Sunday, March 16, 2008

Entry for March 16, 2008
Cua Truc Nhat Fi
Ngay xua, chinh nhg dog nay khien toi chi thu hoc hoi noi nguoi nay.
Co nguoi noi, sao cu thay ong bi anh huong Tau.
Nhu ong T, luc nao cung dan ra nhg loi cua cac nhan vat cua cac xu so khac.
Toi nghi, cung khg trach may nguoi do duoc.
Nhu toi day, da chui vao mot cai ho, hu len, nhung cung fai dao tiep mot cai ho khac, va lap loi giao tiep voi nguoi doi, vi so nhg Dong Bao, Dong Chi voi minh.
Mot ngay nao se viet ve Nguoi Y, theo dang tho, xem sao. Co gi M khg ghi ra, lo nhu..
Phai, lo nhu ma..

Chuyện kẻ sĩ

1. Tề Tuyên vương tới chơi nhà Nhan Xúc, nói "Xúc lại đây". Nhan Xúc cũng nói "Vua lại đây". Các quan đi theo nói "Vua là bậc chí tôn, Xúc là kẻ thần hạ, vua gọi: Xúc lại đây, Xúc cũng nói: Vua lại đây, như thế có nghe được không?". Nhan Xúc nói "Vua gọi Xúc mà Xúc lại, thì Xúc là người hâm mộ quyền thế, Xúc gọi vua mà vua lại, thì vua là người quý trọng kẻ sĩ. Để Xúc mang tiếng hâm mộ quyền thế, sao bằng để vua được tiếng quý trọng hiền tài". Tuyên vương tức giận hỏi "Vua quý hay kẻ sĩ quý?", Nhan Xúc đáp "Kẻ sĩ quý chứ vua không quý. Ngày trước nước Tần qua đánh Tề, ra lệnh cho quân sĩ: Ai dám tới gần mộ Liễu Hạ Huệ (hiền sĩ nước Tề thời Xuân thu) kiếm củi thì bị xử tử, lại ra lệnh: Ai lấy được đầu vua Tề thì được phong hầu, thưởng ngàn vàng. Xem đó đủ biết cái đầu ông vua đang sống không bằng ngôi mộ kẻ sĩ đã chết". Kẻ lo chuyện một đời thì tìm kiếm quyền thế, kẻ tính chuyện mười đời thì tích lũy tiền bạc, kẻ nghĩ chuyện trăm đời thì trau dồi học vấn... 2. Tử Kích nước Ngụy là kẻ quyền thế, gặp Điền Tử Phương giữa đường, xuống xe chào mà Tử Phương làm ngơ không đáp. Tử Kích giận hỏi "Kẻ phú quý hay khinh người đã đành, chứ kẻ nghèo hèn cũng khinh người sao?". Tử Phương đáp "Kẻ nghèo hèn mới có thể khinh người, chứ kẻ phú quý đâu dám khinh người. Vua khinh người thì mất nước, quan khinh người thì mất chức. Còn kẻ có học thức sống trong cảnh nghèo hèn nếu lời không được dùng, việc không được theo thì xỏ chân vào giày bỏ đi lập tức, tới đâu mà chẳng được nghèo hèn, có sợ gì mà không dám khinh người?". Kẻ sĩ cậy học thức khinh người thì đắc tội với vua quan, vua quan cậy quyền thế khinh người thì có tội với xã tắc. 3. Chữ Nhân Hoạch thời Thanh trong Kiên biều tứ tập, quyển 1 chép “Cuối niên hiệu Hoằng Quang (niên hiệu của Phúc vương Chu Do Tung Nam triều, khoảng 1644 - 1645), Nam Kinh thất thủ, một người ăn mày đề thơ trên cầu Định Kiều rằng: Tam bách niên lai dưỡng sĩ triều, Như hà văn vũ tận giai đào. Cương thường vọng tại ty Điền Việt, Khất cái tu tồn mệnh nhất điều (Ba trăm năm lẻ dạy anh tài, Văn võ vì sao chẳng thấy ai. Điền Việt lại mong trung nghĩa sót, Sống thừa nghĩ thẹn kiếp ăn mày), rồi nhảy xuống sông Tần Hoài tự tử. Những kẻ ăn lộc vua mà còn sống thừa cũng nên thẹn với người ăn mày ấy vậy". Kẻ sĩ có ăn mày vẫn cứ là kẻ sĩ, mà ăn mày có làm quan cũng chỉ là ăn mày...
4. Tăng Sâm (học trò Khổng Tử, nổi tiếng hiền đức) ở đất Phí, có kẻ trùng tên giết người. Có người hớt hải chạy tới báo với mẹ ông “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ nói "Đời nào con ta lại giết người", rồi cứ điềm nhiên ngồi dệt cửi. Lát sau lại có người tới báo "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ không nói gì, vẫn thản nhiên ngồi dệt cửi. Lúc sau lại có người tới báo "Tăng Sâm giết người". Bà mẹ hoảng hốt, ném thoi leo qua tường chạy trốn. Muốn hiểu kẻ sĩ không nên xét bằng nhãn quan của thế tục, muốn biết kẻ sĩ không nên nghe theo nghị luận của thường nhân.
Tháng 12. 2000

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home