Nhảy Xuống Với Bùn
Cống lại vỡ ở xóm Cây Vú Sữạ . Nước dơ từ những nhà riêng lại trào ra đường.. Để đỡ mất công chuyển dịch, các loại nước thải lâu nay "hùng cứ" ở cái sàn nước nhà sau được chuyển dần ra mặt tiền khi sử dụng như nước giặt đồ, nước vo gạo, nước rửa cá, rửa rau ... Thậm chí nguời ta tắm, hứng nước trong thau to rồi khiêng ra trước trút ... Trung bình một năm cống vỡ một lần.. Thường là vào những lúc mưa tầm tã nhất và chấm dứt khi mùa khô vừa tớị. Nếu ở một xóm nào khác, có lẽ tình trạng này sẽ được giải quyết nhanh hơn.. Còn Cây Vú Sữa là một xóm khá "phức tạp".. Người có tiền ở lẫn lộn với người không tiền.. Người lành ở chung với người dữ.. Nên sanh ra bì tî nhau, đa số cho rằng ông Bảy Bớp phải "bao" toàn bộ chi phí sửa cống vì họ thấy cái xe ba gác máy chở hai phuy dầu tổ chảng của ông là thủ phạm gây ra nạn cống vỡ hàng năm.. Nhưng cái miệng của ông Bảy còn hơn miệng phụ nữ, ông la bài hãi mỗi lần họp tổ.. Lúc chối quanh co, khi hùng hổ hăm dọa, thấy không ổn lại than thở gánh nặng gia đình không kham nổi, nên rốt rồi cả tổ đành phải đồng ý cho ông đóng một phần tiền đúng như tổng chi phí sửa cống chia đều cho số hộ liên quan tới khu cống vỡ. Hơn năm mươi phần trăm gia đình trong xóm Cây Vú Sữa kiếm ăn kiếm việc hằng ngày hết sức khó khăn, nói chi tới chuyện nộp tiền làm cống.. Nhóm dư ăn thì đừng hòng lọi ra thêm một cắc nào ngoài phần tiền họ phải đóng.. Cứ vậy, hai bên thi gan nhau ... Chờ mãi đến khi mùa mưa dứt, tiền công xá sửa cống hạ bớt vì đã đỡ nhọc bằng mùa "cao điểm", những gia đình không tiền lúc đó mới chịu đóng góp bằng cách góp người phụ vào việc hốt mớ bùn xình vương vãi khắp nơi sau khi thông cống ... Chiếc gác của Duyên có một bao lơn nhô ra che mát khoảng đất ngay tấm cống vỡ.. Cô thường ngồi viết trên mấy miếng ván mục nát ngoài bao lơn vào ban đêm dưới ánh sáng ngọn đèn chung của tổ để tiết kiệm điện.. Ngoài cô, không ai dám bước ra ngoài ấy vì sợ rớt.. Nếu rơi xuống, Duyên sẽ đụng phải gánh hủ tíu thất nghiệp của chi. Liễu gầy ... Sự kiện cống vỡ không làm cho nơi ấy bớt khách đi, khách vẫn đến đó, ngồi chồm hổm trên ghế nhỏ với nước dơ lấp xấp dưới chân ... Cả xóm thường tụ về đâỵ. Ăn là phụ! Còn chuyện chính là họ có nhu cầu trao đổi tin tức sinh hoạt khắp nơi, chuyện ai giựt chồng ai, chuyện giá chợ đen ở rạp Đại Đồng hôm nay bao nhiêu, chuyện cô đào Bê Bê lên tiếng bảo vệ súc vật, chuyện tầng ô-zôn sắp thủng, chuyện ô nhiễm môi sinh, chuyện ngoài Trung lụt đói, chuyện lật xe miệt Bình Chánh, chuyện mở đường xắn nhà ơ ? Hố Nai, Tân Bình. v.v ... Đề tài hiện đang được nơi đây bàn cãi sôi nổi là họ chờ coi anh Công An khu vực mới về sẽ xử lý thế nào với chuyện cống vỡ.. Họ đã đánh hơi thấy được anh Lân này có cái vẻ gì đó khác hẳn với anh Giáp trước đâỵ. Anh Giáp hồi mới về cũng hăng hái lắm.. Anh hốt trọn sòng bạc cò con tổ chức "pẹt-ma-năng" dưới gốc cây Vú Sữạ. Anh bắt má Hiền ngồi viết bảng cam kết không được biến nhà thành động chứa nữa .... Nhưng từ khi Giáp để ý cô Xinh thì mọi người đâm lờn anh.. Cô Xinh cứ ra vô sòng Cây Vú Sữa chơi, anh đi ngang ngó còn chúm chím cườị. Cô Xinh lại cho đám con gái nuôi của má Hiền vay tiền nên anh cũng nới tay với má.. Thậm chí ba cái chuyện đánh nhau ầm ĩ cả xóm, Thiết Đầu Đà đứng ra giảng hòa, họ còn nghe hơn nghe anh.. Giáp nói như năn nỉ cô Xinh, ít ra mọi người phải nể anh một chút, thấy anh xuống xóm phải tạm ngưng chơi bài trong chốc lát.. Cô Xinh truyền đạt lời ấy, bạn bài của cô đồng ý giả bộ tan sòng khi thấy bóng anh.. Nhưng cấp trên của anh thì không thể giả bộ lơ cho anh được.. Giáp bị đổi đi ... Ở dưới gánh hủ tíu của Liễu gầy, mọi người đang bàn tới tướng mặt của Lân. . Họ nói anh này tên Lân mà tướng rồng, mạng hỏạ. Tuần trước năn nỉ đám có tiền quyên góp ủng hộ thêm không được, lại bị nhóm không tiền ghẹo, khuyên anh nên giữ "truyền thống" của xóm là chờ mưa ngớt rồi hãy ra taỵ. Lân giận run, mặt tái ngắt, tuyên bố một câu xanh dờn là nếu không sửa được đường cống sụp này trong vòng mười ngày, anh sẽ xin thôi, không làm ở cái xóm này nữạ. Rồi nắm tiền thâu được trong tay, anh giải tán buổi học. Hôm đó, Duyên cũng có đi họp, cô không thuộc nhóm giàu hay nhóm nghèọ. Cô đang là một phóng viên, phụ trách phần tin và bài về sân khấu cho một tờ báo, tạm đủ sống.. Cô lại đang có một nỗi buồn riêng tới độ cô chỉ muốn chuyển nghề. Gần đây, một số bài viết của cô đụng chạm tới anh em trong giới sân khấu, khiến họ gần như tẩy chay cộ . Phản ứng gần đây nhứt của họ là khi cô cùng một cô bạn đồng nghiệp đi xem một vở tuồng mới để viết bài, nhóm lãnh đạo đoàn đã để hai người đứng coi suốt vở. . Thậm chí, họ còn kêu nhân viên rạp ngăn cản lúc cô đưa máy chụp một cảnh đang diễn là một chuyện trước đây họ năn nỉ cô làm.. Một trưởng đoàn ca nhạc đâm đơn đi kiện cô vì cô đã có bài chạm tới chuyện bà cho thuê bảng hiệu cùng với một số đoàn ca kịch khác ... Đã vậy, một, hai đàn anh trong nghề gặp cô lại mắng: - "Phận con gái chưa chồng ở sao cho người ta thương. Hồi mới vô nghề tụi anh cũng có nhu cầu "giữa đường thấy sự bất bằng mà tha".. Nhưng ai hiểu cho mình, đa số cứ nghĩ em muốn nổi "chơi bạo lấy tiếng ngu!." Phần Duyên, ngược lại, cô không chịu nổi những bài viết mang tính cách "dĩ hòa vi quý" với những vấn đề cần có thái độ của những bậc đàn anh.. Cô biết có anh còn liều đến độ không thèm đi thực tế, cứ ở nhà viết như thánh lại còn tự hào như vậy mới là nhà báo chuyên nghiệp, còn dạng lăn lóc đi săn tin viết bài như Tố Duyên là phóng viên nghiệp dư ... Riết rồi cô thấy chẳng ai thương mình ngoài số độc gia thỉnh thoảng viết thư về động viên.. Nhưng những người không quen biết đó chưa bù lại nỗi đau tinh thần của cô khi một hôm, một diễn viên to con nổi tiếng giỏi võ, nghe lời kích động của một ông bầu suýt nhào tới đánh cộ. Chính ông bầu ấy thì lại đóng vai giả nhân giả nghĩa chậm nước mắt sụt sùi: - "Sân khấu đói lắm Duyên ơi! Viết như em người ta bỏ sân khấu hết." Nghĩ tới đây Duyên nghe nghẹn ngang cổ.. Theo cô, sân khấu suy sụp phần lớn do một số người trong nghề tự phá.. Họ làm ẩu, buông xuôi, cốt lợi phần mình, ít nghĩ tới những người ở dưới đáy của sự cùng cực như anh em hậu đài, diễn viên quần chúng.. May mà những anh em đó gặp cô ở đâu cũng bày tỏ tình cảm, dù là một cách lén lút vì sợ những "chóp by" trong đoàn ngó thấỵ. Ngay hôm vừa rồi, cô biết anh Qườn ánh sáng sẽ bị la khi nhường ghế cho cô nên cô cương quyết không ngồi. Ngó tới, ngó lui, Duyên đành phải chuyển nghề.. Chỉ hơi tiếc một điều, cô đã đầu tư khá sâu vào nghiệp này, cô chưa thấy mê một nghề khác, nhưng mà phải chuyển thôi! Ở lại, sống, viết, đôi khi thấy lạnh nhưng ... những người thương cô thì không tiền, không quyền hoặc ở quá xa nên chẳng thể đỡ cho cô khi có một anh chàng to con nào đó cung tay muốn đánh ... Đám nói chuyện bỗng im một chút.. Cô ngó xuống.. Hóa ra nhân vật chính của câu chuyện nãy giờ đang đi tới: Lân, cùng với một người con trai khác, cũng to khỏe như anh.. Hôm nay anh mượn ai không biết, một cái quần đen cụt tới đầu gối, một cái áo trắng màu cháo lòng với một bao bố lùng nhùng cuốc xẻng ... Không có đồng phục, không súng, nhưng ngó mặt Lân lúc đó "ngầu" không kém Thiết Đầu Đà.. Sòng bạc cò con ơ ? Cây Vú Sữa cũng tạm tan hàng.. Những chiếc miệng đang bàn thiên hạ sự ở gánh hủ tíu chi. Liễu giờ mới chuyển sang ăn.. Trong im lặng, chỉ nghe tiếng bước tới lủm bủm trong nước của Lân cùng bạn, và tiếng húp nước lèo xì xụp của khách hàng chi. Liễu ... Lân nó nhỏ nhẹ với chủ gánh hủ tíu: - "Chi. Liễu tạm ngưng bán một vài giờ giùm tôi!" Liễu đùa, giọng nhão như bao giờ: - "Anh Lân biểu em nghỉ cả ngày em cũng nghỉ, miễn anh đền em sở hụi nguyên gánh hủ tíu này ..." Mọi người cười rộ.. Lân đỏ mặt, di chuyển những cái ghế chồng lên nhau rồi cất tạm vào nhà Bảy Bốp.. Khách ăn lần lượt đứng lên.. Nói vậy chớ Liễu gầy cũng chuyển dần gánh hàng vào nhà Sáu Xăng Dầu ... Chỉ có Xinh là còn đủng đỉnh ăn.. Lân đứng trợn mắt sốt ruột đợi cộ. Có ai đó buông lời bình: - "Ngó anh Lân giống Quan Công phò nhị tẩu" Lại cười cái rầm! Vậy đó! Hồi còn Giáp thì họ gọi tên anh và cô Xinh là Thầy Đề và Thi. Hến ... Tô hủ tíu của Xinh rồi cũng phải hết.. Cô liếc thấy mắt Lân mà sợ.. Chẳng đẩy đưa được với anh này như với anh Giáp rồi ... Có mặt bằng trống trải xong, trước một đám quần chúng bu vòng tròn coi như người ta coi sơn đông mãi võ, Lân im lặng lấy đồ nghề trong bao bố ra rồi cùng với anh kia nạy nắp cống lên ... Một tiếng ồ khá to khi Lân nhảy xuống mớ bùn đen xì xoạp lầy nhầỵ. Mặc kệ những lời thán phục, xuýt xoa và cả mỉa mai cho rằng anh liều mạng vì một mục đích lợi danh nào đó ... Lân lằng nhằng vét bùn chuyển lên ... Được một lát, Lân nhảy lên miệng cống đọc một danh sách mà ai cũng biết đó là những người không đóng tiền được: - "Phong, Ba Nhỏ, Sáu Xần, Thằng Ông Diệm, Chú Q, Huấn, Tám Chớt ... đi theo tôi chở cống về ..." Xinh vụt miệng: - "Muốn đặt cống phải có nghề!" Người đi theo Lân nói dùm anh: - "Tôi ở trong đội làm cống.. Một tuần nay anh Lân đi học nghề đặt cống với tụi tôi" Khi những đống bùn cuối cùng đã được hốt đi, gánh hủ tíu của chi. Liễu gầy, nơi bà con vẫn gọi đùa là đài phát thanh nhân dân lại hoạt động như xưa. Riêng Duyên, sau hôm ấy, cô quyết định không bỏ nghề nữạ . Ai cũng thấy Lân yêu cái nghề của anh hơn Giáp và đó là lý do sự tồn tại của anh.. Tương lai anh sẽ dễ dàng dẹp được sòng bạc ở gốc Cây Vú Sữa và thuyết phục được má Hiền chuyển nghề. Như Lân chấp nhận nhảy xuống chiếc cống vỡ, cô cũng phải nhảy vào những tị hiềm điều tiếng dư luận búa rìu rác bùn bôi trét ... Nếu ngày nào cô còn yêu cái ngành sân khấu này và cái nghiệp viết lách như một đạo, phải theo ... 1993
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home