Tuesday, February 26, 2008

"... e cung ko biet noi gi nua ... !!!thanh that cam on chi da chia se ... !chuc chi luon may man nhe !

Ban toi mat ban, dong blog, toi gui thu, nhan duoc hoi am nhu vay."

Mot ban khac thi ghi:

"Xin loi vi da khong doc mail va tra loi gi ca vi chuyen cua Thanh Phuong lam Loc dau buon qua , khong nhin ngo gi den laptop nhieu ngay nay roi , bay gio moi nhin den no day . May ngay trong Tet , hau truong Idecaf buon lam , ra SK thi ho het cho khan gia cuoi, vao hau truong thi moi nguoi im phang phat , co khi con khoc nua , buon con hon la kep Tu Ben nua do !. Thu Ba se la ngay cung That thu 3 cho Phuong , anh chi em deu tranh thu den chua ngoi cung com cho Phuong kha dong dao , moi biet moi nguoi thuong Phuong nhieu hon la Phuong nghi …"

Nghe cua chung toi la nhu vay.
Thay vay ma KHONG FAI VAY.
Ke ca blog

Labels:

Friday, February 22, 2008

comment cho Nhi Linh ve Dao Hieu Lac Duong
+Dương Văn Đầy/ sau nay chet vi "VO TIM" ngay trong mot buoi hop khi dang lam chuac giam doc Du Lich thanh fo.
+Nghe Si HX/ban cua chi van dan nhau,dung ai mua nhg gi chi ban. dung ai ban nhg gi cho chi mua
+ anh DH co ong anh vo la TrWocThuan da tung tuyen bo khi lam lon o Toa An SaiGon: xem lai cac vu lua dao lon deu xuat fat tu hai benh DOT va THAM. 1 anh binh nhat cua VNCH moi hoc lop Ba da gat duoc thanh uy HN rang se tang gao 1 thang cho ca thanh fo HN. Vay ma cung duoc tin.
+ chi VTT, khi ra HN lam Tong Cuc Truong cung khg yen voi cong su ngoai do. Nhieu nguoi hay nguyt rang chi noi duoc 1 cau giua toa hoi bi bat, rang chong mat xem che do cac ong co lau hon ban an cua cac ong keu cho toi hay khg. Roi thoi!+ Xem xong nho tho Nhat Hanh: Biet bao gio, toi moi noi het duoc, nhung dieu toi UOC MO (ke ca trong blog). Do la ly do danh fai dong cua 1 thoi gian. De lay Duc cho chuyen di dien sap toi o NY.

Labels:


NoName Offline xin ve nha cat choi.Fai fuc ban la Dai Ca. Dam lam mot chuyen ma tui hen wa, khg dam lamSaturday February 23, 2008 - 03:09am (ICT)

xin ve tu NguoiDa Khuat

Vì sao tui không từ bỏ chiếc ghế

Tối qua, tui lại nằm mơ, một giấc mơ cũng cực sốc, không thua gì những giấc mơ trước.
Lần tui, tui thấy mình được làm bộ trưởng bộ dâm dục. (hehehe) của một đất nước toàn là dê xồm. Đất nước của tui, bất cứ lúc nào, trong tình huống nào, bạn cũng có thể dê gái một cách vô tư. Bạn nào dê càng hay thì càng được mấy cô gái thích, còn dê dỡ thì bị ném trứng ung.
Nhiệm vụ của tui là đi tìm những kiểu dê mới để cung cấp cho xã hội và định hướng cho những con dê phát triển đúng lúc. Nhưng do tui già, trí nhớ kém cõi, không tìm ra được cái mới, nên bị dân chúng phản đối kịch liệt. Hằng ngày, đi ra đường, đên đâu, tui cũng nghe được tiếng bàn tán xì xầm không hay về tui từ phía dân chúng. Có người bảo tui già hết thời rồi mà sao không chịu từ chức, lại ham hố mần chi, ngồi đó hoài không biết nhục. Đúng là mặt dầy.
Nghe dân chúng chửi rủa như thế, không biết mọi người thấy sao, chứ tui thấy mình nhục vô cùng. Nhưng rồi, dần dần riết cũng quen. Thôi kệ, ai chửi thì chửi. Mình ngồi thì cứ ngồi.
Nói vậy thui, chứ nhiều lúc tui cũng muốn giã từ chức bộ trưởng bộ dâm dục lắm. Nhưng mà thấy tiếc tiếc làm sao đó. Bạn biết vì sao không?
Thứ nhứt, tui già. Bi giờ nghĩ làm bộ trưởng, thì làm cái gì đây? Có chức có quyền, muốn cua gái trẻ, gái đẹp, thì rất dễ nhưng mà hết chức hết quyền thì lấy gì mà được những thứ đó.
Thứ hai, quyền lực và quyền lợi từ chức bộ trưởng dâm dục của tui rất nhiều, ngu sao bỏ.
Có ai thấy tiền mà chê không? Thấy gái đẹp mà ngoắc ngoẩy bỏ đi không? Tui thà chết chứ không thể bỏ gái đẹp được. hehehee
Dẫu biết rằng thời của tui đã hết, dẫu biết rằng tui không có năng lực lãnh đạo, nhưng mà nói chung tại tui THAM nên tui không thể từ bỏ đó. Với lại, muốn từ bỏ nó, tui cần có một lộ trình, một thời gian thích hợp để lau chùi dấu vết ăn bẩn của mình chứ. Không thui thằng mới lên, nó điều tra được, nó biết tui ăn bẩn, nó tố cáo, đưa tôi ngồi tù sao?
Thôi thì chịu khó ngồi nghe thiên hạ chửi mình một thời gian nữa. Nhưng mà ai chửi thì chửi, tiền vô túi tui đều là được. Sĩ diện cái mẹ gì giữa một cái xã hội đầy cái thối. Sĩ diện cái mẹ gì mà thằng nào cũng ăn bẩn nhưng cứ ra đường vênh váo rằng tao là thằng tử tế.
Mặt tui có dầy, nhưng cũng không dầy mặt khối thằng khác. Vì thế tui quyết định tại vị tiếp tục. hehehehe

Thursday February 21, 2008 - 10:42pm (EST)
Previous Post: Tui bị trời đánh
Comments(3 total) Post a Comment

ao2day
Offline IM
hahaha Minh fai la thang tho^'i nhat de dau tranh chong lai cai tho^'i. Khi minh la dua tho^'i nhat thi minh ko cam thay xa hoi da^`y nhung cai tho^'i nua hahahah. Em voi anh cu`ng fan dau nha
Friday February 22, 2008 - 10:56am (ICT)

Người…
Offline IM
hehehe. ý kiến hay. Anh đang xách kiếm bước vào ma đạo, để xem trong MA có THẦN không nè?
Thursday February 21, 2008 - 10:58pm (EST)

Labels:

Thursday, February 21, 2008

http://blog.360.yahoo.com/blog-ABv7t307bqLKd3e8pzU8?p=1011#comments
Xin ve tu blog cua Trang

Bạn tôi

Không muốn viết entry tang tóc đầu năm, nhưng không chịu nổi nữa…
Bạn tôi chết vào trưa 30 Tết.
Tôi gặp bạn lần cuối cùng vào tối 29. Phương cười tươi lắm, nói chuyện râm ran. Người ta cứ bảo người sắp ra đi thường lộ ra điềm gì gở, nhưng với tôi hôm ấy, Phương chẳng có vẻ gì như thế. Vẫn là Thanh Phương nhiệt tình và đáng yêu, dễ gần vô cùng.
Trong nghề làm phóng viên, tôi có gặp nhiều nghệ sĩ, và Thanh Phương là người tôi quý nhất, người mà tôi có thể sung sướng gọi là “bạn tôi”, mặc dù nghe đầy vẻ “thấy người sang bắt quàng làm họ”. Phương là diễn viên nổi tiếng, còn tôi chỉ là một phóng viên quèn không tên tuổi. Nhưng tôi yêu mến Phương ngay từ lần gặp đầu tiên, vì bằng cảm nhận của mình, tôi thấy Phương rất chân thật. Phương không giấu tôi những đặc điểm nào đó trong của mình, như tính thích nổi tiếng (tôi không muốn dùng từ “háo danh”, vì đó không phải là tính xấu). Hoặc, trong thâm tâm, tôi biết Phương là người miền Bắc, nhưng vì Sài Gòn mới là nơi Phương thành danh, nên Phương luôn dành lời khen ngợi Sài Gòn và tẩy bớt những nét “đặc sệt Bắc” ở mình. Có thể tôi cảm nhận sai, mà cũng có thể Phương chân thành đến mức không giấu ai những điều đó.
Tôi nhớ lắm giọng Phương hát bài “Phúc âm buồn” và “Nếu có yêu tôi” trong vở Hạnh phúc bên đồi hoa máu. Hôm đó Phương đổi suất diễn cho Đại Nghĩa, để ngồi dưới xem kịch “hầu chuyện” tôi. Đến lúc nghệ sĩ Thành Lộc hát bài “Nếu có yêu tôi”, tôi khen anh hát hay, và Phương có vẻ hơi chạnh lòng: “Trang không nhận ra giọng Phương à?”
Tôi nhớ lắm lúc ngồi café với Phương vào buổi tối cuối cùng đó. Phương còn nhiệt tình “đề xuất” cho tôi uống café latte “cho nó nhẹ, dễ ngủ Trang ạ, phụ nữ dùng latte là hợp”. Cười hi hi bảo tôi: “Phương cực lực phản đối mũ bảo hiểm nhé. Đọc blog của Trang, thấy chửi mũ bảo hiểm quá trời. Sao không dám đăng báo, lại đi chửi đổng trên blog à?” Tôi đố Phương viết được một kịch bản sân khấu chống chủ trương đội mũ bảo hiểm. Phương nói: “Ừ, để Phương xem, có lẽ sẽ viết nhưng phải tìm cách lách nữa”. Viết thật nhé? Ngoéo tay nào! Ừ thì ngoéo.
Tôi nhớ rất rõ những lời Phương nói và tiếng cười khúc khích sau vai. Vì Phương cả gan không đội mũ bảo hiểm, tôi phải cầm lái, chở Phương về nhà. Phương ngồi co ro sau lưng tôi (Hà Nội tối hôm ấy cực lạnh), bảo: “Này, bây giờ mà công an tóm nhỉ, Phương có hai phương án. Một, gục vào lưng Trang giả vờ ốm hoặc giả vờ ngớ ngẩn. Hai, nói là em chưa đầy 14 tuổi, thưa anh”. Tôi thì sợ công an một phép, nhưng cũng cố đùa: “Còn phương án nữa, là Phương xuống xe, hất hàm, nói giọng miền Nam nhé: Có biết ai đây không? Diễn viên nổi tiếng Mai Nguyễn Thanh Phương đây”. Phương lại cười rúc rích sau vai tôi: “Không đâu. Phương chỉ nổi tiếng từ Huế trở vào thôi. Từ Huế trở ra, không ai biết mình đâu. Sân khấu hai miền Bắc - Nam vẫn chưa thông thương, khổ thế đấy”.
Trốn chui trốn lủi công an, vòng vèo một lúc, chúng tôi mới về đến nhà bác Phương. Phương bắt tay tôi: “Có quà miền Nam cho Trang nhưng lại không để ở đây. Ngày mai nếu Phương vội không qua được, Trang qua nhà Phương mà lấy nhé. Trưa Phương bay, xuống sân bay sẽ gọi Trang ngay”.
Tôi không ngờ đó là cái bắt tay cuối cùng của Phương với tôi.
Trưa, rồi chiều, không thấy Phương gọi. Ngày giáp Tết bận rộn, tôi định khoảng 7h tối sẽ gọi Phương hỏi thăm. 7 giờ kém 16 phút, điện thoại réo, đầu dây bên kia báo cho tôi cái tin kinh hoàng: Phương đã mất. Tôi hốt hoảng: Máy bay rơi à? Không, Phương chết vì cảm lạnh.
Thường trong một gia đình, có đứa con nào chết đi, người ta hay nói đó là đứa con ngoan nhất, giỏi nhất, hoặc là con một. Đến mức cứ nghe có ai chết trẻ, tôi lại nhếch mép cười: “Chắc lại con (trai) một, hay là đứa tốt nhất trong mấy anh chị em chứ gì?”. Như thể ai chết sớm đều là người tốt cả.
Nhưng với Phương thì điều đó đúng thật. Phương tốt bụng và nhiệt tình với bạn bè biết bao nhiêu. Cái áo mưa Phương tặng mình hôm ở Sài Gòn, mình để lại thành phố rồi. Quyển sách Phương tặng, Trang vẫn còn giữ đây. Số điện thoại của những người Phương giới thiệu cho Trang gặp để phỏng vấn, Trang còn chưa kịp liên hệ. Mà Phương còn nói, Phương hay đi xem tử vi ở chỗ một anh này hay lắm, anh ấy bảo Phương năm 2007 may mắn, rực rỡ lắm. Khi nào Trang vào Sài Gòn, Phương đưa địa chỉ anh ấy để Trang đến xem thử nhé.
Phương ơi, Phương ơi…
Sao tôi giận cái tay xem tử vi kia thế? Phương mất đúng ngày cuối cùng của năm 2007 âm lịch!
Bạn bè tôi có nhiều người cũng chết sớm. Hai cô chết vì bệnh, một cậu tự sát, một cậu tai nạn giao thông. Tôi cũng đã quen với việc nhận tin ai đó đột tử. Ngày trước có lần tôi kêu la với bạn: “Mạng người ở ta rẻ thế nhỉ?”. Ông bạn trả lời theo phong cách… lố bịch: “Thì đến cái mạng em còn rẻ nữa là mạng người!”. Sự sống chết, nhất là ở nước mình, quá mong manh. Vì thế, tôi không đến nỗi sốc khi nghe tin Phương mất. Cái chết có thể đến với bất kỳ ai trong chúng ta, bất kỳ lúc nào.
Nhưng tôi biết, sẽ còn rất lâu nữa tôi mới dám đặt chân vào sân khấu Idecaf để xem kịch, bởi vì tôi không thể quên được ở đó MỘT GƯƠNG MẶT.

Thursday February 21, 2008 - 09:47pm (ICT)
Previous Post: Blog và comment
Comments
(1 total) Post a Comment

NoName
Offline
Phuong van noi ve Trang: "Co be ay thong minh lam co a"Toi van con run tay chua viet ky ve Phuong duoc, hien mang ve blog minh nhung ai viet ve Phuong.Xin bai nay ve nha. Cam on Trang da viet.
Thursday February 21, 2008 - 09

Entry for February 21, 2008
Toi cam giac hanh fuc biet bao khi dong cua lai.
Time= Blood
Entry nay se la entry cuoi va no se dai toi luc nao khg dai duoc nua.

Wednesday, February 20, 2008

Entry for February 03, 2008

Remembering Nguyen Si Hong Hanh
Wed, 22 Nov 2006 03:35:30 -0600
"Eternal rest grant unto her, O Lord, and let perpetual light shine upon her. May the soul of your faithful departed through the mercy of God rest in peace. Amen."
The Philippine Educational Theater Association announces with deep regrets the passing of our beloved friend, artist from VietnamNGUYEN SI HONG HANH(June 23, 1980 – November 12, 2006)who met her untimely demise in a car accident last November 12, 2006 in Se Khut at Nakornratchasima Province, Thailand. Hanh, together with two Thai artists, Karnpicha-cha Pongkullapat (Nok) & Chertsak Pratumsisakorn (Chert), were traveling on their way to attend a charity event in Nakornratchasima Province. Their car skidded and Hanh died instantly from severe head injury. Her remains were cremated at the Temple of Thepsirin in Bangkok last November 14, 2006. Her ashes were brought back to Ho Chi Minh City, Vietnam last November 15, 2006.We enjoin all her friends to pray for the peace of her soul.
.
Nguyen Si Hong Hanh is in Bangkok on her way to Indonesia to attend the Women's Playwrights International Conference to assist and translate for her aunt, Nguyen Thi Minh Ngoc. She was supposed to stay in Bangkok for more than a week to witness the Bangkok Theatre Festival and help translate for the members of the Youth Theater group from Hanoi who were scheduled to perform at the Bangkok Theatre Festival back to back with Thailand’s Crescent Moon, B-Floor, & Bangplay Educational Theatre group.Hanh is an artist based in Ho Chi Minh City. She was a participant to PETA’s 2nd Mekong Performing Arts Laboratory held last August- September 2006 in Hanoi, Vietnam.
How we shall remember Hanh...
My last day in Hanoi was spent with Hanh and me walking through practically all of the shopping areas in the city. She was my translator, navigator and negotiator. We talked about her plans... the band she was going to be performing with, hip hop, R and B, the trips she would be taking... I asked a lot of questions about her "Ao Dai." If I remember it right, she said her aunt had given it to her and it was old style so it wasn't the fitted type. I told her that it was beautiful and she looked great in it. She wore it with such beauty and elegance... this is how i shall remember her, gracefully walking across the stage with her grey silk "Ao Dai" flowing gently around her... paalam... ---Maribel Legarda
I spent a lot of time with Hanh on Saturday night (November 11) and watched the "Stereo Man" and "Purgatory" with her. We had a good chat about going to Indonesia and we had hopes to see each other there. She talked about how much she liked Thailand---her friends, the theatre festival and how she would like to be in it to observe and to take away as many good experiences as possible. I had wonderful moment, quietly while sitting down behind the lighting board at the blue-walled open theatre. We had a good chat and talked about some suggestions, gave some greetings, hugged, and had a peaceful time together. ---Pornrat Damrhung
.
I shall remember Hanh as the Laboratory participant who cried so hard during the last day of our workshop. She cried because she knows that after the Laboratory, life will never go on as usual...I shall remember Hanh as the nurturing host who took care of me during my stay in Ho Chi Minh City this early November. I've traveled the city many times but this time she made me experience Ho Chi Minh in a different (almost strange) way from a different perspective...I shall remember Hanh as the young Vietnamese artist eager and so excited to see and learn new things from outside. All set and brave enough to plunge and dive into every opportunity that opens up to her... music, her trip to Bangkok and Indonesia, the UNESCO project and her project with Kingsy Lok.I shall remember Hanh as the beloved friend of many of us from the Laboratory who always hangs out, extends a helping hand, and gets along with almost everybody.I shall remember Hanh as the daughter of a loving and courageous mother whose strength taught us how to survive unimaginable pain brought by her death.I shall remember Hanh as Hanh... not just a Laboratory participant, not just a host, not just an artist, not just a friend, not just a daughter... but a mentor whose death will forever teach us and remind us how we should live our lives. Hanh had the best days of her life. ---Lea L. Espallardo

Labels:

Tuesday, February 19, 2008

chiettu

Entry for February 18, 2008Nghe don la vo chong o voi nhau wa thang thu Ba cua nam thu Ba thi moi coi nhu EMTui dang o cai thang "ceng theng" do.Thay co bai nay co dinh liu toi Chuot, Vit Kieu, xin ve tu blog Truc Nhat Phi..".. ...HPT lầm, chứ chữ Hán bị con chuột gặm trong bức tranh này không phải là 民 dân (nhân dân) mà là 囻 quốc (nước). Theo lục thư thì 囻 đây là loại chữ hội ý "Tùng vi tùng dân, vi thị cương vực, dân thị chúng thứ, chúng thứ tụ xử Mỗ cố định chi cương vực nội, thử cố định cương vực tức quốc" (Gồm chữ vi và chữ dân, vi chỉ cương vực, dân chỉ đông người, đông người tụ họp cùng ở trong cương vực cố định nào đó, thì cương vực cố định ấy là nước). Bức tranh được vẽ năm Bính tý 1996, Bính tý nạp âm thuộc thủy, hành thủy ứng với sắc đen, phương thuộc chính bắc, con chuột lại gặm lõm một mảng phía đông nam chữ quốc, xem ra nước nào bị con chuột màu đen này gặm trong thời gian 1996 - 2007 đã bị giặc ở phương bắc xơi mất một phần lãnh thổ phía đông nam rồi. Năm nay là năm Mậu tý 2008, tuy HPT vẫn treo bức tranh chuột ấy nhưng vận khí đã đổi, Mậu tý nạp âm thuộc hỏa, hành hỏa ứng với sắc đỏ, phương thuộc chính nam, nên con chuột này là chủ chứ không phải khách, tóm lại là chuột nội, màu đỏ. Chuột nội mà gặm được chữ quốc là loại thạc thử (chuột lớn), tức đại gian thần đại tham quan, xem ra nước nào bị lũ chuột đỏ này gặm chắc có đám tham quan lớn lắm đang tác nghiệp từ mạn đông nam. Đông nam án theo bát quái thuộc quẻ Chấn, quẻ Chấn còn được gọi là Trưởng nam, thuộc hành mộc, mộc sinh hỏa, tức đám tham quan này không ra mặt mà đứng ở hậu trường, thông qua những con cái có hiếu làm trung gian để thực hiện các phi vụ tham ô hối lộ, tóm lại rất là kín đáo, tài sản cả vật thể lẫn phi vật thể của nước cứ hao mòn dần mà không ai chịu rõ là do chuột nào xơi. Không biết vì HPT bảo quản tranh không tốt hay BC cố ý mà chữ quốc ở đây lại deux couleurs. Rất xin lỗi, chứ nửa trên mờ mờ, nửa dưới sứt sẹo thượng mông hạ khuyết thế này là triệu huyết quang, tức có máu me đây. Máu chuột thôi, nhưng vẫn là máu, chắc chuột đấu tranh về đường lối ăn vụng lỡ răng cắn nhau hơi sâu, chỉ là màu máu màu lông cùng đỏ nên người ngoài rất khó phân biệt. Có điều đó chỉ là chuyện giữa chuột với nhau, chứ với kẻ khác thì khác. Vì nửa trên bị mờ ấy của chữ quốc là chữ 回 hồi (về), chưa rõ ai về hay về đâu, Việt kiều khúc ruột ngàn dặm về nước mua nhà tậu đất thì công khai, nay mai có thể Luật Quốc tịch cũng sẽ được điều chỉnh, có gì mà mờ mờ. Nhưng uống rượu nhiều quá mắt hoa đầu váng lại nghĩ đó có thể là nửa chữ 圓 viên (tròn), tức nếu thiếu chữ 貝 bối (tiền bạc) là về, hay là ai thiếu tiền không đối xử với chef/chefs chuột cho tròn trịa được thì phải về, tức về vườn về hưu? Chiết tự vốn là một cái học rất khó có thể tới nơi tới chốn, biết tới đâu thì nói tới đó thôi, còn mong HPT và các bậc thức giả chỉ giáo thêm cho. Tháng 2. 2008Tags: chiettu Edit TagsMonday February 18, 2008 - 06:10am (ICT) Edit Delete Permanent Link 0 Comments

Labels:

Về Quê Nhà
(The Journey Home)

(Kịch bản đã được in bằng 3 thứ tiếng Anh, Thái, Việt từ một dự án do tổ chức PETA bảo trợ trong chương trình Tiểu Vùng Mekong được lưu diễn tại các quốc gia Đông Nam Á vào năm 2006. Ấn phẩm còn có sáng tác của nhà văn nữ Thái Lan Pornat Damrhung viết chuyện một cô gái trẻ đầy đam mê kịch nghệ đã tham gia chương trình lưu diễn kịch, để cuối cùng người mẹ đã phải sang Bangkok mang xác cô gái trẻ Nguyễn Sĩ Hồng Hạnh về)

Lời của Nguyễn Thị Minh Ngọc:
Trong đời bạn có lẽ đã từng trải qua nhiều chấn động trước cái chết của bạn mình hay những người thân. Nhất là khi cái chết đó phần nào gắn bó với nghề nghiệp mình đã gắn vào cả đời, gắn với một quê hương mà mình vừa rời xa. Tôi đã hơn một lần muốn bỏ nghề khi đối diện với cái chết kiểu đó.

Ngày 28 Tháng Tám năm 1988, cái chết của cả gia đình gồm ba người tài năng trong đó có một người viết kịch bạn tôi, anh Lưu Quang Vũ, trong một tai nạn giao thông đã làm chấn động cả đất nước tôi cho mãi đến giờ. Mất ở tuổi bốn mươi, anh để lại một tài sản đồ sộ khoảng năm mươi vở trong đó đa số đều là vở hay, đem lại danh dự và nuôi sống nhiều đoàn hát trên toàn quốc. Khi tôi đi nói chuyện về sân khấu Việt Nam ở nhiều nước khác vẫn có nhiều người hỏi tôi về cái chết của anh. Trước khi chết, anh Vũ đã viết nhiều về cõi âm và giới “thiên đình” cùng những oan khuất của cõi nhân gian. Trên tất cả, chính anh là người khuyến khích một nhà văn tốt nghiệp đạo diễn như tôi nên đi vào ngành viết kịch bản sân khấu vì theo anh ở Việt Nam có thể thừa đạo diễn sân khấu nhưng khá thiếu những kịch bản hay và có tính văn học bởi thiếu những nhà văn, nhà thơ xông vào lãnh vực đầy hiểm nguy về tinh thần lẫn vật chất này.

Cái chết của anh cũng khiến tôi ngưng lại cuốn tiểu thuyết “Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ của mình” khởi viết từ 1988. Mãi đến 2006, sau cái chết của những người thân, trong đó có Nguyễn Sĩ Hồng Hạnh, tôi mới khởi viết lại để hoàn tất.

Cái chết của Hạnh cũng là một trường hợp khiến tôi chấn động tưởng phải ngưng mọi hoạt động sáng tạo của mình.

Ở đất nước tôi, ngành biểu diễn có một thời gian dài không được xem trọng. Do thành kiến từ ngàn xưa “xướng ca vô loại”, con cái của những nghệ sĩ biểu diễn có lúc bị cấm tham dự các cuộc thi đổ để làm quan. Tôi tham gia vào ngành nầy vì nghề này chọn tôi. Sau 1975, đất nước tôi thống nhất nhưng lòng người còn đầy ly tán. Gia đình tôi có hai người thuốc phe thắng(gồm má tôi và em ruột của bà đã chết) và ba người thuộc phe thua(gồm cha tôi, hai người anh của tôi trong đó có một bác sĩ là cha của Hạnh . Lý lịch bị trừ một (2-3 =-1) đó khiến tôi thi vào các trường đều rớt trừ trường Sân khấu. Ròng rã ba mươi năm học rồi dạy và hoạt động diễn, viết, dựng trong ngành nầy, tôi được nhiều giải thưởng nhưng số vở bị chỉnh sửa thậm chí cấm luôn cũng khá nhiều. Cay đắng nhất vẫn là những vết thương tinh thần gây ra bởi những bạn bè, đàn anh đồng nghiệp.

Những chấn thương tinh thần của tôi càng khiến trong dòng họ tôi không muốn có thêm ai nữa tham gia nghề này. Cha mẹ của Hạnh cũng có suy nghĩ đó. Hạnh đã phải chọn ngành khác để theo. Rồi không biết có phải tại số phận không? Những cọng sự của tôi đã không đeo đuổi đến cùng những dự án nghệ thuật vì sự phát triễn của cộng đồng không lợi, kém danh này. Khi giúp tôi thực hiện các dự án, trong Hạnh lại bùng lên ngọn lửa yêu nghệ thuật biểu diễn. Cô cháu gái nhỏ bé của tôi đã lao vào với tất cả nhiệt tình và trách nhiệm hơn hẳn bao người.

Tôi và Hạnh hẹn gặp nhau tại Jakarta. Hạnh cho biết sẽ đi sớm hơn qua Thái Lan để phụ một tay trong dự án của nhóm sân khấu Việt Nam từ miền Bắc. Rồi tin dữ đến, cũng là một tai nạn giao thông mà trên xe, Hạnh là người độc nhất ra đi ở tuổi 26, hệt chuyến xe của anh Vũ có nhiều người mà chỉ mất đúng trọn gia đình của anh.

Phần tôi, sống được đến giờ này, luôn tin vào thế giới tâm linh; và vẫn tin còn có người tốt quanh mình. Tập kịch này ra đời cũng do những người tốt ấy. Cám ơn Pornrat Damrhung và PETA, trong đó có Lea, cùng những dịch giả, nhà hát, nghệ sĩ đã tham gia hai buổi đọc các kịch bản này ở Việt Nam và Thái Lan. Các bạn giúp chúng tôi tin rằng cái tốt, cái đẹp và điều thiện vẫn còn lan toả quanh cõi đời này.


Lời của Pornrat Damrhung:

Những kịch bản trong cuốn sách này được gầy nên từ cô bạn trẻ Việt Nam vừa mất của tôi, cô có giấc mơ sẽ trở thành một nghệ sĩ biểu diễn, và đã có những khởi nghiệp tốt đẹp. Giấc mơ của cô đẹp và mạnh mẻ ngay từ lúc cô muốn biến nó thành sự thực nhưng cái chết bất thần của cô đã là duyên phận khiến cô đã không thể thực hiện điều nầy.

Những người bạn của cô trong Dự A’n Tiểu Vùng Mekong bảo trợ bởi PETA đã làm việc tại Hà Nội vào tháng Mười năm 2006 rất thương mến Hồng Hạnh. Họ đã có những hồi ức tuyệt vời về giấc mơ nghệ thuật mà Hạnh đã bắt đầu biến nó thành sự thật trước cái chết quá sớm của cô đúng vài tuần sau ở Thái Lan. Điều này khiến tôi buồn vô hạn bởi đêm trước khi cô ấy vĩnh viễn ra đi, chúng tôi vừa nói chuyện với nhau và hẹn nhau ba ngày sau sẽ gặp lại. Thay vào đó, tôi đã gặp mẹ của cô để giúp và hướng dẫn bà đi khắp Băng Cốc cùng các văn phòng chính phủ khác để bà có thể hoàn tất những thủ tục mang xác con gái của bà trở về quê nhà Việt Nam.

Khi tôi gặp Minh Ngọc tại Nam Dương vào thượng tuần tháng Mười Một, ngay sau cái chết của cô cháu gái Hồng Hạnh của Ngọc, chúng tôi nghĩ phương cách tốt nhất để tưởng nhớ việc vừa mất một cuộc sống đầy sinh động trẻ trung này là phải tìm cách thể hiện một cách trân trọng những đam mê của cô ấy về sân khấu. Chúng tôi quyết định viết những vở kịch về cô ấy. Những kịch bản này thâu được kết quả còn nhờ vào sự giúp đỡ của những người bạn của Hạnh là những nghệ sĩ đã đọc chúng tại Băng Cốc vào tháng Tám, 2007. Chúng đã được thực hiện bởi những đoàn kịch mà Hạnh đã cùng cọng tác như Crescent Moon, B-Floor, Sao Dung, and Makhampom.

Vở kịch của Minh Ngọc đã giúp người Thái Lan của chúng ta hiểu và thông cảm hơn vài đoạn đời của Hồng Hạnh mà chúng ta không hiểu hết, nó cũng giúp ta hoà nhập vào nghệ thuật Cải Lương diễm tuyệt, khiến ta thấm đẩm hơn ca dao và âm nhạc Việt Nam

Kịch bản của tôi đã được lấy cảm hứng từ chuyến đi đến Thái Lan để tìm nhận và mang xác con gái về Việt Nam của bà Phước Hồng, mẹ của Hồng Hạnh, mà do lọt vào hoàn cảnh buồn khổ này, bà đã trở thành bạn của tôi. Cốt truyện viết về hành trình của người mẹ, cảm tác từ chuyến đi của bà đến Thái Lan trong thời điểm đau buồn ấy. Tôi cũng góp vào đây hai vở kịch ngắn khác mà tôi đã viết ở Thái Lan và Michigan, về cuộc hành trình của những phụ nữ, dựa trên cảm giác bị chia ly với những gì mình yêu dấu. Hai vở ngắn sau được cảm tác bởi sự mất mát bất ngờ của những nghệ sĩ trẻ, điều đó cũng đã tạo cảm hứng cho chúng tôi còn có thể tiếp tục cuộc hành trình của chính mình trên những nẻo đường của Nghệ Thuật



Nguyễn Sĩ Hồng Hạnh.



Nhân vật
1. Châu: 48 tuổi, trước đây là cô giáo, viết kịch bản film tài liệu, nay trông coi người già ở một tiểu bang quạnh hiu bên Mỹ.
2. Hân: 25 tuổi, sinh viên ngoại ngữ vừa ra trường, đang làm cho một dự án về giáo dục của Mỹ tại Việt Nam, cháu của Châu.
3. Mây: 27 tuổi, từ Úc về Việt Nam để nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam.


MỘT

CHÂU: A lô, Hân phải không con? Con đang ở đâu mà ồn quá vậy?.
HÂN: Cô chờ một chút, con đang ở một trường tiểu học. Hôm qua con gọi tới nhà cô chỉ nghe máy nhắn để message1 lại.
CHÂU: Cô phải đi thông dịch cho bà Tám, một người mẹ lặn lội từ Việt Nam sang đây kiếm con. Ðứa con đầu là đứa mà mà đặt hết hy vọng vào. Giờ bà bị đau tim nặng, chỉ mong được gặp con trước khi chết. Ròng rã mấy tháng trời, bà đã đi mấy tiểu bang rồi bằng sự trợ giúp của nhiều người tốt. Có người cho biết đứa con tâm thần của bà đòi tới tiểu bang nầy, vậy là bà băng tuyết, băng sương tới những chỗ dân homeless thường ngủ để kiếm.
HÂN: Cô chưa có thẻ xanh mà đã có việc làm rồi à?.
CHÂU: Khi mới tới đây, chồng cô có ghi tên sẽ dịch miễn phí cho những người Việt nào không biết tiếng Anh. Thành phố nầy chỉ có mươi gia đình người Việt. Hôm qua chồng cô đi xa nên cô đi dịch thay. Con vẫn làm cho cái dự án của mấy người Mỹ tặng sữa cho các trường học tiểu học ở vùng Mékong, phải không?.
HÂN: Dạ, nhưng cô cần gì cứ nhờ. Cô ở bên đó mọi thứ ổn chưa?.
CHÂU: Ổn, chỉ có tuyết nhiều quá, mà cô thì chịu không nổi lạnh.
HÂN: Một chuyện buồn cười là thêm một Việt kiều muốn cầu hôn con.
CHÂU: Người thứ mấy rồi?.
HÂN: Con không nhớ. Con chưa muốn lập gia đình, càng không muốn đi xa khỏi Việt Nam lúc này. Có nhiều chuyện con chưa làm xong và chỉ làm được ở đây.
CHÂU: Bao nhiêu năm ròng rã, cô đã nghĩ như con. Công việc thì không bao giờ xong với Việt Nam hết.
HÂN: Chắc tại con chưa gặp trúng người.
CHÂU: Con đã kiếm được ba cô gái hát nhạc ngũ âm giùm cô Sen, biên đạo múa bạn của cô chưa?.
HÂN: Cả tuần qua mọi giờ rảnh của con chỉ để lo việc này. Coi như xong rồi. Một người đoạt giải giọng ca hay, một người còn đang học nhưng có đi hát vào cuối tuần, một người thuờng ca cho truyền hình.. Cả nhà cứ tưởng cô lập gia đình ở nước khác rồi sẽ không dính vô những chuyện nghệ thuật này nữa.
CHÂU: Cô cũng nghĩ vậy, và chồng cô cũng muốn vậy. Nhưng Sen là một bạn tốt của cô. Cô ấy khó khăn hơn cả cô mới gặp đúng người để kết hôn. Họ phải sang nước khác ra mắt gia đình chồng để chuẩn bị làm đám cưới trước khi Sen từ Âu châu về Việt Nam triển khai dự án này cho đúng hạn.
HÂN: Chồng cô Sen cho cô ấy về Việt Nam làm cả năm như vậy sao?.
CHÂU: Ðó là điều kiện đầu tiên của cô ấy đưa ra khi được cầu hôn.
HÂN: Bao giờ cô Sen về Việt Nam, con sẽ xin theo phụ để học hỏi.
CHÂU: Ba má con chắc không vui khi nghe con tính như vậy đâu.
HÂN: Vì ai cũng thấy cô Sen và cô đều bầm dập quá. Nhưng tới thế hệ tụi con mọi thứ phải khác hơn chớ?.
CHÂU: Không được quên đây là một nghề nguy hiểm. À, ba má có khỏe không?.
HÂN: Sau lần cấp cứu, ba yếu lắm. Má vẫn tham gia chuyện từ thiện. Nhà con vắng lắm từ lúc chị con đi lấy chồng. Ba má luôn coi con như một đứa con trai.
CHÂU: Nhà cô và bạn bè cô vẫn coi cô như vậy. Khi cô lấy chồng ở tuổi gần năm mươi nầy, điều cô ray rức nhất là mẹ cô đang sống đơn chiếc ở Việt Nam.
HÂN: Con thấy tóc ba con bạc hết mà thương quá. Con không tin có người đàn ông nào đủ sức lôi con rời khỏi nhà con, đừng nói tới rờiViệt Nam.
CHÂU: Vậy sao con theo nghề này được? Con vẫn lén ba má đi học hát đó chớ?.
HÂN: Cô sẽ ngạc nhiên lắm khi gặp lại con. Con sút đi năm ký, không những học hát con còn học...
CHÂU: Thẻ điện thoại của cô sắp hết rồi đây.
HÂN: Ðể sáng mai con gọi lại cho cô, bên Việt Nam gọi sang rẻ gấp hai mươi lần.
CHÂU: Sáng bên con là tối bên cô, giờ đó có thể cô đang làm bếp. Thay mặt cô Sen, cô cám ơn con trước.
HÂN: Con mới là người phải cám ơn. Ở Việt Nam con tìm không ra người dạy múa đương đại.(Tiếng máy báo thẻ đã hết dùng được).



HAI

HÂN: Con đây cô Châu!.
CHÂU: Khoan, hai tiếng nữa con hãy gọi, cô đang nấu cơm. Mọi người đã sẳn sàng hết chưa? Tuần sau, cưới xong cô Sen sẽ bay về ngay.
HÂN: Sorry! Vậy để mai con gọi luôn vì lát nữa có một cậu sáng tác nhạc mới ở Thụy Ðiển sang muốn gặp con. Cô nấu món gì vậy?.
CHÂU: Canh bầu tôm và cá ngừ kho.
HÂN: Cô làm con bất ngờ quá, hồi ở Việt Nam đâu có bao giờ cô nấu...
CHÂU: Ðúng! Nên mơ ước của cô bây giờ đơn giản lắm, cô chỉ thèm về nhà nấu một cái gì đó cho mẹ của cô, tức bà nội của con, ăn.
HÂN: Dự án của Mỹ tặng sữa cho trẻ không ký được thêm với Việt Nam. Hiện có vài chỗ kêu đi làm, lương cao, nhưng nếu nhận lời chắc dẹp hết ước mơ được múa.
CHÂU: Ý tưởng dính vào nghệ thuật một khi đã bám vào con, con sẽ rất khó bỏ. Tạm ngưng nghe, nồi canh của cô sôi quá rồi…!.
(Hai giờ sau).
CHÂU: (Một mình) Tôi vừa rửa chén xong. Chồng tôi đến cơ quan làm việc ngoài giờ. Tuyết dày cao hơn đầu ngưòi ngoài kia.Lần đầu tiên khi ngồi trên máy bay nhìn xuống, tôi thấy toàn thành phố trắng như một cái bánh kem khổng lồ, và không có một chút chocolat. Mỗi lần đạp chân lên tuyết tôi cứ nhớ tới câu thơ của Hàn Mặc Tử: “Và ai gánh máu đi trên tuyết!”. Hôm qua bà Tám tìm ra đứa con ở nơi mà những người homeless2 thường ngủ. Cậu ta cứ nói bà xạo, không phải mẹ cậu ta. Theo người bên cạnh kể, cậu ta cho biết, đã bị bắt bảy lần, sợ liên lụy gia đình nên bịa ra nhiều tên và lý lịch, giờ không biết tên và lý lịch nào là thiệt. Không biết lúc tâm sự đó là tỉnh hay mê. Cậu luôn lẩm nhẩm thơ Bùi Giáng: “Ðời ly biệt tơi bời lảo đảo, Em ra đi, trời bưng mặt khóc oà” rồi chuyển sang đọc Kiều “Mẹ ơi, những đấng tài hoa, Thác là thể phách, hồn là tinh anh…”.
HÂN: (Một mình) Ai dè ba cô gái mới nhiệt tình nhận lời với mình là sẽ cộng tác với cô Sen, bây giờ cô sắp về lại từ chối hết. Một người đổ cho người yêu không cho, một người nói lý do sức khỏe, một người cho biết sắp tham gia một chương trình có tiếng vang lớn hơn. Khi người ta không yêu thì có một tỷ lý do có thể đưa ra. Còn mình không hình dung nổi cuộc đời của mình sẽ như thế nào nếu không được bày tỏ mình qua nghệ thuật. Không ai biết mình đã âm thầm khổ luyện như thế nào. Khi hát cho Steve nghe, cậu ta nói sẽ soạn riêng cho mình một ca khúc.
CHÂU: (Nhận điện thoại) A lô, Tôi là Châu đây! Không, không thể như vậy được. Mong rằng ai đó lộn số, không thể có chuyện khủng khiếp đó. Thiệp cưới của Sen đã đưa gần hết rồi!.
HÂN: (Nhận điện thoại) Ði uống cà phê hả? Cố mà kiếm được một tên bồ tử tế giùm đi. Cứ tụ tập đám con gái lại với nhau như vầy dễ bị nghi là đồng tính lắm!.


BA

HÂN : Xin lỗi đã để cô đợi lâu. Nhưng lúc này con đi làm chỗ mới bận quá! Phải, rốt cuộc rồi con cũng phải đi làm.
CHÂU: Cũng như rốt cuộc rồi con cũng phải lấy chồng như cô thôi.
HÂN: Nhưng bây giờ thì chuyện đó chưa có gì phải cần làm gấp với con.
CHÂU: Hân ơi, cô chưa hoàn hồn vụ cô Sen.
HÂN: Vì vụ cô ấy mà con quyết định đi làm đây. Cô nói đúng, những công việc mà cô và cô Sen đang làm đều cho thấy rõ đây là một nghề nguy hiểm.
CHÂU: Nghe nói con gởi gần hết tiền lương cho má. Vậy là con giỏi hơn cô rồi. Hồi bằng tuổi của con, cô không làm được chuyện gì có ích cho gia đình.
HÂN: Má nói chỉ giử giùm cho con, có chuyện gì cần má sẽ đưa lại.
CHÂU: Mừng con đã kiếm được một nghề khác với những gì con mơ làm. Khách quan mà nói, những ai vướng vô nghệ thuật thường là những đứa con bất hiếu.
HÂN: Trước khi cô Sen gặp tai nạn, con đã cố tìm cho cô ấy ba người khác, nhưng họ lại từ chối rồi.
CHÂU: Theo con thì tại sao không ai tha thiết tới những dự án của cô Sen?.
HÂN: Lúc đầu nghe nói làm cho cô Sen là một biên đạo múa giỏi về từ Ðức, họ nghĩ rằng không có tiền thì ít ra cũng có tiếng. Nhưng có người nhìn số tiền trong hợp đồng, chê thua xa thù lao trong nước. Có người nói nếu cần danh tiếng, thà họ tham gia một công trình sân khấu cấp quốc gia sẽ được diễn ở các thành phố lớn trong nước. Một cô thì nhận thâu cho mấy chương trình truyền hình ở các tỉnh. Có đêm họ vừa diễn ở Sài Gòn xong là có thể chạy về một tỉnh vùng Mékong để thu hình.
CHÂU: Ðúng là họ không yêu thì luôn có những lý do để dội ra. Cách đây năm năm, sau khi cô Sen đưa một nhóm đi nước ngoài biểu diễn trở về, họ cũng đã nói với cô là cô Sen trả cho họ thấp quá, thua xa những người qua đây diễn cho cộng đồng người Việt, dù là trong sòng bài hay quán ăn.
HÂN: Nhưng khán giả của cô Sen mở rộng hơn nhiều, cô ấy muốn văn hóa Việt phải được xuất hiện trang trọng trên các sân khấu lớn của thế giới và cô ấy đã làm được điều đó.
CHÂU: Cô Sen đã trả giá nhiều cho chuyện đó.
HÂN: Tai nạn xe cộ vừa rồi xảy ra cho cô ấy đâu phải do nghề này đưa đến?.
CHÂU: Nếu không đeo đuổi nghiệp này, cô ấy đã yên với chồng con và giàu có.
HÂN: Người chồng sắp cưới của cô ấy có hy vọng gì không cô?.
CHÂU: Tệ hơn, nếu sống sẽ như thực vật thôi. Cha mẹ anh ta ngất xỉu mấy lần. Một bà bôhêmiên đã tiên đoán nhà họ sẽ gặp một thảm họa nếu kết hôn với người làm nghệ thuật. Thôi, kể chuyện đi làm của con đi.
HÂN: Con vừa đưa những người cùng làm việc với con đến Cổ Loa. Bức tượng đá khổng lồ mất đầu của Mỵ Châu thiệt là ấn tượng.
CHÂU: Mỗi lần đứng trước bức tượng đó cô cứ nghĩ, chẳng biết trong đầu Mỵ Châu có những gì để đến nổi bị vua cha chém bay đầu.
HÂN: Theo truyền thuyết thì trong đó là một trái tim.
CHÂU: Nếu tim đặt trên đầu thì chỗ của trái tim có thể là nơi đặt cả cái đầu. Trở lại chuyện cô Sen nè, mình phải giúp cô ấy hoàn tất công việc.
HÂN: Con tự hứa sẽ cố gắng dù thì giờ của con lúc này vô cùng hiếm.
CHÂU: Mọi chuyện coi như ở mức khởi đầu. Khi ra đi, cô nghĩ mọi chuyện đơn giản thôi, những sự thật thì khó khăn trăm bề. Mọi người đã coi mình là một người khác. Từ đồng nghiệp trong nước, tới học trò, đám cháu ngoài nước mà ngày nào cô chăm sóc từng miếng cơm giấc ngủ, đều nhìn cô như người lạ. May còn có Hân.
HÂN: Phải nói thiệt với cô là con đầu hàng. Biết kiếm ai bây giờ? Bởi gần như ai cũng có những trái tim, cái đầu bình thường và chúng được đặt đúng chỗ, đúng nơi. Chỉ cần có việc ổn định hay tiền, danh tiếng nhiều hơn một chút là họ từ chối ngay.
CHÂU: Cô tạm thời quyết định như vầy, cô sẽ tập qua điện thoại cho con. Cô cũng sẽ cố về. Ít ra cũng được hai người, con chỉ cố kiếm một người nữa.
HÂN: Cô suy nghĩ kỹ chưa?.
CHÂU: Cô chỉ sợ thì giờ của con và giấy tờ của cô không như mình muốn. Chưa chắc cô sẽ nhận được thẻ xanh kịp vào thời điểm phải hoàn thành tiết mục.
HÂN: Con sẽ cố kiếm thêm hai người nữa cho yên tâm. Mình khởi tập đi cô.
CHÂU: Cô xin lỗi con.
HÂN: Cô xin lỗi về cái gì, con cũng thích được làm những điều nầy mà!.
CHÂU: Nhưng con sẽ bị mất những giấc ngủ, con sẽ không còn sống được bình thường. Sẽ có thêm trong đầu của con, tim, lửa, cát, sạn và nhiều thứ khác..
(Người ta không nghe tiếng nói nữa, dù Châu vẫn tiếp tục nói và cách một đại dương Hân lặng lẽ làm theo. Hân đặt một đĩa nhạc vào máy và cô chuyển động thân thể theo những cảm xúc mà người dì bên kia Thái Bình Dương truyền tới.
Hân xếp những chiếc nón lá theo từng hàng như những phụ nữ đang cấy lúa.
Nhạc ngưng, cô cất tiếng hò).
HÂN: Ðưa tay mà ngắt cọng ngò,
Thương em đứt ruột, giả đò ngó lơ.3


BỐN

HÂN: Thêm một người nữa rũ con tham gia một dự án mới về âm nhạc.
CHÂU: Con vẫn đi làm chỗ cũ chớ?.
HÂN: Ai mà chịu làm với một người mới vô đã xin nghỉ luôn ba tuần liên tục như vậy hả cô, dù con đã xin nghỉ không ăn lương?.
CHÂU: Vậy là con lại bị thất ngiệp.
HÂN: Nhưng lại là loại thất nghiệp bận rộn như cô trước đây. Chị họ của má con làm mai con cho một anh ở San Francisco về. Anh là người Hoa lai Nhật. Thấy con không hào hứng, má nói chắc con lại theo con đường lấy chồng muộn như cô.
CHÂU: Lần nầy con không đưa anh ta đi thăm Mỵ Châu mất đầu nữa chớ?.
HÂN: Anh nhờ đưa đi Ninh Bình, coi tượng của bà Dương Vân Nga vì nghe nói hằng năm khi chuyển tượng của bà từ đền vua Lê sang đền vua Ðinh trong ngày vua Ðinh chết, dân làng vẫn còn đánh vào chiếc kiệu của bà về tội lấy hai chồng. Anh còn cho con xem một film tài liệu của NHK làm chung với Truyền Hình Việt Nam về chuyện một cô công chúa Việt đã lấy chồng là một thương nhân Nhật và khi chết chôn ở Nagasaki.
CHÂU: Có phải là film này không? (Chiếu một đoạn film “Thời gian và Vĩnh Cửu”).
HÂN: Ðúng rồi, cô cũng xem qua rồi à???.
CHÂU: Số phận hẩm hiu của những người tác giả film tài liệu là như vậy. Thường người ta chỉ nhớ tới tên đạo diễn, nhà sản xuất. Người viết script 4 đó là cô.
HÂN: Ðúng là lâu lắm rồi, con cứ quên cô còn là một người viết.
CHÂU: Có cháu lại nhớ về cô như một người chuyên đi phụ nuôi các cháu.
HÂN: Thỉnh thoảng cô có diễn. Mà lại diễn toàn các vai ế chồng, số phận hẩm hiu.
CHÂU: Những vai có vẻ hơi khùng khùng một chút, lớn tuổi nhưng không có kinh nghiệm về đàn ông lẫn cuộc đời nên luôn ngơ ngác về hai chuyện đó.
HÂN: Tụi con ghé Huế, quê nội của mình và kiếm không ra tượng Huyền Trân, cô công chúa Việt được gả cho ông vua Chế Mân nước Chiêm để đổi lấy đất nay là Huế.
CHÂU: Cô đã viết một độc thoại cho cô công chúa này trong vở Missing woman 5. Sau những đêm không ngủ giữa những người không cùng ngôn ngữ, thoáng trong đầu Huyền Trân ý tưởng trốn về quê. Cuối cùng rồi Huyền Trân không thể thực hiện điều đó khi nghĩ tới đất đã giao rồi, bao nhiêu gia đình Việt đã di dời vào đó sống, mà phần số của họ đa phần rất đáng thương: nghèo, lính thú, phạm pháp, tội đồ, lãnh án lưu đầy, trốn những món nợ đời không trả nổi.
HÂN: Con có đọc, cũng như đọc đoạn độc thoại cô viết cho tượng Dương Vân Nga khi bị đánh. Cô viết chuyện xưa như chuyện đời nay. Bao giờ thì cô về được?.
CHÂU: Ðó là điều cô chưa thể biết được. Mọi người đều kêu phải đợi.
HÂN: Có khi nào cô nghĩ tới chuyện mình phải trốn về nước như Huyền Trân?.
CHÂU: Tại sao lại phải trốn? Ðịnh mệnh và phần số của cô khác xa Huyền Trân.
HÂN: Bạn của cô đồn là cô giả bộ kết hôn để được định cư ở Mỹ, cô biết không?.
CHÂU: Nếu đúng là bạn, họ sẽ hiểu cô không muốn định cư nơi đây. Cô đã đi nhiều nước. Loại như cô Sen và cô có thể ở bất cứ nơi đâu nhưng khó có thể sống lâu ở bất cứ nơi đâu.
HÂN: Theo cô nói, con hình dung ra, người nghệ sĩ không có quê hương?.
CHÂU: Có người định nghĩa, “quê hương là nơi nào người yêu tôi ở”. Cô đang viết một vở kịch, vai chánh là một cô gái già, cứ phải lang thang hết nước này sang nơi khác để làm nanny không lương cho nhưng người chị em bà con có trẻ sơ sanh. Với cô gái già nầy thì “quê hương là bất cứ nơi nào mà cháu tôi vừa được ra đời”.
HÂN: Vậy là người nghệ sĩ cũng không nên có gia đình?.
CHÂU: Vai chánh trong vở của cô không phải là nghệ sĩ. Cô cũng không nên tiếp tục là nghệ sĩ. Những người thân chung quanh khổ về cô như vậy đã quá đủ rồi.
HÂN: Vậy nếu thương ba má, con nên dừng công việc nầy ở chỗ giúp các cô thôi.
CHÂU: Trước mắt cô sẽ cùng tập với con trong tình huống xấu nhất. Ví dụ như giấy tờ, tiền bạc khiến cô không về được đúng hẹn, con sẽ làm tất cả, một mình.
HÂN: Cô có thấy như vậy vượt quá sức con hay không? Con chỉ là một đứa vào nghề bằng cách học lóm. Con thiếu quá nhiều kinh nghiệm về đời lẫn nghề.
CHÂU: Nhưng có một điều hiện giờ chưa ai sánh được với con, con yêu công việc này.
HÂN: Ý cô muốn nói là trong đầu con hiện đang chật chội một trái tim?.
CHÂU: Con có tuổi trẻ, cả một quảng đời thanh xuân trước mặt để thiêu và đốt.
HÂN: Chẳng lẽ các cô không còn lửa yêu nghề trong người sao?.
CHÂU: Còn chăng đôi đóm lửa ủ trong tro xám. Cô Sen thì bất lực giương mắt nằm đó ngó. Cô thì đang giúp việc ở nursing home 6 cho những người già. Hôm qua cô gọi sang một người quen bên Cali, tình cờ gặp bà nấu ăn và giữ con cho họ cũng là người Việt. Bà cũng cỡ 70 tuổi, vì con dâu không bằng lòng cách bà chăm cháu theo kiểu Việt Nam nên bà tự giải quyết bằng cách đọc tin trên báo để kiếm việc làm. Bà dặn người chủ bạn của cô bịa ra là một người bà con xa tới chở bà về cho sống chung.
HÂN: Con tập cho cô nhanh rồi còn sang ngủ với bà ngoại. Má con có ba người con mà một đã đi lấy chồng, một còn nhỏ, con phải thay má chăm sóc ngoại. Bà đang bệnh lại sống một mình. Bà nội cũng còn tám người con khác.
CHÂU: Tiếng là mẹ của cô có chín người con nhưng giờ chỉ còn đúng một cô gái không chồng sống cùng để săn sóc bà. Nhiều khi cô đi săn sóc những người già bên đây mà cứ tự trách mình những ngày còn sống chung sao để giờ săn sóc mẹ mình.
HÂN: (Vừa nói vừa rãi những chiếc nón lá ra và đập bẹp nó) Cô đi lấy chồng cách một đại dương, có chuyện gì không ai trách cô. Còn nhà con cách nhà ngoại có mấy bước, nếu ngoại có chuyện gì thì con có lỗi vô cùng. Có lẽ vì vậy mà con không thấy, đúng hơn là chưa cho phép mình, rung động với những người nam đến từ nước khác.
CHÂU: Giả sử cô chưa về được, con phải lãnh luôn vai người mẹ đi tìm xác con. Trước hết, con tập vai cô gái trẻ đã. Con đã đập bẹp hết những cái nón lá chưa?
HÂN: Con vừa làm xong, nhưng cảm giác ghê như mỗi chiếc nón lá là một con người.
(Giống như cuối đoạn Ba, người ta không nghe tiếng nói nữa, dù Châu vẫn tiếp tục nói và cách một đại dương Hân lặng lẽ làm theo. Hân bận áo dài trắng ôm cặp đi học, cô không để nhạc và tự hát:
Người con gái Việt Nam Da Vàng,
Yêu quê hương như yêu đồng lúa chính.
Người con gái một hôm qua làng,
Trên môi thơm, vết máu loang tràn... 7
Hân chuyển dộng hình thể diển tả một cuộc sống thanh xuân vươn lên như một mầm cây trong nắng gió ban mai. Một loạt đạn tình cờ, Hân ngã xuống.
Bên đây, Châu đi bươi những chiếc nón lá tượng trưng cho những xác người để tìm xác con, Châu tìm ra đứa con khoảng tuổi Hân và cất tiếng hát.
Ôi tấm thân này, ngày xưa bé bỏng,
Mẹ mang trong bụng, mẹ bồng trên tay.
À ơi, a ới a ời.. Con ngủ tuổi hai mươi…7 ).


NĂM

HÂN: (Trên nền một bài nhạc cổ của Việt Nam, có thể là bài Phụng Hoàng hay Tứ Ðại Oán, Hân ngồi với laptop của mình) Bà ngoại phải có những điệu nhạc này thì bà mới ngủ được. Bà nói bà bây giờ bà giống đứa bé ngày xưa phải có lời ru mới an định tâm thần. Hồi nhỏ, mình bú sữa mẹ nhưng người ru cho mình ngủ lại là cha. Bà ngủ rồi, bây giờ thì mình có thể để một đoạn nhạc của anh bạn người Ðan Mạch mới gởi cho mình. (Ðổi nhạc đương đại, nhắm mắt) Bản nhạc nầy khiến mình có thể hình dung những con đường chạy qua những hẻm núi quanh co, vắt qua những hoang mạc lác đác xương rồng, qua những bải cỏ xanh mượt có những gia đình chuột đồng giương đôi mắt đen tròn ngó theo. Rồi lòng biển sâu và sóng hoang dại đập theo nhịp của những con bướm cách đâu đó hằng nửa vòng trái đất. Mây dưới lũng sâu, nắng trên đầu. Những thiên thần buồn chán bay. Họ thèm cuộc sống nhộn nhịp dưới thế mà không biết là đám trẻ dưới thế đang điên lên vì không còn đủ giờ để sống, để sáng tác, để chăm sóc người thân, để tận hiến cho quê hương, xứ sở, cho người yêu, và cho chính bản thân họ. Có những đứa đang ước có thêm hai ba đời nữa để sống cho cha mẹ, cho đất nước và cho mình. Phần tôi, chỉ cần một cuộc đời, ít ra tôi cũng phải biết được, như thế nào là một nụ hôn. Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi.
CHÂU: (Nhạc blue jazz được hát bởi một phụ nữ da đen) Ðêm nào chồng tôi cũng để nhạc trong radio để ru hai vợ chồng vào giấc ngủ. Những âm sắc thay đổi hằng đêm. Những bà già tôi gặp vào giờ làm việc ban ngày cũng thích nghe nhạc, loại nhạc ngày thơ ở quê hương họ. Có nhiều khi đi giữa tuyết trắng trời, tôi thèm được thấy một dấu chân trẻ nhỏ, thèm hít một hơi hương cá kho tiêu, thèm nghe một câu hát cũ. Những ngày chồng vắng nhà, tôi thường thức trắng đêm, nghe đã đời một điệu hát xưa hay chính mình tự hát (Hát nhỏ)
“Ngày trở về, anh bước lê, trên quảng đường đê đến bên lũy tre,
Nắng vàng hoe, vườn hoa trước nhà, chào đón người về.
Mẹ lần mò ra trước ao, nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ.
Tiếc rằng ta, đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ 7.
(Có tiếng điện thoại reng) Dạ, con đây bác Tám, bác không ngủ được à? Bác muốn con hát bài gì cho bác nghe? Bác cho con số điện thoại đi. Ðêm nay chồng của con đi công tác xa, không về nhà. Con hát cũng được nhưng phải hát nhỏ thôi vì sợ hàng xóm nghe, mà tai bác lại nghe không rõ. Tụi con ở trong trailer nên vách mỏng lắm. Một cô cháu gái của con ở Việt Nam sẽ hát cho bác nghe. Bác chờ vài phút thôi.
(Cúp máy rồi gọi lại cho Hân) Hân ơi, đang là buổi trưa bên đó phải không? Con đang làm việc à? Nghỉ tạm mươi phút được không? Con mở mail ra, gọi vào số phone cô gởi qua, hát giùm cô một bài hát ru nào cũng được. Ðây là bà Tám tìm con mà cô thường kể. Giờ mới biết sau một lần chuyến chứng kiến cảnh em gái bị cướp biển dập vùi mấy lượt ngay trước mắt, cậu con của bà Tám bị tâm thần, sống homeless2. Mỗi lần bà Tám lên cơn đau tim, không thuốc nào tốt cho bà bằng một vài câu hát ru. Chuyện này cô không làm được thì chỉ nhờ được cháu thôi. Học trò của cô ở trong hay ngoài nước thì cũng phải có thù lao tử tế mới dám nhờ.
HÂN: Con có số phone đó rồi nhưng không có chỗ nào để chui vào hát đây. Chắc con sẽ leo lên sân thượng, có điều trên đó không có mái che, mà trời đang nắng lắm.
(Hân chui vào khu nhà kho, cô hát một bài hát ru khác)
Mỗi năm mỗi thắp đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.. 3.


SÁU

CHÂU: A lô, cô đây Hân ơi! Mọi chuyện rồi đâu cũng vào đó khiến cô mừng quá.
HÂN: Phải nói buổi diễn vừa rồi là con “thoát chết”.
CHÂU: Tác phẩm của cô Sen rốt rồi cũng nhờ con mà hoàn tất được trọn vẹn như ý tưởng của cô ấy. Bác sĩ cho biết, sáu tháng sau, sẽ cho cô ấy tập đi. Cô cũng vui khi biết sau buổi diễn con được nhiều lời mời đi các nước. Ba má con chắc là buồn.
HÂN: Rồi bao giờ cô mới về đây? Tính qua các dự án của cô là vừa.
CHÂU: Cô chưa biết, giấy tờ có rồi lại khó kiếm ra tiền vé. Rồi mấy bà già Việt bị con cái bỏ đang cần cô bên đây. May mà mọi việc ở nhà có thể nhờ con.
HÂN: Con chỉ là người tạm thay cô những lúc cô chưa về được. Cô ráng về làm cho xong vài dự án còn dỡ dang. Ở nhà nói cô đã lấy chồng bên đó còn vướng vào những chuyện tào lao này làm gì.
CHÂU: Khó kiếm người phụ quá! Dính vào dự án xử dụng nghệ thuật truyền thống trong việc phòng chống HIV/AIDS nầy chẳng có danh mà cũng chẳng lợi. Ðó là chưa kể có thể ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.
HÂN: Nhiều người cho những công việc này là của thông tin tuyên truyền cổ động, của văn nghệ quần chúng. Nhất là khi biết làm xong, cô sẽ mang vào các trại cai nghiện diễn cho người nghiện và thân nhân của họ xem.
CHÂU: Nếu cô không về kịp, dự án đó chắc sẽ dẹp luôn. Các bà già đang được cô chăm sóc bên đây thì nói không có cô hát, chúng tôi dễ vỡ tim mà chết.
HÂN: Cô thử về đi, không ai chết đâu. Cô vì họ mà ở mãi bên đó thì chỉ có thân nhân của mình chết. Bà ngoại của con, và bà nội nữa, đều lớn tuổi hết rồi.
CHÂU: Bà nội của con cũng là má của cô. Những ngày gần đây, cô nhớ má quá. Trước đây, tuy là một người di chuyển nhiều nhưng chưa bao giờ cô nghĩ sẽ đi lấy chồng sống ở nước khác khi má còn sống. Một hôm ngồi ru một bà già câu nầy mà cô khóc ròng.
Má ơi, đừng gã con xa,
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu... 3.
HÂN: Ðúng ra bà nội có ép cô đâu, cô tự chọn chồng, chọn chỗ về cho mình.
CHÂU: Việc làm của con sao rồi?.
HÂN: Con lại nghỉ làm rồi. Cô đã nói nghệ thuật là người tình cả ghen. Con định chỉ làm phụ cho cô và cô Sen thôi. Nhưng vì cô chưa về được, con đành phải chọn.
CHÂU: Cô có nghe kể, sau đêm diễn, con đã khóc và nói với những người bạn đến từ các nước khác, bắt đầu từ đây, cuộc sống sẽ không còn bình thường nữa rồi.
HÂN: Con không ngủ được mấy đêm nay. Con thương bà ngoại, như cô nhớ má của cô. Con muốn chăm sóc bà để trả hiếu giùm má con. Nhưng khi con bước vào con đường này, chuyện ấy sẽ không tròn.
CHÂU: Ðêm nay cô cháu mình không cần tập cho dự án CảiLương và HIV/AIDS đâu. Vì cô Sen, mình mới khổ nhọc tập qua điện thoại. Với chương trình này, con rán đợi ngày cô về mình sẽ ráp lại. Nhắn với má của cô, cô sẽ về nhà ngay khi có thể. Thật ra thì, nói riêng với Hân, giấy tờ cô đã xong, chồng cũng cho phép rồi, chỉ chưa đủ tiền mua vé. Cô đang là người ăn bám, cô không muốn về quê bằng tiền của chồng.
HÂN: Sao cô không trực tiếp nói chuyện với bà?.
CHÂU: Mỗi lần nói chuyện, bà khóc nhiều quá nên cô sợ bà yếu thêm. Bà thấy chuyện cô Sen mà sợ cho cô. Hồi cô còn ở nhà, bất kỳ đi đâu xa, bà đều sợ. Ði Ðà Lạt, bà sợ xe lật đèo, ra đảo Phú Quốc, bà sợ bão tố, đi Hà Nội, bà sợ rớt máy bay.
HÂN: Má con thì không sợ như vậy mà chỉ sợ một chuyện thôi.
CHÂU: Sợ con vướng vô cái nghề nguy hiểm này chớ gì?.
HÂN: Má luôn coi con còn nhỏ.
CHÂU: Những người mẹ luôn coi con mình là còn nhỏ. Bạn cô, một nghệ sĩ nổi tiếng đã gần lục tuần vẫn bị người mẹ trên tám mươi tuổi cấm không cho yêu.
HÂN: Cô coi lại trong thư xem những chuyện con cần phải làm giúp cô cho dự án mới này đã tạm ổn chưa? Con đã lo quà cho nhưng người bạn đến từ nước khác của cô rồi. Ngoài giờ làm việc, cô còn muốn con đưa họ tới đâu nữa?.
CHÂU: Tùy con thôi. À, nghe nói con cạn tiền?. Con lại giống cô rồi, làm ra rất nhiều tiền nhưng lại để trái tim trên đầu mà giao hết cho bạn, lại không tính thù lao cho mình. Ngày mai, con ghé nhà bà nội nói chị của cô ứng cho con một chút tiền dằn túi để trang trãi mọi chuyện cho cô, và cho con nữa.
HÂN: Con vẫn còn tự lo được mà. Thẻ điện thoại của con sắp hết rồi. Cho con hỏi cô một câu thôi, lần đầu, có người hôn cô, cảm giác cô thế nào?.
CHÂU: Cô quên rồi. Nói chung là cô không biết hôn, mà cũng không được hôn nhiều. Còn con?.
HÂN: Con chưa. Hôm qua có người đòi hôn con, nhưng con từ chối vì chưa thấy xao động; mà cũng chưa có ý thử.
CHÂU: Hân à, nghe cô dặn nè, ủa, còn nghe cô không? Hết thẻ điện thoại rồi sao??.


BẢY
(Hơn một trăm ngày sau).

CHÂU: Cô nghe không rõ lắm, Hân đó phải không?.
MÂY: Thưa cô Châu, em là Mây, nghiên cứu sinh ở Úc về mà bạn cô đã giới thiệu để làm luận án về đề tài phụ nữ Việt Nam.
CHÂU: Cô chỉ nghe được khoảng 50%, tiếng mất, tiếng còn.
MÂY: Cho em chia buồn với cô chuyện của Hân. Mai là 100 ngày của Hân.
CHÂU: Chiều nay bà Hai cứ ôm chiếc áo sờn cổ của con trai mà bà đem sang từ ngả tư Bẩy Hiền, nằng nặc đòi đón bus về Ao Sen để con dâu bà dệt cho tấm vải khác. Bà nói trong vòng 100 ngày nữa phải cho bà về kẻo bà vỡ tim vì không may tay kịp áo Tết cho con. Bà tin bước thêm 100 bước nữa là về Ao Sen ở làng quê Trung Việt.
MÂY: Em nghe cô không rõ lắm. Em có ghé thăm cô Sen. Cô vẫn nằm bất động nhưng nói chuyện được. Bác sĩ dặn không nên cho cô Sen biết Hân đã mất bất ngờ trong chuyến mang tác phẩm của cô Sen đi biểu diễn.
CHÂU: Chuẩn bị tập nghe Hân. Lần này khó hơn lần trước. Lần trước tác phẩm của cô Sen là nghệ thuật cao cấp. Lần này là loại nghệ thuật vì sự phát triển của cộng đồng, càng đi sâu vào nó càng có nghĩa là phải xóa mình đi.
MÂY: Cô lộn rồi! Em là Mây chớ không phải Hân. Hân chết được 100 ngày rồi. Thầy em khuyên nên nói chuyện với cô Châu để hiểu thêm về phụ nữ Việt Nam.
CHÂU: Ngoài Huyền Trân, Hồ Xuân Hương, Dương Vân Nga, tôi chỉ nhớ những Việt nữ trùng tên với tôi. Sau Mỵ Châu, “trái tim lầm lẫn để trên đầu”, còn có Bích Châu. Bà đẹp, thông minh, lại có trái tim nhân hậu, được vua yêu kính. Bà dâng sớ khuyên vua nên làm ngay mười điều trong đó có nhấn mạnh việc xin vua trọng dụng nhân tài. Trong miếu mà dân thờ bà ở Hà Tỉnh, còn ghi rõ mười điều này.
MÂY: Cô cho em xin địa chỉ email và số điện thoại của bà ấy?.
CHÂU: Bà ấy chết rồi. Chết trên đường về quê nhà. Bọn gian thần không dám giết bà nhưng để cho bà sống ngày nào thì họ sẽ không ngồi yên trên chức vị mà hưởng lộc từ máu dân. Khi cùng vua đi đánh Chiêm về, ngang cửa biển, sóng cuồn dữ dội, thuyền đứng. Có ác quan tâu, đoàn quân chinh chiến, sát khí nhiều, âm hồn những người trẻ của cả hai nước chết oan đeo đuổi, phải có một hồn nữ ếm nơi đây mói đem lại yên bình cho dân lành lưỡng quốc. Bà nhận làm người nữ phải hiến tế thân mình đó, chỉ xin vua nhớ lấy ít ra một trong mười điều đã dặn. Chuyện đã xảy ra cách đây mấy trăm năm. Những vua sau không ai ghé miếu bà, chỉ dân ghé vào đó xin những quẻ xâm đoán mạng và kêu với bà các điều oan khuất.
MÂY: Em phải thay một thẻ điện thoại khác. Hay là để mai em gọi lại cô?.
CHÂU: Người ở nursing home nhắn cháu tới nhận tiền của một bà già tặng.
MÂY: Tại sao một bà già ở nursing home 6 bên Mỹ lại tặng tiền cho em?.
CHÂU: Mấy lần Hân hát ru cho bà Tám, người mẹ bị đứa con tâm thần không chịu nhận, nhiều bà nằm gần đó cũng được nghe. Ðây là bà Út, một trong những bà bị con đem vô đó bỏ.
MÂY: Rồi bà Út đã được về nhà chưa, thưa cô?.
CHÂU: Ðám con ruột, cháu nuôi tranh tụng nhau mấy ngày nay nên xác bà Út còn phải để đó. Người đòi thiêu đem cốt về rãi sông Việt Nam, người đòi chôn bà nằm cạnh bà con ở đây, người muốn đem bà ra Bắc chôn gần chồng, mà mộ ông ta cũng xiêu lạc đâu đó ở dưới đáy lũng vực sâu. Sáng nay mới biết, trong di chúc bà ấy ghi toàn bộ tiền dành dụm của bà để tặng Hân, cô gái từ Việt Nam thường hát ru vọng sang cho cả phòng mấy người ngủ được. Tiếng hát của Hân đã đưa các bà về được tới quê nhà.
MÂY: Có thể đưa nhiều người lướt qua các đại dương, đại lục dể trở về quê nhà bằng tiếng hát thật sao cô?.
CHÂU: Người ta có thể làm được mọi chuyện, khi người ta yêu.
MÂY: Cháu của cô, cô gái tên Hân mất được 100 ngày ấy, đã hát những gì?.
CHÂU: Những bài mà khi nhỏ cha của Hân đã hát cho Hân ngủ.
Chiều chiều ra đứng ngỏ sau,
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.. 3.
Ðường về quê xa lắc lê thê, trót nghe theo lời u mê.. 9.
MÂY: Em vừa ghé nhà Hân, nghe cha của Hân ru cô cháu mấy tháng tuổi của Hân như vầy:
Thác là thể phách, hồn là tinh anh 12
CHÂU: Tuyết hôm nay vẫn còn dày vượt quá đầu người, những đứa trẻ bận áo quần ấm ra nằm đầy trên bãi tuyết làm thiên thần để lập kỷ lục cho tiểu bang nầy.
Kìa ai gánh máu đi trên tuyết 10.
Em ra đi, trời bưng mặt khóc oà .. 11.
Tôi có người yêu xác thả trôi sông, trôi trong ruộng đồng..
chết tình cờ, nằm chết như mơ.. 7.
MÂY: Hòa bình rồi mà sao dân ca và nhạc Việt Nam sao nghe buồn quá. Nhất là khi nghe qua giọng một người cha mới mất con trong thời bình như cha của Hân.
Ðôi chân ra đi, nhưng lòng ngoảnh lại,
Chẳng biết nơi đâu là chốn quê nhà! 7.
CHÂU: Ðó là anh ruột của tôi. Nghe nói ban ngày anh không nói gì nhưng nửa khuya, anh xuống bàn thờ của Hân ngồi khóc.
MÂY: Bà ngoại của Hân vẫn chưa biết Hân mất bất ngờ trên đường đi lo việc cho người khác, bà vẫn ngỡ Hân đi học xa.
CHÂU: Nó vẫn chưa biết thế nào là một nụ hôn. Giống như những người lính chết trẻ. Những người lính của cả hai phe.
MÂY: Không nghe được tiếng của cô nữa rồi. Internet của Việt Nam lúc này thường bị rớt vì thiên tai. Hồi nảy chồng của em từ Úc gọi về cũng không nói chuyện được. Em chỉ nghe loáng thoáng anh ấy nói nếu em không về nhà được thì anh ấy sẽ rời Úc, cùng về quê với em.
CHÂU: (Bỏ máy xuống, một mình) Một nhạc sĩ ví chốn quê nhà chính là vòm tử cung trong bụng mẹ. Một nhân vật của tôi đã xem quê hương là nơi nào có những đứa cháu sắp được ra đời; hoặc là nơi có những bà mẹ không còn nơi nương tựa, phải lang thang nơi điếm cỏ cầu sương.
HÂN: (Bỏ máy xuống, một mình) Những lúc trơ trọi như thế này, em thèm biết bao được nghe tiếng hát ru ngày xưa của mẹ. Như các cô gái Việt khác, em cũng đã từng bú sữa mẹ, và được nghe mẹ ru mới ngủ được.
CHÂU: (hát) Ðêm nay hòa bình, sao mắt mẹ chưa vui,
Mẹ thấy con đi, đường phố ngợp cờ...
Mẹ ngồi ru con, đong đưa võng buồn, đong đưa phận mình.
Mẹ ngồi ru con, nước mắt gọi thầm, giọt buồn trăm năm.
Mẹ ngồi trăm năm, như thân tượng buồn, tủi nhục chung thân
Một dòng sông trôi, cuốn mãi về trời, bấp bênh phận người 7.


Nguyễn Thị Minh Ngọc
Tháng Hai, 2007- Tết Ðinh Hợi
_____________________________________________________________________
1 tin nhắn.
2 không nhà ở.
3 ca dao Việt Nam.
4 bản thảo, kịch bản.
5 Người đàn bà thất lạc.
6 dưỡng đường tư nhân cỡ nhỏ, thường chứa người già.
7 nhạc Trịnh Công Sơn.
8 nhạc Phạm Duy.
9 nhạc Vũ Thành An - Thơ Nguyễn Ðình Toàn.
10 thơ Hàn Mặc Tử.
11 thơ Bùi Giáng.
12 Thơ Nguyễn Du - Kiều.

http://www.gio-o.com/NguyenThiMinhNgoc

© 2008 gio-o









Mùi vị ấu thời

Mùi vị ấu thời Entry for February 19, 20081. Vua tu VN buoc xuong may bay, ong xa hoi:"Lay chong ba nam roi, sao tra loi fong van con nho het nhg cau noi voi nguoi xua vay ?" Ong cho biet ban cua ong da doc duoc bai fong van toi tra loi dau do tren bao.Dieu wan trong la Bai tra loi fong van nay, bao chua dang, chang hieu sao nhg nguoi ban cua ong o ben My va Canada nay da doc duoc????????.2. Nho chuyen di nuoc ngoai dau tien, nghe duoc nhieu chuyen khg hay ve gioi minh sang day bieu dien, chi ke voi tinh cach tam tinh voi mot anh NY. Hom sau anh goi toi, yeu cau khg fo bien cho bat cu ai nhung chuyen do. Anh con tuyen bo mot cau nghe lanh lung suong gio: "Ke tu khi may buoc chan di nuoc ngoai ve, toan bo thu tu email, dien thoai deu duoc theo doi het, lieu ma giu gin loi an tieng noi"3. Da duoc dan do nhu vay, da gap wa nhieu bat trac, den do nhieu khi ngoi tren may bay, mang tieng la dem van hoa VN di fo bien xu nguoi , nhg toi van cam giac la nho co .. Fef la, minh moi dua duoc bao nhieu con nguoi do di nuoc ngoai bieu dien.4. Cam giac nhu Thien La Dia Vong chang mac khap noi.Gio day , sap lao vao mot "tran" moi, toi thay can fai "ngam mieng" ( nhg khg he an $, ma chi co tu Chet toi Bi Thuong thoi), dinh ngung cai blog nay 1 thoi gian. Nhg khi sang nha Ly Lan choi, luc ra duoc co 1 trong nhung bai bao Tet cua minh da duoc dua len mang, thoi thi cung ran let them vai entry, va toi van se fai xoa di mot so bai cu, de giu dung loi hua (voi minh) Khg de vuot wa so1 08Tet nay toi viet 1 so bai, cung hai so khg dam dangLum duoc bai nay o dayhttp://www.sgtt.com.vn/Default26.aspx?ColumnId=26Ngày 01.02.2008 Giờ 15:46Mùi vị ấu thờiMùi vị của vùng sông nước miền Tây còn đọng lại trong tuổi thơ tôi là mùi bùn sình của chiếc hồ lớn sau nhà gần sân vận động chứa đầy lục bình bông tím mà chúng tôi thường lấy những cọng lục bình mập ú xẻ dọc ra nhét vào những cọng bông tím để giả làm bánh mì kẹp thịt trong trò chơi nhà chòi.Ở Pleiku, tôi đi học ngồi sát bên một cô người K’Ho tên là K’Lee. Giờ ra chơi, K’Lee thường dẫn tôi chui ra sau trường nơi có những cây mít cao để chúng tôi hái giái mít non rồi vô bếp xin muối hột ăn. Dưới nữa là con dốc dựng đứng đưa đến một con suối. Trong lớp cũng có hai chị em Tuyết và Sương lai Pháp lại thích rủ tôi chui sang vườn cà phê của mấy ma-soeur bên cạnh để hái vài trái cà phê nâu đỏ. Mùi của cây cối và cả mùi của những đứa bạn này đã nhoà chung trong một mùi rừng chát ngắt của mít non chấm muối.Mùi biển ở Phan Thiết thì mặn, đúng rồi. Nhưng vị biển mặn ở Phan Thiết là mùi mặn tanh nồng nàn khác với nhiều vùng biển khác còn nhờ độ đậm đặc vương trong không khí của hương nước mắm. Xưa, những người ngồi trên xe đò xuyên Việt khi đi ngang thị xã này dù trong trạng thái mơ màng cũng cảm được cái mùi không lẫn vào đâu được của Phan Thiết. Có người cho là mùi này tanh, thúi, và họ còn thấy buồn cười là sao hãng nước mắm nào thuở đó cũng ghép tên Hương vào nhãn hiệu của mình.Một món ngon không thấy bán ở Sài Gòn mà chúng tôi rất mê là chả cá Phan Thiết. Cá (mối, hoặc thu ảo, rựa...) quết lại thành giề, hấp với mỡ heo xắt hột lựu, ăn với bánh mì hay bánh canh. A! Bánh canh mà xắt sợi hay nhào vê bằng tay cũng là một món ngon Phan Thiết. Trong đó, thả vào cá vò viên hay từng mảng cá nguyên chưa chế biến. Ở xứ cá biển, nước lèo của nồi bánh canh ngọt tự nhiên, không cần phải vay mượn tới đường hay bột ngọt. Hồi nhỏ, nhiều sáng dậy trễ vội vàng, một hay nửa ổ bánh mì kẹp chả cá vừa gặm vừa đi bộ đến trường là đủ calori cho một buổi.Lúc tôi học tiểu học ở trường nữ tiểu học, có một món “quái chiêu” là bánh mì kẹp... bánh quai vạt. Bột đã bọc nhân tôm thịt rồi, lại thêm một lớp bột của bánh mì bên ngoài nữa. Còn hai món vừa vặn với tiền dằn túi ăn quà của bọn học trò nhỏ nữa là món nước đá bào nhận si-rô năm cắc, và cũng chỉ năm cắc sẽ có miếng bánh tráng (nướng hoặc không) quệt mắm ruốc ớt ăn chơi.Bên cạnh các loại cá hấp, luộc cuốn với bánh tráng, rau sống (mà có những mùa cá rẻ, người Phan Thiết hào phóng ăn cá... trừ cơm). Phan Thiết còn nhiều món gỏi lạ mà tôi vẫn chưa thấy xuất hiện ở Sài Gòn như gỏi cá mai, gỏi ốc giác. Hồi nhỏ, người chế biến món gỏi cá mai cho chúng tôi ăn thường là ông ngoại. Những món phụ tùng của gỏi cá này thì hơi lạ như phèn (hay chanh, giấm để làm tái cá), rau răm, đậu phộng và trong nước chấm cạnh đường, ớt, mắm còn phải bỏ thêm chuối chín... Còn ốc giác thì nghe nói thường được người Hoa trong Chợ Lớn mua về để làm giả bào ngư.Một món ăn của Phan Thiết cũng được chúng tôi mê đắm không kém, dù nó mang tên một xứ khác, đó là mì Quảng. Không biết tôi có thiên lệch không nhưng sau khi đã ăn món mì này từ Sài Gòn đến nhiều tỉnh miền Trung khác, ngay cả nơi gốc của nó là đất Quảng, tôi vẫn thích cái lối chế biến món mì Quảng của tỉnh Bình Thuận này nhất.Ở chợ Phan Thiết còn có vài món mà các chợ nơi khác không có như bún nước lèo với cá trích lọc xương, xắt sợi... Ai đã từng ăn bún bò trong nhà lồng chợ Phan Thiết (buổi tối đặt ở gần ngã tư quốc tế) của má và chị anh Dần, cũng sẽ nhận là cách pha chế gân, lòng và nhiều thứ khác của gánh bún bò này không giống bất cứ nơi đâu, chẳng dám nói là ngon nhưng khá lạ. Con cá trích xương nhiều nhưng ngọt nước. Vùng Phan Rí có người còn dùng để cuốn vào chiếc chả giò (nem của người Bắc).Phải, bây giờ đã thống nhất rồi. Ðôi khi cùng những người bạn từ phương xa về thuê những chiếc lều giăng trên biển chờ đốt lửa ngó trăng trong vòng kiểm soát của các resort, khó mà vui khi còn thấy thấp thoáng bên ngoài các khu nghỉ dưỡng sang trọng ấy nhiều dân chài chất phác, thô lậu vất vả bên những mớ cá phơi vo ve tiếng ruồi xanh mà nghe thấm tháp hơn câu nhạc Trịnh: Ðêm nay hoà bình, sao mắt mẹ chưa vui...Chiếc ao vùng châu thổ xưa đầy lục bình đà bị lấp, chỉ thấy nơi đó chồng chất nhà cao. Rừng xưa cũng trở thành phố thị, con suối nhỏ sau trường một lần ghé thăm đà cạn nước phơi lòng. Còn những mùi sình nồng nàn quấn rễ lục bình hoa tím, mùi mít non chát ngắt chấm muối hăng hăng đất đỏ bazan, mùi bánh mì kẹp bánh quai vạt, miếng bánh tráng trét mắm ruốc năm cắc vừa ăn vừa hít hà cay xé, mùi thùng lều cá mắm đậm đà khi đi ngang chiếc cầu vắt qua dòng Cà Ty mảnh khảnh, ngó thuỷ đài với vông đỏ vây quanh... chẳng bao nhiêu tiền có thể cho tôi một lần nghe lại, bởi như ấu thời của mỗi người, khi đã qua rồi biết sao trôi ngược? Dòng sông tắm được hai lần cùng nơi đã khó, huống chi bao nhiêu sóng bão của đại dương thời gian đã cuốn xoá khá nhiều ngây dại, không chỉ ngày thơ của mỗi một con ngườiNguyễn Thị Minh Ngọc ảnh Thanh Tùng

Labels:

Monday, February 18, 2008

Hương gây mùi nhớ


Entry for October 05, 2007

Hương gây mùi nhớ
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình
Kiều- Nguyễn Du
một
Khởi đầu, để viết một cái gì đó cho mùa Xuân Bình Thuận, tôi dự kiến lấy tựa là “Món ngon Phan Thiết”. Nhưng khi ngẩm lại thì thấy cũng khá xấu hổ vì gẫm về nhiều mặt, tôi không đủ tư cách để nói về chuyên đề ấy. Nấu nướng thì tôi vụng về thua kém nhiều người, về mặt thưởng thức những món ăn tôi cũng không được tinh tế lắm. Cuốn theo sinh hoạt nghề nghiệp, tôi ăn uống lê la cơm bụi hàng quán hơn là đốt lửa bếp nhà. Bửa cơm trưa có thể là những khúc bánh mì, hộp cơm chia xẻ với những anh em đang cùng làm sân khấu.
Mà những món ăn của Phan Thiết, khi nhớ lại, có vẻ như là để nhớ lại một thời kỳ đầy đủ bạn bè, những tháng năm mà chúng tôi vẫn thường nhắc lại như những tháng năm đẹp nhất đời người của lứa tuổi chúng tôi. Xin phép được nhắc lại nơi đây những món ăn đã gây ấn tượng sâu đậm trong ký ức chúng tôi mà bao giờ có dịp về, chúng tôi vẫn gắng thu xếp truy tìm những món ăn rất riêng của Bình Thuận.
hai
Món ăn nhiều kỷ niệm với chúng tôi nhất là món bánh căn. Có gì đâu, chỉ là bột gạo, đổ vào khuôn nướng chín rồi cạy ra lăn vào hành lá đã xắt nhỏ, rưới mỡ, ăn với nước cá kho hoặc nước mắm, hoặc với cả hai. Sau này có chỗ chế biến tăng cường thêm trứng luộc hay xíu mại nhưng “chủ lực quân” vẫn là một cục bột như món bột chiên ở Sàigòn, và đơn giản hơn nhiều so với một món “chị em” với nó ở trong đây là bánh khọt.
Món ăn này hồi đó được ưa chuộng có lẽ vì nó rẽ và dễ làm. Một khoảng phố thường có được một hàng, hoặc buổi sáng ở những khu xóm nghèo, buổi tối ở những khu ăn khuya. Nhưng vui nhất vẫn là tụ nhau lại nhà một đứa nào, xúm nhau vừa để ăn, vừa tán dóc. Hồi học trung học Phan Bội Châu, chúng tôi thường tụ lại nhà của Thiện gần vạn Hưng Long để nấu ăn. Nhà Thiện đã ít người, lại không có người lớn ở nhà, tha hồ cho chúng tôi “múa gậy rừng hoang”. Ăn xong lại có thể tạt ra thăm biển Thương Chánh khá gần. Chính ở đây, chúng tôi đã ngồi bàn cãi rất hăng những tờ báo tường, báo quay ronéo. Tờ “Phiêu” đã đưa tôi “bản án” đuổi học của tôi cũng đã được tranh luận rôm rã quanh lò bánh căn nhà Thiện.
Lượt rồi về Phan Thiết để chuẩn bị cho film “Hải Nguyệt”, chúng tôi có ghé thùng lều nước mắm của gia đình anh Phạm Trọng Chánh gần đó, có kiếm Thiện nhưng tiếc là cửa đóng, không gặp được.
ba
Một món ăn của Phan Thiết cũng được chúng tôi mê đắm không kém, dù nó mang tên một xứ khác, đó là mì Quảng. Không biết tôi có thiên lệch không nhưng sao khi đã ăn món mì này từ Sàigòn đến nhiều tỉnh miền Trung khác, nay cả nơi gốc của nó là đất Quảng, tôi vẫn thích cái lối chế biến món mì Quảng của đất Phan Thiết nhất. Chuyến đi nào về Phan Thiết mà không thu xếp để ăn được bánh căn hay mì Quảng tôi cứ thấy thiêu thiếu, buồn buồn. Lắm khi đi với nguyên đoàn, chẳng lẽ xe ghé các tiệm Kim Sơn, Nam Thạnh Lầu, mình lại tách đi riêng chớ thật tâm chỉ muốn chạy ra chợ hay ghé “Ngã tư quốc tế” kiếm một tô mì Quảng.
Một lần được ở một khách sạn thuộc loại sang nhất nhì Phan Thiết, trong phiếu ăn sáng phát cho khách tính chung vào tiền phòng, tôi không hiểu tại sao lại không có những món đặc biệt của Phan Thiết như mì Quảng tại nơi đây? Thế là mỗi sáng sớm, tôi phải bỏ phiếu ăn ở đó để kêu xe ôm đi đến con đường hẽm giữa nhà nước mắm Hồng Sanh và đầu cầu Trần Hưng Ðạo, ăn được tô mì Quảng chế biến khá đặc biệt với cục giò đã lọc bớt mỡ ra cho đỡ ngán, chỉ có mỡ bọc da, buộc lạt.
Rất tiếc là ở Sàigòn, luôn tự hào là chốn hội tụ đầy đủ các món ngon đến từ tứ xứ, vẫn không có ai dám mở ra bán bánh căn và mì Quảng, loại mì Quảng đặc biệt của Phan Thiết.
bốn
Một món cũng không thấy bán ở Sàigòn mà chúng tôi khá “yêu”. Ðó là món chả cá Phan Thiết. Cá (mối, hoặc thu ảo, rựa...) quết lại thành dề, hấp với mỡ heo xắt sợi hay xắt hột lựu, ăn với bánh mì hay bánh canh. A! Bánh canh mà xắt sợi hay vê bằng tay nhàu cũng là một món ngon Phan Thiết. Trong đó, thả vào cá vò viên hay từng mảng cá nguyên chưa chế biến. Ở xứ cá biển, nước lèo của nồi bánh canh ngọt tự nhiên, không cần phải vay mược tới đường hay bột ngọt. Một trong những bí quyết của món ngon Phan Thiết dường như nằm ở đây.
Hồi đi học, nhiều sáng dậy trễ vội vàng, một hay nửa ổ bánh mì vừa gặm vừa đi bộ đến trường là đủ calori cho một buổi. Lúc tôi học tiểu học ở trường Nữ, còn có một món “quái chiêu” nữa là bánh mì kẹp... bánh quai vạt. Bột đã bọc nhân tôm thịt rồi, lại thêm một lớp bột của bánh mì bên ngoài nữa. Ngoài ra còn hai món vừa vặn với bọn học trò nhỏ đôi khi chỉ có năm cắc dằn túi là món nước đá bào nhận si-rô và bánh tráng (nướng hoặc không) quệt mắm ruốt ớt...
năm
Bên cạnh các loại cá hấp, luộc cuốn với bánh tráng, rau sống (mà có những mùa cá rẽ, người Phan Thiết hào phóng ăn cá... trừ cơm), Phan Thiết còn nhiều món gỏi lạ mà tôi vẫn chưa thấy xuất hiện ở Sàigòn như gỏi cá mai, gỏi ốc giác. Hồi nhỏ, người chế biến món gỏi cá mai cho chúng tôi ăn thường là ông ngoại của chúng tôi. Những món phụ tùng của gỏi cá này thì hơi lạ như phèn (hay chanh, giấm để làm tái cá), rau răm, đậu phọng và trong nước chấm cạnh đường, ớt, mắm còn phải bỏ thêm chuối chín... Còn ốc giác thì nghe nói thường được người Hoa trong Chợ Lớn mua về để làm giả bào ngư.
Ði đến tỉnh nào tôi cũng thích chui vào chợ để tìm món lạ địa phương. Ở chợ Phan Thiết còn có vài món mà các chợ nơi khác không có như bún nước lèo với cá trích lọc xương, sắt sợi... Ai đã từng ăn bún bò trong nhà lồng chợ Phan Thiết (mà buổi tối thì đặt ở gần Ngã tư quốc tế) của má và chị anh Dần, cũng sẽ nhận là cách pha chế gân, lòng và nhiều thứ khác của gánh bún bò này không giống bất cứ nơi đâu, chẳng dám nói là ngon nhưng khá lạ!.
sáu
Người ta cho là thức ăn Phan Thiết thấm tháp, đậm đà còn bởi được ướp bằng nước mắm đặc sản ở đây. Tung ra trong thị trường Tết năm nay, nghe nói sẽ có mặt ở Sàigòn nước mắm 60 độ đạm. Có người lại không tin hương thơm của loại nước chấm này tỷ lệ thuận với độ đạm tăng cao.
Trong năm nay, tôi có dịp lui tới thị xã và Mũi Né nhiều lần và càng tìm hiểu sâu vào cái nghề đánh cá, tôi lại thấy mình càng mù mờ về nơi mình đã sống trên dưới mười năm. Bên cạnh việc không hiểu hết những cái mới cùng mọi bộn bề phức tạp của nó, tôi lại còn bị trôi sẩy ít nhiều hồi ức cũ (có lẽ đó là dấu hiệu của tuổi “chớm già”).
Với những lao xao trong năm tới cho 300 năm thành phố Sàigòn, rất khó cho tôi thực hiện điều này nhưng tôi vẫn ao ước thật lòng rằng một dịp nào đó mình sẽ được về đây sống lại một thời khoảng hơi dài để có thể viết một cái gì đó cho vùng đất mà tôi vô cùng yêu mến, dĩ nhiên, yêu theo kiểu của tôi...
Không năm tới, thì năm tới nữa vậy... Mong thay!
12/12/1997
Tags: phanthiet Edit Tags
Friday October 5, 2007 - 08:45pm (ICT) Edit Delete
Next Post: Entry for October 06, 2007 Previous Post: Entry for October 04, 2007
Comments(3 total) Post a Comment

L.N.M
Offline IM
Nhắc đến Phan Thiết con lại nhớ đến 1 kỉ niệm thật đẹp thờ áo trắng, đó là chuyến du lịch kết hợp gia nhập Đoàn thanh niên của trường, đêm đó trong buổi sinh hoạt dã ngoại, với 1 câu nói vu vơ làm quen... con nhận được một tình yêu tuổi học trò sau chuyến đi ấy...ngày ấy cũng 5 năm hơn rồi còn gì
Friday October 5, 2007 - 11:43pm (ICT) Remove Comment

moi.e…
Offline
Chị ơi, em nghe thèm.. nhỏ nước miếng! Em cũng thich ăn bánh căn và chả cá ở Phan THiết!:)
Saturday October 6, 2007 - 12:31am (CEST) Remove Comment
Tiểu …
Offline
Viết dễ thương quá chị à, đầu tiần vui vẻ chị nhé...
Monday October 8, 2007 - 03:20am (ICT) Remove Comment

Labels:

Wednesday, February 13, 2008


Entry for February 05, 2008

New Year Performing, SG, 2993 (Deborah Harse)
Hinh cua ban toi, Deborah Harse, chup nam 1995 va 2003.
Co o New York. Theo co, hai thanh fo SG va NY co kha nhieu diem tuong dong. Co lam nghe massage, kiem $ de chup hinh, da co trien lam o Lincoln Center.
Co moi xong mot film tai lieu o Lebanon.
1995, co chup duoc tam bieu tinh woc doanh nay.
Anti-War Demonstration, SG, 1995, (Deborah Harse)
Con bai nay dem ve tu SongChi's blog.
Sài Gòn-Thành phố của tôi, tình yêu và nỗi buồn của tôi.
Chỉ còn hôm nay và ngày mai nữa là hết năm. Từ nhiều năm rồi tôi không thích Tết, tôi chỉ thích những ngày từ Noel cho đến trước Tết. Khoảng thời gian đó khí hậu ở Sài Gòn thường là dễ chịu, không nóng và nắng vàng lao xao, ngồi uống café một mình hoặc với bạn bè ngắm nhìn dòng người và xe cộ trôi trên mặt đường, lòng tự nhiên cũng bâng khuâng…
Thêm một cái Tết này nữa là đã 33 năm tôi sống ở Sài Gòn.
33 năm gắn bó với từng thay đổi của thành phố, và ngược lại, mọi sự kiện lớn nhỏ trong cuộc đời tôi cho tới giờ phút này đều xảy ra ở đây.
Nếu tin rằng cuộc đời con người ta có số phận, thì việc sống ở đâu, có lẽ cũng không phải cứ muốn mà được. Tôi đã từng không ít lần muốn rời bỏ thành phố này, đi tìm những nơi cư ngụ khác. Nhưng số phận thế nào rồi vẫn chẳng đi đâu được cả. Trong khi đó thì tôi lại rất nhiều lần trong đời từng chứng kiến (hoặc tiễn đưa) những người bạn, người thân, người dưng… rời bò Sài Gòn, để rồi nhiều năm sau bắt gặp (hoặc đón tiếp) họ trở về, nhưng hầu hết cũng chỉ là những cuộc trở về ngắn ngủi.
33 năm-thời gian đủ dài để một con người hiểu được phần nào về nơi mà mình đang sống.
Trong một bộ phim tài liệu mà tôi sẽ làm, kịch bản đã được duyệt, viết chung với nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc-đó là một bộ phim về Sài Gòn, có cái tựa “Ngọc của Sài Gòn”. Thoạt đầu chúng tôi âm mưu định làm một bộ phim tài liệu khoảng 60 phút thôi, kiểu như “Hà Nội trong mắt ai” của đạo diễn Trần Văn Thủy. Nhưng cái kịch bản ấy đưa đi vài nơi không xin được tiền tài trợ, có lẽ người ta cũng “ngửi” thấy nó “có vấn đề”, dễ làm cho ai đó mất chức như chơi nếu duyệt làm một bộ phim như vậy. Thế là cuối cùng chúng tôi phải sửa chữa, kéo dài và làm cho kịch bản nó “mềm mại” hẳn đi để được duyệt làm truyền hình. Quả là tiếc nhưng biết làm sao!
Xuất phát điểm của kịch bản chỉ là từ việc ấm ức của tôi, của chị Minh Ngọc, rằng sao cho đến giờ phút này vẫn chưa có được một cái phim tài liệu tử tế về Sài Gòn. Thật ra cũng đã có một số phim tài liệu làm về Sài Gòn, nhưng dường như vẫn chỉ mới chú trọng một Sài Gòn thời kỳ chiến tranh chống Pháp chống Mỹ, hoặc một Sài Gòn về lĩnh vực kinh tế, cũng có loáng thoáng đôi nét về văn hóa, nhưng vẫn chưa bật lên được toàn bộ chân dung Sài Gòn, tính cách con người Sài Gòn, cái hay-cái dở, cái đẹp-cái xấu, những vụn ngọc rơi vãi của một hòn ngọc viễn đông một thời. Đó là cái ý mà chúng tôi muốn nói đến trong bộ phim tài liệu của mình.
Saigon, Vasectomy in the Wind, 1995 (Deborah Harse)
Giới thiệu trích đoạn kịch bản phim tài liệu “ Ngọc của Sài gòn”:
17/08/2007
"Ngọc của SÀI GÒN"
(Phác thảo phim tài liệu 10 tập. Mỗi tập 20’)
KỊCH BẢN: NGUYỄN THỊ MINH NGỌC-SONG CHI.
TẬP 1: DUNG NHAN SÀI GÒN- thành phố của những mặt đối lập.
TẬP 2: SÀI GÒN từ XƯA đến NAY: lịch sử và hình thành.
TẬP 3: TÍNH CÁCH SÀI GÒN-hội tụ, bao dung, năng động
(Tính cách độc đáo không lẫn với các thành phố khác).
TẬP 4: CON NGƯỜI SÀI GÒN
(tại chỗ, khắp nơi tới, có những đóng góp cho SG dù có tên hay không.)
TẬP 5: NHÂN VẬT SÀI GÒN - vài người con gắn bó với SG
TẬP 6: NHÂN VẬT SÀI GÒN - vài người con gắn bó với SG
TẬP7 : NHÂN VẬT SÀI GÒN - vài người con gắn bó với SG
TẬP 8: NGỌC CỦA MỘT THỜI - hòn ngọc của một thời. (ôn cố)
TẬP 9: SÀI GÒN trong MẮTAI - những người vô danh nói về những điểm khiến họ yêu Sài Gòn
TẬP 10: SÀI GÒN TRĂN TRỞ - phác thảo chân dung tương lai.(tri tân)
TẬP 1: DUNG NHAN SÀI GÒN-
THÀNH PHỐ CỦA NHỮNG MẶT ĐỐI LẬP.
Thành phố nầy trước khi đổi tên, nó đã được xưng tụng là Hòn Ngọc Viễn Đông… Đã một thời, khi ghé qua Nam Việt Nam, người ta thường phải đến Sài gòn.Với nhiều người nước ngoài, tên của thành phố nầy cũng hấp dẫn và tiêu biểu cho Việt Nam không kém gì Hà Nội (dù Hà Nội đang là thủ đô).
Hiện tại, với nhiều người trong nước, thành phố nầy vẫn là giấc mơ đẹp để lập nghiệp (như American Dream với nhiều nước). Nhà sản xuất từ mọi tỉnh, dù lớn hay nhỏ, đều mong muốn tiêu thụ hàng hoá của họ ở Saigon. Với văn nghệ sĩ, người sáng tác, có tên tuổi ở Saigon là đã khẳng định đẳng cấp. Cha mẹ học sinh, dù giàu hay nghèo, đều tin rằng con mình sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn nếu học ở Saigon. Hầu như mọi nhà đầu tư, mọi công ty nước ngoài, khi chọn nơi đặt cơ sở hoặc tiêu thụ hàng hoá, họ đều nghĩ tới Saigon (và mấy tỉnh lân cận).
Nếu Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng thường dung chứa những người của các vùng lân cận thì thành phố này có sức dung chứa nhiều tất cả các miền trên toàn quốc mà có người cho nguyên nhân chánh là do GDP của nó chiếm từ 30% đến 40% tổng giá trị sản lượng quốc dân cùng là nơi thu hút nhiều dự án đầu tư của nước ngoài trên toàn quốc nhất( năm 2001 có 182/ 458 dự án với tổng số vốn 619/ 2.191.9 triệu USD)
Là đô thị lớn nhất Việt Nam, bên cạnh những nhân sự định cư ổn định hay đến đây để làm việc, còn phải kể đến số lượng nhập cư ngày mỗi gia tăng từ sinh viên các tỉnh đổ về việc học tập cũng chuyển dần sang mưu sinh, hay thanh niên các vùng nông thôn, mà mục tiêu “kiếm sống” trước đây đa phần đã chuyển thành mục đích “đổi đời”. (cũng năm 2002, chỉ ba quận Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Chánh đã có khoảng ít nhất 250.000 người nhập cư; riêng quý Hai, con số đăng ký tạm trú dài hạn trên toàn thành có gần một triệu.)
Nếu ví thành phố là cơ thể một con người thì rõ ràng thành phố này đang đổi máu liên tục. Đem theo cùng nó những mặt sáng tích cực cũng không loại trừ những mặt tối đi kèm. Tính cách và màu sắc của nó do vậy có biển đổi theo sự biến thiên của đời sống? Chúng ta hãy một lần nữa nhìn lại thực trạng của nó để xem những chất ngọc nào nó còn gìn giữ và lắng nghe những cho các hướng phát triển trong tương lai.
Vị trí đđịa lý và truyền thống lịch sử khiến thành phố này là trung tâm kinh tế duy nhất Việt Nam phát triển công nghiệp cùng thương nghiệp, có nông nghiệp lẫn thủ công nghiệp, gồm thương cảng với ngư trường, luợng di dân đổ về thuộc nhiều nghề nghiệp nhất toàn quốc.
Do vậy, nó cũng luôn chứa trong nó những mặt đối lập.
Saigon,Manhattan Skyline, 1995 (Deborah Harse)
A. Đối lập giữa Cũ & Mới
* Kiến Trúc: Trong kiến trúc, vẫn còn lại đây những ngôi nhà có tuổi thọ hàng trăm năm, những khu phố cổ Chợ Lớn, những dinh thự nhà thờ, chùa của người Việt, người Hoa, người Miên được xây từ thời Pháp bên cạnh những building kiến trúc theo các loại mẫu mã hiện đại.
* Giao Thông, Xe Cộ: Trên đường phố, người ta vẫn nhìn thấy những chiếc
xe Vespa cổ, xe Velosolex, xe honda 67, xe hơi mui trần kiểu cổ bên cạnh
những chiếc @, Dylan, Mercedes đời mới nhất,
* Am Thực, Nhà hàng: Những nhà hàng sang trọng với những người bồi ăn mặc lịch sự cài nơ trên cổ bên cạnh những tiệm chạp phô, tiệm ăn nhỏ của người Hoa với ông chủ cơi trần, mặc chiếc quần lửng và cung cách phục vụ như từ bao nhiêu năm trước. Những món ăn xưa và nay.
*Phục Trang, Thời trang: Những chiếc áo dài thiếu nữ thướt tha với mái tóc dài e ấp bên cạnh những chiếc áo hai dây, hở rốn đi cùng mái tóc nhuộm đủ mầu. Những thiết kế thời trang phức tạp dường như dành riêng cho giới biểu diễn hay khách nước ngoài, cạnh những trang phục đơn giản và tiện dụng.
* Giải trí: Không một loại hình giải trí nghe nhìn hiện đại nào mà không có ở Saigon; nhưng dân địa phương (kể cả người rất nghèo) vẫn yêu mến những loại hình giải trí có từ mấy thế kỷ trước: uống cà phê lề đường và đọc báo buổi sáng. Không thành phố nào ở VN có nhiều báo chí xuất bản bằng Saigon. ( Dân Saigon ít có điều kiện – và thói quen – đọc và ‘chôm’ báo ‘chùa’ ở cơ quan nhà nước), nghe hoặc xem cải lương...
Backstage at the Theatre, SG, 1995 (Deborah Harse)
B. Đối lập giữa Động và Tĩnh
* Tốc độ và sống chậm: Bên cạnh thế giới của những vũ trường, café nhạc trẻ, quán nhậu ồn ào là không gian yên tĩnh của những ngôi chùa, thư viện, một khoảng không gian buổi sáng trong công viên nơi các ông cụ về hưu bình thản ngồi đọc báo nghe chim hót.
* Thể Thao: Nhóm mô tô/ Những người tập dưỡng sinh
*Thương Mại: Những người gánh hàng từ ngoại ô đổ về, những chiếc thuyền đò dọc lẫn ngang chèo trên sông đưa người và hàng. Những bàn chân vác gạo trên ván. Những hàng hóa trút xuống. Siêu Thị và chợ nhỏ nhóm họp tràn đường.
* Khoảng cách thế hệ: Tuổi trẻ năng động (liên tục thay đổi chỗ làm, thần tượng, ước mơ, đào thải cái cũ), và tuổi trung niên – già tĩnh tại (giữ gìn những giá trị cũ như trong thị hiếu âm nhạc, đọc sách, phong tục, nề nếp gia đình...)
C. Đối lập trong cung cách sống, sự Giàu- Nghèo/ Sang trọng- Bình dân / tồn tại ở khắp nơi.
* Kề bên những khách sạn, nhà hàng, vũ trường sang trọng ở dó người ta có thể đốt hàng đống tiền cho một bữa ăn, một bữa nhậu hay một cuộc vui với rượu ngoại , thuốc lắc tính giá hàng trăm đô la là hình ảnh những người lao động nghèo với gánh ve chai lặc lè giữa trưa nắng gắt, gánh khoai lang đậu phọng rẻ tiền hay những em bé với một xấp vé số trên tay lang thang cả ngày kiếm được chừng mươi ngàn chưa bằng một lon bia lạnh người khác đang uống. Có những người ngủ đêm ngoài trời (thềm nhà, công viên, xe xích lô, tấm chiếu bến xe...) Có kẻ không nhà xích chiếc mô tô vào cahn cầu thang chung cư mà ngủ..
* Hình ảnh những người phải leo lên những cây me cao chót vót bên đường hái me bán để kiếm ít ngàn tiền gạo, những người ngày đêm cắm mặt trên những bãi rác khổng lổ, kiếm sống từ rác. Cách họ không xa là những người làm việc trong những văn phòng hiện đại, với lợi tức chênh lệch: vài ngàn USD mỗi tháng so với vài trăm USD mỗi năm.
* Kề bên những beauty salon sang trọng, dịch vụ massage, chăm sóc da, tắm Spa ở dó khách hàng bỏ tiền triệu và được chăm sóc nâng niu với đủ mọi tiêu chuẩn cầu kỳ, lẫn dịch vụ đấm bóp dạo lề đường nơi khách hàng chỉ phải bỏ ra năm, mười ngàn, ngồi hoặc nằm ngay trên lề đường!
* Không ít con đường ở Sài Gòn, đằng sau dãy phố sang trọng lịch sự, những building mới xây, nhà hàng, vũ trường náo nhiệt, bên trong là những con hẻm lao động ngoằn nghèo, những con kênh nước còn đen, những ngôi nhà ổ chuột (khu Mả Lạng, khu kênh rạch ở Quận Tư , Quận Tám, Quận Mười Một…) với mức sống khác hẳn như thuộc về hai thế giới khác. Những người làm phim này đã từng có những giai đoạn sống và gắn bó với những con hẻm của Sài Gòn- từ trong những con hẻm như vậy, một khuôn mặt khác của Sài Gòn vẫn tồn tại bao nhiêu năm qua, gần gũi, bình dị, đi xa nhớ về mà lòng nao nao…
D. Đối lập giữa CHUẨN MỰC& LỆCH CHUẨN
- Gần như ở thành phố nầy cái gì cũng có, từ cũ dến mới, đắt nhất đến rẻ nhất, sang trọng nhất đến bình dân nhất, đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng khác nhau trong xã hội. Từ ăn uống vui chơi giải trí đến học hành.
Nơi đây học cái gì cũng có người dạy và dạy cái gì cũng có người học với đủ loại bằng cấp, khoá học, giá cả và chất lượng khác nhau.
Lớp học tiếng Anh mở ra ở khắp nơi, gần 50% người Sài Gòn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, nhất là ở những khu phố thường xuyên có người nước ngoài như khu phố Tây ba lô ở khu Phạm Ngũ Lão.
- Những nghề nghiệp thuộc lĩnh vực mới: quảng cáo, thiết kế đồ hoạ, tổ chức event, thiết kế thời trang, hoạt động đa truyền thông, internet.
- Những mặt hàng tiêu dùng, những tiện nghi mới: từ chiếc điện thoại di động cho đến giải trí hip-hop của giới trẻ. Tiến kịp các chuẩn mực của các đô thị tiên tiến, đồng thời đôi khi từ đó lại đẩy đến những nhận thức mang tính cách lệch chuẩn như đánh giá con người không dựa vào nhân cách mà căn cứ vào chiếc xe hay chiếc điện thoại người đó xử dụng hay đồng tiền người đó kiếm được.
- Các loại kinh doanh, dịch vụ, thương mại để đồng tiền được phát triển cũng được coi trọng và có đất để được sống mạnh nơi đây. Vì đồng tiền cũng là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển, tiêu chuẩn của các thành phố hiện đại .
* Xây dựng nhà cửa, cầu đường phát triển mạnh nhưng không tôn trọng tiêu chuẩn nào cả (làm đường trước rồi đào lên đặt cống sau; nhà cửa san sát nhưng không hài hoà về màu sắc hay kiểu dáng; chống ngập bằng cách nâng đường lên cao khiến nhà dân bị ngập; cao ốc mới xây phá vỡ không gian cảnh quan vốn dành cho những kiến trúc cũ...)
* Hàng hoá: Saigon là trung tâm cung cấp hàng hoá công nghiệp và sản phẩm văn hoá của cả nước nhưng cũng là lò sản xuất hàng nhái, hàng giả.
E. Đối lập giữa THỪA & THIẾU
- Có nhiều người cảm giác người Sài Gòn không làm việc vì lúc nào cũng thấy có người ngồi đầy trong các quán xá bất cứ giờ nào. Những bãi bia rộng mênh mang do nhiều người chủ từ phương xa đến. Cà phê các kiểu cũng dung chứa từ tuổi trẻ đến tuổi già. Cạnh đó ta cũng dễ thấy Sài Gòn quá thiếu nhà vệ sinh công cộng.
- Với những người đi bộ thì Sài Gòn quá thừa hàng rong mà thiếu lề đường.
- Với những người yêu thiên nhiên thì Sài Gòn quá thừa ô nhiễm, thiếu cây xanh và công viên. Càng thiếu nhiều những nơi để người già và sân chơi cho trẻ nhỏ. Những lá phổi hiếm hoi của Sài Gòn còn bị những hội chợ chen chúc vào choán chỗ.
- Ở những con đường lớn có nhiều khách du lịch cũng được chưng thừa tranh hàng chợ mà quá thiếu những tượng đài đẹp xứng danh với một thành phố như Sài Gòn.
Tạm kết. Để sống cùng những mặt đối lập đó
Thành phố này chứa trong nó quá nhiều phức tạp, đầy những mặt đối lập, mâu thuẫn như thành phố Hồ Chí Minh- với tên cũ Sài Gòn- sẽ vừa là trợ lực vừa là trở lực cho việc sáng tác của nhiều người.
- Một lúc ngẫu hứng nào đó, mặc cho người dân và báo chí có ý kiến
người ta đã dẹp bỏ phố hoa xuân ở đường Nguyễn Huệ đã tồn tại nhiều năm. Rồi một thoáng ngẫu hứng khác, người ta lại khôi phục, lại hồ hởi, tự hào nhận ra nhờ vậy mà thành phố vào mấy ngày xuân đẹp lộng lẫy hẳn ra!
- Một dự án nối trung tâm và Thủ Thiêm cũng thay bao lượt từ hầm chui đến cầu nổi
- Khá nhiều rạp xi nê cũ chuyển thành nhà sách hay khiêu vũ trường, nhà hàng rồi có khi lại biến thành tụ điểm văn hóa mới, những cụm rạp tối tân hơn.
Phải, không đâu ở Việt Nam, bạn có thể nhìn thấy sự hội tụ của các luồng văn hoá, các trào lưu, khuyng hướng khác nhau, thậm chí đầy những mặt đối lập, mâu thuẫn-như hầu hết các thành phố lớn trong những quốc gia đang trên đường phát triển đổi thay từng ngày-như thành phố đã mang tên mới nhưng còn lưu luyến tên cũ là Sài Gòn nầy.
Là người yêu Sài Gòn, cần phải nhận ra điểm đối lập độc đáo này của thành phố để có thể cùng hỗ tương nhau đưa thành phố ngày mỗi đẹp, sạch và tốt hơn.
Saigon, Fashion Shoot, 1995 (Deborah Harse)
TẬP 3: SÀI GÒN-HỘI TỤ, BAO DUNG, NĂNG ĐỘNG
(tính cách độc đáo không lẫn với các thành phố khác).
A. HỘI TỤ:
Sức sống thực sự của thành phố này nằm trong tính chất “ một melting-pot của Việt Nam”. Nó dung nạp tất cả, thu nhận tất cả mọi nguồn nhân lực đến từ mọi nơi trên đất nước, tạo cơ hội bằng nhau cho tất cả mọi người. Có thể kể ra rất nhiều con người gốc gác từ nơi khác, đã đến kiếm sống, lập nghiệp và thành danh trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Sài Gòn.
Tính chất hội tụ thể hiện ngay từ “ diện mạo” kiến trúc bên ngoài. Đây là nơi “ hiện diện” của rất nhiều phong cách kiến trúc khác nhau- có thể tìm thấy những toà dinh thự mang bản sắc kiến trúc Đông Dương do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ như Nhà thờ Đức Bà , UBND thành phố , Bảo tàng Cách mạng, các trường Marie-Curie, Nguyễn thị Minh Khai, Lê Quý Đôn, Lê Hồng Phong, những khu chợ cổ rất đặc trưng của người Hoa, người Ấn, những công trình kiến trúc cận hiện đại do các kiến trúc sư người Việt thiết kế những năm 60-70 vừa hiện đại vừa rất Đông phương và đặc biệt phù hợp với khí hậu của một xứ nhiệt đới như Dinh Độc Lập, Thư viện Tổng Hợp, Trường Đại Học Y Khoa, trung tâm IDECAF, cho đến những công trình, nhà cửa có kiến trúc hiện đại mới xây sau này.
Không một món ăn đặc sản, hay một bí quyết chế biến thực phẩm, từ bất cứ tỉnh nào, mà không có mặt ở Saigon. Dân Saigon có thể thưởng thức món ăn Nam, Trung hoặc Bắc tại nhiều nơi, hoặc nhà hàng sang trọng hoặc một sạp hàng vỉa hè. Dĩ nhiên, các món đặc sản địa phương này phải được gia giảm để hợp với khẩu vị địa phương. Người Saigon đi du lịch xa, ăn đặc sản tại xứ gốc, mới chợt nhận ra khẩu vị Saigon có khác biệt một chút. Đó cũng là một tâm điểm hội tụ.
Con người, và cung cách làm ăn sinh hoạt ở Saigon, không kỳ thị Bắc, Trung hay Nam. Có lẽ ngoại trừ đài HTV tuyển phát thanh viên với yêu cầu có tính “kỳ thị” là: phát âm theo giọng Saigon, còn mọi cơ sở kinh tế tư nhân đều không phân biệt gốc gác của người xin việc.
Ta có thể gặp những hội đồng hương của dân từ các tỉnh khác đến Saigon, nhưng dân Saigon không có thói quen này khi họ đi làm ăn ở tỉnh khác vì họ đã quen hoà nhập với những cộng đồng lạ.
Nhân lực làm nên bộ mặt của nó ngoài người kinh còn có các dân tộc khác người Hoa trong Chợ Lớn, người Chăm, Khờ Me Nam Bộ..) , từ các tỉnh (Bắc, Trung, trước và sau 1975) và nước ngoài (Việt lẫn ngoại kiều), “Tam vô nhân viên” ( nhân viên không hộ khẩu, không thu nhập, không nhà) lẫn “tam hữu nhân viên” . Thế giới ảo giữa các blogger của Sài Gòn.
B.HẾT MÌNH:
Người Sài Gòn dễ chấp nhận cái mới và cũng dễ chấp nhận sự đa dạng, khác nhau trong quan điểm, cách sống cách nghĩ của người khác.
Một quan chức, một người trí thức, và một anh đạp xích lô có thể ngồi với bằng vai phải lứa với nhau trong cuộc nhậu, tranh luận với nhau và nếu ý kiến có khác nhau thì “ cũng có sao đâu”.
Cạnh đó, tinh thần phản kháng, đòi công bằng, dân quyền còn là một nét đáng quý của người Sài Gòn.
- Trong quá khứ Sài Gòn đã có những cuộc “bày tỏ chính kiến” của một tập thể khối đông vô danh mà những ai có súng đạn trong tay cũng phải lấy làm khiếp sợ như cuộc diễu hành của gần một phần bảy dân số Sài Gòn sau đám tang “Trò Ơn”.
- Trong những năm 50-60-70, Sài Gòn luôn luôn sôi động với những phong trào đấu tranh của HS-SV, của các tầng lớp nhân dân Sài Gòn phối hợp với các hoạt động như bom xăng tự chế, những ký giả xuống đường đi “ăn mày”, những sinh viên, nhà sư dùng thân mình làm đuốc để cầu nguyện hoà bình, là những “tiếng hét câm” dũng mãnh, độc đáo với những người đang cầm quyền; mà không phải nơi nào trên Việt Nam và cả thế giới đều muốn mà làm được. Tất cả những hoạt động này đã gây tiếng vang và thật sự đã có vai trò to lớn trong việc đóng góp vào ngày thống nhất đất nước.
C.NĂNG ĐỘNG:
Sức sống của Sài Gòn được tạo nên bởi vì không một nơi nào khác ở VN có một khu vực kinh tế tư nhân mạnh mẽ như ở đây.Và một cơ chế xã hội hoá được thực thi nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất như ở đây. Khu vực tư nhân phát triển kéo theo nhu cầu công ăn việc làm, điều đó giải thích vì sao người lao động ở khắp nơi cứ kéo nhau tràn về thành phố, tạo thành một lực lượng dân nhập cư chiếm tỷ lệ không nhỏ trên tổng số dân khoảng trên bẩy triệu dân hiện nay ở Sài Gòn với rất nhiều vấn đề phát sinh.
(giới thiệu các mô hình tư nhân xã hội hóa thành công, một số công ty thương mại, dịch vụ và văn hóa tổng hợp như Công ty Thái Dương và sân khấu IDECAF chăm lo cho các em ngoại thành, làm múa rối nước…)
D. BAO DUNG THÂN THIỆN:
Sài Gòn là đất hội tụ. Người Sài Gòn từ lâu đã quen với việc chung sống hoà bình giữa những người tạm gọi là khác xứ, khác quê. Do vậy người Sài Gòn có tính cách cởi mở, không bảo thủ, dễ hoà đồng, bình dân, hào phóng, rộng rãi. Người Sài Gòn, đến từ 300 năm trước, và cũng rất nhiều người Sài Gòn đến từ sông Mékong, từ Tây Nguyên, Tây Bắc, từ Hà Nội, Phát Diệm, Bùi Chu và bây giờ từ Thanh Nghệ Tĩnh, Hải Phòng… khi chọn Sài Gòn làm nơi sống tiếp, có nghĩa, một mặt nào đó, họ đã chọn một kiểu sống và nghĩ, độc lập với đất cũ. Dù là một nhà doanh nhân giám đốc của một doanh nghiệp có hàng trăm hàng ngàn nhân viên hay chỉ là một người bán hàng rong dạo trên đường phố, ai cũng tìm được chỗ của mình, ai cũng có thể tồn tại giữa Sài Gòn, miễn là cần cù lao động và biết hy vọng vào ngày mai.
- Phong Trào Từ Thiện:
Người Sài Gòn gần như luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào có tính cách xã hội từ thiện- từ một trường hợp thương tâm được đưa lên báo, một hoàn cảnh cần được giúp đỡ, một sinh viên cần được tiếp sức đến trường, cho đến lũ lụt ở miền Trung, thiên tai ở đâu đó, hay phong trào ký tên vì công lý , vì các nạn nhân chất độc màu da cam… Bên dưới cái vẻ như vô tình không ai để ý đến cuộc sống của ai của người Sài Gòn, rất dễ làm chạnh lòng những người nhập cư mới đến Sài Gòn, người Sài Gòn bao giờ cũng mau mắn, sẵn lòng chia xẻ nỗi đau của người khác. Hiện tại phong trào từ thiện của nơi đây cũng cho thấy sự bao dung, thân thiện ủa người Sài Gòn. Ngay cả thế giới ảo của blog cũng tổ chức hiến máu, vì nạn nhân da cam.
E. HAM CHƠI:
Bên cạnh sự hết mình, còn là cách chơi cũng hết mức.
Không nơi đâu có nhiều tụ điểm giải trí sáng đèn hằng đêm như Sài Gòn.
Người có tiền có kiểu chơi của mình thì người không tiền cũng có kiểu chơi của họ.
Nên cũng có nhận định về người Sài Gòn cũng hời hợt mau quên. Cả nỗi đau lẫn sự bất công, mới hôm qua còn làm người ta đau đớn bừng bừng phẫn nộ thì ngày hôm sau, cuộc sống bộn bề đã cuốn người ta đi. Cái sự mau quên đó còn thể hiện ngay trong thái độ với chính những giá trị tài sản vật chất lẫn tinh thần của Sài Gòn mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên và để lại. Cái thói nghĩ ngắn mà không nhìn xa trong kiến trúc quy hoạch và nhiều mặt khác đã tạo nên hệ quả một thành phố bộn bề , ngổn ngang, chắp vá như hiện tại.
Watching T.V. SG, 1995 (Deborah Harse)
Hiện tượng một số người giàu lên mau chóng (dù bất chính hay không) và việc nở rộ những tụ điểm ăn chơi (có và không có văn hoá) đã tạo nên tâm lý “sốt ruột làm giàu” và “tranh thủ hưởng thụ.” Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm khi tâm lý này nhiễm vào giới trẻ. Phim ảnh và các tiện nghi nghe nhìn, những cơn sốt thần tượng... cũng góp phần đẩy giới trẻ chạy mau tới những mục tiêu khác (tiền bạc, danh tiếng, lạc thú, tiện nghi hiện đại...) ngay từ lứa tuổi mà lẽ ra công việc chính của chúng là trau dồi kiến thức và tay nghề, và rèn luyện bản lĩnh chống lại các cám dỗ.
F. NGỔN NGANG
Mặt trái của sự quá tãi là Sài Gòn không đủ đất để chứa hết những người nhập cư ngày mỗi tăng dần nên cũng kèm theo đó nhiều hiện tượng tiêu cực. Còn phải kể thêm loại người từ Sài Gòn đi kinh tế mới rồi thất bại trở về, mất hộ khẩu và trở thành những “Người Việt gốc me”. Cái nghèo đã trở thành lý do biện minh cho vô số thói quen xấu và hành vi sai trái (chẳng hạn, một người đạp xích lô hay ba gác nghiễm nhiên cho mình quyền được bỏ qua luật giao thông, người bán hàng rong tự cho mình cái quyền xả rác ở bất cứ chỗ nào, tội ăn cắp vì nghèo được bỏ qua mau chóng...)
Một Sài Gòn bao dung nhưng cũng vô cùng khó khăn để kiếm chỗ ở lẫn việc làm, dễ gây nguy cơ về tính mạng, nhân phẩm và tài sản cho những người nhập cư ào ạt, thậm chí họ có thể bị gạt ra khỏi những trợ giúp về y tế, giáo dục và cả những chương trình trợ giúp cho người nghèo. Sự phức hợp này còn đưa tới việc gia tăng các tệ nạn xã hội như ăn xin, lưu manh, mại dâm.. . Đội quân bán vé số, hàng rong và cả tiếp thị cũng đông đảo quá mức cần thiết. Cung cầu mất cân đối từ nhà ở đến giao thông, tăng thêm gánh nặng cho bộ máy hành chính trong quản lý xã hội, giữ gìn trật tự trị an(kẹt xe), tạo ra những véc tơ ngược chiều hay chệch hướng với việc xây dựng lối sống đô thị hiện đại. Nhiều khu vực ở nhếch nhác, bẩn thỉu, phức tạp gia tăng. Tình trạng “mật ít, ruồi nhiều” khiến có nhiều lao động thừa, khiến việc tạo dựng một phong cách văn hóa Việt Nam sao để tiến kịp trình độ của các đô thị hiện đại trên thế giới gặp nhiều khó khăn trên chính thành phố này.
..........
Coming Home from Grandfather's Funeral, 1995, Saigon, (Deborah Harse)
Nói thêm một chút về sự tự do, dân chủ và tính chất hội tụ của Sài Gòn:
- Về sự tự do, dân chủ: vốn đã manh nha có được từ thời chế độ Miền Nam Cộng Hòa trước năm 75 khi mà báo chí thời đó có thể lôi từ các ông Thiệu ông Kỳ ra mà chửi, bài vở tuy cũng bị kiểm duyệt cắt bỏ nhưng khi báo ra phần bị cắt bỏ để trống và có ghi đàng hoàng (kiểm duyệt cắt bỏ mấy dòng), phóng viên báo chí nước ngoài có thể đi khắp nơi để viết bài về thực trạng cuộc chiến đang diễn ra hay về nội tình chính phủ Miền Nam Cộng Hòa, sách vở bày bán công khai có cả sách về chủ nghĩa Mác, sách của Mao Trạch Đông cũng như sách triết học tư tưởng các loại của phương tây.
- Về tính chất hội tụ: Sài Gòn và các tỉnh miền Nam VN là nơi giao thoa hội tụ của các chế độ chính trị khác nhau, nhưng ờ Sài Gòn, do tính chất năng động của một thành phố lớn nên đã “khai thác” được nhiểu nhất sự giao thoa đó trong mọi lĩnh vực từ kinh tế cho đến văn hóa văn nghệ, cách sống của người dân… Ví dụ trong văn học chẳng hạn, Sài Gòn đã triệt để tận dụng và khai thác được sự giao thoa hội tụ của dòng văn học trước và sau năm 75; trong nước và hải ngoại; chính thống và phi chính thống hay còn gọi là văn học ngoài luồng, vỉa hè…Tính chất xã hội hóa trong đời sống văn học nghệ thuật ở Sài Gòn phát triển mạnh mẽ, một ví dụ nhỏ và mới mẻ nhất: ở Sài Gòn hiện có đến 5,7 nhà xuất bản…vỉa hè chuyên xuất bản photocopy những ấn phẩm văn thơ không được Nhà Nước cho phép như NXB Giấy vụn, NXB NCửa, NXB Gió, NXB Vĩa hè…
Tất cả những điều đó tạo nên tính chất riêng và nét đẹp riêng của Sài Gòn, nhưng cái xấu-cái dở, cái sự “ngọc nát vàng phai”từ diện mạo bên ngoài của thành phố cho đến tính cách, nếp ăn nếp ở của con người Sài Gòn cũng nhiều lắm.
Phải nói là Sài Gòn bây giờ thay đổi quá nhiểu. Nhà cửa rồi những công trình lớn nhỏ mọc lên khắp nơi, đời sống người dân sung túc hơn, nhưng thành phố này đã chắc gì đẹp hơn?
Khói bụi, ô nhiễm, nạn kẹt xe hàng ngày, đường sá hết đào lên lại lấp xuống, cả thành phố chỗ nào cũng ngổn ngang xây dựng như một công trường khổng lồ, nhà cửa mỗi nhà mỗi kiểu, cái đẹp nhiều khi phải đứng kề bên cái xấu xí, phản thẩm mỹ…
Trích kịch bản:
“Với những khách đã đi nhiều khắp Việt Nam, đa số chuộng Hà Nội hay Huế, Đà Lạt, Sapa, Hội An hơn với thiên nhiên, cây, hồ, phố cổ, núi đồi..
Sài gòn, trong con mắt của phần lớn người mới đến, dường như không có gì để nhớ. Và cũng thật khó cho người dân Sài gòn mỗi lần có khách phương xa đến chơi, xin được giới thiệu những thứ và nơi “chỉ Sài Gòn mới có”...
Minh's Mom, Saigon,1995 (Deborah Harse)
Nhưng tôi vẫn yêu Sài Gòn. Dù Sài Gòn so với bao nhiêu thành phố trên thế giới đúng là chả có gì đẹp.
Có những thời gian đi xa Sài Gòn, nhớ về thành phố, với tôi, là nhớ cái nắng cái mưa rất đặc trưng của Sài Gòn; nhớ những chỗ ngồi khác nhau trong những quán café khác nhau-một mình hay với bạn bè; nhớ những con hẻm đã từng sống qua những giai đoạn khác nhau; và nhớ con người Sài Gòn từ người quen cho đến người dưng...
Sài Gòn-tình yêu của tôi, nỗi buồn của tôi.
After the rain, SG, 1995 (Deborah Harse)
Tags: saigon Edit Tags
Tuesday February 5, 2008 - 10:45pm (ICT) Edit Delete
Next Post: Entry for February 06, 2008 Previous Post: Entry for February 05, 2008
Comments(3 total) Post a Comment

Chuột…
Offline
Bài viết hay quá chị ơi, nhận định rất chính xác và sâu sắc về một Sài Gòn - yêu nhiều hơn ghét, dù em chỉ có vỏn vẹn 5 năm gắn bó với Sài Gòn thôi.
Tuesday February 5, 2008 - 11:37am (CST) Remove Comment

NoName
Online Now
Thanh Loc thuong noi va nhg nguoi song nho SG ma cu Fan trac, ngoac mieng che mang SG.Moi doc duoc nhg loi mang tinh cach do tren blog ng khac.Loc oi!
Wednesday February 6, 2008 - 09:50am (ICT) Remove Comment

Chuột…
Offline
Em vừa nhận được film Đất Khổ hôm nay! Phim hay quá chị ơi.
Tuesday February 5, 2008 - 10:53pm (CST) Remove Comment
Compose a comment for this postComment:

Labels: