Monday, October 1, 2007

Tranh Tứ Bình

+Tặng Kim B.
và những người đang gặp nhau như nhà thơ Lưu Quang Vũ, nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, Bé Xíu, nhà thơ Diễm Châu, họa sĩ Nhã Bình, nhà báo Quốc Kế,





Một. SANH
Bây giờ không biết gọi nó là bào thai, đứa nhỏ hay chàng/nàng. Nó vắt vẻo ở đó đã trên hai mươi năm, phân nửa còn ẩn sâu trong bụng mẹ, phân nửa đà trồi ra giữa hai chân người mẹ, ngơ ngác ngó đời. Chuyện nó kẹt cứng ngang cái cửa mình của mình, người mẹ thấy đôi khi lỗi đó có phần của mẹ.
Khởi thủy đó là một niềm hạnh phúc vô biên, dĩ nhiên, không chỉ tự do mẹ tạo ra mà có nó, cũng phải có thêm sự phụ sức của nam giới góp vào. Một hay nhiều người, mẹ chẳng khẳng định được. Mẹ chỉ hình dung ra con ra đời sẽ là một nhân thể tuyệt vời, tâm nó không thể ác như những người bạn vẫn vuốt lưng mẹ bằng lưỡi lam bén ngót, những người bạn cứ đến thăm nom và đòi làm mẹ cha đở đầu cho nó nhưng chính họ chứ không ai khác khiến sự ra đời của nó chậm trể vài thập niên.
Người tới ngắm nghía đôi môi người mẹ rồi khuyên bâng quơ nên bớt một lổ tai của đứa nhỏ vì một cái đã quá đủ rồi. Kẻ tới đưa giấy tờ cho người mẹ điền vô, nhân tiện bàn thế hệ tới nên tiết kiệm, chỉ cần một con mắt đã dư nhìn đời bày chi tới hai, bộ không thấy có người đã thò tay tự lấy bớt đi một mắt của mình khi đứng trước vành móng ngựa đó hay sao?.
Thậm chí có người đến nhân danh cha nó, muốn xin được nó cho trái thận vì anh không còn tiền bạc và cũng không bà con bè bạn nào sẳn lòng để cho anh bớt một trái cùng huyết thống mà sống thêm vài năm nữa với cô vợ mới cưới tuần rồi, bất cần biết đám cưới đó đã vò nát cõi lòng người chưa- nhưng sắp được - làm mẹ, trên hai mươi năm nay, bất cần biết có muốn con cho thận thì cũng phải để cho toàn thân nó được chui ra khỏi cửa mình của mẹ, còn bây giờ ai biết trái thận của nó cở bao dai, ai biết bằng cách nào mẹ có thể nói chuyện được với con mà xin phép nó, bởi vì cho dù nó có kẹt phân nửa người trong bụng mẹ như vậy thì thận của nó cũng phải do nó tự quyết định cho hay không chớ không ai có thể nhân danh cha hay mẹ mà bắt con mình tự hiến..
Không ai hỏi người mẹ rằng mẹ có cấn cái không, có đau không khi đứa con cứ ngắÔc ngứ nơi khúc cửa vào đời như vậy. Ðã vậy tụ nơi loại cửa này còn có khá nhiều sợi thần kinh và thông liền với tử cung, buồng trứng, tim, lòng, cật, tụy, óc, tim.. nói chung là bộ đồ lòng bên trong tấm thân và bộ não trong đầu.
Không ai hỏi rằng sao mẹ lại có thể sống được, cười được, thậm chí đôi khi còn chạy nhanh hơn ngựa rượt. Loại câu hỏi này mẹ của người mẹ đã dặn không nên trả lời nếu còn muốn sống tới ngày sanh được đứa con.





Hai. LÃO
Cô tập thể dục thẩm mỹ bằng điệu Lý Son Sắt trên chiếc giường nệm mỏng. Chiếc giường cô quạnh đã hơn ba mươi năm nay nhưng nó vẫn luôn là thế giới hoan lạc của cô với hò xự xang xê cống liu. Các phóng viên trong nước, ngoài nước xếp hàng đợi cô; thời gian gần đây người ta coi cô như đặỳc sản Ðàng Trong giống như những nhà văn và phê bình nước ngoải là đặc sản Ðàng Ngoài. Cô cho người nhà ra từ chối hết. Hôm nay cô chỉ muốn được chỉ riêng mình với anh.
Khi chỉ riêng mình với anh, cô sè sẹ hát lại đoản khúc ngày xưa anh đã viết riêng tặng cho cô, riết rồi thành một làn điệu riêng mang tên Cô Liêu Ðoản Khúc. Bạn bè cũ cùng lớp hậu sanh cũng sè sẹ tiến dần rãi quanh ngồi nghe lóm. Với cô, chẳng có ai quanh đây cả. Chỉ cô, và anh. Con mắt đầy sóng kia đẩy đưa sao mà khiến người ta trật một nhịp đây. Ðã gần cả trăm năm nay, bất cứ chuyện rối ren riêng tư nào của anh cũng chuyển sóng lan qua khiến lòng cô nổi bão. Câu hỏi luôn là có còn chút nào riêng dành cho tôi không, hỡi cái xác thật ta ôm trong tay trước bao con mắt nhìn vào với danh tiếng hão huyền chỉ là tình nhân trên sàn gỗ? .
Mưa không ngăn âm dương cách trở lỡ chuyến hẹn hò. Cái tình chi mà trong giây phút cận kề luôn ý thức được quan san trắc trở. Tôi sống trong đời giả yêu anh, anh chếÔt trong đời thật, ghen tuông nghiệt cay trút nghiến vào vai diễn. Tôi đoan trang hay phản trắc cũng chỉ là ảnh ảo. Cái ngày ta ôm được đời nhau thì kẻ trong đất ấm, người lạnh tóc nhuộm tà nâu.
Dường như ghen với đất đang bao quanh người, quên tháng năm đè nặng, cô bất thần nhổ khúc cây gần đó, múa một đường thương tuyệt tử, đi lại cái bộ mà khi sống anh đã nổi danh. Anh đâu biết, khi chui vào đóng những vai nam, để tỏ tình với những người nữ khác, trong lúc anh yên mồ mã đẹp với vợ con, thật ra đó cũng chỉ là một lời tỏ tình đau đớn nhất.
Tiếng vổ tay rào rạt của ai kia? A, mọi thứ đảo lộn với nhau hết rồi. Xưa, thời huy hoàng của cả hai ta, chờ lúc vãn tuồng, ngó ghế trống tưởng mộ bia. Giờ sống với nghiã trang, tưởng lớp lớp mộ bia kia là khán giả.
Ngày sanh của cô, ngày tử của anh, quà của những người con cháu học trò anh là một vực huyệt sâu trống hoát, không cốt, không nhục, tan trong đất cát thẫm mầu máu đỏ tình bạc chỉ lơ thơ quanh đó cây cỏ lục nâu cùng mộ bia làm người thưởng ngoạn. Cô vẫn đứng thẳng như tự làm tùng bách cho mình, chiếc khăn san hững hờ bay trong mưa nhẹ gió chiều như một loại thố ty hoa muôn đời chung thủy.
Bao lâu nay cô đã cho đời mượn tạm cái vỏ yêu kiều lẫn kiêu sa ngạo thế của mình. Cám ơn những lần khoác vỏ chàng võ tướng cường tráng tuấn tú nên giờ này cô thừa sức cứng cáp của một nam nhi. Cô không gục xuống như những người thương yêu, lẫn hờn giận, thù ghét cô vẫn mong. Cô vẫn còn đó hồn anh đứng bên kia bờ huyệt ngó cô dù mớ bụi anh đã bị những người ghen giùm hốt trọn mang đi. Nước mưa ràn ràn trên hai đôi hố mắt của người không bao giờ muốn gọi cố nhân.
Nếu trời không gió, không mưa ngay lúc này, cô cũng dễ dàng nhận ra lần đầu tiên trong đời, anh khóc thật cho cô (hay họ khóc thật cho nhau?). Chỉ một giọt thôi, cũng đủ xóa hết bao nhiêu nụ cười đắng cay trên sàn gỗ anh làm đau ngấu lòng cô. Từ lúc mười ba tuổi, khi lần đầu gặp anh và giờ thì hình như đã trăm năm trôi qua, người phụ nữ một trăm mừời ba tuổi này nhận ra điều gì khiến mình sống hoài, sống mãi. Cô yêu. Và cũng được yêu!







Ba.BỊNH

Tôi không nghe được tiếng nói của những người yêu tôi.
Tôi không nghe được tiếng cười của những người ghét tôi.
Tôi không nghe được tiếng khóc của những người thù tôi.
Tôi không nghe được tiếng kêu của những người cần tôi.

Tôi không ngửi được mùi thơm tiền, ủng hoa. Nói chung lổ mũi tôi bị điếc trước mọi mùi thúi lẫn thơm.

Lưỡi tôi nếm mật gấu nghe ngọt ngào, sao trần gian kêu đắng?
Họ nói ớt cay, khổ qua đắng nghét; tôi lại cảm vị ớt dịu dàng, khổ qua ngọt lự.

Tôi sờ gai tưởng nệm êm, sờ bùn tưởng đá cứng, lăn lộn trên vỏ gai sầu Riêng mà thấy êm ái vui Chung.

Tôi nhìn Trắng thấysự đen tối của các Màu, ngó Ðen thấy ánh sáng trinh nguyên của sự không Màu; nhìn trong Ðỏ có Vàng, trong Vàng có Ðỏ. Chẳng biết tôi mù Màu hay Màu mù tôi.

Mùi Người làm tôi ói, nhưng Người Mùi khiến tôi phải sống.
Người cho tôi ăn heo giả, bò giả, dê cừu gà chó mèo giả... tất.
Thấy tôi vẫn ói ra hết, họ dọn tiếp măng, rau muống, cao su, cát, sạn, xi măng cốt thép, sắt đồng phế liệu, bằng tiến sĩ... tôi đều ói ra cả , hóa ra trong đó có Máu Người.

Nhưng chỉ tôi biết, để có thể vượt qua tứ chứng nan y, không ngửi, khôãng thấy, không nhìn ra, không nghe nếm được bình thường như bao người.. tôi cần phải ói, ói và ói.
Và ở một góc riêng thầm kín chỉ có trời trăng chứng giám, thỉnh thoảng để tồn sinh, tôi phải chui sâu xuống lòng đại dương (Thái Bình, Ðại Tây, Bắc Băng, Ấn Ðộ, Nam Băng) để được gặp lại những bạn bè ngày xưa thân ái của tôi đang hào hứng lập nên một thế giới mới dưới ấy với một môi trường sạch để không còn ai bị ói.
Rồi trong một ngày biển động trên đầu, bằng an dưới đáy, vằng vặc trăng rằm tháng bẩy lễ hội cô hồn, họ đã giúp tôi ói được ra Tôi.




Bốn.TỬ

SỈ:
- Người dưới vòm trời đang cãi nhau vào dịp T năm T, tại điểm Th có A hay (A+ hai trăm ngàn) người chết. Dù bao nhiêu thì những người nằm trong con số hai trăm ngàn chênh lệch đó vẫn không biết đứng vào đâu trong những ngày rằm tháng bẩy. Trong công thức bào chế thuốc giảm đau của phe nầy họ chết, trong dự án xin tài trợ nước ngoài của phe kia họ sống. Ai biết được có một loại sống trong đời chết và chết trong đời sống. Nếu đơn giản Sống là Sống và Chết là Chết thì làm gì có chuyện cãi nhau.
- Vào năm (T+ 8), tại một tỉnh vùng sông nước nhiều cầu, nhân một ngày được phép vui chơi trên toàn một đất nước lâu quá không có gì vui, những người (đa số là) nông dân trào ra trên cầu đứng ngó theo những cuộc vui chơi trên nước ví dụ như những chiếc thuyền dài, thuyền tròn đầy ắp người đang đua nhau chống chèo có thưởng. Số lượng người cần vui không sao kể xiết chứng tỏ những người đang đứng đó hồ hởi phấn khởi đến độ nào. Bất thần không hiểu do đâu (chắc không phải là vì thương mến nhau mà) cầu lỗi nhịp nên gẫy nhịp cầu. Câu hỏi cho tới giờ chưa ai giải được là những người (đa số là) nông dân ấy chết vì nước hay chết vì (một nỗi mong) cầu.
- Vào năm (T-23) có đứa nhỏ năm tuổi chèo chiêc ghe đi vô cứ tìm cha sau khi mẹ đà chết cháy. Ðêm trăng tròn vành vạch sáng trắng tái màu môn luộc cho thấy những xác chết ngược dòng, đờn ông trôi xấp, đờn bà trôi ngữa, có cả người phụ nữ xinh đẹp dịu dàng như má nó dường như nằm bất động muốn mỉm cười với nó. Chẳng hiểu sao nó không thấy sợ họ mà chỉ sợ không gặp được cha. Nếu chỉ có vài ba xác thì nó có thể xón đái trên sàn thuyền như vẫn sợ những thằng chỏng chết trôi; đằng này xác người lềnh khênh dày nghẹt cả khúc quành của dòng sông tới độ gần như dòng sông không còn nước để có thể đẩy họ trôi ra biển lớn. Phải chi nó chạy trên bờ chắc đã gặp được gặp cha từ đời tám hoánh. Thằng nhỏ đã nậy mái chèo qua từng cái xác một cách tuyệt vọng. Nó chỉ có một nguồn an ủi duy nhất là không có má nó trong những cái xác nằm ngửa ngực vì bà chết cháy rồi còn đâu. Suốt đoạn sông nghẹt xác (mà sau nầy, khi đã là một đạo diễn tài danh bầm dập, đứng giữa mớ kẹt xe nghẹt người sống nó luôn liên tưởng) thằng nhỏ luôn than thầm cha ơi cha, cha ở đâu làm ơn làm phước lên tiếng cho con an lòng là không có cha trong những cái xác úp mặt (không thể) trôi sông kia.
- Vào năm (T + 32) ở ven con sông ngăn đôi hai tỉnh có khu trại rước về những người trẻ tuổi, lúc đầu chỉ vài chục rồi lên tới cả ngàn. Khi đi, có cha mẹ thân nhân đưa đi, hẹn nhau tối đa hai năm sẽ tái ngộ. Kẻ ở người về đều yên tâm cho cuộc đoàn viên trong tương lai với những kế hoạch nhị niên trong ngủ niên thứ sáu. Ðến năm (T+ 34), có tin đồn râm ran sẽ cọng thêm một cặp nhị niên. Vài chục chú ngó dòng sông hẹp, nhìn bờ bụi bên kia quyến rũ, rủ rê nhau trèo qua chiếc tường ngăn bằng lưới mỏng mảnh, phóng thẳng vào lòng sông. Khúc sông ấy tưởng mẹ hiền hóa ra ác mẫu, ngó nó bé nhỏ, hẹp té như vậy nhưng sâu và xoáy dữ, chỉ một chú gốc nông dân, lội giỏi nhất lội ngược vào bờ. Hằng năm đến ngày đó, dù ở nơi đâu chú vẫn thắp nhang cúng vái cô Ba và những người không tới được bến bờ. Chú cảm tạ cô Ba đã buông tha chú nhưng nămnăm trôi qua rồi chú vẫn không thể yêu ai sau khi đã chứng kiến cảnh thân nhân của 53 chú kia lên vùng rừng núi nầy khói hương cười khóc với hồn con, em, chồng, cháu của mình.

LẼ:

- Giữa lúc hoang mang nên đi làm nail, làm waitress hay ngồi chế tạo các loại lá cải rẻ lần mắc tiền thì người níu em ngồi lại với chữ (cùng những diệu dụng tuyệt vời của nó) lại là hồn ma của anh, người đã ra đi vào ngày này, 28 tháng Tám, cách đây gần hai mươi năm.

- Anh lặng lẽ, phát tiết một thời, chỉ cười không nói. Chiếc vòm họng ấy như loài chim vỡ cổ khúc ngẫu hứng hót chơi.

-“Trên núi non cây cối thì buồn, đá ở không hàng trăm ngàn năm”... Khi chiếc xe chạy ngang công trường ngày chủ nhật, tảng đá vạn niên trong thơ một người bạn đã chọn cháu thả mình rơi xuống, xe lộn mấy vòng, cả xe sống hết, trừ cháu của cô.

-Ngủ rồi đi luôn, còn nợ khá nhiều lời hứa, giờ đứa người dưng khác họ này còng lưng ra trả.

-Vừa mới cười với nhau, nhắn tin nhau, nắm tay nhau, xếp những chữ, len hình vào khung khổ như người ta lèn vào hòm những thứ cần mang theo vào cõi sống; những con chữ lúc nhúc nỗi đau vô hình như những tiếng thét câm hy vọng sẽ bộc ra trong vài thập niên nhịn (và nhục) nữa, ôi nỗi nhục khoác áo niềm vui ám khói các con chữ, khung hình. Anh dư biết em còn quá yêu anh vậy lẽ nào em mới quay một vòng, chưa kịp gọi tên nhau, áo chưa kịp xưa nhầu, đầu chưa kịp bạc, anh đã chui vào khung cười nheo mắt thách em trốn tìm ra. Khối tình nầy lẽ ra chỉ để yêu em, yêu con nỡ nào vỡ ra vì nỗi đau đời như thế?! B. ơi!

Vu Lan - 28/08/ 2007

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home