Tuesday, December 25, 2007


Entry for December 19, 2007
Bài thơ của một người yêu nước mình
(Dem ve tu blog cua Ho Phu Tu. Cach day may nam, cung voi Tran Thuy Mai, chung toi ghe tham , va co duoc anh TVS tang tranh anh ve Dat Ma. Nhg ghi chep sau day cua anh Ho Phu Tu.)

Chiều ni, lang thang trên blog của bạn Nông Dân Rượu Lào, chợt gặp lại bài thơ.
Mười hai năm xưa, gần đến ngày Sinh viên, tôi tìm tới nhà tác giả. Một xóm nhỏ ở Vĩ Dạ ngày xưa. Lối vô xóm có hàng chè tàu, có cau, có chuối nhưng bùn lội quá gối.
Vét chút tiền còm, mua một chai rượu trắng, hai trái vả một trái khế chua.
Bước chân lên tới thềm nhà mới hết bùn. Chủ nhà ngồi trong bóng tối, khuôn mặt vàng khè, râu tóc cũng vàng khè y như trúng vật độc Ngũ Độc phái.
"Tui phải thức suốt đêm để quạt than cho mẹ tui. Mẹ tui già. Mẹ bệnh. Khói than ám lên da, lên thịt, lên tóc, lên râu...".
Có ai yêu MẸ bằng ông?
Căn nhà quạnh hiu, ẩm thấp. Những bức Đạt Ma Sư Tổ bằng mực tàu do chính tay ông vẽ treo đầy tường. Ông chỉ vẽ Đạt Ma.
Lâu lâu lại nghe tiếng bà mẹ già rên.
Mấy năm sau, mẹ ông mất.
Vài lần gặp ông cùng vợ bán bún bò Huế chỗ 22 Lê Lợi. Nay quán bún không biết đi đâu?
Cuộc đời của "một người yêu nước mình" chẳng biết về đâu?
Bốn mươi năm xưa, mười hai năm xưa, đọc lại bài thơ vẫn còn nguyên vẹn một cảm giác rưng rưng.
Xin chép lại bài thơ từ blog Nông Dân Rượu Lào.
Đa tạ!
Tác giả: Trần Vàng Sao Buổi sáng tôi mặc áo đi giầy ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông mía trắng bên sông mùi toóc khô còn thơm lúa mùa qua bầy chim sẻ đậu trước sân nhà những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai bầy chim sẻ ngoài sân gió mát và trong đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống vẫn ăn vẫn thở như mọi người đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu một vết bìm khô trên mặt đá không có ai chia tay cũng nhớ một tiếng còi tàu Mẹ tôi thức khuya dậy sớm năm nay ngoài năm mươi tuổi chồng chết đã mười mấy năm thủa tôi mới đọc được i tờ mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần nước sông gạo chợ
nhà hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ sống qua ngày nên phải nghiến răng cũng không vui nên mẹ ít khi cười những buổi trưa buổi tối ngồi một mình hay khóc vẫn thở dài mà không nói ra thương con không cha hẩm hiu côi cút
tôi yêu đất nước này xót xa mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng thương tôi nên ở goá nuôi tôi những đứa con nhà giàu hàng ngày chửi bới chúng cho mẹ con tôi áo quần tiền bạc như cho một đứa hủi ngày kỵ cha họ hàng thân thích không ai tới
thắp ba cây hương với mấy cái bông hải đường mẹ tôi khóc thút thít cầu cha tôi phù hộ tôi nên người con nó còn nhỏ dại trí chưa khôn chân chưa vững bước đi tôi một mình nuôi nó có kể chi mưa nắng
tôi yêu đất nước này cay đắng những đêm dài thắp đuốc đi đêm quen thân rồi không ai còn nhớ tên dĩ vãng đè trên lưng thấm nặng áo mồ hôi những buổi chợ về đời cúi thấp giành từng lon gạo mốc từng cọng rau, hột muối vui sao khi còn bữa đói bữa no mẹ thương con nên cách trở sông đò hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc đêm nào mẹ cũng khóc đêm nào mẹ cũng khấn thầm mong con khôn lớn cất mặt với đời
tôi yêu đất nước này khôn nguôi tôi yêu mẹ tôi áo rách chẳng khi nào nhớ tuổi mình bao nhiêu Tôi bước đi mưa mỗi lúc một to sao hôm nay lòng thấy chật như buổi sáng mùa đông chưa có mặt trời mọc con sông dài nằm nhớ những chặng rừng đi qua nỗi mệt mỏi, rưng rưng từng con nước chim đậu trên cành chim không hót khoảng vắng mùa thu ngủ trên cỏ may
tôi yêu đất nước này những buổi sớm mai không ai cười không tiếng hát trẻ con đá đất cỏ cây ơi lòng vẫn thương mẹ nhớ cha ăn quán nằm cầu hai hàng nước mắt chảy ra mỗi đêm cầu trời khấn Phật cho tai qua nạn khỏi ngày mai mua may bán đắt
tôi yêu đất nước này áo rách căn nhà dột phên không ngăn nổi gió vẫn yêu nhau trong từng hơi thở lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai
tôi yêu đất nước này như thế như yêu cây cỏ trong vườn như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương nuôi tôi thành người hôm nay yêu một giọng hát hay có bài mái đẩy thơm hoa dại có sáu câu vọng cổ chứa chan có ba ông táo thờ trong bếp và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen
tôi yêu đất nước này và tôi yêu em thủa tóc kẹp gái ngoan học trò áo trắng và chùm hoa phượng đỏ trong bước chân chim sẻ ngồi học bài và gọi nhỏ tên tôi hay nói chuyện huyên thuyên chuyện trên trời dưới đất rất lạ chuyện bông hoa mọc một mình trên đá cứ hay cười mà không biết có người buồn
sáng hôm nay gió lạnh vẫn còn khi xa nhà vẫn muốn ngoái lại ngó cây cam cây cải thương mẹ già như chuối ba hương em chưa buồn vì chưa rách áo
tôi yêu đất nước này rau cháo bốn ngàn năm cuốc bẫm cày sâu áo đứt nút qua cầu gió bay tuổi thơ em hãy giữ cho ngoan
tôi yêu đất nước này lầm than mẹ đốt củi trên rừng và cha làm cá ngoài biển ăn rau rìu rau có rau trai nuôi lớn người từ ngày mở đất bốn ngàn năm nằm gai nếm mật một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng Tôi đi hết một ngày gặp toàn người lạ chưa ai biết chưa ai quen không biết tuổi không biết tên cùng sống chung trên đất cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam cùng có chung tên gọi Việt Nam mang vết thương chảy máu ngoài tim cùng nhức nhối với người chết oan ức đấm ngực giận hờn tức tối cùng anh em cất cao tiếng nói bản tuyên ngôn mười bốn triệu người đòi độc lập tự do bữa ăn nào cũng phải được no mùa lạnh phải có áo ấm được nói cười hát ca yêu đương không ai cấm được thờ cúng những người mình tôn kính hai mươi năm cuộc đời chưa khi nào định Tôi trở về căn nhà nhỏ đèn thắp ngọn lù mù gió thổi trong lá cây xào xạc vườn đêm thơm mát bát canh rau dền có ớt chìa vôi bên hàng xóm có tiếng trẻ con khóc mẹ bồng con lên non ngồi cầu Ái Tử
đất nước hôm nay đã thấm hồn người ve sắp kêu mùa hạ nên không còn mấy thu đất nước này còn chua xót nên trông ngày thống nhất cho bên kia không gọi bên này là người miền Nam cho bên này không gọi bên kia là người miền Bắc lòng vui hôm nay không thấy chật
tôi yêu đất nước này chân thật như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi như yêu em nụ hôn ngọt trên môi và yêu tôi đã biết làm người cứ trông đất nước mình thống nhất 19/12/1967
Tags: trầnvàngsao Edit Tags
Thursday December 20, 2007 - 12:02am (ICT) Edit Delete
Next Post: Entry for December 21, 2007 Previous Post: Entry for December 04, 2007
Comments(1 total) Post a Comment

gaume…
Offline
Đọc trễ. Nước mắt thì không bao giờ rơi trễ .
Saturday December 22, 2007 - 08:50am (ICT) Remove Comment

Labels:

Friday, December 21, 2007

Entry for August 28, 2007

Ngay nay, cach day 18 nam, ca gia dinh anh Luu Quang Vu, Xuan Quynh va dua con doc nhat cua ho cung mat, trong mot tai nan
Chi mo ngay nay de tuong niem ho
chuong Tam trong fan Mot cua tieu thuyet Ky Su Nguoi Dan Ba Bi Chong Bo
Tám: ...tội làm người, mà không được làm người!Đêm tôi đi lãnh giải thưởng nữ diễn viên sân khấu được ái mộ nhất trong năm, cũng là đêm tôi được tin Quân Lam cùng cả gia đình anh và một gánh hát bị xe lật khi cùng ngồi trên một chuyến xe lưu diễn. Ðiều kinh khủng là chỉ chết sạch gia đình của Lam và Tâm, còn những người khác không một vết sướt. Trước đó vài ngày, Lam có gọi điện thoại cho tôi, báo sắp vô Sài Gòn để giao kịch bản cho một số đoàn trong đó đặt hàng. Lam cho biết lẽ ra anh và Ðông Tâm chia tay nhau như hai người đã thỏa thuận từ đầu là sẽ trả tự do cho nhau khi nào một trong hai người tìm ra ai hợp hơn, nhưng đến lúc sắp ký giấy anh thấy thương Tâm quá nên không nỡ...Ðiện thoại từ Hà Nội gọi vào Sài Gòn báo tin trước khi tôi ra sân khấu diễn một lớp trong vở Nỗi đau vượt chết của Quân Lam. Ai cũng khen tôi diễn xuất thần, hơn cả Khánh Huy là người diễn chính trong lớp đó, còn tôi chỉ ước sao đó là xuất diễn cuối cùng. Thôi không chơi cái trò nầy nữa. Cứ xắn thần kinh đi bán, vắt kiệt mình, đến một lúc nào đó chỉ còn là cái xác khô còn thở, không một người thân bên cạnh, như những cô đào về già tôi vẫn gặp, sống vất vơ buồn thảm dù đã có thời vang bóng lẫy lừng.Diễn xong, bằng tất cả sức lực còn sót lại của mình, tôi nhờ Khánh Huy kéo những người ái mộ và báo chí đi một hướng khác. Tôi trùm mặt, giả làm người lo đồ hội để thoát đi. Việc phải làm kế đó là chạy đến gần nơi Hãn ở, nhờ người báo tin dữ cho anh biết. Tại sao phải làm điều đó, tôi không biết. Có thể vì cảm giác quá trơ trọi trước hai chữ nghiệp chướng mà tôi vừa nghe người đóng vai cha nuôi của tôi gào lên khi trích đoạn Nỗi đau vượt chết chấm dứt. Trong vở đó, tôi đóng vai Quỳnh, vợ của Văn. Sống với nhau có một mặt con, Văn mới biết Quỳnh là đứa em gái thất lạc của mình. Làm đủ mọi cách để Quỳnh chán ghét mình, nhưng vẫn không xóa được nỗi đau trộn nỗi thương, nỗi nhớ Văn phải đối mặt hằng đêm. Cuối cùng, người cha nuôi của Quỳnh biết được sự thật, ông xui Văn xuống bến lấy thuyền ra đi và đừng bao giờ trở lại thì mới mong nguôi ngoai phần nào cơn sang chấn tâm thần trong Văn.“Ði đi, đi mà tạ tội cùng tổ tiên trời đất,
Cái tội làm người mà không được làm người...”Những câu đó do Quân Lam viết, còn bài ca Lý trăng soi tôi ngồi hát ru con sau đó là của chú Lộc Minh.Vợ chồng anh bán nước mía ở đối diện xéo với căn phòng trước đây tôi sống với Hãn nhìn tôi thương cảm. Chị vợ thì thào với tôi:“Con kia đang ở với ảnh trên đó!”Chị ngạc nhiên khi thấy tôi cám ơn rồi quay lưng đi. Chị không tin tôi đến chỉ để báo tang. Trong thâm tâm có lẽ chị muốn tôi làm một cái gì đó để đòi chồng. Chồng con gì lúc nầy, khi một tri kỷ của tôi vừa chết thảm; mà cái người tôi đã gọi là chồng kia, cái người đang ân ái với người khác trên chính ngôi giường của tôi, trong căn hộ của chúng tôi ngày xưa kia, đã có lúc đánh tôi vêu mặt vì cứ ngỡ đã có một quan hệ bất chính tương tợ giữa vợ mình và người viết tri âm ấy.Bạn của tôi trong đêm ấy là chiếc xe PC xập xệ lẽ ra chỉ chạy trong thành phố. Trong lớp giả trang người chuyên ủi áo quần cho diễn viên, chẳng biết tôi đã thoát được thành phố Sài Gòn của tôi bằng cách nào, mà cho đến khoảng lờ mờ sáng thì tôi thấy biển ở trước mặt tôi. Suốt đoạn đường từ phố đến biển, bạn của tôi còn là những bài ca xé lòng nảo nuột, những Xàng Xê, Lý Giao Duyên, Văn Thiên Tường lớp Dựng, Tứ Ðại Oán, Song Cước, Chiên Quân, Phi Vân Ðiệp Khúc, Xuân Nữ, Giang Nam... Và tôi lờ mờ cảm được ý nghĩa của loại hình ca tài tử. Ngày xưa ông bà mình cất lên lời ca tiếng hát, có lẽ chủ yếu để cho chính mình được nghe. Trôi theo nhịp xe tôi đi còn là những người thật nhập nhoà người ảo. Những cô Lựu, cô Nguyệt, Huyền Trân, Bùi thị Xuân, những Hai Chung, Khánh Huy, Bảy Dự, Quân Lam, Ðông Tâm, Duy Hoàng, Lộc Minh... Ờ, cái chú Lộc Minh nầy cũng đầy hệ lụy. Nghe nói hồi xưa chú có theo Cách mạng, rồi chạy ngược, chạy xuôi sao đó để sau 1975 có đi học tập, ra khỏi trại, phải viết tuồng ký tên khác, để rồi khi chú dính vào vở Nỗi đau vượt chết này, chúng tôi nhận khá nhiều đơn của các tác giả khác kiện cáo, yêu cầu không cho phép chú hành nghề...Ði từ bóng tối tiến dần ra ánh sáng như thế, càng ngày tôi cảm giác chung quanh mình đông đúc dần. Tôi cảm giác gia đình Quân Lam đang khá gần với tôi. Có thể, họ vừa được tách mình ra để ngó người cõi thế đang lăng xăng bên ba cái nhục thể của gia đình họ. Có thể họ vương vất quanh tôi ngó biển, ngó trời. Cùng lúc đó, tôi chợt nhớ nhiều đến những bè bạn đi không tới nơi của tôi đang gởi thân đâu đó trong lòng cá hay đang làm bạn với rong rêu. Cát, nắng, mùi mặn của gió biển khiến tôi thấy thanh thỏa hơn. May mắn và hạnh phúc biết bao khi còn được sống! Tuổi trẻ tôi ở một vùng biển, đã giàu có những ý tưởng điên khùng quái gở, có lẽ nhờ được tấm đẫm trong một loại hương nồng nàn của cuộc sống, bất chấp mọi trở ngại, thách thức nào trên đường đời. Tôi hơi thấy nhục khi nhớ lại mình đã từng có ý nghĩ thả mình xuống một lòng đường đầy xe chạy lúc nhúc bên dưới. Mà vì ai? Vì một người chồng đã không biết trân trọng cuộc sống đẹp đẽ, mà khó khăn biết bao mình mới tặng được cho anh ta! Hình như trong thời khắc đêm chuyển ngày hôm đó, tôi chính thức bỏ chồng.Khi tôi quyết tâm rời Hãn thì Hãn lại tìm về với tôi. Không biết khởi lại từ lúc nào, Hãn có ý đó. Có thể từ khi Hãn nghe vợ chồng anh nước mía nhắn lại, và Hãn tưởng tôi cần một góc vai để tựa vào. Có thể ngay buổi lễ truy điệu gia đình Quân Lam ở thành phố nầy, tôi được yêu cầu đọc trước bàn thờ một lời ai điếu. Tôi phải viết ra những câu chữ để một ai đó duyệt trước khi tôi được đọc; trong khi tôi thấy, lẽ ra người ta nên để tôi hát hay diễn một khúc nào đó trước hình anh và gia đình. Như thế mới là Quân Lam và Bội Bội Châu! Trong lúc tôi ngồi viết, lao xao có lời thắc mắc sao người tài xế gây ra tai nạn chết thảm một gia đình tài năng này vẫn không bị bắt. Hãn viết mẩu giấy chuyền tới tôi.“Xót thương bạn chỉ để trong lòng. Nên từ chối đọc điếu văn. Rất không tiện. Ðề nghị nầy vì lòng yêu quý Lam lẫn Châu; quyết không phải vì ghen.”Tôi xé mẩu giấy ngay vì buồn cười. Hơn ai hết, tôi rất muốn được khóc Lam và gia đình anh chỉ ở trong lòng. Bởi chữ nghĩa nào nói hết sự chia sẻ những cảm xúc giữa chúng tôi với nhau, giữa một người viết cho một người diễn, mà ngay cả vợ chồng cũng chưa chắc chia sớt được. Dĩ nhiên, Lam không phải chỉ viết cho riêng tôi. Còn có biết bao trưởng đoàn chầu chực xếp hàng trước cửa nhà anh mong anh viết như một cách cứu tế cho những đào chánh, kép chánh cùng mấy chục người quanh đó. Chúng tôi cũng chưa được như tác giả Quan Hán Khanh và cô đào hát thủ diễn vai Ðậu Nga, quyết liệt mà nồng nàn trong một tình thế cực kỳ gay cấn “nếu ngài dám viết, thì tôi cũng xin dám được diễn...” để rồi khi người viết bị đi đày thì cô nghệ sĩ ấy cũng xếp tráp phấn son cất bước tiễn đưa.Hãn không hiểu được rằng bây giờ tôi không còn là tôi, Châu xưa của anh nữa, mà đang là đào cải lương Bội Bội Châu. Hơn nữa, Lam tuy quen biết nhiều ngoài Bắc và miền Trung nhưng ở Sài Gòn này anh ít có bạn. Cạnh quan hệ người viết, người diễn thân tình giữa chúng tôi còn vì Lam nghiên cứu nhiều văn học của miền Nam trước 1975, và tình cờ Lam khám phá ra những thứ đó đầy ắp trong một đứa Sài Gònnaise là tôi, không thể nào xóa được....Và lá mùa xanh cũng đỏ dần
Còn đây niềm hối tiếc thanh xuân
Giấc mơ choàng dậy tan hình bóng
Và nỗi tàn phai gõ một lần
Kỷ niệm sầu như tiếng thở dài
Ðêm chìm trong tiếng khóc tương lai
...Khi về tay nhỏ che trời rét
Nghe giá băng mòn hết tuổi thơ
(“Thanh Xuân” – thơ Nhã Ca)Những bài thơ như vậy tôi còn câu quên, câu nhớ nhưng với Lam thì không có chuyện quên. Những dòng tôi viết để duyệt và đọc trước di ảnh của Lam thì không nhắc tới những chuyện đó. Vài phóng viên chụp tờ giấy ngay trên tay tôi khi tôi vừa đọc xong. Khoảng sáu tờ báo ở thành phố và các tỉnh tự ý đăng lại. Cả một gia đình tài hoa bị chết bất đắc kỳ tử như thế luôn kéo theo nhiều huyền thoại. Mãi sau nầy tôi mới biết, có lẽ do bài ai điếu của tôi, lan tỏa một tin đồn ra tới xứ Bắc Hà của Lam, rằng trong số những bạn gái thân thiết của Lâm lúc sanh tiền thì mối tình Nam Bộ của Lam là đào cải lương Bội Bội Châu. Nói gì đi nữa thì Quân Lam cũng đã không còn sống, dù những tác phẩm của anh vẫn còn được sử dụng mãi đến sau nầy.Rồi cuộc sống cuốn trôi đi mọi thứ. Thời cuộc chung quanh cho chúng tôi thấy, có những thứ tưởng là bất di bất dịch nhưng rồi qua một đêm, đen trắng có thể dễ dàng đổi chỗ cho nhau. Một cái chết khiến tôi thương tiếc không kém cái chết của gia đình Quân Lam là cái chết của cô đạo diễn dạy môn kỹ thuật biểu diễn cho tôi trong Trường Sân Khấu. Chính cô Cẩm Tâm nầy là người đã nói với tôi trong buổi tôi thi tuyển vào, đời khổ nhiều rồi em, kiếm chuyện gì khác vui hơn để thi, bày chi ba chuyện đó. Chính cô quan niệm chính trị là cuộc sống, nghệ thuật là những cách kể khác nhau về kiếp người. Với học thức và tấm lòng nhân ái như cô, lẽ ra cô phải có một cuộc sống vật chất tương đối ổn định để cô có thể yên tâm trong những công trình khoa học giúp cho công tác đào tạo. Sau nầy tôi mới biết, khi chết cô vẫn là một Ðảng viên dự bị chớ chưa phải chính thức. Cô cũng đã rất nhiều lần bị chi ủy kiểm điểm vì cho là cô quá bênh vực những đứa sinh viên có lý lịch không đỏ trăm phần trăm như chúng tôi. Cô là người độc nhất ủng hộ việc cho Duy Hoàng đi học ở nước ngoài... Cô xót xa trước chuyện của Hãn và tôi và thất bại trong việc đề nghị mời tôi về trường dạy. Với một ban lãnh đạo nhà trường thích tin vào những mật báo của loại Hai Chung thì tôi là loại không cải tạo được. Còn với cô Tâm thì tôi chỉ có một khuyết điểm duy nhất là không giữ được hạnh phúc với người mình yêu. Về điểm nầy thì hình như tôi giống cô. Cô là một trong số ít những người giàu lòng từ rừng về khiến chúng tôi kính nể. Cũng rất bất ngờ, cô chết rồi chúng tôi mới biết gia cảnh cô nghèo hơn chúng tôi nhiều.Trong lễ tang cô Tâm, tôi cũng được giao cho việc đọc điếu văn. Một lần nữa, tôi lại không thể nói hết những điều tôi cần nói. Bài viết nầy thì không cần duyệt. Có lẽ vì cái chết của cô rõ ràng hơn. Ðể mưu sinh, nuôi con, sau khi người chồng thứ ba bị chết bất đắt kỳ tử, sáng sớm, trước giờ đi dạy, cô đã phải chở từng chiếc bánh mì đi bỏ mối và nuôi thêm gia súc trong căn nhà chật chội của mình. Trên đường đi mua thức ăn cho gia súc mà bụng mình thì đói, khi một chiếc xe tải đi ngược chiều trờ tới, cô loạng choạng không đủ sức chống chân trên chiếc xe đạp nhỏ nên ngã dập vào xe.
Khi cô chết rồi, tôi còn biết được thêm nhiều chuyện không vui khác về cuộc đời truân chuyên của cô. Tuổi vào đời cô đã bị những lời sỉ nhục tàn tệ nhất khi cô quyết tâm có con với người cô thương mến. Cô đã gần như lấy thân cô để đảm bảo cho chuyện tôi được học trong ngôi trường sân khấu kia bởi cái lý lịch không tin tưởng được của cha anh tôi; mà bản thân cô thì có được tin tưởng đâu, nếu không vướng chuyện tình cảm thì cô đã là Đảng viên từ lâu để kiêm luôn chức hiệu trưởng chứ không chỉ là người giảng viên không chức quyền và nghèo khổ. Bấy giờ tôi mới hiểu vì sao cô mừng vui đến vậy khi nghe tin tôi lập gia đình với Hãn, và rồi chính cô cũng buồn biết bao khi biết chúng tôi chính thức chia tay.Sau cái chết của Lam, Hãn có tìm nhiều cách để trở lại với tôi. Ngay chính Lãm Thúy cũng gặp riêng tôi đề nghị nên sống lại với Hãn vì anh ấy buồn quá. Hãn thì than Thúy ghen đến mức bệnh hoạn khiến anh nghẹt thở, mà người Thúy thì quắt đi như trẻ nhỏ. Tôi từ chối trở lại căn phòng mà trước kia Hãn đã đưa người khác về ân ái khi chúng tôi chưa chính thức ly thân. Sau một thời gian phải thuê khách sạn để qua đêm với Hãn, ê mặt vì đi đâu làm gì cũng bị nhìn ra cô đào hát Bội Bội Châu dù trên giấy tờ tôi vẫn còn là vợ Hãn, tôi đành phải thuê riêng căn nhà khác cho Hãn về sống và thỉnh thoảng ghé về đó nhập vai vợ hiền lo cơm nước cho chồng. Hậu quả của những lần ân ái “vụng trộm” với người trước đây là chồng mình đã khiến tôi đi tới quyết định bắt buộc phải chính thức ly hôn. Hãn nói như vậy là coi như em bỏ chồng chớ chồng đâu có bỏ. Tôi không muốn nói thẳng với Hãn là tôi không thể chịu nổi sự coi thường mình lẫn người mà mình đã một thời xem như lẽ sống. Hãn cũng không biết một tuần trước ngày chúng tôi chính thức ra tòa ly dị, tôi còn phải đi cắt bỏ đi mớ thai trứng mà lẽ ra đó là đứa con yêu dấu của tôi. Bác sĩ nói thai trứng coi như ung thư, mười người bị chỉ một, hai người sông sót. Tôi tin mình có sống hay chết vì một ai thì có lẽ kịch bản đời mình cũng đã được viết rồi.Tôi không biết mình đủ sức ra tòa không nếu ca mổ thai trứng của tôi thành công. Tôi chỉ đề nghị với Hãn là ngoài chúng tôi ra sẽ không để bất cứ ai vào xem phiên xử này. Chỉ biết rằng những giây phút ấy chắc chắn tôi sẽ không rớt ra một giọt nước mắt nào. Không phải vì lòng giếng cạn nên chẳng tiếc hoài sợi dây. Tôi dặn mình nếu ca mổ thành công thì khi ra tòa giải phẫu mối tình tôi, tôi cần phải tươi cười. Bởi sống được, đã là một hạnh phúc quá lớn rồi, có phải không?
Ghi chép của đào Bội Bội Châu bắt đầu từ 1988
Tạm ngưng vào ngày 28 tháng 8 năm 1988.
(ngày gia đình tác giả Q.L mất)
Hai trang cuối bổ sung vào ngày 29 tháng 6 năm 1989
(ngày cô đạo diễn Cẩm Tâm mất)

Entry for August 08, 2007

doc duoc o blog cua Phuong Nam
http://blog.360.yahoo.com/blog-WOqGjV8neqiOrfcboE2hOxHjtZHnaY8-?cq=1&p=125#co...
neu noi day la chuyen cua co dao Cai Luong thi khong chinh xac
dung ra co Boi Boi Chau hoc san khau de lam dien vien kich, roi chuyen sang dien cai luong, hien song bang nghe tau hai, thinh thoang co lam performing art

Thursday, December 6, 2007

.cua nguoi xua

Trên cõi thế này có biết bao kẻ ta thương mến
Đã không thể cùng ta chung một đường
Nhưng có sao nếu những nụ cười của chúng ta vẫn gặp nhau ở không trung
Và những bờ vai vô hình vẫn tựa vào nhau trong xa vắng

Tuesday, December 4, 2007

Tra Loi Ba Nha

Tra Loi Ba Nha, (nghe noi da dang bao The Gioi Nghe Si

Chi de tang sach cho nguoi em trai, co the cho biet ly do rieng tu nay?

1. Em tôi là người đàn ông đã bị vợ bỏ. Năm ngoái em chết vì tai nạn đúng ngày Vu Lan trong tâm thế tuyệt vọng vì lại bị một lời tuyệt hôn với lý do người cha không đồng ý. Em lúc nào cũng tươi cười mà không ai biết lòng em nát ngấu. Tôi nghĩ quanh mình có khá nhiều người như vậy nên ghi là tặng em mà thật ra là cũng tự tặng cho mình cùng khá nhiều những người phải chưng cái mặt cười vui ra như vậy cho thân nhân mình yên lòng..


Tac pham duoc chi viet tu 22 nam truoc, co luc bi gian doan, chi co the noi ro hon tai sao, chi co ngai khi viet tiep thi mach sang tac bi dut doan?

Những người quen của tôi trong giới sân khấu quá nhậy cảm, cứ thấy thấp thoáng bóng họ trong những nhân vật của tôi dù người duy nhất mình muốn bị tổn thương chỉ là chính mình thôi. Ít ai biết tôi đã từng bị khá nhiều người xa lánh vì ngại bị đem chuyện của họ vào tác phẩm sau khi họ mang “rác đời” họ trút vào cái “giỏ đựng rác” là tôi. Cái chết của gia đình một tác giả nổi tiếng và cô giáo dạy đạo diễn của tôi là cô Tường Trân đều vì tai nạn giao thông khiến tôi run tay vì những trùng hợp trong tác phẩm nên thấy càng phải ngưng lại.

Tôi viết tiếp phần hai vì trong vòng hơn năm nay, những người thân và những người bạn đã từng một thời khá thân với tôi ra đi nhanh và nhiều quá. Một thi sĩ , dịch giả sống ở Pháp vừa đề nghị tôi viết cái gì tặng cho ông ta khi ông qua đời, tôi nói vui sẽ cố tặng khi ông ta còn sống, chẳng dè rất nhanh sau đó, trong một giấc ngủ ông đi luôn. Một ông bạn già của tôi là tác giả Ngọc Linh cũng “hăm” hoài là sẽ ghi hết những chuyện này chuyện nọ vào hồi ký, nhưng giờ ông đi rồi, dường như vẫn chưa làm kịp điều đó.

Mạch sáng tác không thể đứt khi mạch đời còn trôi chảy. Hồi mới viết, tôi định kết thúc lúc cô đào Bội Bội Châu nằm trên bàn mổ vì mớ thai trứng trong bụng với cái chết cầm chắc trong tay. Giờ tôi thấy để cô đi tấu hài thì hợp lẽ đời hơn nhiều. Và nên để cô ngó quanh để thấy còn nhiều phụ nữ bầm dập hơn cô nhưng họ vẫn phải tự vịn vào mình mà sống tiếp.

Chi vang mat o que nha, nhung lai lam viec sung suc, tac pham xuat hien deu dan, co phan con khoe hon khi con o que nha. Chi muon noi gi ve chuyen lao dong nghe thuat tu phuong xa?

Tôi vừa phải từ chối bớt những film nhiều tập ở bên Việt Nam lẫn bên đây dù cả hai đều trả cho mình khá nhiều tiền để nhận lời viết cho những dự án nghiêng về phần mơ mộng, phiêu lưu (mà chưa thấy bóng dáng của tiền đâu hết). Một chuyện khá nghịch lý là nhờ ở xa mà tôi có thì giờ để đọc và học nhiều hơn nên mới có thể tịnh tâm mà sáng tác không - bởi - áp - lực - nào- cả. Ở nhà tôi bị ngốn khá nhiều giờ vào những việc làm cho những người khác mà tôi cứ “yếu lòng” không từ chối được.
Ở đâu thì một kịch bản tôi viết cũng phải bỏ giờ nhiều cho nó và chỉnh nhiều lần khi đã đưa vào sản xuất. Có những kịch bản chỉnh đến năm, mười lần mà khi xem lại tôi vẫn ân hận phải chi mình xóa ngay câu đó, hay mình cản đừng cho nó ra đời nếu đã bị chỉnh sửa nhiều đến như vậy.
Viết tiểu thuyết hạnh phúc nhiều hơn so với viết bên film và điện ảnh chính ở chỗ đó. Ở xa như tôi thích hợp cho việc viết tiểu thuyết hơn. Lẽ ra cuốn KSNDBCB nàyra đời sớm hơn nhưng bên Phát Hành ngại .. hai chữ trong nguyên tác nên phải khựng lại. Ðến khi tôi nghĩ ra được cách xóa luôn hai chữ đó thì biên tập đã vội thay bằng hai chữ khác. Tôi báo về thì sách đã in rồi; tôi được hứa sẽ đưa ý mới của mình vào nếu sách được tái bản.
Thấy tên tôi bị xuất hiện nhiều không có nghĩa rằng hiện tại tôi làm nhiều mà có nhiều việc đã làm xong từ lâu, nay mới có cơ duyên xuất hiện. Cuốn truyện này và một số kịch bản của tôi đều nằm trong trường hợp đó. Vở Hàng Ðộc tôi viết cho Ðinh Anh Dũng hồi Dũng mới qua Mỹ cách đây cũng gần cả chục năm. Năm ngoái, Hồng Ðào gọi hỏi có phải kịch bản đó của cô không? Tôi đã chỉnh lại cho hợp thời điểm hơn rồi đưa Ðào và Minh xử dụng.Tôi mới biết có hai kịch bản của tôi vừa được thâu hình là “Sắc Xuân gửi lại” và “Ði xuyên qua mặt trời”.

Nhung tac pham, du an moi nhat cua chi tu nay den cuoi nam?
Tôi đang viết tiếp cuốn thứ hai “Tôi chối từ tôi”. Năm 2003 lúc ở New York đã viết được phân nữa nhưng lại nằm trong laptop mang về Việt Nam và bị mất nguyên laptop. Tháng 11 tôi sẽ có mặt ở Việt Nam để thực hiện thêm các xuất diễn “Ðừng tuyệt vọng tôi ơi” cho trẻ bị HIV, các nữ công nhân ở các khu chế xuất. Bạn tôi là Minh Quyên giám đốc Nhà văn hóa phụ nữ TP cho biết cô đã tổ chức những xuất diễn ở đó và phát hiện ra là những giám đốc ở đó không quan tâm các chị có được chăm sóc về mặt tinh thần hay không. Nhân dịp Minh Phượng về thăm nhà với tôi, tôi cũng muốn hai chị em làm một xuất diễn gây quỹ tặng các trẻ em bị HIV. Hiện tôi đang viết lại một kịch bản film đã viết xong với Ðinh Anh Dũng, cùng viết với Ai Như và Thành Hội một vở, viết cho Idecaf một vở về đề tài việt kiều, một vở thuộc loại truyện cổ viết lại cho Vũ Minh, một dự án thú vị với Ngô Thanh Vân và một cốt truyện film cho một đạo diễn trẻ đang học ở bên đây..


5. Tac pham Ky su nguoi dan ba... co phai chuyen tai chiem nghiem ve hanh phuc cua chinh tac gia? Hien tai, chi co the bat mi gi ve hanh phuc cua gia dinh minh?

5.Ai nghe tin tôi vừa kết hôn đã tung ra tựa sách này cũng tưởng chuyện nhà tôi bị trục trặc. Khá nhiều phóng viên xui tôi viết Hồi Ký sau khi tiếp xúc với tôi và nghe tôi kể những chuyện mà họ tự thấy không đăng báo được. Tôi lại rất hào hứng với việc viết hồi ký cho những người khác vì đời họ thú vị hơn đời của tôi nhiều như đời của má tôi, má chồng tôi, bạn bè trong giới sân khấu của tôi. Ðem chuyện riêng của mình bỏ vào những trang viết là một chuyện không dễ dàng gì, nhất là khi nó dính dáng đến vận nước nỗi trôi, chuyện xã hội ngỗn ngang trăm mối. Má chồng tôi sau những buổi kể cho con cháu nghe chuyện mình thường mất luôn giấc ngủ. Sau khi con gái bà là cô Huế Xưa viết thành chuyện đăng báo bên đây, bà ra lệnh cấm không cho cháu con viết lại chuyện đời bà nữa, chỉ làm đúng một chuyện là khi bà chết là cho thiêu xác, đem tro về Việt Nam và tôi là người được giao làm chuyện đó.
Chồng tôi tạo điều kiện tối đa để tôi có thể độc lập sống nơi xứ người nếu có chuyện không may xảy ra. Ít ra trong những chữ Ðộc Lập- Tự Do ố Hạnh Phúc tôi cũng biết chắc mình có được hai phần ba số chữ đó.

Chi ky vong ban doc se don nhan tac pham tren nhu the nao? Chi co tu tin la minh luon nhan duoc su dong cam cua ban doc nu, khi doi theo cacá nhan vat nu trong truyen, kich cua chi?
5. Tôi mong đừng ai khóc khi đọc cuốn này như tôi khi đọc lại. Tôi mong có dịp nào đó, đủ dũng cảm để đọc hay diễn lại một khúc truyện cho độc giả cũng là khán giả của mình xem mà không bị mất ngủ như má chồng tôi. Một bạn gái của tôi, chị Huỳnh Thanh Diệu, khi xem “Trăng nơi đáy giếng” dù là truyện của chị Trần Thùy Mai, đạo diễn là AÔi Như cũng đã nghe những câu qua quen thuộc dường như tôi nhặt từ đời mình ra. Những câu mà Thành Lộc đã từ chối nói vì cho là để đàn ông nói thấy sao mà ác quá nên AÔi Như đã chuyển cho vai của Mai Hoa nói. Tôi tin không chỉ bạn đọc nữ đồng cảm với mình mà cả những bạn đọc nam. Thành Lộc là một trong những người đầu tiên tôi tặng sách.

Nhung dieu chi muon noi them?
6. Thời gian để sáng tác của tôi coi như chẳng còn nhiều. Làm chuyện này phải dứt khoát bỏ bớt chuyện khác mà không phải cái nào mình chọn cũng là điều mình thích nhất. Tôi thích được làm với những người bạn trẻ Việt Nam sống ở bên California khi các bạn ấy rũ đóng vai một người phụ nữ có những đứa con chọn nghề không theo ý bà(trước đây má của đạo diễn Charlie Nguyễn đã đóng) nhưng đành phải ở lại North Dakota mà đóng vai Rose Tokyo (mà tôi đã đề nghị sửa thành Rose Sài Gòn) vì ở thành phố khan hiếm người Việt này nếu tôi rút lui thì sẽ bỏ luôn vai đó. Nhân đó tôi cũng rất mong trong tương lai mình có thể làm một tác phẩm về những người phụ nữ Việt Nam vì hoàn cảnh phải lấy chồng xa xứ như những người mà tôi đã được gặp ở nhiều nơi, trong đó có mình.

Ky su nguoi dan ba... co phai la tap hop kinh nghiem song, trai nghiem cua chi ve hau truong san khau?
7. Hậu trường của cuộc sống thì thú vị hơn nhiều so với hậu trường sân khấu. Các sáng tác của tôi nhằm viết giúp những người không nói được nên tôi có sống thêm mấy kiếp cũng không thể nào “tập hợp” được hết. Vì nhắm tới chuyện của “hậu trường của cuộc sống” nên những điều ghi lại trong cuốn KSNDBBB này không phải chỉ có chuyện cá nhân của tôi mà còn là chuyện của nhiều người.



Như Lời Tạm Biệt

1. Giữa blog và chồng, dứt khoát phải chọn chồng. Hôm qua nghe chồng nói chuyện với con trai: “Ba bây giờ như trở lại thời độc thân”; chỉ vì tuần sau chồng phải đi Florida mà tôi thì phải sang New York.
2. Tôi bắt đầu mở blog này vì sanh được đứa con sau hơn hai mươi năm hoài thai. Nay thấy con đã tự sống được rồi, tạm ngưng blog để lo cho đứa khác, và lo thân mình nữa chớ.
3. Mới đọc xong “Mưa ở kiếp sau” của chị 2 4 6. Nhớ bài của bạn Linh kêu sau giải thưởng của Hội Nhà Văn năm nay im ắng qua, nhân cuốn “Và Khi Tro Bụi” của chị được giải. Thấy rõ hơn phần số của những đứa con tinh thần sanh ra tại đất nước chúng tôi. Cũng trong entry đó, bạn Nhị Linh có nói bao giờ có dịp sẽ viết về hai cuốn “Mưa ở kiếp sau” và KSNDBBCB.
4. Riêng tôi thì có thể ghi ngay một điểm khác nhau lớn này. Nếu chị Phượng có tặng sách của chị cho ai, bảo đảm sẽ không có ai từ chối. Phần cuốn của tôi, đã thử ướm lời tặng cho một số người, và đã bị họ từ chối phủ phàng ngay. (Chuyến về có mua thêm 50 cuốn nữa chỉ để tặng). Theo Thành Lộc thì đó là mật của tôi, thì có lẽ mật này đắng quá với nhiều nguời. Chỉ bất ngờ nhất là Xuân Hương, là cô bạn mà tôi ngại tặng nhất vì sợ Hương chạnh lòng, không ngờ Hương còn đề nghị viết thêm tập Hai vì chuyện nầy còn thiếu nhiều quá.
5. Bên SàiGònGP kể, sau khi họ gửi sách ưu tiên tặng cho độc giả ở tỉnh xa, một ông chồng gọi điện thoại đến cự sao biết chuyện nhà ông đang rối, còn gởi cuốn nầy cho vợ ông, người đàn bà đó đang đứng cạnh ông, phủ nhận chuyện đã cógửi thư xin sách. Toà soạn từ chối chuyện đưa thư cho ông kiểm tra. Một thời gian sau ông gọi đến xin lỗi, cho biết bà hàng xóm đã nhận mượn địa chỉ nhà ông.
6. Thương nhất là trường hợp LaLa. Cô nói em vì chồng bỏ một phần cũng vì cuốn sách của chị, dĩ nhiên cạnh đó còn do lời đâm thọc của nững người nghệ sĩ bạn chung. Muốn nhắn với cậu .. chồng hụt của em tôi, LaLa như Minh Phượng, cô em gái ruột của tôi, ai không nhận những người nầy là bạn đời sẽ là một sai lầm ghê gớm.
Ðêm qua một cô em cho biết có một cô gái đọc entry hôm qua của tôi giận lắm, đòi tìm cho ra địa chỉ email của tôi để mắng mỏ cho hả tức. Cô em còn khuyên đừng để mất lòng báo chí vì còn làm việc lâu dài.
Cô làm tôi nhớ cách đây mười năm, một tác giả đã cho tôi biết, lúc MNg bị mắng qua điện thoại, tôi là người ngồi cạnh người mắng, thấy MNg im lặng khá lâu, tôi hình dung bên kia đầu giây MNg đang cười. Và trong một bài với Ea Sola và Tri Ðông, chúng tôi đã nói với nhau, cố không nói đến những người vắng mặt. Giữa chuyện nói ra thêm ra một số tên nữa và im lặng nghe chửi, thậm chí nếu có bị đòn, tôi cũng đành phải chọn nụ cười và cả chọn chuyện bị đánh.
8. Chúng ta đang sống trong thời mà một câu chuyện có nhiều cách kể, và mỗi cách kể lại được hiểu thành trăm ngàn kiểu khác nhau, chứ không phải chỉ có vài ba cách kể như chuyện “Lã Sanh Môn” . Nếu được nói thêm một lời cho đứa con sắp được đưa vào cõi nhớ, tôi chỉ muốn các chị em hiểu rằng, cuốn chuyện ấy chỉ để chúng tôi tự liếm vết thương mình, có chạm chăng chỉ là chạm phải những người nhân danh trong nghề để làm chuyện phản nghề, mà đa số là nam. Ðặc biệt với nhiều chị, từ cách sống đến nghề, tôi đã coi như thầy thì vẫn coi như thầy mãi đến suốt đời.
Càng giữ blog này, tôi e rằng sẽ còn gây thêm nhiều trắc trở cho học trò cũ của tôi khi tiếp tục bày ra quá nhiều sự thật mà các anh chỉ muốn xóa đi.
Tám là con số đẹp, đó cũng là thứ của tôi. Trong vở kịch khiến tôi bị đuổi học năm 1973, tôi đã cho tác giả tên Tám. Còn nhớ bài “Ði Tìm Ngưới Yêu” tôi đã kêu “Bỏ đi Tám?” Liệu bỏ được không?