua sự giúp đỡ của ai đó, bà đã sang Hàn Quốc để tìm sự thật, để hỏi vì sao thân xác của em bị hất hủi như vậy. Mặc dù thành tâm cầu chúc cho chuyến đi của mẹ em có kết quả, nhưng tôi không tin nó: khi một người sống chỉ được mua với giá hai triệu, thì một tử thi có nghĩa lý gì! Sẽ có người nhíu mặt khi tôi dùng chữ mua. Vâng, đó là chữ chưa bao giờ chúng ta đành đoạn nói ra, nhưng nó là sự thật: “... Nhiều khi chúng tôi thất bại vì họ không tiếp chuyện và cho rằng chúng tôi không có quyền xen vào đời tư của họ. Họ coi việc họ bỏ tiền ra mua một người vợ nước ngoài, thì người vợ đó thuộc quyền sở hữu của họ, họ muốn làm gì tuỳ ý”. Cô Mi Sook Kwak, người phụ trách trung tâm tư vấn Ánh sáng thế giới ở thành phố Masan đã nói với báo Sài Gòn Tiếp Thị như thế về việc hoà giải các cặp vợ chồng hôn nhân quốc tế.
Tôi cũng không tin người mẹ ấy đủ phương tiện theo đến cùng vụ kiện, mà nếu đi đến cùng thì được cái gì: một án tù, một lời xin lỗi, một số tiền khá lớn? Tất cả đều không thể bù đắp, không thể ngăn cản được những nỗi đau tương tự. Một lần nữa, nỗi đau rồi sẽ bay đi... Còn nhớ cách đây một năm, khi có tin hàng chục cô gái chúng ta xếp hàng cho hai gã đàn ông nước ngoài xem mắt, đã có một người trên cao tuyên bố không ngủ được. Sự trằn trọc lâm ly, trắc ẩn kia là có thật, nhưng nó chưa đủ với trách nhiệm của người ở trên cao. Việc của người ở trên cao là phải chủ tâm, phải công phu nhìn xuống những vùng quê hun hút, những số phận hun hút, để thấy tại sao người ta đánh đổi cuộc đời con gái chỉ với hai triệu đồng? Tại sao người ta cắn răng rời bỏ quê hương? Tại sao hàng trăm người lao động phải nối nhau đột tử nơi xứ lạ? Đó chắc chắn không phải là những cái nhìn bâng quơ, bất chợt, như tôi nhìn ô cửa của mình...
Tro cốt em không bay, nhưng câu chuyện của em, cũng như nhiều câu chuyện thương tâm trước đó, đã bắt đầu bay, bị phủ lấp bởi vô vàn sự kiện vui tươi hoặc thương tâm không kém. Chỉ có người thân em ấm ức hoài câu hỏi: em tự tử hay bị xô xuống? Tôi nghĩ em bị xô xuống, bị xô xuống trước ngày em bước lên xe hoa...
Việt Linh
Tags: tro Edit Tags
Sunday March 16, 2008 - 08:42am (ICT) Edit Delete Permanent Link 0 Comments
Entry for March 16, 2008
Người đàn bà thất lạc
16-03-2008 01:45:07 GMT +7Vở kịch Người đàn bà thất lạc (The missing woman) (tác giả, đạo diễn Nguyễn Thị Minh Ngọc) với các diễn viên: Thành Lộc, Hải Phượng, Mỹ Hằng, Ngọc Đáng... sẽ được diễn tại Nhà hát West End, New York (Mỹ) từ ngày 2-4 đến 12-4 (12 suất) theo lời mời của tổ chức Pan Asia Repertory tại New York
Vở sẽ diễn ra nhiều hình thức: kịch nói, tuồng, cải lương, ngâm thơ... Nội dung vở kịch đề cập đến chuyện một người chồng họa sĩ có vợ là một nghệ sĩ sân khấu tài năng bỗng dưng bỏ đi mất. Người chồng đối thoại với những người phụ nữ trong lịch sử, văn học mà anh đã vẽ như: Trưng Trắc, Hồ Xuân Hương, Hồ Nguyệt Cô... chuyến đi do Công ty Bạn yêu nhạc (MFC) tổ chức.

Labels:

Entry for March 16, 2008
Cua Truc Nhat Fi
Ngay xua, chinh nhg dog nay khien toi chi thu hoc hoi noi nguoi nay.
Co nguoi noi, sao cu thay ong bi anh huong Tau.
Nhu ong T, luc nao cung dan ra nhg loi cua cac nhan vat cua cac xu so khac.
Toi nghi, cung khg trach may nguoi do duoc.
Nhu toi day, da chui vao mot cai ho, hu len, nhung cung fai dao tiep mot cai ho khac, va lap loi giao tiep voi nguoi doi, vi so nhg Dong Bao, Dong Chi voi minh.
Mot ngay nao se viet ve Nguoi Y, theo dang tho, xem sao. Co gi M khg ghi ra, lo nhu..
Phai, lo nhu ma..

Chuyện kẻ sĩ

1. Tề Tuyên vương tới chơi nhà Nhan Xúc, nói "Xúc lại đây". Nhan Xúc cũng nói "Vua lại đây". Các quan đi theo nói "Vua là bậc chí tôn, Xúc là kẻ thần hạ, vua gọi: Xúc lại đây, Xúc cũng nói: Vua lại đây, như thế có nghe được không?". Nhan Xúc nói "Vua gọi Xúc mà Xúc lại, thì Xúc là người hâm mộ quyền thế, Xúc gọi vua mà vua lại, thì vua là người quý trọng kẻ sĩ. Để Xúc mang tiếng hâm mộ quyền thế, sao bằng để vua được tiếng quý trọng hiền tài". Tuyên vương tức giận hỏi "Vua quý hay kẻ sĩ quý?", Nhan Xúc đáp "Kẻ sĩ quý chứ vua không quý. Ngày trước nước Tần qua đánh Tề, ra lệnh cho quân sĩ: Ai dám tới gần mộ Liễu Hạ Huệ (hiền sĩ nước Tề thời Xuân thu) kiếm củi thì bị xử tử, lại ra lệnh: Ai lấy được đầu vua Tề thì được phong hầu, thưởng ngàn vàng. Xem đó đủ biết cái đầu ông vua đang sống không bằng ngôi mộ kẻ sĩ đã chết". Kẻ lo chuyện một đời thì tìm kiếm quyền thế, kẻ tính chuyện mười đời thì tích lũy tiền bạc, kẻ nghĩ chuyện trăm đời thì trau dồi học vấn... 2. Tử Kích nước Ngụy là kẻ quyền thế, gặp Điền Tử Phương giữa đường, xuống xe chào mà Tử Phương làm ngơ không đáp. Tử Kích giận hỏi "Kẻ phú quý hay khinh người đã đành, chứ kẻ nghèo hèn cũng khinh người sao?". Tử Phương đáp "Kẻ nghèo hèn mới có thể khinh người, chứ kẻ phú quý đâu dám khinh người. Vua khinh người thì mất nước, quan khinh người thì mất chức. Còn kẻ có học thức sống trong cảnh nghèo hèn nếu lời không được dùng, việc không được theo thì xỏ chân vào giày bỏ đi lập tức, tới đâu mà chẳng được nghèo hèn, có sợ gì mà không dám khinh người?". Kẻ sĩ cậy học thức khinh người thì đắc tội với vua quan, vua quan cậy quyền thế khinh người thì có tội với xã tắc. 3. Chữ Nhân Hoạch thời Thanh trong Kiên biều tứ tập, quyển 1 chép “Cuối niên hiệu Hoằng Quang (niên hiệu của Phúc vương Chu Do Tung Nam triều, khoảng 1644 - 1645), Nam Kinh thất thủ, một người ăn mày đề thơ trên cầu Định Kiều rằng: Tam bách niên lai dưỡng sĩ triều, Như hà văn vũ tận giai đào. Cương thường vọng tại ty Điền Việt, Khất cái tu tồn mệnh nhất điều (Ba trăm năm lẻ dạy anh tài, Văn võ vì sao chẳng thấy ai. Điền Việt lại mong trung nghĩa sót, Sống thừa nghĩ thẹn kiếp ăn mày), rồi nhảy xuống sông Tần Hoài tự tử. Những kẻ ăn lộc vua mà còn sống thừa cũng nên thẹn với người ăn mày ấy vậy". Kẻ sĩ có ăn mày vẫn cứ là kẻ sĩ, mà ăn mày có làm quan cũng chỉ là ăn mày...
4. Tăng Sâm (học trò Khổng Tử, nổi tiếng hiền đức) ở đất Phí, có kẻ trùng tên giết người. Có người hớt hải chạy tới báo với mẹ ông “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ nói "Đời nào con ta lại giết người", rồi cứ điềm nhiên ngồi dệt cửi. Lát sau lại có người tới báo "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không nói gì, vẫn thản nhiên ngồi dệt cửi. Lúc sau lại có người tới báo "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ hoảng hốt, ném thoi leo qua tường chạy trốn. Muốn hiểu kẻ sĩ không nên xét bằng nhãn quan của thế tục, muốn biết kẻ sĩ không nên nghe theo nghị luận của thường nhân.
Tháng 12. 2000

Labels:

Friday, March 14, 2008

Entry for March 15, 2008
VĂN HÓA VĂN NGHỆ
Vở kịch “Người đàn bà thất lạc” (The Missing Woman) đi Mỹ
Thứ bảy, 15/03/2008, 03:53 (GMT+7)
Nhận lời mời của Tổ chức Pan Asia Repertory tại New York (Mỹ), đoàn nghệ sĩ Việt Nam sẽ đến Mỹ, giới thiệu vở kịch thể nghiệm “Người đàn bà thất lạc” (The Missing Woman). Đoàn lên đường ngày 26-3 gồm 11 người, trong đó có NSƯT Thành Lộc, NSƯT Ngọc Đáng, nghệ sĩ Mỹ Hằng, nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng, nghệ sĩ Minh Ngọc và hai diễn viên người Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại Mỹ sẽ cùng biểu diễn trong vở kịch “Người đàn bà thất lạc” (tác giả - đạo diễn: Nguyễn Thị Minh Ngọc).
Trên sân khấu Nhà hát West End Theater của thành phố New York, từ ngày 2 đến 12-4, các nghệ sĩ Việt Nam sẽ biểu diễn 8 xuất dành cho giới chuyên môn và 4 xuất dành cho Hội Du học sinh Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho các nghệ sĩ Việt Nam khi được biểu diễn tại một sân khấu quốc tế cùng nhiều nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ...
Vở kịch “Người đàn bà thất lạc” đã từng tham dự Liên hoan sân khấu quốc tế tại Philippines năm 2003 và giành được nhiều cảm tình của giới chuyên môn và các nghệ sĩ bạn.
L.T.B

Labels:

Wednesday, March 12, 2008


March 13, 2008

http://www.youtube.com/watch?v=6-p7bPdCjj0

Chiêu oan tuyết sỉ (làm rõ nỗi oan, rửa sạch nỗi nhục).
cua Truc Nhat Phi


Gọi là Tản mạn sự đời 9 vì blog lần trước còn lưu lại đả có tới Tản mạn sự đời 8. Sự đời mà entry này nói tới là cái sự ngưng phát hành quyển Trần Dần - Thơ. 1. Theo những thông tin hiện có, thì ông Giám đốc Nxb. Đà Nẵng đả ra quyết định thu hồi quyết định xuất bản tập thơ này do ông Phó Giám đốc ký nhưng không gởi tới các cơ quan có liên quan như Cục Xuất bản, Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam tức đơn vị liên kết xuất bản, nên mới đặt tập thơ này vào cái thế vi phạm quy trình xuất bản. Nhưng Nguyễn Huệ Chi nói đó là một sự dàn dựng, mà đúng là như thế. Cũng theo những thông tin hiện có, phía quản lý khẳng định việc ngưng phát hành quyển Trần Dần – Thơ không phải vì Trần Dần mà vì vi phạm quy trình xuất bản. Nhưng nếu vi phạm quy trình xuất bản mà nội dung ấn phẩm không có vấn đề chính trị đạo đức gì gì thì xử lý hành chính rồi cho phát hành mới hợp tình hợp lý chứ. Bỏ ra vài chục triệu in sách bán mà thu về từng vài chục ngàn, lại phải lo đề phòng bị luộc, đám Nhã Nam kia đã khốn khổ đủ đàng, giờ lại thêm những tai nạn ngang xương kiểu này thì không khéo có ngày cụt vốn. Vụ dàn dựng nói trên rõ ràng nhằm đánh vào túi tiền của giới làm sách, không phải để tăng thu cho ngân sách mà để dằn mặt những kẻ in thơ Trần Dần. Chắc sẽ có người nói nhưng Trần Dần đã được chiêu tuyết rồi mà. Thì đã đành, Trần Dần không có tội thì cố nhiên phải được chiêu tuyết, nhưng tại sao người ta chiêu tuyết không sớm hơn không muộn hơn mà đúng vào thời điểm ấy lại là chuyện khác. Cho nên người ta có thật lòng chiêu tuyết cho ông hay không, thật lòng sòng phẳng với quá khứ hay không thì khó nói lắm. Không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Ngọc Hiến nói “Nhà văn trước hết phải được chiêu tuyết bằng tác phẩm. Tôi xem việc xuất bản tập Trần Dần - Thơ mới thực sự là chiêu tuyết cho Trần Dần”. Nhưng như đã thấy, người ta đã dàn dựng một vở kịch để đánh vào túi tiền của đám xuất bản tư nhân nhằm ngăn cản, hạn chế việc chiêu tuyết cho Trần Dần thật sự. Cho nên mặc dù rất đúng đắn khi coi đây là một vụ dàn dựng, Nguyễn Huệ Chi lại thiếu tỉnh táo khi định quy trách nhiệm vụ ngưng phát hành tập thơ này vào một kẻ tố giác từng tố giác bộ Từ điển Văn học 2005, tức để tình cảm cá nhân xen vào khi bàn chuyện thiên hạ. Kẻ tố giác chỉ là chất men xúc tác thôi, người cầm quyền có muốn mới nghe theo hay dàn dựng cho y tố giác chứ. 2. Trần Dần chỉ lả một trong những nạn nhân của cái xã hội của ông chứ không phải là nạn nhân duy nhất. Nhưng ông là một trong những nạn nhân hiếm hoi vẫn cặm cụi viết suốt gần bốn mươi năm. Lòng can đảm ở đây tiếc thay lại biểu hiện qua sự nhẫn nhục, quả thật cái xã hội ấy đã tạo ra những phản đề đối lập tới mức não lòng. Gần mười năm trước có lần xem báo thấy đăng lời phát biểu của một vị lãnh đạo nói đại ý nếu có người dân nào còn chịu khổ cực thì đó là trách nhiệm của Đảng, phì cười chửi thề một câu nói chịu trách nhiệm bằng mồm thì bản nhân không đức không tài cũng dám chịu trách nhiệm về tất cả những người cực khổ oan ức từ cổ chí kim trên toàn thế giới. Làm chính trị mà nói chuyện lý tưởng đạo đức này nọ thì mười người có tới chín là nói bậy, nói phét và nói như két, còn gã thứ mười là nói đùa. Chính trị là chuyện thực tiễn, hôm qua Mỹ đánh thì phải chửi Mỹ khen Tàu, hôm nay Tàu đánh thì phải chửi Tàu khen Mỹ, đứng vào vị thế thay đổi khôn lường của chính trị mà không đủ tầm nhìn xa rộng, tài năng ứng phó thì cho dù là bậc chính nhân quân tử có lý tưởng cao xa đạo đức tốt đẹp gì gì cũng sẽ trở thành kẻ tráo trở lật lọng rồi tiến tới vô sỉ hạ lưu. Nhiều người trong đó có Trần Dần đã thấy trước cái kết cục đáng buồn ấy của một số nhà chính trị và ảnh hưởng đáng buồn ấy của chính trị đối với xã hội, nên sự căm hờn và nhất là lòng khinh miệt đã giúp ông can đảm mà sống để làm thơ. Phản đề não lòng thứ hai mà xã hội của Trần Dần đã tạo ra là thế này: người ta sống có khi không phải vì thương yêu mà để căm hờn khinh miệt! 3. Trước khi ra Hà Nội cuối tháng 2 có một người bạn gởi email dặn kiếm mua tập thơ Trần Dần vì nghe nói đang bị ngưng phát hành, nên chưa ra đã điện cho một người bạn dặn mua giùm ngay, hôm sau ra gặp nhau hỏi thì y trả lời là không còn đâu. Nhưng kế đó gặp nhiều người làm việc ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, hỏi chuyện này thì mười người lại có tới bảy tám nói không để ý nên không biết. Cho nên thật ra dù thơ Trần Dần có hay cũng không phải là cái gì quan trọng lắm đối với người thiên hạ, mà vụ ngưng phát hành quyển Trần Dần - Thơ thì nhiều lắm cũng chỉ quan trọng ngang thơ Trần Dần. Chỉ là nó làm những người viết sách nơm nớp về số phận tác phẩm - tâm huyết của mình, những người in sách nơm nớp về số phận ấn phẩm - vốn liếng của mình, và những người đọc sách nơm nớp không rõ với cái cung cách cho – cấm kiểu đá cá lăn dưa hay cưỡng từ đoạt lý chứ không phải đường hoàng đĩnh đạc như lẽ ra họ phải có ấy, các nhà cầm quyền xứ này sẽ đưa tư tưởng, văn nghệ và học thuật Việt Nam đi theo con đường nào mà tiến tới hòa nhập vào thế giới hiện đại và sánh vai với các cường quốc năm châu. Tháng 3. 2008 Phụ: Ý kiến về một lá thư ngỏ Đó là Thư ngỏ về việc tập Trần Dần - thơ bị ngưng phát hành. Chán ngắt cái cung cách quản lý tư tưởng, văn nghệ và học thuật không vì quyền lợi của đất nước và theo nguyện vọng của nhân dân này. Vì lịch sự, tôi không nói những kẻ ra cái lệnh ấy là ngu xuẩn hay khốn khiếp, hay cả hai, nhưng vẫn nghĩ như thế ít nhất cho đến khi nào tập Trần Dần - Thơ được phát hành như một tác phẩm bình thường hoặc những vi phạm hành chính nếu có quanh việc xuất bản tác phẩm này được đối xử như những vi phạm bình thường. Tôi không ký tên, nhưng xin được chia sẻ với các tác giả lá thư ngỏ nói trên trong phạm vi những ý kiến về tập Trần Dần - Thơ.
Tags: 038
Monday March 10, 2008 - 02:54pm (ICT)
Next Post: Tiếng Việt vốn trong sáng mà Previous Post: Entry rỗng
Comments(8 total) Post a Comment

NHON V
Offline
Đúng rồi, vấn đề chính đâu phải là bọn người - khuyển như Nguyễn Huệ Chi nói.
Monday March 10, 2008 - 07:12pm (ICT)

Cửu vạn
Offline
Được in Trần Dần - Thơ, nhưng "- Không chọn những bài có cách viết không theo chuẩn chính tả hiện hành, không trong sáng về tiếng Việt; - Không chọn những bài có dùng xen lẫn chữ Việt, chữ nước ngoài ...". Úy trời,huynh có tin rằng có 1 văn bản như thế không ?
Tuesday March 11, 2008 - 08:21am (ICT)

trục …
Offline
* Nhon V: Tôi lại cứ tưởng là đúng chứ, té ra là đúng à?* Cửu vạn: Không tin, vì chưa nhìn thấy...
Tuesday March 11, 2008 - 02:13pm (ICT)

AQ
Offline IM
Vừa khoe với Cao sếnh sáng, rằng :"Chưởi là nghề của bọ". Đến khi đọc xong bài viết, mới thấy khó chưởi quá.Muốn chưởi ai, đối tượng bị chưởi ít ra phải là :- Những người còn có liêm sỹ, phải biết đỏ mặt khi nghe chưởi. Thế nhưng, những kẻ mà sếnh sáng nêu ra có biết liêm sỹ là gì đâu.- Những người còn chút lương tâm để cảm thấy áy náy khi làm khổ người khác, còn với loại người có con tim đóng băng trước nổi đau đồng loại, thì có chưởi cũng như "nước đổ đầu vịt", phí lời !- Những người biết chịu trách nhiệm, chứ cái loại nói xoen xoét :"nếu có người dân nào còn chịu khổ cực thì đó là trách nhiệm của Đảng" mà chẳng làm gì cho dân, thì có chưởi cũng như không. Dao chặt xuống thớt còn để lại dấu vết, chứ với mấy tay này, mặt luyện thành "thiết bố sam, kim chung trảo" rồi thì dù có nhất dương chỉ cũng không ăn thua, nói chi đến chuyện chưởi.Thôi ! đành thất hứa với Cao sếnh sáng. Khi nào có chuyện gì dể chưởi một chút thì báo cho bọ hay.
Tuesday March 11, 2008 - 03:12pm (ICT)

Huyen…
Offline
Bác ơi, chiêu tuyết là gì ạ?
Tuesday March 11, 2008 - 10:36pm (EDT)

trục …
Offline
* AQ: Khinh không thèm chửi chẳng bằng không thèm khinh...* HS: Chiêu là làm cho sáng tỏ, tuyết là làm cho trắng cho sạch như tuyết. Chiêu tuyết là nói tắt câu Chiêu oan tuyết sỉ (làm rõ nỗi oan, rửa sạch nỗi nhục).
Wednesday March 12, 2008 - 01:09pm (ICT)

May N
Offline
"Mặt kia của chiếc huy chương" có hình chữ CẤM đối với một số ấn phẩm là cú húych cực mạnh cho doanh số bán ra, và cho đầu nậu in lậu sách hưởng lợi
Wednesday March 12, 2008 - 01:12pm (CET)

trục …
Offline
May N: Lúc người ta tới kiểm kê để niêm phong, trong kho cùa Nhã Nam chỉ còn 19 cuốn thơ Trần Dần, không thể nói là họ dựng lên vụ này để bán sách. Còn ai in lậu thì tôi chưa có thông tin, chưa thể có ý kiến. Nhưng trong vụ không phải in lậu mà bị cấm này thì tôi tin cả trăm trí thức lớn nhỏ ở ngay Hà Nội ký tên vào cái Thư ngỏ ấy có đủ thông tin và kinh nghiệm để kiểm chứng thực hư, không dễ gì lừa được họ đâu, bạn nói chuyện giả cấm để bán sách và in lậu hưởng lợi ở đây là có ý gì vậy?
Wednesday March 12, 2008 - 08:08pm (ICT)

Labels:

Tuesday, March 11, 2008

Dọn nhà

B
uổi trưa trước hôm gia đình tôi đi, bà Ðồng Lợi có đến. Má tôi năn nỉ bà xem trong nhà có món nào vừa ý cứ lấy để trừ khấu bớt đi nhưng bà bĩu môi không thèm. Bà Ðồng Lợi là chủ một cửa hiệu bán đồ gỗ có nhiều kiểu mới lạ mắt. Trong khi những thứ bỏ lại của gia đình tôi đều được giữ kỹ từ thuở chúng tôi đương thời, dư ăn dư mặc nên kiểu cọ đã quá thì. Có lẽ bà ta chê vì thế. Nhưng sáng hôm sau bẳn là bà hối hận lắm vì thế nào nhà tôi cũng bị niêm phong, rồi những món đồ sẽ được bán đấu giá như trường hợp bà phán Nhu mà tôi đã chứng kiến. Chưa chắc gì bà Ðồng Lợi có phần trong số tiền ít ỏi đó.
Cuộc ra đi lặng lẽ êm xuôi như dự đoán của ba má. Chúng tôi chất lên ba chiếc xích-lô khi trời đang nắng gắt. Bà Ngãi bên cạnh nhà hỏi đi đâu mà vui vẻ vậy. Má tôi thưa rằng trời nóng cho chúng nó đi biển. Trừ thằng Mộng, em kế tôi, những thằng nhóc còn lại đều tin tưởng buổi chiều hôm đó tụi nó tụi nó đi tắm biển thật và những gói tụi nó được giao cho xách là cơm vắt với đồ kho mặn để tắm biển xong ăn. Cái thằng hay thắc mắc là thằng Ðặng cứ hỏi tôi: “Vậy sao mỗi đứa phải mặc tới ba bộ đồ vào người. Ai chớ Ðặng thì tắm khỏi cần mặc gì hết. Tắm xong rồi mặc lại bộ cũ cho tiện”. Tôi phải dọa bỏ nó ở lại nó mới hậm hực chui qua một cái quần đùi, một cái quần soọc và một cái quần dài.
Chúng tôi ra đi có vẻ sung sướng biết là bao nhiêu. Không một giọt nước mắt. Bọn nhóc thì cười ầm ĩ dọc đường. Chưa gì đã dành nhau chọn bãi bể mình thích. Má đã tiên liệu cắt ba người lớn nhất nhà phân tán ra ba xe để bịt miệng tụi nhỏ nếu tụi nó có la lối khi thấy xe quẹo sang ngã khác. Tôi ngoắc thằng Ðặng lên xe mình. Em cứng đầu cứng cổ nhưng cũng thông minh trội hơn những đứa cùng tuổi. Năm nay em đang học lớp cuối của Tiểu học. Thật là tội nếu vì chuyến đi này mà đến chỗ mới em không được được nhận vào trường trung học công lập. Thầy giáo em thường nói với cả lớp: “Ðặng có thể đổ đầu kỳ thi, nếu nó muốn”. Lúc xe tách đường biển, hướng ra Quốc lộ, em nhổm dậy định kêu nhưng bắt gặp cái nhíu mặt, lắc đầu của tôi, nó ngồi xuống, giương mắt như một dấu hỏi nhìn.
Một ngôi nhà tranh thuộc vùng ngoại ô, tưởng chúng tôi là khách của họ nên khi xe ngừng tình cờ nơi cổng, mấy bà già mừng rỡ chạy ra đon đả hỏi thăm nhưng rồi tiu nghỉu quay vào. Chúng tôi phải đến đây đón xe dọc đường vì sợ có người nhận mặt phát giác nơi bến xe. Một người tài xế lắc đầu. Rồi hai, ba... Tôi hơi ngại những chuyến xe nghẹt khách này sẽ đẩy chúng tôi về nhà cũ, lỡ dỡ mọi xếp đặt toan tính thì chiếc xe thứ tư dừng lại. Chúng tôi kéo rốc lên cửa sau. Chen chúc ngồi giữa gà vịt kêu quang quác. Ðặng nói trước khi bước lên xe: “Em hiểu rồi! Nhưng sao dấu em?”. Rồi nó chui vào một xó, khoanh tay trước ngực, ra dáng như người lớn nhưng từ hai khóe mắt em, ứa ra hai dòng nước.
Tôi nhìn lại, mắt má tôi cũng long lanh. Mắt ba tôi thì xệ xuống hai vòng thịt mệt mỏi. Còn mắt tôi, vắt ráo lúc này chắc cũng chẳng ra cái gì đâu. Quanh quất là những người lạ. Ðây là chuyến xe chạy suốt từ Ðà Nẵng vào Sàigòn nên ít có cơ hội gặp người cùng tỉnh. Má tôi đã chu đáo tính kỹ. Quá kỹ! Ngày mai là ngày rằm, thường mấy bà chủ nợ của má tôi cử đòi nợ trong những ngày họ ăn chay. Những bà hung hăng nhất là những bà ăn chay một tháng tới tám ngày. Họ phân bua: “Miệng nào miệng ăn chay, miệng nào mình đào xới cho được”. Trăng và cái ánh trăng sáng rỡ mà bao vị nhà văn ca tụng kia, thường có công dụng nhắc nhở tôi đến kỳ hạn múc nước hầm. Hẽm chúng tôi không có ống cống thoát, nên nhà nào cũng lợi dụng cái ánh sáng trời cho kia vào những đêm trăng non để múc nước bẩn trút ra đường, khách đi đêm khuya còn có thể thấy lối khô mà bước. Tối hôm qua, tôi định làm lơ khối sình đen đó nhưng má tôi nhắc, biểu đừng tỏ vẻ gì khác thường khiến người khác ngờ.
Ðêm qua, như những đêm trăng tròn sáng trước, trong lúc tôi cắm cúi thòng cổ xuống sát đáy hầm để vét sình, cũng thằng lỏi Nhâm con ông Mực say láng giềng bên phải, đặt ghế sát hàng rào, nhoi cái mặt bụ bẩm của nó qua hàng rào bằng thân táo nhơn khô để nói chuyện với tôi. Nó bằng tuổi Ðặng và cũng khá thông minh nhưng hình như tụi nó không hạp nhau. Thằng này nói không chịu được thằng kia. Nhưng mà tôi yêu cả hai đứa nó hết. Có lẽ tôi dễ có cảm tình với những thứ gì sáng sủa, tròn trịa, linh hoạt và tươi tắn. Còn bà Ngãi, cái bà láng giềng bên trái cứ đòi gả thằng con trai thứ tư của bà cho tôi hoài dầu tôi chưa biết mặt mũi của nó ra sao hết. Dĩ nhiên, đây thuộc vào loại chuyện nói để cùng cười vì nghe nói thằng đó đang du học bên Bỉ trong lúc tôi chưa qua hết bậc trung học và chuyến này là một cái cớ tốt để tôi được tự bỏ học luôn cho rồi.
Mọi năm, từ lúc bằng bọn thằng Nhâm, thằng Ðặng, mùa hè tôi phải theo má theo những chuyến xe ngược xuôi đi bỏ hàng qua những nẽo đường xa, ghé ở qua đêm từng nhà lạ. Và cũng đôi lúc cũng ngủ tạm trong những hộp xe hôi nhớp thùng thình. Lúc mới bắt đầu, cuộn trong lưng quần tôi còn có những miếng giấy dặn dò giá cả nhưng lâu dần quen thuộc rành rẽ đến độ dày dạn chai lì. Không thể phân tôi là người mang hai mặt nạ đổi thay theo thời tiết: là một con ranh sành sõi buôn bán, xoay sở mọi cách để có thêm đồng nào hay đồng nấy trong những thùng xe trôi nổi trong lửa hạ, và là một cô nữ sinh chăm chỉ học tập, nhu mì trong ba mùa còn lại. Trong lòng xe lắc lư, tôi cũng có thể rút ra mấy miếng bìa cứng tóm tắt bài để lẩm nhẩm học, cũng như trong giờ học tập tại lớp vẫn có những tên bạn viết giấy nhờ tôi làm trung gian mua giùm vài con số sẽ sổ vào trưa mai hay kiếm mua giùm chút thuốc khó kiếm...
Con đàn, thế nào cũng có ít nhất một một đứa hoang đàng chi địa. Gia đình tôi chưa phát hiện đứa con nào làm buồn lòng ba má. Nếu chúng tôi thuộc thành phần dư giả mọi thứ thì lãng học dành đi buôn với má, lãnh bánh bò bánh tiêu giò cháo quảy đi bán rong, quỳ lụy người tay anh chị để xin một chân lơ... có lẽ sẽ được xếp vào loại nghịch tử. Nhưng đó lại là những trò chơi buồn thảm cần được khuyến khích của chúng tôi. Và cũng con đàn, nhất là con đàn của một gia đình túng quẩn, khó lòng mà đẩy nổi từng ấy đứa vào cái máy ép mang tên học đường, để cuối cùng máy nhả từng đứa dính thêm vài mãnh bằng hầu sống thong dong như ba má bây giờ. “Bắt phong trần, phải phong trần”. Chẳng ai buộc tôi thay vì tròng đầu trong cái rọ-chữ-nghĩa-mệnh-danh lớp hè, lổn ngổn những bạn bè lại phóng mình theo những vòng xe bương chải. Cũng chẳng ai khoác lên cái thân thể đang sức lớn của thằng Mộng bộ quần áo mỡ dầu của gả lơ xe bé tí mỗi khi hè đến. Nhưng thế nào tôi cũng phải xung phong chạy ào hẳn ra phía ngoài phủ đẩy với ba má, cho trôi lẹ lũ chúng nó qua con đường thăm thẳm kia.
Tôi có thảy sáu thằng em trai. Nếu cái bào thai tám tháng trong bụng má tôi cũng lại là thằng nhóc thì có thể ví von một cách vui vẻ rằng tôi như con nhỏ Bạch Tuyết quay mòng mòng bởi bảy thằng cu bé tí. Hay nói theo cách nghĩ hài hước của ba tôi, tôi ở vị thế cái nhụy hoa có sáu cánh tỏa ra che chở. Chao ơi, có thật các chú mày che chở tao không hay bảy chúng ta chỉ là một thứ hoa ăn thịt sống mà ta lúc nào cũng ở vị thế sẵn sàng vươn chụp, bắt tóm lấy mồi ngon, nhai ngấu xay nhuyển nhừ sinh vật nào đó để biến hóa thành chất bổ, bồi dưỡng thêm cho mấy chú.
Thế là cái thằng cu thứ bảy (?)sẽ không được nằm trong cái nôi đã truyền qua bảy đời chị và anh nó. Thằng cu Tư gọi đó là “cái nôi truyền kiếp”. Nghe có vẻ như là một thứ quỷ ám. Ừ! Biết đâu vì chuyến đi này không thể đem nó theo mà đến xứ mới, gia đình tôi sẽ có một đời mới sáng sủa hơn. Ðiều tiếc rẻ là công trình cưng dưỡng nó của má tôi trong những lượt di chuyển trước và cái vẻ hậm hực của ba tôi khi lấy cước khâu lại những nơi nát lệch cọng mây. Nghe nói cái nôi là một món quà mừng đứa con đầu của một người bạn tặng ba má. Má tôi kể thêm hồi ăn thôi nôi người ta cho dầu thơm biết mấy, chất chật cả tủ bàn, thơm lừng lựng cả nhà. Về sau phân phát cho bạn bè một mớ, còn bao nhiêu cháy theo miếng bom trúng nhà.
Dạo đó ba tôi cũng làm công chức như bây giờ, nhưng công chức thời còn Pháp được nể trọng ra gì. Chẳng bù với hôm nọ, trả giá bó rau lang, mụ bán hàng cười mỉa: “Thôi đi, đừng có trả lên từng đồng theo điệu mấy bà vợ công chức nữa cô ơi!”. Một trong những chủ nợ của nhà tôi cũng thích lập đi lập lại câu: ”Chồng chị dầu gì cũng đang làm việc cho nhà nước mà”. Rõ ràng là bà ta hớn hở khi nhấn mạnh câu đó. Thằng cu Ðàn cá một ăn mười là bà có mối thù truyền kiếp với một ông công chức nào đó. Rồi năm, sáu thằng nhóc ngồi tưởng tượng về những giai thoại ly kỳ và dĩ nhiên không thiếu phần tiếu lâm mà nhân vật chính trong đó là chủ nợ và anh công chức. Cái bọn nhỏ này thật dễ thương và dễ tức. Lúc nào tụi nó cũng diễu được.
Xóm nhà tôn của chúng tôi tụp hụp che mẹp nhĩu đằng sau lưng của dãy phố chính cao ngất như một biểu tượng đẹp đẽ về thiên đàng và địa ngục. Tình cờ mà họ đặt nhà bếp ở tầng thấp nhất, phía sau cùng. Mỗi lần lũ em trai háu đói của tôi tuông về hỏi thực đơn, tôi cũng đùa với chúng nó bằng cách đưa vào những mùi thơm (và khét lẹt, đôi khi) đánh hơi được từ những cái đuôi nhà trước mặt để kể ra. Bấy giờ tôi hiểu vì sao những người giàu có được biết kỹ về sở thích, đời sống riêng tư. Bởi vì họ là thiểu số. Và chúng tôi thì muốn mua vui mà không phải tốn xu. Ðiều tôi chưa hiểu được là tại sao vẫn có báo đăng những đứa con tự tử vịn cớ để bớt miệng ăn cho gia đình vì thấy ba má họ nghèo quá không chịu nổi. Những người nọ, rõ ràng là thiếu máu hài hước tối cần để sống.
Cũng như Viện, cô láng giềng của tôi bỗng dưng xấu hổ khi biết tôi đã rõ chuyện má cô. Tôi quý yêu bà Ngãi không phải vì bà hứa gả thằng con đi Bỉ cho tôi. Nhưng tôi phục sự đởm lược, mưu mẹo của bà trong kế hoạch moi tiền ông Bang, chủ tiệm thuốc Bắc trước nhà chúng tôi. Tôi cũng phục sự hững hờ thản nhiên của chống bà. Có gì đâu, sao không hãnh diện vì mình được đại diện một số người Việt nào đó đòi bớt số tiền ông ta đã lấy cắp công khai. Mặc dầu gia đình bà Ngãi và chúng tôi sống bằng hai lối ngược nhau nhưng không phải vì thích quý họ mà tôi không yêu thích ba má tôi. Má tôi, người lỡ vận, ba tôi, sao ở nơi nào cũng được kẻ ghét, người ghen. Từ đó, sự có mặt của chúng tôi, kéo theo những món nợ còm cõi mang, trả hoài không hết. Thôi đừng nghĩ gì nữa. Còn vài chục cây số nữa đến Sàigòn. Ðó là cái trạm. Nhưng cứ coi như đã thành công. Và nên mừng rỡ.
Nơi chúng tôi định đến là một tỉnh tân lập nằm lưng lửng đâu giữa cao nguyên và biên giới. Một anh Tây, đồng nghiệp cũ mời ba tôi lên làm thư lý cho đồn điền cao-su của hắn. Chuyến đi này chi phí do anh ta đài thọ. Nên ba tôi quyết định không ghé những ông anh, bà em giàu có ở Sàigòn. Chúng tôi sẽ thuê giường hay ghế bố đâu đó ở bến An Ðông để sáng mai lên đường sớm.
Xe ngang Hố Nai có ba anh em sồn sồn chận lại. Họ đứng lắc lư trước mặt chúng tôi. Thằng cu Ðàn cười thành tiếng khi thằng lơ đến đòi tiền xe, ba anh đều cho tay vào túi, đều dùng dằng dành nhau thôi bác để tôi nhưng rồi cả ba đều cất tiền vo lại hết. Rốt, anh đứng giữa đành phải lôi gói tiền ra lại, đếm, cự nự thằng lơ sao đập đổ dữ vậy rồi mới đưa.
Gần đến Thủ Ðức, những thằng bé ào tới mời mua mía ghim. Có cả một người đàn ông lóng ngóng bưng nước đến mời. Hình ảnh đó trông mới thảm làm sao. Ông ta đứng lớ ngớ giữa một đám đàn bà con nít, luốt mất giữa những lời rao dù bộ dáng ông ta thoạt đầu trông cũng xăn xái ra gì lắm. Hai anh trước mặt tôi và thằng Ðàn thúc người đứng giữa: “Mua bưởi ăn anh”. Có lẽ giận vì thấy lòng tốt của mình bị lạm dụng quá trớn, anh đứng giữa lôi trong giỏ một quả bắp luộc bẻ làm ba, xẳng giọng: “Không có bưởi gì hết. Sẵn bắp đây nè. Có ăn thì cầm”. Hai anh kia lẫy, không cầm. Ðể giả lả, anh chủ nhân của quả bắp vừa cạp bắp vừa nói chuyện tầm phào: “Hai bác biết tứ khoái trên đời này là gì không? Mấy cụ mình thường bảo thế này:
Hạn hán phùng cam vũ
Dự thí bảng đề danh
Ðộng phòng hoa chúc dạ
Tha hương ngộ cố tri”.
Một trong những hành khách ở hàng trên, một anh chàng thanh niên mắt sáng tinh quái, mũi nhọn nham hiểm, miệng rộng tòa loa, ngoác ra, cười quay xuống: “Phải thêm như thế này mới khoái hơn nè bác:
Tam niên hạn hán phùng cam vũ
Ấu nhi dự thí bảng đề danh
Tu sĩ động phòng hoa chúc dạ
Vạn lý tha hương ngộ cố tri”.
Những chuyện tung qua tung lại như trò chuyền banh trên những chuyến xe đò như thế này tôi đã được nghe no cả hai tai. Thường thì chúng đem lại thích thú, quên cả đường xa và thường được gây bởi những người không quen gì nhau trước đó. Tôi chờ một người thứ ba nữa lên tiếng... Nhưng những phút trôi qua. Người ta bắt qua chuyện khác. Và rồi xe đáp bến... Nhưng những câu thơ trên tôi biết còn cái màn thứ ba. Cái màn mà tứ khoái sẽ thành bốn khổ nạn mà gia đình tôi biết đâu lại chẳng thưởng thức trong khoảnh khắc nào đó của mai sau. Thử tưởng coi:
Diêm diền hạn hán phùng cam vũ
Hoàng tử dự thí bảng đề danh
Thái giám động phòng hoa chúc dạ
Ðào trái tha hương ngộ cố tri.
Ơi hỡi những người đang trở thành cố tri của chúng tôi, nào bà Ðồng Lợi, bà Mỹ Sinh, cô Năm Luxy, bà Chín Hồng Hoàng, bà Tân Tạo, bà Lục Nam... xin gởi lời chào buồn cùng mấy bà và chẳng mong gì tái ngộ nhưng sẽ chào rất vui, nếu tình cờ gặp lại.
Thằng cu Sáu hỏi khi tôi bước xuống xe: “Tối nay chị dắt tuị em tới nhà ai coi TiVi hả chị Hai”. Nó làm tôi nhớ cái TiVi nhà bà Ngãi, tới Nó làm tôi nhớ cái TiVi nhà bà Ngãi, tới cái chức dâu hờ, tới cái hầm nước dơ hùng hục tát cạn đêm qua. Bốn tiếng đồng hồ, một chặng đường đã qua, chắc đã êm xuôi mọi sự chưa?
Mặc dầu đây là lần đào thoát đầu tiên của chúng tôi nhưng đã là lần di chuyển thứ mười mấy tư nơi này sang nơi khác. Chưa bao giờ chúng tôi ra đi nhẹ nhàng như vậy. Không nôi mây chất cột đầy vở sách, không giường gỗ long mộng tháo bỏ đùm đề. Không soong nồi chảo quánh xỏ xâu vun cao một giỏ cần xé. Không chén kiểu, tách cổ lót rơm nâng niu trên tay xách. Những người phụ bếp kèn cựa giá cả để vét đồ. Tôi bế thằng Sáu. Thằng Mộng nê thằng Út cho ba tôi bày cơm vắt và những món ăn mặn ra ở một góc chiếc giường mới thuê hôi mùi sầu riêng đã úng thối và khai nồng tanh tưởi mùi nướv đái mèo. Má tôi mệt mỏi ngủ gà ngủ gật ngồi gần đó vì cái thai đã quá lớn, kề ngày.
Ðêm đó tôi thức trao tráo. Tâm chưa được an dù ruột gan tôi không còn ngứu điếng như mấy tháng trước đây, nửa khuya trở giấc nghe tiếng thở dài quá não của ba, tiếng lăn trở của má. Những thằng em thong dong thở đều trong những thế nằm khác nhau. Tôi vẩy quạt qua lại từ đứa này sang đứa kia. Âm lạch xạch của nó hòa trong trong tiếng rì rầm của hai vợ chồng trẻ kế bên góc phòng. Một trong những chiếc ghế bố có đôi mắt của một gả đàn ông hay thanh niên gì đó xổm dậy, nhấp nháy một bên với tôi. Tôi trừng mắt nhìn gả. Cho đến lúc mọi người trở dậy, đèn sáng rỡ trong những quán, những xe, khởi đầu một ngày chưa tỏ rạng lui ui điểm sao, tôi vẫn chưa chợp mắt được, dầu một chút.
Ðây cũng là lần đi chuyển thứ một trăm lẽ mấy của tôi nhưng chưa bao giờ tôi được thấy những cảnh sắc hai bên đường buồn thảm như thế. Những vách núi cùng vực thẳm. Những trúc dại cùng tre gai. Thò cọng khô vào khung xe. Quất rát. Cảnh trí cứ thế không đổi. Hun hút. Thẳm mù. Biền biệt như là chiếc xe tiến về một chỗ nào không có thực. Thằng Mộng nắm tay tôi: “Chắc những chủ nợ của mình chẳng ai thèm tới cái chỗ này đâu, há!”. Âm hưởng hớp tớp, vui vẻ tố cáo bụng nó đang mừng khấp khởi. Mộng ơi, tao mà trúng số mày sẽ có một cái xe chạy suốt Ðà Nẵng - Sàigòn. Tôi liếc sang thằng Ðặng, mặt nó hiu hiu, xa vắng. Cưng ơi, chị chỉ ngại mỗi cưng. Sao cưng chẳng gắng, nếu không hồn nhiên thật được như anh Mộng và mấy thằng cu kia thì cũng giả bộ cười cợt mọi sự thử coi, như chị Hai đây nè.
Q.Ð. đón chúng tôi bằng một cơn mưa ì ầm, trút xối xả cái khối nước trữ đâu từ trời. cho đến lúc tối mịt, tưởng như không bao giờ dứt. Vừa tới nơi, ba tôi đã hối hả đi tìm anh bạn người Pháp để nhận việc ngay sáng hôm sau. Xe bị chận dọc đường mất mấy tiếng đồng hồ, có thể hắn tưởng chúng tôi không lên hay chờ không được nên ba tìm chẳng ra hắn trong những nhà vuông bán cà-phê, thức ăn quanh bến như đã hẹn. Chỉ có má và chúng tôi gọi xích-lô về căn nhà mà ba tôi đã thuê sẵn trong một chuyến lên trước. Trong lòng xe trùm, chỉ nghe tiếng mưa lộp bộp trên vải dầy, và cảm được dốc lên xuống khúc khuỷu quanh co.
Lúc tấm màn chắn trước xe được anh phu tháo ra, mưa trắng nhòa những lùm bụi hoang dã quanh nhà. Tỉnh mới lập, đường đất đỏ thênh thang nhão nhầy dưới mưa chực lôi chúng tôi ngã xuống. Láng giềng, có lẽ cũng xa, hú gọi chưa chắc nghe. Nhà mới thuê của chúng tôi vuông vức bốn thước, không gác, không bếp. Chủ nhà cũ có bán lại một cái bàn chữ nhật, chơ hơ giữa nhà trống rốc, không có thêm một chiếc ghế. Má tôi mới bước vào, ngắm nghía, đã dự định sẽ may một tấm màn chắn ngang nhà làm đôi. Phía ngoài tiếp khách, học hành. Phía trong là chỗ ngủ, chỗ nấu nướng, chỗ ăn. Thằng Mộng tình nguyện đi tìm chợ để mua đèn cầy và bánh mì ăn dỡ. Mà thực sự, bây giờ ngoài nó ra chẳng ai đủ khả năng băng mưa ào chạy úc này. Má ì ạch với cái thai đã mệt nhoài. Tôi thì bận xoa lưng thằng cu này, vổ mông thằng nhóc kia để dỗ tụi nó im. Chúng tôi ngồi bệt trên nền nhà bụi bám, trong bóng tối mù đen và đợi chờ tiếng gõ cửa của hai người thân. Trong im lặng, thỉnh thoảng nổi lên tiếng khóc của bọn nhỏ. Tôi thay má ru từng đứa. Rồi tôi bỗng giựt mình khi cảm được âm điệu ảo não, thê lương của mình trong những khúc ầu ơ ví dầu đó...
Má ơi đừng đánh con đau
Ðể con bắt ốc hái rau má nhờ
Má ơi đừng đánh con khờ
Ðể con hát bội làm đào má coi
Ầu ơ... Một tiếng bỉ anh còn ngồi suy nghĩ
Hai tiếng bỉ anh đứng dậy ra đi
Con cá vàng vi chờ khi nước chảy
Tay anh cầm cần câu, cần câu gẫy
Anh ứ hự cần... ân... câu... âu...
Một chập sau, tụi nó nín khe. Tôi gọi nhỏ tên từng đứa xem tụi nó ngủ chưa thì chỉ có thằng Ðặng lên tiếng. Nó thì thào trong tiếng thở của mấy đứa em, hơn nữa, mái tôn trên đầu chúng tôi cũng đang khua oằn dưới nước trút nên tôi chỉ nghe loáng thoáng: “Chị Hai! Cuốn vở của em”. Ừ! Thì chị Hai cũng phải bỏ lại đó, những cuốn vở như em. Bọn bạn và thầy cô chắc cũng hơi lạ một chút nhưng rồi cũng quên dần và quên bẵng sự vắng mặt của chúng tôi. Bỗng như hiện rõ trước mặt tôi, cuốn vở của thằng cu Ðặng. Những buổi tối dò bài nó bao giờ tôi cũng thấy nó ghi hờ những chữ Thứ... ngày... tháng... năm 1971 cho buổi học hôm sau. Những khoảng trống sẽ không bao giờ được lấp đầy và sẽ lạc vào tay ai, người bán bánh mì, bán tỏi, bán đường nào sẽ xử dụng những cuốn vở vô thừa nhận đó.
Má tôi tính toán trong cái hơi ấm lan man khắp cái khối đen câm của bóng tối, rằng ngày mai việc đầu tiên là phải mua gạo và một cái lò, nếu trời không mưa dầm dề thì những gốc tre khô nằm hoang cả bãi sau nhà sẽ được việc lắm, phải sắm một cái thùng phuy và hai thùng gánh nước nhỏ để trữ nước mà dùng, tệ lắm cũng hai cái soong và một chục chén, hai chiếc chiếu nylon khổ lớn và vừa... Có những tiếng ồ ạt cuồng nộ của bầu trời và hình như bên ngoài có chớp nhoáng sáng. Bỗng quả tim tôi như rơi trong chân không... Tỉ như ba tôi lạc dấu người bạn Pháp. Tôi muốn kêu lên thôi má đừng tính nữa má. Dầu tôi biết những điều bà kể ra là cần thiết nhưng sao tôi sợ thế, cái vòng tròn lẩn quẩn, chạy mòn đời vẫn không thoát được, sẽ kéo chân chúng tôi đến những người chủ nợ mới.
“Ðào trái tha hương ngộ cố tri...”. Cố tri không chỉ riêng những bà Ðồng Lợi, bà Tân Tạo, bà Chín Hồng Hoàng... lặn lội tìm kiếm. Có thể sẽ có những người mới, không mập núc như bà Ðồng Lợi, không đeo chùm chìa khóa rổn rẻng buộc bằng kim băng nơi lưng quần, khua rum theo bước đi như bà Bảy Phương, không giọng Huế lảnh lót như cô Năm Lucy... nhưng thế nào cũng phảng phất lờ mờ một dấu hiệu chung nào đó trên trán, cổ, mặt, miệng họ. Không lập thành hệ thống, không liên kết chặt chẻ, không đồng phục vũ trang, nhưng rất tình cờ, họ chăng lưới khắp nơi, sống thư thái và hạnh phúc. Tuy nhiên, thế nào họ cũng có những nét chung rất dễ nhận ra. Như những kẻ cố tình hay bị ép, chuyên nghiệp để mưu sinh hay có tính cách tài tử - phải giết người nhiều, dù muốn dù không cũng lãng đãng hằn trên mặt họ những cái bóng mà người ta vẫn gọi là cô hồn.
Có tiếng gõ cửa gấp, thằng Mộng ào bước vào. Mưa theo chân nó bén gót. Nó hỏi liên lia lịa: “Ba đã về chưa? Ba đã về chưa?...”. Ngọn nến được vuốt khô tim, thắp lên. Những ổ bánh mì mềm nhũn. Chúng tôi ra đi đâu có chuẩn bị áo mưa. Thằng Ðặng cởi bớt cái quần dài của nó cho thằng Mộng lau mình mẩy. Không, tôi đang cố gắng lạc quan nghĩ rằng thằng Mộng mạnh như con trâu nước, con bò mộng này sẽ không hề hấn gì với cơn mưa thiêng dữ dằn của vùng đất mới khẩn nửa núi, nửa rừng, nửa đồng bằng, nửa cao nguyên gần biên giới xa lạ này. Cũng như tôi cố lạc quan nghĩ rằng ba tôi đang qua đêm ở nhà người bạn Pháp.
Ánh nến nhỏ nhoi không đủ ấm cho những người nằm nhà khô ran như chúng tôi huống hồ hong khô thằng Mộng, thấm thía vào đâu. Khi nhận được khúc bánh mì úng nước mưa trên tay nó, tôi quay qua xoay lưng lại với ánh nến, vì tôi chợt khám phá ra, lần đầu tiên - kể từ khi chúng tôi rời ngôi nhà cũ - nước mắt tôi lăn dài... và tôi cố hết sức cắn chặt khúc bánh mì, giữ hai vai đừng rung để má và các em đừng trông thấy...

Labels:

3 Cựu Chiến Binh "homeless" Và Phim "inside The Vietnam War"
NGUYỄN DUY-AN
Nguyễn Duy An là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President National Geographic, tổ chức văn hoá khoa học lớn nhất thế giới.. Bài viết của ông mang theo một thông tin đặc biệt: Truyền hình National Geographic chiếu phim "Inside the Vietnam War" nhân kỷ niệm 40 năm trận chiến Mậu Thân.

Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
- Duy à... Có chuyện rồi! Đại uý Morrow cần gặp riêng Duy.
Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và bước nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uý Morrow vừa hỏi:
- Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?
- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 người "homeless" cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng được. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những người này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một người tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
- Ồ... Đó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Để tôi xuống gặp họ.
- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ "ngầu" lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và "càm ràm" với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?
- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhưng có thể mời họ vào "cafeteria" uống ly nước, chắc không sao chứ?
- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Để tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở "cafeteria". Anh không ngại chứ?
- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.
Trong lúc theo với đại uý Morrow xuống nhà gặp "khách", tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.
Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn nên thường đi làm bằng xe "Metro". Một buổi sáng Thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thường vì phải ghé qua trường học để ký một số giấy tờ cho các con trước ngày tựu trường. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang "rên rỉ" bài Hạ Trắng:

Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn, lòng hoa bướm say
Lối em đi về... trời không có mây
Đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy...

Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một một người Mỹ "homeless" đang "ngất ngưởng" thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thưởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:
- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?
- Đương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.
- Đại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao đã từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhưng khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.
- Ông...
- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải người Việt tụi mày vẫn nói thế sao?
- Tôi không quen gọi người lạ như thế. Hay gọi nhau là "anh tôi" được không?
- Tuỳ mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa? Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11 giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.
- Tôi sẽ trở lại trước 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.
- Mày không sợ hả?
- Sợ gì?
- Tụi tao là loại người bị ruồng bỏ và khinh chê.
- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.
- Đi đi. Hẹn gặp lại.
Tôi đã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành "bạn" từ dạo đó.
Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai người bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối. Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở "hạch hỏi". Đã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Có những người đã từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tường cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial). Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che dấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê Hương Yêu Dấu Việt Nam của chúng ta.
Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cười lớn, rồi lên giọng:
- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám "cớm dổm" ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn người Việt rất thân của tao.
Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:
- Đây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là người Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân "homeless" của tao.
Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:
- Mời các bạn xuống "cafeteria" uống nước và nói chuyện.
- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.
- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu.
Norman cười ha hả trả lời bằng tiếng Việt:
- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Đúng không?
- Rất đúng. Nghe giống hệt "một ông già Bắc kỳ" thứ thiệt.
Chúng tôi vui vẻ bước vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng trước bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những người đang có mặt trong "cafeteria" sáng hôm đó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:- Để khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có "preview" cuộn phim "Inside the Vietnam War" trước khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Đúng không?
- Đúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.
- Đài của tụi mày chỉ có trên "Cable" và "Direct-TV". Dân "homeless" tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé "preview" mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Được không?
- Chắc được. Mấy lần trước tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!
- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.

Để giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 người "bạn" cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang "Explorer Hall" cả giờ đồng hồ trước khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội trường chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé "preview", tôi đã liên lạc nhờ mấy người trong nhóm "Audio & Video" của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội trường, tránh xa những vị "tai to mặt lớn" trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Cựu Chiến Binh, Quốc Hội, và viên chức Chính Phủ Mỹ.
Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tuc, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy người bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt người nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi người.
Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội trường. Ba người bạn của tôi vẫn "án binh bất động" dõi mắt dăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng bước đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị "dân Mỹ" và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!
Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Đèn hội trường bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những người chung quanh rồi vội vàng "kéo" ba người bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót "khật khưỡng" bước theo tôi như ba cái xác không hồn!

Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu "Inside the VietNam War" nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 người bạn cựu chiến binh "homeless" đã cùng tôi đi xem "preview" hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.
Có lẽ đã tới lúc người Mỹ nhận thức được "món nợ phải trả" cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.
Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?

NGUYỄN DUY-AN

Labels:

Tuesday, March 4, 2008

Day la mot nguoi ban da chet cua toi.
Nhg cuon sach bao ong nhac voi anh NDT, ong da trao cho toi. Hien chung nam o nha me toi o Saigon.
Gio toi xa nha, biet trao (Niem Tin) lai cho ai bay gio???
Nhung sinh vien cua toi khg chiu doc, nhg ban be cua toi cung ban biu muu sinh.

http://www.talachu.org/truyen.php?bai=219

Diễm ChâuThư Lộ Trấn
Diễm Châu (1937-2006)
Nhà thơ, dịch giả Diễm Châu qua đời ngày 28 tháng 12 năm 2006 tại Strasbourg, Pháp. Bên sự tĩnh mịch an bình của dòng Yên Sa (l'Ill), anh đã bước từ giấc ngủ qua đêm sang giấc ngủ ngàn thu, một hạnh phúc rất hiếm hoi. Thế nhưng sự ra đi đột ngột và bất ngờ đó khiến tôi đến nay vẫn chưa ra khỏi cú sốc và cơn bàng hoàng, vẫn chưa viết được một chữ nào về người bạn thân đã kỳ ngộ trong quân trường qua sự giới thiệu của một bạn học cũ chung trường chung lớp là anh Hoàng Ngọc Biên. Ngày giỗ một năm đã trôi qua, và cũng vì không muốn để cho thời gian lặng lẽ trôi qua thêm nữa, nên tôi thiển nghĩ rằng, thay vì do tôi, sao lại không để cho nhà thơ Diễm Châu nói về chính mình? Bởi vậy mà tôi đã chọn ba lá thư đầu tiên anh gửi cho tôi khi vừa đặt chân lên đất khách, để độc giả từng đọc thơ Diễm Châu và đọc các bản dịch thơ ngoại quốc của anh, có dịp nghe chính tiếng nói của nhà thơ mô tả về đời sống tại Sài Gòn sau "giải phóng", và về chuyến đi tìm tự do ở miền đất hứa, của anh và gia đình. Sau hơn một phần tư thế kỷ ở nước ngoài, các con anh nay đã lập gia đình, sinh con đẻ cái, sống hạnh phúc và có địa vị trong xã hội. Anh đã mất một đất nước, nhưng các con anh nhờ thế cũng tìm được một quê hương mới. Thử hỏi chuyện gì đã có thể xảy đến cho anh, cho gia đình và con cái, nếu anh ở lại quê nhà? Ðây là một trang sử liệu khách quan đáng được lưu giữ để cho vào cuốn sổ đen về các tội ác của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với nhân dân, cách đối xử của Ðảng đối với "núm ruột hải ngoại" khi họ còn ở tại quê cha đất tổ. Ðây cũng là một dịp để tưởng nhớ các nhà trí thức yêu nước của miền Nam, nạn nhân vô tội vạ của một đảng chính trị ngụy trá, nhỏ nhen, nham nhở, độc ác tột cùng, có một không hai trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, trong cuộc mưu sinh tất bật nơi quê hương mới (xin lưu ý rằng tôi không dùng chữ "quê người"), may thay nhà thơ Diễm Châu vẫn tìm được thì giờ rảnh rỗi dành cho thơ ca, anh đã âm thầm dịch được hơn một trăm thi tập của các nhà thơ tên tuổi của thế giới, gồm cả mấy ngàn bài thơ, góp phần phong phú hoá thi ca, văn học Việt Nam.


Một số tác phẩm do Diễm Châu dịch và xuất bản
Thấy anh dịch hay và in đẹp, tôi đề nghị anh nên tìm cách thương mại hoá các thi tập đó. Nhưng anh nhất định không chịu, vì đối với anh thơ "không để bán". Anh rất thận trọng vì sợ gây ngộ nhận, và e bị lợi dụng cho một ý đồ, mục tiêu chính trị bất chính nào đó. Do vậy, việc đăng thơ trên internet tôi cũng phải thuyết phục anh mãi, nhưng anh vẫn lừng khừng. Cuối cùng, tôi lấy đại một điện thư của anh ra biên tập lại như một bài thơ, hay một truyện cực ngắn, và xin phép anh cho tôi gởi nó đến tờ báo điện tử Tiền Vệ do hai anh Hoàng Ngọc-Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc chủ trương. Tôi phải sửa đi sửa lại hai, ba lần anh Diễm Châu mới gật đầu. Từ đấy thơ, văn, và bản dịch của Diễm Châu xuất hiện đều đều trên Tiền Vệ cho tới hôm anh đột ngột ra đi. Từ khoảng gần cuối năm 1983 đến đầu năm 2004, nghĩa là hơn 20 năm, tôi đã nhận được hơn 80 lá thư cùng với sách báo, bản thảo, các tập thơ và thơ dịch của Diễm Châu trong tủ sách Thơ Trình Bày do chính anh in ấn tuyệt đẹp. Sau năm 2004, với sự xuất hiện của máy vi tính, các tờ thư viết tay, thường là rất dài, đã được/bị thay thế bằng các điện tin ngắn gọn và nhanh chóng hơn. Theo nhận xét của riêng tôi thì Diễm Châu dường như có tính bướng bỉnh, nghĩa là bất khuất, và kiêu hãnh ngầm, như thể anh mang trong người một dòng máu quý phái dù ở trong tình cảnh nào cũng ngẩng mặt nhìn lên trời cao; tuy thế, anh chẳng bao giờ tự cao tự đại, mà luôn luôn phục thiện, khiêm tốn. Ngoài ra, anh cũng luôn luôn sẵn sàng "cứu độ chúng sinh", và nếu tôi gởi S.O.S thì anh không ném một, mà ba, bốn, năm cái phao cho kẻ choáng váng đã rơi tòm xuống biển từ con tàu say của Rimbaud. Bài thơ dài nhất của Diễm Châu, "Việt Nam, tổ quốc và em", vừa làm xong, anh đã gởi ngay bản thảo qua cho tôi để xin góp ý kiến. Nói tóm lại, tình bạn của chúng tôi - đôi khi có to tiếng và giận hờn - đã phong phú lẫn nhau. Tuy nhiên, to tiếng chỉ là một cách nói, có thể thích hợp với cái tính nóng nảy như lửa rơm chóng tàn của tôi, hơn với cái mát ("cool") lâu bền hơn của Diễm Châu, luôn luôn giữ nụ cười trên môi và sẵn sàng xưng tội "mea culpa". Khi biên tập các lá thư sau đây, tôi chỉ thay đổi các chữ viết tắt, bỏ bớt vài cái dấu không cần thiết, và phân chia thành nhiều đoạn ngắn cho dễ đọc. Nguyễn Đăng Thuờng
Diễm Châu
Thư Lộ Trấn
Nguyễn Ðăng Thường biên tập

Lá thư đầu tiên của nhà thơ Diễm Châu viết cho tôi là một bưu thiếp có hình vẽ một nông trại vùng Alsace-Lorraine sát biên giới Ðức, với ghi chú: "Ferme Alsacienne à Reitweiller dans le Kochersberg (Bas-Rhin), d' après une illustration de Joel Roche" (Tạm dịch: Nông trại Alsacienne tại Reitweiller trong vùng Kochersberg (Hạ Rhin), theo một hình minh hoạ của Joel Roche). Bưu thiếp không đề ngày tháng ở phía trên mà chỉ ghi trong ngoặc ở cuối thư (1.9). Ông Thường thân mến, Tôi và gia đình (tất cả 5 người) đã tới Pháp hiện đang ở Strasbourg. Rời Việt Nam vào thứ Năm 28/7 [1] . Bị ở lại Bangkok một ngày, rồi qua Paris trước khi tới đây. Hành trình, mặc dù duyên do khá ly kỳ, không có gì đáng gọi là gian khổ, hành lý cũng nhẹ, trừ những gánh nặng không thấy được. Khi còn ở nhà tôi có nhận được 1 tấm thiệp và quà (vải xanh), nay mới có dịp viết mấy hàng cảm ơn người gửi. Tôi cũng có được một tấm card của ký giả Mạc Fong Lan [2] gửi từ M. [3] về nhưng không có ghi địa chỉ. Ông cho tôi gởi lời thăm và cám ơn. Strasbourg mùa này nóng như Saigon nhưng ban đêm hơi lạnh. Con sông L'Ill [4] chia hai nhánh ôm lấy trung tâm thành phố chỉ khiến tôi thêm nhớ Paris mặc dù tôi cũng chỉ vừa mới kịp quen với Métro. Ông và những người thân ra sao? Luân Ðôn? Biên [5] có đưa chân tôi, cả nhà đang chờ xuất cảnh. Thế Nguyên ốm lắm. Thái [6] gửi lời thăm ông. Sẽ viết dài cho ông sau. Nhớ lắm. Vẫn muốn khóc (1.9) Diễm Châu kèm theo địa chỉ tại Strasbourg; ở phía trên bưu thiếp có ghi thêm: Nhận được tin, ông làm ơn biên cho tôi mấy chữ, càng sớm càng tốt (cần lắm) Mong. * Lá thư thứ hai cũng là một bưu ảnh màu chụp một con đường ở Strasbourg, phía sau là ngôi nhà thờ danh tiếng xây cất từ thời Trung cổ, với ghi chú: "AU PAYS DES CIGOGNES... STRASBOURG (Bas-Rhin). La rue Mercière et la cathédrale (XIIe - XIIIe - XIVe et XVe siècles)." (Tạm dịch: Strasbourg (Hạ Rhin)... Xứ cò trắng. Ðường Mercière [phố Chạp Phô] với ngôi thánh đường (thế kỷ XII - XIII - XIV và XV). Thường thân mến, Ðã nhận được Trại súc vật. Rất cám ơn. Sách báo Ănglê ở đây hiếm lắm. Khi nào đọc xong… sẽ có bình luận thêm! Vẫn mong thư ông. Bưu điện ở đây chậm như rùa bò... Mình đã viết cho vợ chồng Ng. Ðồng [7] . Rất mong nhận được tin của bạn bè xa gần. Nếu có viết cho Quỳnh [8] ông cho mình gửi lời thăm nó và phu nhân! ở cái fossé [9] này rầu quá ông ơi. Nhớ bạn bè, nhớ những buổi chiều trôi luôn vào những buổi tối không đèn…! Mong tin ông lắm lắm. Nhớ viết cho nhau (thỉnh thoảng... luôn!). Mai đã là 2 tháng xa quê rồi! Diễm Châu 27.09.83 * Lá thư thứ ba rất dài, ba trang thủ bút tuyệt đẹp, chi chít, khít khao nhưng đọc dễ, viết trên hai tờ giấy trắng để đánh máy chữ: STRASBOURG 11.9.83 Ðã nhận được thư và quà của ông. Mình đang cần cả hai thứ. Cám ơn Thường rất nhiều. Khi viết mấy chữ cho Thường mình không ngờ lại được tin sớm thế. Cám ơn Thường đã nghĩ đến mình và vẫn nghĩ đến mình khi mình còn ở bên nhà cũng như bây giờ. Mình cảm thấy được an ủi rất nhiều. Cám ơn Thường 3 lần! Chuyến đi của mình quả thật là chuyện bất ngờ. Chính mình cũng không hề nghĩ đến ngày hôm nay: bừng con mắt dậy bỗng thấy mình thành kẻ "tị nạn"! Mấy dòng đầu thư của Thường khiến mình rất nghĩ ngợi. Mình nghĩ mình "thiếu nợ" mọi người đã nhiều. Và lúc này hơn bao giờ hết, giữa cái lu bu của cuộc sống đổi thay, món nợ tinh thần kia lại xuất hiện hết sức rõ rệt. Mình thiếu nợ những người "anh em thù nghịch", nhưng nhất là thiếu nợ bàn bè, một lời trần tình: Vì sao, sau 8 năm ở lại "chịu đòn" rốt cuộc mình lại bỏ đi? Có lẽ phải viết một quyển sách! Có lẽ chỉ vài dòng cũng đủ (cho mình và bạn bè). Mình phân vân. Dẫu sao, về chuyện này cũng cần phải có ngày giờ, và ngày giờ không chỉ để viết ra mà còn là để gạn lọc xem những gì thiên kiến, ảo tưởng, những gì là bản chất thật sự, những gì là sự thật, dù chỉ là những sự thật tầm thường... Mình đáp máy báy Air France qua Bangkok, ở lại đây một đêm, một ngày rồi tiếp tục đi via Bombay. (Ðáng lẽ ra không phải ở lại đất Thái, nhưng bọn bên nhà đánh télex sao đó nên số người từ HCM-ville tới đông hơn dự trù. Bởi thế khách Việt Nam bị để lại, nhường chỗ cho bọn Karachi lên tàu). Tới Roissy-Charles de Gaulle được đưa về "trung tâm những người tị nạn" ở Créteil, ngoại ô Paris; ở đó khoảng hơn hai tuần. Ðúng ngày 19-8 [83] lên đường đi Strasbourg, ở tại một trung tâm tạm cư (Centre Provisoire d'Hébergement). Tại đây, được báo trước là, được ăn ở miễn phí khoảng bốn tháng, rồi "tự túc". Hiện nay mình đang lo chỗ học cho ba đứa con và tìm công việc cho chính mình. Ngày ngày phải chạy cùng khắp lo giấy tờ và đi khám sức khỏe (sao mà "nó" khám nhiều thứ thế!) Mới lo được cho con út năm nay 17 vào học tiếng Pháp ở một trường tư (La Providence!). Còn hai đứa lớn có Bac [10] Việt Nam chưa biết có ghi tên học tiếng Pháp được không. Nỗi lo hiện thời phần lớn là nằm ở đó. Thằng nhỏ năm nay 20, học Bac xong thì vô y khoa rồi bị cho nghỉ vì vụ giấy tờ xuất ngoại. Khốn nạn nhất là khi đi chỉ có mỗi mảnh Bac bằng nửa bàn tay, còn giấy tờ chứng nhận đại học bọn chúng nhất định không chịu cấp. Con lớn năm nay 21, học năm thứ ba ban toán đại học bên nhà cũng vậy. Cuối năm thứ hai đang thi thì nó giấy kêu ra sở ngoại kiều. Thế là chúng không cho thi tiếp, không cấp giấy chứng nhận đại học. Năm học thứ ba nó phải đi học "chui" (Các thằng hầu hết là ngụy đã... bao che cho học.) Qua đây bằng cấp bên nhà trên nguyên tắc là sẽ không được công nhận. Bởi thế mới có nỗi lo... Còn công ăn việc làm của mình thì chưa thấy có gì sáng sủa cả. Cái xứ từng đàn chim biển "rong chơi" dọc theo dòng nước này coi bộ không dễ kiếm việc như nhiều người tưởng. Mình nghĩ đã đến "nước này" thì cái gì cũng làm hết, miễn sao... Thế nhưng vẫn có... khả năng là tiếp tục rong chơi thôi. Có lẽ phải lộn về Paris... Và vấn đề này chắc Thường cũng không tránh được một số kinh nghiệm? Mình bây giờ cũng không còn được như xưa, dù xưa đây cũng đã là quá tàn tệ. Bây giờ mình răng rụng gần hết, tóc bạc từ lâu, cái kính gãy hai, ba lần chưa thay (nhìn xa không rõ nhìn gần cũng không xong!) còn cái gọi là nụ cười thì đã quá nhuốm nhiều... bụi đời. Niềm "kiêu hãnh" vẫn còn đó, thế tuy nhiên tám năm, những gặp gỡ mới, những đổi thay... đã quét lên một lớp sơn kỳ quái bên ngoài có vẻ điềm tĩnh, nhưng bên trong, đằng sau, cái "đau" chỉ chực vùi sâu ngọn lửa chưa chịu tắt. Ở đây mình không có lấy một người quen. Trí thức bản xứ thì lạnh như... Ðức, còn trí thức Việt Nam thì quá hiu hắt. Mình từ một chỗ bị "cô lập với thế giới bên ngoài" đột nhiên nhẩy vào một "thế giới tự cô lập", mặc dù người bản xứ gọi chỗ này [11] là... thủ đô của Âu châu! Mình tới Pháp quả là một chuyện kỳ quặc, nói ra thật khó tin (chính mình cũng... không tin) Trái với mọi người, mình không làm đơn xin xuất ngoại trước. Chuyện xảy ra khoảng 79 hay 80 gì đó. Có một người bạn mới quen lúc sau này đến chơi, thấy tình cảnh trong nhà tội nghiệp, hỏi han sự tình rồi ghi lại vài chi tiết. Bẵng đi mấy năm, tưởng chuyện đùa... Ai dè một ngày tháng 5-82 "được" Bộ Nội vụ rồi Sở Ngoại kiều rồi Quận kêu lên, biểu làm giấy "xuất ngoại về việc riêng". Lý do chính thức họ biểu ghi là "để mưu sinh". Thế rồi các thủ tục lập hồ sơ, bổ túc hồ sơ... Ðến tháng 5.85 thì ký giấy xuất ngoại và phát cho mình vào tháng 6. Trong thời gian chờ đợi, lãnh sự Pháp có gửi ra cho một giấy chứng sẽ có nhập cảnh của Pháp. Lúc đó mới hay mình có tên trong danh sách "những trường hợp đặc biệt" được Pháp can thiệp. Danh sách này có lẽ đã do tên [12] … đưa qua cho Hà Nội... Thực hư, đầu đuôi ra sao mình hoàn toàn không quyết chắc được. Dầu sao, cũng phải ghi nhận là hoạt động của Bàn tay Ðịnh mệnh đôi khi cũng có những đường nét hơi... bất thường. Ở nhà, mình đã bị mấy người anh em ở Sở Ngoại kiều kêu là... thuộc "diện" bị 'trục xuất". Qua tới đây mới cảm thấy thấm thía đó không phải là một câu nói đùa. Ấy thế mà khi mình đi, không thiếu kẻ đánh nhau, giành nhau để đi. Số người xin đi Pháp bây giờ gặp khó khăn nhiều. Rất có thể bằng một cách nào đó xin được Việt Nam cấp xuất cảnh nhưng lại không có nhập cảnh của Pháp. Không thiếu người đã có xuất cảnh 1, 2 năm rồi mà vẫn không đi được (vì người bảo lãnh không phải bố mẹ vợ chồng con cái). Cả đến con lai cũng bị gạt lại. Rất nhiều. Người xin đi Mỹ thì hồ sơ qua nhiều thủ tục và thường bị xét khá lâu. Gia đình Biên [13] hiện có ông anh rể ở chung nhà với Biên đã được xuất cảnh đi Mỹ nhưng tới lúc mình đi vẫn còn phải chờ được lên danh sách "interview" của Mỹ. Biên đã có giấy kêu ra Nguyễn Du (Sở Ngoại kiều thành phố) bổ túc hồ sơ (đi Mỹ), còn phải chờ Nguyễn Trải (trực thuộc Bộ Nội vụ) xét cấp xuất cảnh. Sau đó lại phải chờ được kêu đi interview. Thời gian chờ được đi interview này có khi kéo dài 9, 10 tháng là thường. Ấy là chưa kể thời gian chờ được cấp xuất cảnh. Hiện nay Biên đã thôi làm Tin Sáng (đóng cửa), một dạo mở quán café rồi phải dẹp vì "công an khu vực" làm khó và vì một chuyện không đâu. Thí dụ: Biên cho phóng lớn một một bức tranh Léger (hoạ sĩ vẫn được phe xe hội có cảm tình đặc biệt) lên một bức tường trong quán, bị công an kêu bôi đi vì là... văn hoá đồi trụy! Biên hiện nhận làm bìa, minh hoạ và làm "mise en page" [14] cho tờ Phụ Nữ và một vài tờ báo khác. Làm cho đỡ buồn chứ không lấy gì làm hứng thú. Chị Hồng [15] chưa xin nghỉ dạy (trong nhà cần có một "công nhân viên") nhưng có vẻ quá mỏi mệt. Hai đứa nhỏ [16] vẫn đi học và tập võ, gần đây có xuất hiện trong một phim Việt Nam. Tình hình kinh tế bên nhà không nói thêm chắc Thường cũng biết là ngày càng sa sút, khiến cho việc tồn tại như một người lương thiện, đối với số đông, càng ngày càng trở thành một việc... không tưởng. Cách đây ít lâu hàng cũ và hàng nước ngoài gởi về nhiều, làm ăn sinh sống không đến nỗi chật vật. Nhưng rồi qua mấy kỳ đổi tiền, qua mấy kỳ đánh tư bản... mại bản rồi tư sản... "đỏ", qua các biện pháp an ninh hạn chế việc gởi quà và nhận quà nước ngoài, Saigon bắt đầu tiều tụy trông thấy. Thuốc tây lên giá vùng vụt. Aspirine cũng lên đến giá mà người thường khó lòng mua nổi nếu không muốn bị đói. (Nói gì tới các thứ trụ sinh...) Chợ trời thuốc tây bị dẹp, các tiệm thuốc được mở ra để thay thế. Phải có rất nhiều "cây" mới mở được. Và phải chia phần lời cho chính quyền địa phương, chưa kể phải chịu thuế rất, rất nặng, không dưới vài chục ngàn/tháng. Tuy nhiên vẫn lời. Vì đói còn hơn chết, phải không? (Better red...! [17] ) Ấy thế nhưng các chủ tiệm vẫn nơm nớp lo sợ vì không biết ngày nào sẽ bị đóng cửa. Hàng chỉ bày ra lấy lệ. Còn bao nhiêu tìm chỗ giấu, lâu lâu có người hỏi mới đem tới. Saigon có một thời đã trở thành một trung tâm kiếm đô la cho cả nước. Nay thì với những biện pháp tiêu diệt các thứ hãng xuất nhập cảng nhỏ, các nơi duy nhất còn kiếm ăn khá tuần tự "thanh lý" đã dẹp tiệm. Từ đầu năm đến khoảng cuối tháng 6/83 không thu được ngoại tệ. Nguyên do chính thức là vi phạm kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhưng không chính thức và có lẽ đúng hơn là vì sự đố kỵ, ghen tị của Hà Nội. Sau giải phóng, Nam bộ mở ra như một thị trường lý tưởng để đem giấy lộn đổi hàng. Cán bộ đua nhua mua sắm, bòn rút, xoay sở tìm mọi cách để khuân đồ về Bắc hoặc trang bị sắm sửa cho các biệt thự mới được chia. Ðồng tiền chả còn nghĩa lý gì (nhưng vẫn khó kiếm). Lần đổi tiền đầu tiên 1 đồng [18] ăn 500 đồng Saigon [19] . Nay thì một đồng là một đồng, nghĩa là không phải là (và không bằng) 1 đồng cũ. Tình trạng lạm phát và mất giá là "vô địch". Ấy là chưa kể những thứ giấy bạc tung ra bừa bãi qua các hình thức vé số. Saigon và hầu hết các tỉnh đều in vé số và có xổ số hàng ngày! Ít khi nhge nói tới các triệu phú nhờ xổ số! Từ con tôm con con tới con tôm lớn, con cá ngon, cà phê, thuốc lá, chè... đều là hàng độc quyền để xuất cảng. Rau muống (Bắc kỳ đã trở thành Nam kỳ đối với đại đa số dân nghèo) đang từ 1 đồng một bó lên tới 3 rồi 5 đồng mà số lượng lại có phần giảm đi. Lương thầy giáo (tốt nghiệp đại học) khoảng 70 đồng cộng trợ cấp (gấp đôi) cộng một vài món hàng bán giá nhà nước đem bán lại, được khoảng tất cả là 250 đồng/tháng. Trong khi đó thuốc lá hạng bét từ 8 đồng, phở một tô từ 15 đến 30 đồng, một cái áo sơ mi may sẵn 250 - 300, một đôi giày cũ 300, một đôi giày mới từ 700 - 2000 đồng. (Cũng may là từ ngày bộ đội vào thành phố, dân Saigon hầu hết đã vui vẻ... xuống dép râu, mới đây có nhích lên chút đỉnh, lên dép da, nhưng dép nào - dù bằng nhựa tái sinh - bây giờ cũng khiến các bà nội trợ phải hết sức đắn đo trước khi hạ quyết tâm xách về một đôi!) Ða số các hình thức dịch vụ đều được tiến hành theo lối... chui (C. Milosz đã phân tích hiện tượng này từ lâu, trong The Captive Mind.) Thuế má quá cao và lũy tiến hàng tháng! Phần lớn các tiệm phở ngon đã phải tự ý đóng cửa vì thuế hàng tháng lên tới 50.000 - 70.000 đồng/tháng hoặc cao hơn 100.000 đồng. (Ôi những con số tưởng là trừu tượng nhưng có thật!) Hàng ăn nào đông khách là nhà nước sẽ cùng nhân dân đồng cùng làm (hợp doanh). Thế là tan. Trộm cướp, giết người thường xuyên. Một vài vụ "điển hình" được đưa ra toà. Một vài vụ "chống đối, phá hoại" đã bị xử nặng. Tại Hà Nội tình trạng mất an ninh còn nghiêm trọng hơn Saigon. Phong trào "trấn lột" có một dạo thật sôi nổi. Trấn áp bằng súng rồi lột tiền. Hầu hết là bộ đội về phép. Quân đội 6 tháng có gạo ăn, sáu tháng phải tự túc. Trong sáu tháng tự túc, đơn vị cho về phép, lúc lên phải nạp một món tiền. Về thành phố chơi đã, lúc đi hết tiền phải xoay. Thế là quay ra "trấn lột". Ðại tướng Chu Huy Mẫn đã từng bị. Nhưng không tìm ra thủ phạm! Kinh tế xã hội chủ nghĩa, điển hình là ở Hà Nội, không có vẻ gì khá cả. Cái gì cũng giành lấy để làm, để chia nhưng không làm nổi, chia không xong. Có gì đâu mà chia. Mới rồi, Hà Nội có đưa ra một câu đối về thương nghiệp quốc doanh: "Cục cứt cũng phân, phân như cứt!". Cho đến nay sĩ phu cả Bắc Hà lẫn Nam Hà đều chưa ai đối được! Bởi không còn để cho ai kiếm việc làm và không còn trông vào quà nước ngoài gửi về, nhân dân nói chung là khổ. Dân nghèo thì khổ lắm. Chưa kể cái nạn "công an khu vực". Hà hiếp xách nhiễu thường xuyên. Hơi một tí là bỏ tù, làm tiền. Phường nào cũng có ít nhất một nhà giam. Quận thì có Hilton của nó. Thường là một cái hôtel lớn trước kia cho Mỹ thuê nay thành nhà tù. Ðêm đêm đi qua thật hãi hùng. Những cục đá có bọc những mảnh thư kêu cứu tuyệt vọng có thể rớt ngay xuống chân nhưng ít có ai dám dừng lại để lượm. Thằng Nhậm (Trần Tuấn, ứng cử viên "chống Mỹ cứu nước" thời Thiệu bị nhốt...) chết rồi. Nó chết ở nhà tù Rạch Giá. Từ sau giải phóng nó bị bắt thêm hai lần. Một lần bị nhốt vào hộp sắt ở Lâm Ðồng Bảo Lộc. Chạy mãi mới thả. Lần sau bị lại ở Rạch Giá. Ðang bị lao nặng, chịu không nổi lao động cưỡng bách cơ cực. Hôm rồi giỗ lần hai của nó, bạn bè không có chỗ tới vì không được phép. Các ông cha, ông sư, dì phước bị làm khó và đi tù dài dài. Tu sư phải có chứng nhận mười năm liên tục tu hành mới được tiếp tục. Không thì phải ra khỏi chùa. Muốn làm cha [linh mục] mà có một người trong nhà đi nước ngoài thì coi như vô vọng. Giám mục cũng bị bỏ tù. Trường hợp Ðức cha Thuận bị đưa đi an trí ngoài Bắc, bị giam lỏng rồi mới đây lại bị nhốt Hỏa Lò. Ðức cha ở Nha Trang cũng bị cấm cửa không được đi đâu, dù là đi họp Hội đồng Giám mục Việt Nam ở Hà Nội. Mấy ông cha Jesuites vừa bị đưa ra toà lãnh từ 2 đến 12 năm tù ở vì những tội danh rất bâng quơ. Thực ra, trụ sở Ðắc Lộ thu hút được thanh thiếu niên hơn các tổ chức Ðoàn, Ðội của nhà nước. Báo chí tư bị đóng cửa, chỉ còn tờ Công giáo Dân tộc hầu như không ai mua và đã trở thành gần như báo nhà nước. Nhóm này phải đi nuôi heo (heo chết), nuôi gà (gà toi), mở hàng thuốc tây (đóng thuế), bơm mực bút bi (mực ngoại không về đều) để sống qua ngày. Báo nhà nước thì nhiều nhưng nội dung quá tệ, nói gì tới hình thức. Thiên hạ mua vì những trang thể thao nhảm nhí (chỉ ca đội "nhà", đổ lỗi cho đội khách và nếu cần, khán giả! "Khách" đây bao gồm cả Saigon nếu có đội Hà Nội.) Sách cũng vậy. Nghèo nàn và tồi tệ. Thỉnh thoảng có vài cuốn hồi ký của mấy ông tướng chửi lộn nhau (thí dụ ông Trần Văn Trà "đá" Ðại tướng Văn Tiến Dũng). Thế là đổ xô đi mua. Nhưng giá mắc quá lại tiu nghỉu đi về. ở Hà Nội công an gặp ôm sách ông Trà là lãnh đủ. Phần lớn báo và sách (có một hồi còn rẻ) đã được mua để gói đồ. Văn nghệ sĩ bây giờ hầu hết phải có marque [nhãn] Bắc Việt hoặc 30/4. Số nào còn ngay thẳng đôi chút là rách. Thế Nguyên [20] tiếng là làm biên tập cho Văn nghệ Thành phố chỉ ngồi chơi xơi nước lã. Tháng tháng tới toà soạn 1, 2 lần để lãnh khoảng hơn 200 đồng. Không viết gì nữa, rượu, thuốc, gầy ốm, bệnh tật. Thái [21] làm "Ðiểm phim" bị một thằng 30/4 chỉ điểm, suýt bị văng. Cao Tùng [22] thất nghiệp, lang thang, kéo đờn và chụp ảnh dạo kiếm ăn lần hồi. Tình trạng chán nản, tê liệt là phổ quát. Thiên hạ sợ... tự do, cách mạng; chính sách "Duy nhất đúng" của Ðảng Cộng sản Việt Nam có lẽ đã là một nguyên do gây ra trình trạng tồi tệ hiện nay. Ngu dốt, bị bao vây, bị gài thế phải chiến tranh liên miên, phe nhóm, quá khích, một chiều, hẹp hòi, nhỏ mọn, anti-intellectuel tự bản chất... mỗi thứ một tí đã dính phần vào đó. Mỗi người, mỗi phe đều có lý do của họ, nhưng tình trạng chung dù công nhận hay không, thật sự là chết trả góp (Céline trả về tiền) [23] . Gần đây, các "đài địch" tuyên truyền, nói "ta xuất cảng người sang Liên Xô làm lao công khốn khổ lắm". (Thực ra là chỉ có con cái cán bộ và những tay 30/4 mới có hy vọng được nhận làm lao công khốn khổ thôi. Dân thường không trông mong gì đâu. Phải chạy thuốc và thần thế mới xin được một chân đấy. Thí dụ: Hồ Ngọc Nhuận có hai cô con gái sang làm lao công ở một nước Ðông Âu). Nói chung ra thì, đối với dân chúng bây giờ, bất cứ ở đâu, dù là Sibérie hoặc Hungari, Tiệp Khắc... cũng vẫn là hơn ở trên chính quê hương của mình với những người "anh em nay đã trở thành loài sói". Những nhận định hời hợt trên có lẽ thiếu "nuances" và bức tranh quá đen tối đối với một "avocat du Diable" như tôi từ hồi nào đến giờ. Thế tuy nhiên tôi nghĩ, đối với Tả và Hữu, chỉ có một sự thật và sự can đảm nhìn nhận sự thật mới đem lại thuốc chữa. Tôi vẫn là tôi, không thay đổi. Hơi mềm yếu đôi khi nhưng không khi nào chịu "dễ tính" với mình. Tình hình Việt Nam chưa ai đặt thành một con toán thực sự, bởi đó mà vẫn chưa có đáp số! Thư đã quá dài mà tôi vẫn chưa nói gì được cho ông nghe về "tình hình ở bển". Tôi hy vọng sẽ viết thêm dài dài và mong được ông góp ý trao đổi. Nếu có gì đặc biệt ông muốn biết, xin ông cũng gợi ý... Nghe tin Quỳnh và vợ chồng Ðồng tôi mừng lắm. Rất mong được tin của các bạn. Mình hiện không có địa chỉ của ai hết, ngoài Thường ra. Nhận được thư này, Thường ráng viết cho tôi vài chữ. Cho tôi biết tiếp về ông và các bạn, xa nhau lâu quá... có gì... ông đừng giận. Mình vẫn muốn đọc Borges. Những tờ TLS và Observer Mag [24] Thường cho [25] , tôi đã "truyền" lại cho người thân ở nhà. Ðọc đỡ buồn lắm. Hồi gần đây mình rất thú chí vì kịch. Rất thích Grotowski và Théâtre en Pologne. Nói về London cho mình nghe đi. Nhớ ký giả M. Phong Lan [26] giùm mình. Cám ơn Thường lắm. Thân, Diễm Châu Tôi vừa nhận được carte của Nguyễn Ðồng.
© 2008 talawas
[1]28.7.1983 (các chú thích trong bài đều của Nguyễn Đăng Thường)[2]Mark Frankland[3]Moskow[4]Yên Sa[5]Hoàng Ngọc Biên, nhà văn kiêm nhà giáo[6]Nguyễn Quốc Thái[7]Nguyễn Đồng và Nguyễn Thị Hợp, thuộc nhóm “Hội hoạ sĩ trẻ” trước 1975, hiện ở California[8]Nguyễn Quỳnh, hoạ sĩ kiêm nhà giáo, hiện ở Mỹ[9]Hố[10]Bằng tú tài[11]Strasbourg[12]Biên tập xoá tên[13]Hoàng Ngọc Biên[14]Thiết kế trang[15]Giáo sư Pháp văn, hiền thê của Hoàng Ngọc Biên[16]Con trai song sinh của Hoàng Ngọc Biên - Nguyễn Thu Hồng[17]Better red than dead![18]Tiền mới[19]Tiền cũ[20]Tác giả Hồi chuông tắt lửa và chủ bút Trình Bầy[21]Nguyễn Quốc Thái[22]Cao Thanh Tùng, nhạc sĩ hồ cầm kiêm nhà giáo điều khiển chương trình "Ðố vui để học" của Bộ Giáo dục trước 75[23]Ám chỉ cuốn truyện Mort à crédit của nhà văn Pháp Louis Ferdinand Céline[24]Times Literary Supplement và Observer Magazine[25]Trước khi sang Pháp năm 1974[26]Mark Frankland
Diễm Châu tên thật là Phạm Văn Rao; tên thánh là Alphonse, sinh năm 1937 tại thành phố Hải Phòng. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn – Giáo sư Anh văn. Tu nghiệp tại Đại học Indiana, Hoa Kỳ. Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Bách khoa Sài Gòn. Tổng thư ký tạp chí Trình bầy ở Sài Gòn trước 1975. Cùng gia đình rời Việt Nam năm 1983.
Tác phẩm: Hạnh hoa, Sáng muôn thu (trong nước, trước 1975); Thơ Diễm Châu và Mười bài ở Paris… (ngoài nước). Trên trang Tiền Vệ, Diễm Châu đã công bố hầu hết tác phẩm của ông (thơ, tiểu luận, tuỳ bút) trong số đó có hai tập thơ MƯỜI BÀI Ở PARIS & NHỮNG MẢNH RỜI, và VIỆT NAM, TỔ QUỐC VÀ EM; đồng thời, ông đã giới thiệu hàng trăm tác giả quốc tế qua hàng ngàn bản dịch Việt văn.

Labels: