Tuesday, December 4, 2007

Tra Loi Ba Nha

Tra Loi Ba Nha, (nghe noi da dang bao The Gioi Nghe Si

Chi de tang sach cho nguoi em trai, co the cho biet ly do rieng tu nay?

1. Em tôi là người đàn ông đã bị vợ bỏ. Năm ngoái em chết vì tai nạn đúng ngày Vu Lan trong tâm thế tuyệt vọng vì lại bị một lời tuyệt hôn với lý do người cha không đồng ý. Em lúc nào cũng tươi cười mà không ai biết lòng em nát ngấu. Tôi nghĩ quanh mình có khá nhiều người như vậy nên ghi là tặng em mà thật ra là cũng tự tặng cho mình cùng khá nhiều những người phải chưng cái mặt cười vui ra như vậy cho thân nhân mình yên lòng..


Tac pham duoc chi viet tu 22 nam truoc, co luc bi gian doan, chi co the noi ro hon tai sao, chi co ngai khi viet tiep thi mach sang tac bi dut doan?

Những người quen của tôi trong giới sân khấu quá nhậy cảm, cứ thấy thấp thoáng bóng họ trong những nhân vật của tôi dù người duy nhất mình muốn bị tổn thương chỉ là chính mình thôi. Ít ai biết tôi đã từng bị khá nhiều người xa lánh vì ngại bị đem chuyện của họ vào tác phẩm sau khi họ mang “rác đời” họ trút vào cái “giỏ đựng rác” là tôi. Cái chết của gia đình một tác giả nổi tiếng và cô giáo dạy đạo diễn của tôi là cô Tường Trân đều vì tai nạn giao thông khiến tôi run tay vì những trùng hợp trong tác phẩm nên thấy càng phải ngưng lại.

Tôi viết tiếp phần hai vì trong vòng hơn năm nay, những người thân và những người bạn đã từng một thời khá thân với tôi ra đi nhanh và nhiều quá. Một thi sĩ , dịch giả sống ở Pháp vừa đề nghị tôi viết cái gì tặng cho ông ta khi ông qua đời, tôi nói vui sẽ cố tặng khi ông ta còn sống, chẳng dè rất nhanh sau đó, trong một giấc ngủ ông đi luôn. Một ông bạn già của tôi là tác giả Ngọc Linh cũng “hăm” hoài là sẽ ghi hết những chuyện này chuyện nọ vào hồi ký, nhưng giờ ông đi rồi, dường như vẫn chưa làm kịp điều đó.

Mạch sáng tác không thể đứt khi mạch đời còn trôi chảy. Hồi mới viết, tôi định kết thúc lúc cô đào Bội Bội Châu nằm trên bàn mổ vì mớ thai trứng trong bụng với cái chết cầm chắc trong tay. Giờ tôi thấy để cô đi tấu hài thì hợp lẽ đời hơn nhiều. Và nên để cô ngó quanh để thấy còn nhiều phụ nữ bầm dập hơn cô nhưng họ vẫn phải tự vịn vào mình mà sống tiếp.

Chi vang mat o que nha, nhung lai lam viec sung suc, tac pham xuat hien deu dan, co phan con khoe hon khi con o que nha. Chi muon noi gi ve chuyen lao dong nghe thuat tu phuong xa?

Tôi vừa phải từ chối bớt những film nhiều tập ở bên Việt Nam lẫn bên đây dù cả hai đều trả cho mình khá nhiều tiền để nhận lời viết cho những dự án nghiêng về phần mơ mộng, phiêu lưu (mà chưa thấy bóng dáng của tiền đâu hết). Một chuyện khá nghịch lý là nhờ ở xa mà tôi có thì giờ để đọc và học nhiều hơn nên mới có thể tịnh tâm mà sáng tác không - bởi - áp - lực - nào- cả. Ở nhà tôi bị ngốn khá nhiều giờ vào những việc làm cho những người khác mà tôi cứ “yếu lòng” không từ chối được.
Ở đâu thì một kịch bản tôi viết cũng phải bỏ giờ nhiều cho nó và chỉnh nhiều lần khi đã đưa vào sản xuất. Có những kịch bản chỉnh đến năm, mười lần mà khi xem lại tôi vẫn ân hận phải chi mình xóa ngay câu đó, hay mình cản đừng cho nó ra đời nếu đã bị chỉnh sửa nhiều đến như vậy.
Viết tiểu thuyết hạnh phúc nhiều hơn so với viết bên film và điện ảnh chính ở chỗ đó. Ở xa như tôi thích hợp cho việc viết tiểu thuyết hơn. Lẽ ra cuốn KSNDBCB nàyra đời sớm hơn nhưng bên Phát Hành ngại .. hai chữ trong nguyên tác nên phải khựng lại. Ðến khi tôi nghĩ ra được cách xóa luôn hai chữ đó thì biên tập đã vội thay bằng hai chữ khác. Tôi báo về thì sách đã in rồi; tôi được hứa sẽ đưa ý mới của mình vào nếu sách được tái bản.
Thấy tên tôi bị xuất hiện nhiều không có nghĩa rằng hiện tại tôi làm nhiều mà có nhiều việc đã làm xong từ lâu, nay mới có cơ duyên xuất hiện. Cuốn truyện này và một số kịch bản của tôi đều nằm trong trường hợp đó. Vở Hàng Ðộc tôi viết cho Ðinh Anh Dũng hồi Dũng mới qua Mỹ cách đây cũng gần cả chục năm. Năm ngoái, Hồng Ðào gọi hỏi có phải kịch bản đó của cô không? Tôi đã chỉnh lại cho hợp thời điểm hơn rồi đưa Ðào và Minh xử dụng.Tôi mới biết có hai kịch bản của tôi vừa được thâu hình là “Sắc Xuân gửi lại” và “Ði xuyên qua mặt trời”.

Nhung tac pham, du an moi nhat cua chi tu nay den cuoi nam?
Tôi đang viết tiếp cuốn thứ hai “Tôi chối từ tôi”. Năm 2003 lúc ở New York đã viết được phân nữa nhưng lại nằm trong laptop mang về Việt Nam và bị mất nguyên laptop. Tháng 11 tôi sẽ có mặt ở Việt Nam để thực hiện thêm các xuất diễn “Ðừng tuyệt vọng tôi ơi” cho trẻ bị HIV, các nữ công nhân ở các khu chế xuất. Bạn tôi là Minh Quyên giám đốc Nhà văn hóa phụ nữ TP cho biết cô đã tổ chức những xuất diễn ở đó và phát hiện ra là những giám đốc ở đó không quan tâm các chị có được chăm sóc về mặt tinh thần hay không. Nhân dịp Minh Phượng về thăm nhà với tôi, tôi cũng muốn hai chị em làm một xuất diễn gây quỹ tặng các trẻ em bị HIV. Hiện tôi đang viết lại một kịch bản film đã viết xong với Ðinh Anh Dũng, cùng viết với Ai Như và Thành Hội một vở, viết cho Idecaf một vở về đề tài việt kiều, một vở thuộc loại truyện cổ viết lại cho Vũ Minh, một dự án thú vị với Ngô Thanh Vân và một cốt truyện film cho một đạo diễn trẻ đang học ở bên đây..


5. Tac pham Ky su nguoi dan ba... co phai chuyen tai chiem nghiem ve hanh phuc cua chinh tac gia? Hien tai, chi co the bat mi gi ve hanh phuc cua gia dinh minh?

5.Ai nghe tin tôi vừa kết hôn đã tung ra tựa sách này cũng tưởng chuyện nhà tôi bị trục trặc. Khá nhiều phóng viên xui tôi viết Hồi Ký sau khi tiếp xúc với tôi và nghe tôi kể những chuyện mà họ tự thấy không đăng báo được. Tôi lại rất hào hứng với việc viết hồi ký cho những người khác vì đời họ thú vị hơn đời của tôi nhiều như đời của má tôi, má chồng tôi, bạn bè trong giới sân khấu của tôi. Ðem chuyện riêng của mình bỏ vào những trang viết là một chuyện không dễ dàng gì, nhất là khi nó dính dáng đến vận nước nỗi trôi, chuyện xã hội ngỗn ngang trăm mối. Má chồng tôi sau những buổi kể cho con cháu nghe chuyện mình thường mất luôn giấc ngủ. Sau khi con gái bà là cô Huế Xưa viết thành chuyện đăng báo bên đây, bà ra lệnh cấm không cho cháu con viết lại chuyện đời bà nữa, chỉ làm đúng một chuyện là khi bà chết là cho thiêu xác, đem tro về Việt Nam và tôi là người được giao làm chuyện đó.
Chồng tôi tạo điều kiện tối đa để tôi có thể độc lập sống nơi xứ người nếu có chuyện không may xảy ra. Ít ra trong những chữ Ðộc Lập- Tự Do ố Hạnh Phúc tôi cũng biết chắc mình có được hai phần ba số chữ đó.

Chi ky vong ban doc se don nhan tac pham tren nhu the nao? Chi co tu tin la minh luon nhan duoc su dong cam cua ban doc nu, khi doi theo cacá nhan vat nu trong truyen, kich cua chi?
5. Tôi mong đừng ai khóc khi đọc cuốn này như tôi khi đọc lại. Tôi mong có dịp nào đó, đủ dũng cảm để đọc hay diễn lại một khúc truyện cho độc giả cũng là khán giả của mình xem mà không bị mất ngủ như má chồng tôi. Một bạn gái của tôi, chị Huỳnh Thanh Diệu, khi xem “Trăng nơi đáy giếng” dù là truyện của chị Trần Thùy Mai, đạo diễn là AÔi Như cũng đã nghe những câu qua quen thuộc dường như tôi nhặt từ đời mình ra. Những câu mà Thành Lộc đã từ chối nói vì cho là để đàn ông nói thấy sao mà ác quá nên AÔi Như đã chuyển cho vai của Mai Hoa nói. Tôi tin không chỉ bạn đọc nữ đồng cảm với mình mà cả những bạn đọc nam. Thành Lộc là một trong những người đầu tiên tôi tặng sách.

Nhung dieu chi muon noi them?
6. Thời gian để sáng tác của tôi coi như chẳng còn nhiều. Làm chuyện này phải dứt khoát bỏ bớt chuyện khác mà không phải cái nào mình chọn cũng là điều mình thích nhất. Tôi thích được làm với những người bạn trẻ Việt Nam sống ở bên California khi các bạn ấy rũ đóng vai một người phụ nữ có những đứa con chọn nghề không theo ý bà(trước đây má của đạo diễn Charlie Nguyễn đã đóng) nhưng đành phải ở lại North Dakota mà đóng vai Rose Tokyo (mà tôi đã đề nghị sửa thành Rose Sài Gòn) vì ở thành phố khan hiếm người Việt này nếu tôi rút lui thì sẽ bỏ luôn vai đó. Nhân đó tôi cũng rất mong trong tương lai mình có thể làm một tác phẩm về những người phụ nữ Việt Nam vì hoàn cảnh phải lấy chồng xa xứ như những người mà tôi đã được gặp ở nhiều nơi, trong đó có mình.

Ky su nguoi dan ba... co phai la tap hop kinh nghiem song, trai nghiem cua chi ve hau truong san khau?
7. Hậu trường của cuộc sống thì thú vị hơn nhiều so với hậu trường sân khấu. Các sáng tác của tôi nhằm viết giúp những người không nói được nên tôi có sống thêm mấy kiếp cũng không thể nào “tập hợp” được hết. Vì nhắm tới chuyện của “hậu trường của cuộc sống” nên những điều ghi lại trong cuốn KSNDBBB này không phải chỉ có chuyện cá nhân của tôi mà còn là chuyện của nhiều người.



0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home