Friday, October 26, 2007

Phải Chăng Tự Nói Xấu Mình là Ðỡ Bị Rắc Rối Nhất?

NGỤY TÍN
@
22/10. Có ai đã xem film nầy chưa?
“The Fat anh The Lean”
(Le Gros et le Maigre, 1961, 15’, đen trắng. Ðạo diễn Roman Polanski (đồng sáng tác với Jean-Pierre Roussaeu, âm nhạc Krzysztof T.Komeda.)
“Diễn nôm” là Thằng Mập và Thằng Oãm (hay Ngài Béo và Tên Gầy?)

Thấy một tờ báo mạng đang mở chuyên đề về Ðiện Anh, định viết chơi, nói lòng vòng quanh cốt chuyện thôi, ai dè viết thành một cái gì đó gần 3.000 chữ (không biết xếp vào thể loại gì), tạm đặt tựa là NGỤY TÍN, gồm có ba phần. Biết chắc sẽ không ai đăng, nhưng mà cũng ngần ngại hỗm rầy, không biết có nên đưa lên đây hay không? Người bạn thường giúp tôi đăng được những bài khó đăng ở Việt Nam vẫn khuyên đừng đăng các trang ở hải ngoại kẻo về Việt Nam khó cộng tác làm việc được nữa. Giờ thì cái tờ của bạn ấy cũng bị treo giò rồi.
http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/cao-xuan-hao-mot-tri-thuc-mot-than-phan/


@
23/10 . Nhân đọc bên Diễn Ðàn,bài về nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo của ông Tương Lai mới biết cái tờ chuyên tiêu thụ những bài mà không báo nào dám đăng hết là tờ Người Ðại Biểu Nhân Dân đà phải tạm ngưng hoạt động.
Mới thấy may (hay xui ) mà có cái blog nầy.
Coi gương ông Nguyễn Du kìa, có muốn thở dài cũng chỉ dám chui vào tấm áo Từ Hải, mở to mắt ra nhìn mà nghĩ thầm thôi:
“Bó thân về với triều đình.
Hàng thần lơ láo, phận mình ra sao?”
Nếu ông sống trong thời đại này, biết ông có trở thành một Bờ Văn Lốc Gơ hay không?
@
24/10. Entry này có bởi đạo diễn Song Chi mới gọi sang kể, Chi mới đãi diễn viên và cọng sự cho film “Nữ Bác Sĩ” . Chi nói nghe học trò chị kể xấu về chị mà cười ôm bụng. Tui nói, chúng nó kể toàn chuyện thiệt hết đó. Nhưng tui không thấy những chuyện đó xấu chút nào hết, mà còn cám ơn là những chuyện đó đã được kể ra đúng như sự thiệt nó đã diễn ra.
Ví dụ như có một thời tui bị mang danh là Ng. Can (can 20 lít rượu đế). Mọi chuyện xảy ra chỉ vì tui cứu bồ học trò trong những chuyến lưu diễn xa, ai cũng thích nhậu hơn thích coi diễn. Chỉ có một con duy nhất trong đoàn đi theo mà không diễn là “con cô giáo”. Mang tiếng như vậy nhưng nói thiệt là tui không thấy cái món đó ngon chút nào hết. Nói chung tui chống Tứ Ðổ Tường. Và trời trả báo sao mà chung quanh tui toàn những người dính, không bốn đó thì cũng hai, ba.

@
Bên film có thể ít cần chia fe rạch rời: chánh diện và fản diện như bên SK. (Dù trên lý thuyết, film có The main character, or protagonist, wants something very badly and will do anything to get it; kế đó sẽ có loại nhân vật kêu là The antagonist tries to stop the protagonist from achieving his goal. This opposition creates conflict, and conflict is the heart of drama.)
Nhớ một thời, (mà hình như bây giờ vẫn vậy) cứ hể nhân vật fản diện dính tới ngành nào là ngành đó lên tiếng kiện tụng, rằng thì là tỉnh tui, ngành Ðiện, Nước, Công Chánh, Giao Thông, Giáo Dục, Y Tế, Tài Chánh, Ngoại- Nội Thương, Ngoại Giao, Nội Vụ, Công An, Cảnh Sát, Quân Ðội, Báo Chí (chữ lẫn hình), Văn Hoá, Thể Thao, Bà Mẹ, Trẻ Em, Người Già, Thương Binh Xã Hội, v.v và v.v. KHÔNG BAO GIỜ có loại người tệ hại như vậy Hiện hữu trên cõi đời này.

@
Nhớ hồi liên hoan sân khấu Sài Gòn 300 năm (1998), từ một vở kịch ngắn “Xóm Nhỏ Sài Gòn” của chị Vương Huyền Cơ đạt giải thưởng ở quận Ba, đạo diễn Trần Minh Ngọc và giám đốc công ty Thái Dương, anh Huỳnh Anh Tuấn đề nghị tui phát triển thành một vở kịch dài để sân khấu IDECAF dựng đi tham gia hội diễn. Trong đó có một con bé bán báo muốn mẹ mình có tiền mua xe nước sâm để bỏ kiếp là điếm nên đã chôm một cái ba lô của một cô nhỏ việt kiều. Khi duyệt, phải chỉnh sửa ngay cái nghề điếm thành nghề công nhân sở Vệ Sinh vì có thắc mắc là chẳng lẽ phơi bày ra ở Sài Gòn chỉ có đỉ điếm và ăn cắp?
(May mà sau đó sở Vệ Sinh không kiện là chẳng lẽ tụi tui khg chăm sóc tốt công nhân để tới độ con cái phải chôm chỉa; đó là chưa kể các tờ báo+ các công ty phát hành sách báo cũng có thể kiện tiếp với lý do tại sao lại cho cô bé bán cái sản phẩm của họ lâm vào cảnh ăn cắp)

@
- Ðể khỏi phải đáo tụng đình đem lại nguy cơ bể nồi gạo không chỉ cá nhân mình mà còn biết bao nhơn khẩu khác, nhiều anh em tác giả rũ nhau cho nhân vật phản diện là CHÍNH MÌNH và NGHỀ CỦA MÌNH cho yên tâm.
Chính vì vậy mà một thời sân khấu rộ lên khá nhiều kịch bản về chuyện nội bộ gánh hát. Nhưng mà rồi cũng có yên đâu. Bởi gánh hát do ai quản lý? Có là một gánh bầu tèo cũng phải thuộc một cái Phòng, cái Sở nào đó.
- Một biện pháp an toàn nữa là đẩy cho nó trôi về Sài Gòn trước 1975.
(Giờ thì ai cũng thấy là chuyện gì mình chê + mắng chưởi người ta thì ngó bộ mình còn hoàn thành xuất sắc vượt mức kế hoạch năm, mười năm về một số chuyện tiêu cực.)
- Một cách nữa là chỉ nói chuyện trời mây non nước hoa cỏ bốn mùa. (Noí chuyện thú vật cũng bị suy diễn nữa đó cha)

@
25/10. Chuyện Hậu Trường của Người Ðờn Bà Bị Chồng Bỏ có phải cũng là một kiểu mang mình ra tự bêu xấu cho yên?!.
Nhưng đem mình ra tự nói xấu có phải là phương pháp tối ưu để tránh mọi rắc rối chưa?
Ví dụ như tui viết chuyện đi hiếp dâm (hay bị hiếp dâm), giết người, tham nhũng, khuấy rối tình dục nam + nữ diễn viên, chuyện đạo nhạc, đạo văn rồi tui nói đó là chuyện thiệt đời tui, tui tự khai chuyện xấu của nhà tui ra chớ không có nói động gì tới ai hết.
Nhưng nói vậy rồi mà liệu mọi người có tin mà để yên cho không? Hay là các đại sư huynh, đại sư tỉ cứ nghĩ rằng mình muốn bịa chuyện để nói xiên nói xỏ Người Mà Ai Cũng Biết Là Ai Ðó, lẫn Người Mà Ông Cố Nội Ai Cũng KHÔNG Biết Là Ai Ðó?.

Rồi còn những dòng trên các loại Bờ văn Lốc Ao nữa.
Nếu Không Cấm (hay Không Nói Ra )Thì Có Ai Biết Ðâu?!
Vậy sao cứ có nhu cầu “lạy ông tui ở bụi nầy”?!
Nói một cách khác là “không ai đánh” mà cứ “tự khai” ra!
@
Gọn nhất là cứ dán một chữ Hèn ngay trên trán. Vậy đã yên chưa?
Bỗng nhớ tới hồi những năm đầu tiên học chánh trị ở trường Sân Khấu, N. cứ ngồi diễn vô thực vật là rút chỉ ra may hai vành môi lại với nhau.
Sau nầy thì có người may phẹt -mơ - tuya. Nhanh hơn!


0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home