Wednesday, April 30, 2008

http://blog.360.yahoo.com/blog-xWoaFf4zb6UrTpgnsa8IJA--?cq=1&p=662&n=28500
xin ve tu blog cua Bui Thac Chuyen
LÝ GIẢI SỰ THẦN KỲ ĐIỆN ẢNH IRAN
Đầu thập niên 80 nổi lên một sự thần kỳ điện ảnh mang tên IRAN. Liên tiếp những bộ phim Iran đoạt những giải thưởng uy tín nhất ở những liên hoan phim lớn nhát như Cannes, Oscar... Nhiều đạo diễn IRAN được nhắc đến như những bậc thầy. Tớ cũng đã được xem một vài bộ phim nổi danh của một vài đạo diễn bậc thầy như thế: Hương vị anh đào, những đứa trẻ của thiên đường, bảng đen, quả táo, thiên đường điện ảnh... Đó là những bộ phim tuyệt đẹp, giản dị đến kinh ngạc và rất rẻ tiền. Chả thế mà các bậc lão thành của điện ảnh Việt Nam thi nhau lớn tiếng kêu gọi điện ảnh Việt Nam hãy học tập điện ảnh IRAN, vì đây là tấm gương cho sự sáng tạo trong điều kiện rẻ tiền và một lý do khá giống với Việt Nam, đó là sự kiểm duyệt ngặt nghèo.Tớ cũng nghĩ mãi mà không ra. Có phải Việt Nam không có tài năng điện ảnh? Hay phẩm chất điện ảnh của người Việt Nam thua kém người IRAN mà rặn mãi không có nổi một tài năng khả dỹ được công nhận của điện ảnh thế giới? Rõ ràng là điều kiện giống nhau, rẻ tiền và kiểm duyệt ngặt nghèo. Có người còn nói so với điện ảnh IRAN thì kiểm duyệt ở Việt Nam còn là thiên đường của sự tự do. Đố tìm thấy một cảnh hở hang thậm chí chỉ 40% ở trong phim IRAN. Trong khi ở Việt Nam thì các đạo diễn khá thoải mái phô lên mà ảnh những cảnh 70, 80 thậm chí 100%. Tớ cứ nửa tin nửa ngờ. Không lẽ người IRAN lại tài đến thế. Cách đây 2 hôm, tớ được nói chuyện với một nhà làm phim tài liệu nước ngoài rất nổi tiếng. Ông đã từng làm phim tài liệu ở IRAN. Qua câu chuyện của ông, tớ đã tìm ra nguyên nhân của điều thần kỳ IRAN. Tớ đảm bảo những điều tớ ghi dưới đây hoàn toàn là sự thật, do người đạo diễn nói ra.Khi tớ và ông ấy đang nói chuyện về sự tích cực của những người làm phim với dự án của mình, ông cho tớ xem một số poster của những phim ông đã làm và của những phim ông chưa làm. - Chưa làm phim mà ông đã làm poster sao? Tớ hỏi- Đó là việc phải làm. Phải quảng bá cho bộ phim từ khi nó chưa làm. Chủ động tích cực một cách mạnh mẽ là đặc tính của nghệ sỹ. Đạo diễn trả lời.Đó là với phim tài liệu chứ không nói phim truyện nhé. Sau đó ông nói về dự án giảng dạy về điện ảnh ông đang làm ở Việt Nam với một đối tác là một hãng phim nhà nước có tên tuổi. Ông phàn nàn về cách làm việc của đối tác này.- Chúng tôi được đón chào, được tặng hoa, được quan tâm chăm sóc chu đáo nhưng công việc chính thì không làm. Luôn luôn chậm chễ. Đạo diễn nói.- Ông thông cảm. Vì hệ thống ở Việt Nam người ta không được quyền quyết định. Hơi khác là họ phải hỏi cấp trên, rồi cấp trên lại hỏi cấp trên nữa, cấp trên nữa lại hỏi cấp trên nữa... - Đúng là như thế. Toi cảm thấy trong công việc họ rất THỤ ĐỘNG. Đó là cách làm việc thụ động.Tớ thì quá hiểu cái cung cách này. Tớ nằm trong chăn mà. Tớ hiểu ông ấy đang khổ sở thế nào khi phải làm quen với cung cách làm việc kiểu bao cấp ở Việt Nam. Thực sự ở Việt Nam, phần lớn những hoạt động làm phim vẫn còn nằm trong bao cấp. Bao cấp bao nhiêu năm đã biến nghệ sỹ thành những kẻ yếu hèn, thụ động và makeno.- Có những yêu cầu của tôi không bao giờ được trả lời, không bao giờ được giải thích là tại sao lại không trả lời... Đạo diễn phàn nàn.- Vâng, có thể họ đã hỏi cấp trên, cấp trên lại hỏi cấp trên nữa... và có một cấp trên nào đó quên, và sẽ là sự im lặng mà không có lời giải thích. Điều đó cũng tồn tại trong khâu kiểm duyệt. Có những bộ phim không được phát hành mà không có lời giải thích vì sao... Một bộ phim có vấn đề gì đó cần bàn cãi là người ta phải hỏi cấp trên. Một cấp trên nào đó bận chưa cho ý kiến. Mà nhiều khi ý kiến của các cấp trên không thống nhất, rất mang tính cá nhân, vì thế khả năng phim bị cắt xén, bị không cho chiếu là rất cao, nhất là những phim " có vấn đề"- Năm ngoái tôi có giới thiệu một bộ phim tài liệu của tôi ở Việt Nam. Phim đã được cho chép chiếu ở Hà Nội. Nhưng vào đến TP HCM, phim lại không được phép chiếu. Không ai giải thích cho tôi biết vì sao? Đạo diễn nói tiếp, vẫn rất vui vẻ.Lần này thì tớ đành im lặng.- Tôi thấy đó là điều hoàn toàn khác ở IRAN. Tôi đã từng làm phim ở đó. - Ông đạo diễn tiếp tục - Anh có tin không? Ở IRAN, tôi có thể xem những bộ phim ở ngoài rạp trong khi tác giả thì đang đi tù vì chính bộ phim đó?Tớ không tin vào tai mình. Ông có thể nhận ra sự ngạc nhiên trong mắt tớ.- Ban đầu tôi cũng ngạc nhiên như anh. Tôi biết IRAN là một nước có chế độ kiểm duyệt khá khắt khe. Nhưng ở IRAN, Bộ Văn hóa đôi khi vẫn cho phép chiếu những bộ phim mà tác giả bộ phim đó bị bộ Tư pháp bỏ tù. - Ông đạo diễn cười hóm hỉnh- Mà Bộ Văn Hóa thì không mạnh bằng bộ Tư Pháp. Nhưng quan trọng là bộ phim vẫn được chiếu. Và người dân vẫn được xem những bộ phim đó thoải mái. Tớ đã ngộ ra vài điều ở đất nước IRAN và nền điện ảnh IRAN kỳ lạ này.- Những người trí thức ở IRAN gọi nhà tù là trường học. - Nhà đạo diễn nói tiếp - Hầu hết những trí thức lớn tại IRAN đã từng đi tù. Vì thế họ mới gọi nhà tù là trường học. Nhưng tài năng của họ vẫn được trân trọng. Văn hóa vẫn được công nhận. Và đó là lý do những trí thức nghệ sỹ IRAN vẫn có động lực lớn lao để sáng tạo. Nhiều bộ phim IRAN bị cấm chiếu trong nước vẫn được tham dự những liên hoan phim quốc tế. Và thực tế là những phim này đã đạt được rất nhiều giải thưởng...Tớ đã lý giải được sự thần kỳ điện ảnh của IRAN. Cho dù ở đó cũng có sự thiếu thốn tiền bạc và sự kiểm duyệt khắt khe nhưng ở đó không có những sự im lặng đáng sợ từ trên xuống dưới biến những nghệ sỹ trở thành những kẻ hèn hạ, thụ động và Makeno. Đó là sự khác biệt cơ bản.

Monday April 28, 2008 - 08:55pm (ICT)
Previous Post: TRỢ LÝ ĐẠO DIỄN
Comments(5 total) Post a Comment

nhoc …
Offline IM
cho đến bao giờ thì bộ văn hóa mới không phụ thuộc vào bộ tư pháp và làm phim cũng không phụ thuộc vào nhà nước?Một câu hỏi lớn muôn vàn người ... không có lời đáp!
Monday April 28, 2008 - 11:59pm (SGT)

thagnv
Offline
Em cứ tưởng nó xuất phát từ tư duy con người, dẫn đến sự nghèo nàn trong ý tưởng kịch bản, vì không thể nghĩ ra những cái đơn giản nên mới phải phức tạp hóa nó lên, khiến nó rối rắm, nhập nhằng, càng ngày càng giống sân khấu hơn.Hóa ra là còn có một lý do lớn hơn thế, hóa ra người tiêu diệt bản tính nghệ sĩ, tự do, phóng khoáng, sáng tạo lại là những người không phải nghệ sĩ, mà là một cấp trên của cấp trên của cấp trên nào đó rất là trừu tượng, cuối cùng cũng chẳng ai biết là tại sao, như thế nào.Hihi...
Monday April 28, 2008 - 11:17pm (ICT)

Mr KM
Offline
anh Chuyên có niềm tin vào tương lai của nền điện ảnh nước nhà không? em muốn biết suy nghĩ của anh về điều này ^_^
Monday April 28, 2008 - 11:55pm (ICT)

Mai T…
Offline IM
Tuesday April 29, 2008 - 12:46pm (ICT)

NoName
Offline
xin bai nay ve nha minh nha Chuyen.
Thursday May 1, 2008 - 08:10am (ICT)

Labels:

Hom nay la ngay 30 thang Tu., 2008.
Toi dang o lan ranh cua Suong va Khoi.
Dua bai nay vao day vi trong day nhac den ten nhg nguoi quen cu cua toi, trog do da so deu da mat.
Ba Vu Khac Khoan cung moi mat cach day muoi ngay.

Can thanh toan cai film nhanh de con tra bao nhieu mon no do dang.
Chung ta No nhg nguoi Chet nhieu hon no nguoi Song
Hom qua ma noi chuyen, noi Suc Khoe la tren het, ma khg can con ve dau.
Bay gio moi thu da san sang cho chuyen ve, nhg chua biet noi sao cho chong vui ve dong y day?
Lam Nguoi Kho Qua!!!!!



VĂN HỌC SÀI GÒN ĐÃ ĐẾN VỚI HÀ NỘI TỪ TRƯỚC 1975

Vương Trí Nhàn

Hồi tôi còn học trung học phổ thông, tức là đầu những năm sáu mươi, trong sách giáo khoa văn học trích giảng, vẫn có những phần nhắc lại một cách sơ lược rằng ở các thành thị miền nam có một nền văn học của mình dù rằng nhắc để phê phán.

Năm 1959, Chế Lan Viên có bài đọc Hoa Đ ăng của Vũ Hoàng Chương, bài viết kèm theo nhiều trích dẫn.

Trước đó trên báo Văn nghệ còn thấy in một lá thư, trong đó nhà văn Nguyễn Tuân thay mặt Hội văn nghệ mời các nhà văn miền Nam cùng dự Hội nghị các nhà văn châu á tổ chức ở ấn Độ cuối năm 1956. Lá thư có cái giọng thực sự chân thành và trân trọng Thân gửi các bạn nhà thơ nhà văn miền nam Chúng tôi lấy làm sung sướng chuyển vào các bạn lời mời của Ban trù bị Hội nghị Hội Văn nghệ Việt nam trong khi cử ba bạn nhà văn nhà thơ miền Bắc sang dự Hội nghị cũng rất thiết tha mong mỏi được gặp các bạn để trao đổi những kinh nghiệm sáng tác của chúng ta.

Bước vào chiến tranh, những thông tin rộng rãi kiểu đó không còn nữa. Tuy nhiên trong những năm ấy, nhiều tờ báo nhiều cuốn sách bên kia giới tuyến vẫn có mặt, sách báo ở Sài Gòn ở các thành thị miền nam vẫn len lỏi trở đi trở lại trong câu chuyện của giới viết văn ở Hà Nội. Sự tiếp xúc xảy ra âm thầm lưa thưa lót đót, khi được khi chăng, nhưng không bao giờ chấm dứt. Và khởi đi từ những năm chống Mỹ, nó sẽ có lúc bồng bột cuộn lên mạnh mẽ (mà cũng là xô bồ tung tóe, nhếch nhác hơn, đầy trắc trở hơn) trong những năm hậu chiến và kéo mãi đến ngày nay.

Tại sao những người viết văn năm ấy đang còn trẻ là bọn chúng tôi lại chú ý đến mảng văn học đó? Nếu có người hỏi như vậy, chính tôi cũng sẽ lúng túng và nói bừa rằng thích thì làm vậy. Rồi người ta có thể kể người này có biết gì đâu, chẳng qua học đòi; người kia lúc nào cũng kín kín hở hở khoe rằng mình đã đọc để làm dáng... Tất cả những cái đó có cả.

Thế nhưng ngồi nghĩ lại ở đây còn có một cái gì sâu xa hơn mà dần dần trong thời gian nó mới bộc lộ. Có thể, vâng, tôi lờ mờ cảm thấy không chừng những con người đó và những cuốn sách đó sở dĩ có sức thu hút với bọn tôi là vì những lẽ vừa xa xôi vừa thiết thực. Trong sự chờn vờn có có không không lẫn lộn, nó giống như một thách thức mà khi nghĩ tới, thúc đẩy chúng tôi làm tốt hơn công việc trước mắt. Bằng cách đưa ra những trang viết khác hẳn chúng tôi đang viết, nó gợi ý về những việc có thể làm, nhớ lấy rồi ra lúc khác sẽ làm. Ấy là không kể -- điều này thì chắc chắn chứ không còn nghi ngờ gì nữa --, nó mở ra cho chúng tôi một chân trời mới về kiến thức văn học và thức dậy những ham hố phiêu lưu. Đại loại đó là sự tò mò của tuổi trẻ hoặc cái khao khát được sờ vào những trái cấm. Mà tuổi trẻ bao giờ chẳng thế, trách chúng tôi thì trách cả nhân loại !

Hồi ấy trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, có cả một chương trình dành cho người nghe ở các đô thị, nhất là văn nghệ sĩ Sài gòn. Nhiều nhà văn tên tuổi như Tô Hoài Xuân Diệu và các cây bút loại trí thức như Nguyễn Thành Long thường được mời viết cho chương trình này.

Muốn người ta viết thì phải có cái cho người ta đọc. Tự nhiên là có nhu cầu phải tìm sách và có sự truyền tay sách vở.

Trong bọn chúng tôi có anh Trúc Thông làm ở chương trình đô thị của đài. Gần như cả giới văn chương trẻ Hà Nội biết điều đó. Cứ nghĩ rằng nếu lân la tìm đến ngôi nhà 16 Hồng Phúc sẽ được ngó ngàng vài số tạp chí từ trong kia mang ra, lòng đã run rẩy và có phải đi xa mấy để đọc cũng chẳng ai thấy ngại.

Mấy năm gần đây một vài anh thích nhắc đến thơ Thanh Tâm Tuyền. Nhưng chính hồi ấy, chúng tôi biết đến nhiều hơn là một Thanh Tâm Tuyền ở văn xuôi. Một lần nào đó đi họp với các cụ nhà văn tiền chiến một bạn trẻ của tôi chợt phát hiện ra Nguyễn Tuân với Cát lầy của Thanh Tâm Tuyền. Vâng chính là nhà văn ấy, đang đọc cuốn sách ấy. Anh về kháo với anh em chúng tôi. Tự nhiên là chúng tôi cũng bị lôi cuốn bảo nhau mò mẫm đi tìm.

Đến cả Nguyễn Khải cũng tìm. Cát lầy, theo Nguyễn Khải, ăn ở sự ma quái của mình. Cũng như sau này Nguyễn Minh Châu nói rằng thích Thần tháp rùa của Vũ Khăc Khoan vì ở đó có yếu tố tượng trưng. Cả hai nhà văn Hà Nội của tôi viết theo lối thực, nhưng ở chỗ riêng tư, các anh bao giờ cũng nhấn mạnh rằng một thứ văn xuôi thăng hoa mới là điều đáng ao ước, và chúng tôi cũng học theo các anh mà nói vậy. Ai mà chẳng muốn khác đi một chút so với những gì mình đang có!

Sau Thanh Tâm Tuyền, thấy rộ lên trường hợp Nguyễn Thị Hoàng. Có lúc nghĩ lại thấy hình như truyện chẳng có gì, chỉ ăn ở cái lạ là mối tình của một cô giáo với một học trò, nó quá ư là công, là ngược với thói quen đạo đức còn nặng chất phong kiến của dân Hà thành. Nhưng nên nhớ hồi ấy, cả Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng không ai được đọc. Thì cái chất mùi mẫn kia lại đâm có sức quyến rũ. Và trong sự chăm chú đọc, người ta nhận ra ở nó cả những yếu tố còn lờ mờ, nhưng đã có ở chính mình.

Sổ tay tôi còn ghi nhiều cuộc trò chuyện với Nguyễn Minh Châu, trong đó có những nhận xét của anh Châu về Vòng tay học trò. Về nghệ thuật, anh Châu bảo văn chương nó viết nhuyễn thật. Không phải là uốn éo đâu mà với nội dung ấy thì phải viết kiểu ấy, nó mới nói hết được cái phức tạp của con người bây giờ ( xem Trò chuyện với Nguyễn Minh Châu, tạp chí nhà văn số 4-2008). Ai đó nghĩ Nguyễn Minh Châu chuyên viết chiến tranh sao lại có thời giờ lưu ý phần nhân bản trong trang viết. Nhưng đúng anh Châu là thế, nên anh mới cắt nghĩa Vòng tay học trò theo kiểu liên hệ Vòng tay học trò với Dấu chân người lính của mình Có một đoạn, Nguyễn Thị Hoàng tả cô Trâm này với tay Minh ra gieo đỗ, nói về sức sống trong lòng đất. Tôi thấy mình cũng gặp nó ở chỗ ấy, trong một đoạn tôi viết Xiêm đi lấy thóc và tự hỏi tại sao không lấy gạo mà lại lấy thóc?....

Vậy là việc đọc Vòng tay học trò với Nguyễn Minh Châu, là một hành động nghề nghiệp nghiêm chỉnh. Anh ngầm bảo rằng những tác phẩm của phía bên kia kích thích anh, như một lời mời gọi thú vị:“ ọc những tay này, tự nhiên mình dậy lên một thứ thâm thù: Mình cũng phải viết được cái gì để làm cho nó khiếp về mình mới được.

Cũng không nhớ hết là nguồn ở đâu ra chỉ biết là những cái tên như Nguyễn Thị Hoàng và Nguyễn Thị Thụy Vũ, Mai Thảo và Duyên Anh, Doãn Quốc Sĩ và Thế Uyên đã đến với chúng tôi rất sớm. Sau này đọc lại thấy sự hiểu biết của mình cũng lỗ mỗ chả bao nhiêu, nhưng lại chả cái gì là không thấp thoáng có mặt. Và có cả những cái tên những quyển sách mà có thể số đông chẳng có mấy ý nghĩa, nhưng với một số người nào đó lại có duyên nợ riêng.

Thật là trớ trêu, nhưng quả thật với tư cách một người mới làm quen với văn, cái mà tôi nhớ hơn cả từ văn chương Sài Gòn năm ấy lại là những tác phẩm viết về thân phận của người cầm bút. Lần ấy, đọc Một ngày làm việc của Chiêu Hoàng truyện ngắn của Trùng Dương Nguyễn Thị Thái,( in trên bán nguyệt san văn 4-1973 ) tôi chỉ nghĩ người đàn bà viết văn ở đây sao gần mình. Cũng đau đớn mà làm nghề, vừa viết để thỏa mãn cái tôi muốn tự khẳng định, lại vừa lo kiếm sống. Những vui buồn ngổn ngang lấp đầy cuộc sống hàng ngày sao mà cũng na ná như tâm trạng của chúng tôi.

Một lần khác, tôi tìm thấy hình ảnh của chính mình trong bóng dáng những người viết văn miền nam, đó là một đoạn văn của Mai Thảo viết về Vũ Khắc Khoan , in trên tạp chí Vấn đề ,1969

Vũ Khắc Khoan. Một mái tóc đã chiều của một tâm hồn còn sớm. Những buổi chiều Sài Gòn buồn bã. Những buổi chiều Đ à Lạt mù sương. Mỗi ngày qua thêm một sợi bạc. Âm thầm đe doạ, lặng lẽ tràn đầy. Ly rượu nửa khuya là ly thứ mấy. Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu. Muốn một thời đại hoàng kim. Thèm một tấm lòng bè bạn. Mỗi cơn say là một cảm khái ngà ngà. Vũ Khắc Khoan.Của một tự hỏi, tự hoài nghi và tự bâng khuâng lắm lắm về cái bình sinh mà mình chưa đạt. Ta đã dùng chi đời ta chưa?

Ai đã dùng chi đời ta chưa? Ngó ra cái chung, cái đại cuộc cái toàn thể, nhìn trở vào cái riêng tây, rừng ấy mung lung, núi ấy chập chờn, nghe từng phiến đá tâm linh rụng dần những giấc mơ không thành tựu. Và tôi, một trong ít những người bạn của Vũ Khắc Khoan, tôi muốn nhìn ngắm anh như một cần thiết. Trong cuộc sống hàng ngày thôi, có rất nhiều những giờ phút buồn bã của chúng tôi có Vũ, người ta nhớ thêm được những điều đáng nhớ, quên mau được những điều đáng quên, và cuộc đời xem được là nhẹ hơn hoặc coi được là nặng hơn cái trọng lượng tầm thường và phí lý của nó.

Ngày 5-5-1975, vào Sài Gòn, sau khi đi thăm hiệu sách Khai trí, tôi nhờ một sinh viên dẫn dến tòa soạn Bách Khoa, gặp Lê Ngộ Châu rồi nhờ ông Châu nhắn gặp Nguyễn Mộng Giác. Có mấy lý do thứ nhất theo tôi đọc được, anh Giác cũng là dân cũng học qua sư phạm như tôi và cách viết cũng nhiều chất trường ốc; và thứ hai, Giác năm ấy so với những Vũ Hạnh, Võ Phiến cũng là cánh trẻ. Qua Giác, tôi làm quen với Hoàng Ngọc Tuấn và có lần đến thăm cả Nguyễn Hiến Lê. Cái chính là chúng tôi cảm thấy cùng thân phận. Tôi hay nói với Nguyễn Mộng Giác: Chúng tôi mà ở trong ấy, thì cũng thành các anh. Mà các anh ở đây cũng thành chúng tôi. Hoàn cảnh quyết định hết!

Không riêng gì tôi! Nghiêm chỉnh và sâu sắc, những kỷ niệm loại này, hẳn có ở nhiều bạn khác. Và cả những kỷ niệm về hiểu lầm nhau, nghĩ sai về nhau, đánh đòn hội chợ chuyện này, thù sâu oán nặng chuyện kia, thật cũng là cái phù vân nhảm nhí của cuộc sống đâu mà chẳng có. Tình trạng rón vào từng cục chẳng ai chịu ai là phổ biến của làng văn Việt Nam, cả giữa các nhà văn trong ấy, lẫn chúng tôi ngoài này. Thì trách nhau mãi sao tiện.

Nhưng thôi, hãy kể ít chuyện cũ đã. Khoảng 1971-73 gì đó, có lần anh Nguyễn Thành Long khoe với tôi là nhân muốn trò chuyện với Thế Uyên, phải lặn lội về tận làng Bằng ở Hà Đ ông lấy tài liệu để viết một bài về Thạch Lam. Đoạn cuối truyện ngắn Cô hàng xén có câu Tâm dấn bước. Cái vòng đen của rặng tre làng Bằng bỗng vụt hiện ra trước mặt, tối tăm và dày đặc .

Hè 1972, có mặt ở Quảng Trị lúc thành phố chưa bị ném bom hủy diệt tôi mang về nhiều bài báo xé ra từ các số bán nguyệt san Văn, trong đó có bài Tự truyện viết sớm của E.Evtouchenko. Chính là hồi đó, loại tài liệu này cũng là của hiếm với. Sẵn bản dịch của Vũ Đ ình Lưu, các bạn như Lưu Quang Vũ, Nghiêm Đa Văn, Lâm Quang Ngọc, truyền tay nhau để đọc.

Tôi kể lại hai chuyện này để thấy sự chia sẻ của chúng tôi với văn học đô thị miền Nam còn là ở hai điểm. Thứ nhất sự chi chút gia tài văn học quá khứ. Không có các anh trong ấy bao năm gìn giữ, Hàn Mặc Tử chẳng hạn, rồi Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương không thể trọn vẹn như ngày nay. Thứ hai, sự tiếp nhận văn học nước ngoài từ các lý thuyết văn học tới các tác giả cụ thể. Các tạp chí ở Sài Gòn đã làm công việc này một cách tự nhiên và cuộc hội nhập với thế giới mà các bạn trẻ đầu thế kỷ XXI này đang làm là tiếp tục đi theo cái mạch đó.
V.T.N.

Nguồn: Văn nghệ


Labels:

Sunday, April 27, 2008

NT Thanh Minh: dang hoc lay bang tien sy, nam dau tien, nganh nghien cuu ve ung thu (Ph.D candidate in medical research; specialized in cancer)

vo missing woman doi voi em rat doc dao, khong phai doc dao so voi loai hinh kich nghe da co truoc gio o viet nam, ma la rat doc dao so voi nhung gi em da duoc xem o my trong 4 nam qua;...em hoi bi soc vi bat ngo, vi thuc su em khong nghi la mot kich ban viet boi mot phu nu viet nam lai co the tao bao ve ca noi dung va dan dung nhu vay! va lan dau tien em xem kich ma hoan toan mat di khai niem ve quan he tuoi tac giua nhan vat_dien vien...nhung di?nh nhat la kha nang dua loai hinh san khau co truyen cai luong den voi khan gia bang san khau hien dai qua ngot nhu the! khong biet ban be cung tuoi em nghi sao chu bao em di xem cai luong chac em khong di xem roi day, nhung neu ma bao cai luong giong trong the missing woman thi em xach khan goi di xem ngay a

Co gai nay xem dem dau va nhg dem sau co vu cho ban co di kha dong.Ban than co giup doan rat nhieu.Minh chi vang dem thu sau , vi fai cung ban be lai xe sang DC tham co Huong, ba xa cua anh Ton That Lap de chia se voi co.Co gai cua co , bang tuoi Minh, vua chet tre vi ung thu.Minh noi chua thay ai, biet truoc cai chet cua minh ma can dam den nhu vay

Lam xong vo, ve dua ngan fieu va nhung to bien nhan, sau khi =,-,x,:, nhan duoc $40.
Nhg vo cug vui vi nhg vi cong suc vo gia cua ban be gop vao.
Tu mot dua con vo thua nhan nay da duoc khan gia chap nhan va yeu men.

Day la tin tren mang co ban gui den cho:
Vietnamese drama debuts in New York
Writer, director Nguyen Thi Minh Ngoc in "The Missing Woman" drama.
After nearly four years’ preparation, “The Missing Woman” drama by Vietnamese writer and director Nguyen Thi Minh Ngoc made its premiere to an audience of hundreds at New York’s West End Theatre on April 7.
“The Missing Woman” is a story of a young Vietnamese couple. The husband is a painter who is too pre-occupied in his work to realise that his wife, a talented actress, is desperately in need of his care and recognition of what she has done for the family. When the wife suddenly leaves her family, the man searches for reasons through talking with the historical and legendary women of Vietnam who he depicts in his paintings.
The mixture of various Vietnamese stage arts in the drama, including cai luong, hat boi, cheo and poetry reciting, received a warm welcome by the US audience. A number of patrons stayed after the performance to thank the Vietnamese artists for helping them get to know more about Vietnamese theatrical arts and women.
“We are thrilled to host the premiere of The Missing Woman at our theatre. It's a rare moment for New York theatre to have a work that shows the beauty and mystery of Vietnamese culture,” Tisa Chang, director of the Pan Asian Repertory Theatre, one of the sponsors for the drama shows, said.
The drama’s cast featured Vietnamese artists Thanh Loc, Hai Phuong, My Hang and other US actors namely Thuc Hanh and Leon. It will continue performances in the West End Theatre through to April 12.
“The Missing Woman” has been performed at various theatrical festivals in Asia Pacific region and throughout the world. (VNA)
http://www.nhandan.com.vn/english/culture/090408/culture_v.htm

Labels:

Friday, April 25, 2008


NGƯỜI ĐÀN BÀ THẤT LẠC và cuộc hội nhập sân khấuChuyên mục : Ngã bảy nghệ thuật Vào lúc : 2008-04-23 14:03:46
“NGƯỜI ĐÀN BÀ THẤT LẠC” VÀ CUỘC HỘI NHẬP SÂN KHẤU

da dang tren day

http://www.lethieunhon.com/web/showpost.php?id=2796


Một trong những sự kiện sân khấu được công chúng phấn khởi đón nhận nhất trong tháng 4-2008 có lẽ là vở kịch “Người đàn bà thất lạc” (The missing woman) trình diễn tại Nhà hát West End, New York, Mỹ. Dấu ấn hội nhập này liệu có mở ra triển vọng mới mẻ cho sàn diễn kịch nghệ Việt Nam trong tương lai gần không? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc, tác giả kiêm đạo diễn “Người đàn bà thất lạc” sau khi vở kịch nhận được ít nhiều sự tán thưởng của khán giả phía bên kia bán cầu!

@ Khi vở kịch “Người đàn bà thất lạc” công diễn tại Việt Nam, người ta chỉ biết đó là một sự thể nghiệm. Có phải vì tác phẩm quá “đẳng cấp” nên xa lạ với khán giả không?
Nguyễn Thị Minh Ngọc: “Người đàn bà thất lạc” không diễn nhiều xuất ở Việt Nam vì được tổng hợp nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, nên không có cơ quan nào chính thức chịu trách nhiệm cho vở kịch. Cái ngày chúng tôi mang tác phẩm đi trình diễn ở Manila, giấy phép của Sở VHTT TPHCM ghi “của Nhóm Minh Ngọc”, còn cái ngày thâu đài truyền hình có xin được Nhà Hát Cải Lương Trần Hữu Trang đứng tên để tiện việc sổ sách. Còn khi diễn tại Nhà Văn hoá Phụ Nữ TPHCM thì coi như đó là công trình của Câu Lạc Bộ Nữ Nghệ Sĩ mà tôi có trong Ban chấp hành. Tôi chỉ là người viết kịch bản rồi dàn dựng, khi túng người thì bước vào thể hiện vai trò diễn viên luôn. Tóm lại, “Người đàn bà thất lạc” không được phổ biến nhiều, vì thiếu người đứng mũi chịu sào về mặt quản lý văn hóa. Năm 2005, cũng may vở kịch được Hội đồng tuyển sinh của Trường Cao Ðẳng Sân Khấu và Ðiện Ảnh TPHCM chọn làm đề thi để thí sinh dự tuyển vào khoa Ðạo diễn xem và viết bài bình.
@ Trước khi “Người đàn bà thất lạc” đến Mỹ, chị đã từng mang vở kịch này giới thiệu tại Philipines. Vậy hiệu quả ra sao?
Nguyễn Thị Minh Ngọc: Chính xác là vì có Liên hoan Sân khấu Châu Á Thái Bình Dương với chủ đề “Phụ nữ trong các ngành nhệ thuật” nên tôi mới nhận lời viết và dựng nên vở này để đại diện sân khấu Việt Nam mang đi thi thố với bạn bè. Phụ nữ đồng nghiệp từ nhiều nước Ấn Độ, Mỹ, Pakistan, Thái, Ðài Loan, Trung Quốc, Lào, Úc, Anh, Hà Lan ... đều cho là thấy có chuyện của họ qua tác phẩm. Tôi cảm thấy hãnh diện, vì đa số đồng nghiệp quốc tế tỏ ra thú vị và bất ngờ trước âm nhạc và vũ đạo của sân khấu truyền thống lẫn sân khấu đương đại của Việt Nam.
@ Chị có nói, người đầu tiên chấp bút chuyển ngữ vở kịch là cố nhà báo Trịnh Ðình Khôi. Sự hợp tác này chỉ là tình cờ, hay ở đó đã có khát vọng mang kịch nghệ Việt Nam ra thế giới?
Nguyễn Thị Minh Ngọc: Sau cố nhà báo Trịnh Ðình Khôi, còn là những dịch giả giỏi như Phan Thanh Hảo, người đã dịch cuốn “Nỗi Buồn Chiến Tranh” của Bảo Ninh sang tiếng Anh, và anh Phạm Viêm Phương, dịch giả cuốn “Tên Tôi Là Ðỏ” của Orhan Pamuk sang tiếng Việt, cùng góp tay vào chỉnh sửa. Cả ba người đều là bạn của tôi, và biết rằng mục đích tôi cần một bản dịch tốt để giúp người nước ngoài hiểu hơn tâm hồn con người Việt Nam nói chung và sân khấu Việt Nam nói riêng.

@ Sự xuất hiện của “Người đàn bà thất lạc” tại Mỹ gây được chút tiếng vang tốt đẹp, nếu nói sòng phẳng nhất, thì nhờ giá trị thực sự của vở diễn hay nhờ chúng ta biết tiếp thị?
Nguyễn Thị Minh Ngọc: Trước tôi cũng có nhiều người có vị trí cao, nhiều lợi thế hơn tôi, đã muốn thực hiện việc đưa kịch Việt Nam sang bán vé cho công chúng Mỹ. Tôi có giới thiệu nhiều vở khác của mình cũng như của đồng nghiệp, nhưng bà Tisa Chang - Giám đốc trung tâm sân khấu Liên Á cho rằng, nếu chọn vở “Người đàn bà thất lạc” như một vở đương đại đầu tiên của Việt Nam để giới thiệu cho công chúng New York, sẽ có nhiều thuận lợi cho cả hai bên. Kết quả cho thấy bà đã không lầm. Cá nhân tôi luôn cần có một người tiếp thị giỏi bên cạnh, vì đó là một ngành học chưa được xem trọng trong lĩnh vực phát triển văn hóa ở Việt Nam.
@ Bằng đánh giá chủ quan, chị thấy “Người đàn bà thất lạc” có ưu điểm gì về mặt nghệ thuật (tất nhiên, không thể nói chuyện ăn khách ở đây!)?
Nguyễn Thị Minh Ngọc: Tình cờ tôi biết được, một số vở của các sân khấu Off-Broadway gần đây cũng khai thác đề tài này. Hạt nhân xúc cảm mình và khán giả có điểm tương đồng. Hình thức thể hiện của mình lại đưa được những màu sắc riêng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam vào trong vở kịch một cách khéo léo. Hình thức song ngữ được coi như có tính sáng tạo cao. Tạo được cảm giác vừa mới lạ với hình thức phong phú nhưng cũng khá thân quen với vấn đề hiện tại của tác phẩm đặt ra. Nhiều khán giả Mỹ xem xong có nói với tôi là, sẽ rủ rê nhiều người tìm cơ hội thưởng thức “Người đàn bà thất lạc”, vì người xem sẽ soi được tâm tình của chính họ và người hôn phối trong những tình tiết và số phận các nhân vật.
@ Tạm thời, sự có mặt của “Người đàn bà thất lạc” ở New York đã đáng để chúng ta vui mừng. Tuy nhiên, kịch nghệ Việt Nam vẫn “bế quan tỏa cảng” so với các nước. Chị có nghĩ như vậy chăng?
Nguyễn Thị Minh Ngọc: Một dịch giả và chuyên viên nổi tiếng của sân khấu Hà Nội là anh Hồ Ngọc có than phiền với tôi rằng, chúng ta chi tiền ít quá mà cứ đòi phải có hiệu quả cao, lại muốn an toàn tuyệt đối nên ngại tìm tòi cái mới. Anh Hồ Ngọc là người dịch nhiều kịch ngắn “Ðời Cười” cho Nhà Hát Tuổi Trẻ từ nguyên bản Trung Quốc, chính anh cũng là người không tin rằng vở “Hồn Xuân Thu” của bốn tác giả trẻ của Trung Quốc viết lại về tích Khuất Nguyên sẽ được thông qua nên đã tặng cho tôi. Nhận được món quà bất ngờ, tôi mang vào Sài Gòn để anh Cao Tự Thanh dịch và tôi dựng vở tốt nghiệp cho sinh viên khóa có vài gương mặt trẻ triển vọng như Thanh Phương, Hoà Hiệp, Xuân Trang, Xuân Phương, Quỳnh Thi.
Bằng tất cả thiện chí, tôi tin rằng, chúng ta không thiếu những tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ đầy đủ tài năng để vươn ra so vai với thế giới, mà chúng ta đang bị “khô hạn” vì quá thiếu những nhà quản lý văn hóa có “tâm” cùng có “tầm” để làm bà đỡ nghệ thuật cho những tác phẩm có chất lượng cao được ra đời. Có lần tôi thấm thía vô cùng khi được đọc một tiếng thở dài của Nghệ sĩ Nhân dân Lan Hương trong một cuộc trả lời phỏng vấn: “Ðôi khi chúng ta đã làm ngán trở thiện chí của nhau!”. Chị Lan Hương đã là một người được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân mà còn phải bật lên tiếng kêu như vậy. Tôi có một dự án định cùng làm với chị cách đây mấy năm, nhưng vẫn còn là dự án.
@ Nếu có “Người đàn bà thất lạc” mở đường, thì chị có dự định sẽ tiếp tục làm một vở khác để chứng minh sức hấp dẫn của sân khấu Việt chăng?
Nguyễn Thị Minh Ngọc: Các đồng nghiệp và khán giả của chúng tôi ở nước ngoài luôn hỏi chúng tôi bao giờ sẽ mang đến một vở mới. Câu trả lời này tôi không thể đơn phương trả lời được. Riêng tôi bao giờ cũng trong tư thế chuẩn bị và làm việc. Và những dự án như thế này thường phải mất vài năm.
@ Cảm ơn cuộc trò chuyện cởi mở của chị. Chúng tôi cũng mong rằng, những dự án sân khấu của chị sẽ nhanh chóng rời khỏi trang giấy để bước lên sàn diễn như một minh chứng cho sức sống mới của văn hóa Việt Nam thời hội nhập!



Box: Vở kịch “Người đàn bà thất lạc” dài 60 phút, xoay quanh gia đình của đôi nghệ sĩ: Chồng là hoạ sĩ, vợ là tài năng nghệ thuật. Tình cờ, người vợ đi ra khỏi ngôi nhà tưởng như rất hạnh phúc của mình mà không rõ lý do. Người chồng ngày đêm hồi tưởng về người vợ, trò chuyện, đối thoại cùng những hình tượng phụ nữ trong lịch sử, văn học sử, tích truyện dân gian, truyền thuyết mà anh từng vẽ để tìm ra nguyên nhân người vợ ra đi. Và câu trả lời để mở dành cho khán giả và người chồng...Thành phần diễn viên tham gia vở diễn gồm NSƯT Thành Lộc, nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng, nghệ sĩ cải lương Mỹ Hằng, NSƯT Ngọc Đáng, nghệ sĩ Minh Ngọc cùng 2 diễn viên người Mỹ gốc Việt.


Labels:

Thursday, April 24, 2008

NoName Offline chen oi, dzu nay wen wa. may chuc nam doc than cua tui lai tao lao dung ten dat nha gium cho bang huu xa gan, toi chung can xac nhan doc than bi hanh chay nhu cho tu fuong nay toi wan no.Fai la lang voi cog an khu vuc la ca nuoc nay biet tui bi e chong, chi may anh la khg chiu biet gium.Friday April 25, 2008 - 09:51am (ICT)
lum ve tu Doduy'sBlog

Yêu nơi mình đang sống...
... vì những điều thế này:Đòi giấy xác nhận nhà sư không có vợ
Nhà sư Thích Minh Tươi (tên tộc là Huỳnh Văn Trị, SN 1944) hành phật sự tại chùa Phật Đà, P4Q3, TPHCM, vốn cùng quê Tây Ninh với nhà sư Thích Minh Ngãi (tên tộc là Võ Văn Trọng, SN 1953) ở chùa Đồng Hiệp, P8Q. Gò Vấp. Trong thời gian qua thầy Thích Minh Tươi bị chứng bệnh thiếu máu bơm lên não nên đi đứng rất khó khăn, vì thế thầy quyết định tặng chiếc xe Cub 97 BS: 52N1-5471 của mình cho thầy Thích Minh Ngãi, hiện không có phương tiện đi lại. Sau khi nhận xe, thầy Minh Ngãi bèn làm đơn đến UBND P4Q3 để xin xác nhận việc được tặng xe là hợp pháp hầu thực hiện thủ tục sang tên theo đúng quy định. Tại đây cán bộ trả lời phường không có chức năng ký, xác nhận và chỉ thầy Minh Ngãi lên Phòng Tư pháp quận 3. Đến Phòng Tư pháp, một nữ cán bộ xem rất kỹ nội dung đơn rồi yêu cầu phải có giấy xác nhận thầy Minh Tươi (người cho) là người... không có vợ! Dù thầy Minh Ngãi trình bày rằng thầy Minh Tươi có giấy chứng nhận tu sĩ thì không cần “giấy xác nhận không có vợ”, bởi nếu nhà sư mà có vợ thì làm sao được cấp giấy chứng nhận tu sĩ. Nhưng “lệnh” vẫn là “lệnh”! Qua bao vất vả rồi cũng có được giấy xác nhận, thầy Minh Ngãi quay lại Phòng Tư pháp thì nữ cán bộ chưa chịu, với lời “phân tích”: người cho sinh năm 1944, đến năm 1964 là 20 tuổi, có thể lấy vợ được rồi. Mà trong giấy chỉ xác nhận từ năm 1997 tới nay thì chưa đủ. Cần phải có sự xác nhận của các nơi mà thầy Minh Tươi đã sống trong những năm 1964 - 1997. Tới nước này thầy Minh Ngãi đành chịu thua, thầy chạy sang Phòng Công chứng thành phố số 97 đường Pasteur. Cán bộ Phòng Công chứng bảo việc này cấp quận làm được rồi. Thầy lại trở về quận. Người nữ cán bộ quen thuộc khăng khăng chưa có giấy xác nhận độc thân từ 1964 - 1997 thì “miễn chứng” vì đây là “lệnh của Thủ tướng Chính phủ”. Hết đường, thầy Minh Ngãi đành trở lại Phòng Công chứng cầu cứu. Lúc này cán bộ ở đây mới thông cảm xem xét, đưa mẫu đơn cho thầy điền vào và yêu cầu thầy Minh Tươi phải đến. Thầy Minh Ngãi năn nỉ rằng thầy Minh Tươi bệnh nặng đi không nổi thì cán bộ hẹn tới thứ bảy 26-4 sẽ đến chùa Phật Đà xác minh, tức một tuần sau. Thầy Minh Ngãi mừng mà vẫn còn lo... ... (theo C.A TP HCM) Khi gần chán với những thứ quen quen xung quanh, xin cảm ơn những điều rất lạ này. Nhờ đó mà thấy rằng đất nước ta còn muôn vàn thứ chưa khám phá hết, không thèm mơ tưởng đi đâu, đọc gì cho xa nữa. Khỏe!
D.

Thursday April 24, 2008 - 02:07pm (ICT)
Previous Post: Dịch vụ mới
Comments(5 total) Post a Comment

NamPh…
Offline
Cái con cán bộ quân có bị tâm thần phân liệt hay bị bệnh mù pháp luật không vậy? Đưa nó lên giàn hỏa thiêu ngay như Phù thủy đi cho dân nhờ.
Thursday April 24, 2008 - 02:18pm (ICT)

Văn Sen
Offline
Trời ơi, đúng là cán bộ Made in Vietnam. Cái này chỉ có VN mới đào tạo nổi thôi, để dành cho dân trong nước xài chớ không dám xuất khẩu!!!
Thursday April 24, 2008 - 12:28am (MST)

thutr…
Offline
"chú" nhà báo thông cảm cho chị, chị "nàm" đúng thủ tục "hành chính". Hahaha.
Thursday April 24, 2008 - 04:28pm (ICT)

Jenny
Offline
hic!
Thursday April 24, 2008 - 05:03pm (ICT)


Labels:

http://blog.360.yahoo.com/blog-_I799N8_aKt8rBoZeaKuT7oC

go mai khg mang wa duoc, danh de duong link nay

Vo kich Missing Woman dem den nhung ki niem va hoi uc day cam xuc trong toi. Qua su dien xuat cua 1 gian dien vien chuyen nghiep va da tai nang va 1 kich ban dam net van hoa va truyen thong cua Viet Nam, da lam cho toi khong kiem duoc nuoc mat trong suot hon 1 gio cua vo kich va da goi lai long tu hao dan toc, su ton trong va kham phuc nguoi phu nu Viet Nam, su am hieu sau xa hon ve tung nhan vat lich su trong vo kich. Hon nua, toi rat kham ca doan dien cach tao dung san khau day phong phu va uyen chuyen voi chi 1 vai dung cu va dien vien. Them vao do la doan kich dung 2 ngon ngu Viet va Anh de trinh dien dem lai su tien nghi cho khan thinh gia Viet Kieu va Ngoai Kieu. Tuy nhien, vi dung ca 2 ngon ngu cung luc trong 1 vo kich thinh thoang 2 tieng noi long vao nhau lam toi hoi kho nghe van thoai doi chut. Noi chung, day la 1 vo kich that xuc dong va de cao van hoa cua nguoi phu nu Viet Nam!" Minh Tu'

thu cua Minh Tu', mot dien vien, Nguoi Mau o New York

Labels:

Monday, April 21, 2008

ANH EM NHÀ COEN

Cao Thanh Tung

Joel là anh. Còn ông em là Ethan. Hai nhà đạo diễn trẻ nầy vừa đoạt Oscar 80 với phim No Country for Old Men. Họ cũng hơn năm bó rồi, tuổi “tri thiên mệnh”, trẻ nỗi gì! Nhưng coi lại, họ đoạt Oscar (Kịch bản sáng tác) với phim “Fargo” lúc họ bốn bó thôi. Và bắt đầu chơi với cái sand-box từ hồi mười một tuổi. Và đề tài của họ, cái xã hội bất an của chúng ta. Họ lật qua, lật lại những tội ác của xã hội đó. Họ làm chúng ta cười nụ với sự hóm hỉnh của họ. Họ lạnh với phim vừa đoạt Oscar, nhưng không giấu được tình thương đối với trái đất trong “Paris Je t’aime”, những sa mạc hoang sơ của New Mexico trong “No Countryà”. Họ trẻ ở chỗ đó.

Khi anh em Coen lên nhận tượng vàng năm nay, cái mặt họ cù không cười. Ông em làm như muốn nói gì đó với cử tọa. Rồi thôi ố“đã nói rồi, tôi không muốn lặp lại những gì đã nói”. Coi lại, chúng ta thấy trước đó, ông có nói gì đâu! Thế là ông anh tiếp lời, ngắn ngủi, cám ơn khán giả đã cho chúng tôi tiếp tục chơi với cái hộp cát tới mấy chục năm. Hết.

So với Marion Cotillard, diễn viên trẻ đẹp, xinh xắn đóng vai Edith Piaf (cao l thước 47) thì cô nói “bây giờ tôi như thấy có nhiều thiên thần ở thành phố nầy”. Vâng tên Los Angeles là thành phố của nhiều thiên thần. Rất là văn hoa. Cô đến từ Paris, thành phố của ánh sáng, của tình yêu. Ðoạt giải ở Liên hoan phim tại Berlin với “La vie en rose” trong vai Edith Piaf (con chim sẻ thành Ba-lê). Còn hai anh em Coen thì gốc ở Minnesota, sống và làm phim từ cuối thập niên 70 ở New York. Trong “Paris Je t’aime”, họ tỉnh bơ trong mấy lần xuất hiện, rồi Ethan mới nói :”Vâng, Paris je t’aime”. Không biết ông yêu mến Los Angeles thế nào, Hollywood nhiều hay ít. Sắp tới, hai ông có nhìn thấy ai đi ngờ ngờ ngoài phố, giết người thản nhiên nữa không. Ðọc lại mới thấy sắp tới hai ông hợp tác với diễn viên điển trai George Clooney. Họ đoạt Oscar đầu tiên với kịch bản sáng tác “Fargo” năm 1996 (Joel 42, còn Ethan 39). Với No Country.. anh em nhà Coen đoạt Oscar lần thứ tư, được đề cử chín lần cho các giải kịch bản, đạo diễn, ráp nối (lấy tên Roderick Janes) của Oscar, Bafta (giải mang tên đạo diễn kỳ cựu David Lean), Cannes, Golden Globe.

Fargo là một thị trấn buồn thiu của bang North Dakota với tuyết mênh mông và đường xe hơi hẹp dài ngoằng thỉnh thoảng chạy qua những cụm rừng thưa. Một anh chàng đi thuê kẻ bắt cóc vợ mình, cho cha vợ chuộc, lấy tiền (80 ngàn đô la) chia cho họ phân nửa. Những bất ngờ xảy đến khiến bọn bất lương phải giết người. “Tôi chẳng hiểu ra làm sao” ốnhiều nhỏi gì cho cam! Nữ cảnh sát viên Marge nói với chồng, trên giường, trước khi đi ngủ, cái bụng bà thè lè chờ hai tháng nữa. Nhưng đối thoại và kịch bản ẩn chứa một nụ cười hóm hỉnh đối với tội ác giết người ở trong một cảnh đời gần như hẻo lánh, quê mùa, hiền khô, không quỷ quyệt. Ðồng tiền ốkhông cần phải số lớn- là đầu giây mối nhợ. Những phim khác của anh em Coen như “Blood Simple”, “Raising Arizona”, “Miller’s Crossing”, “The Big Lebowski” những năm 90
đều có nội dung băng đảng, bắt cóc, giết người. Ðặc biệt, nghệ thuật đạo diễn của hai ông
giúp cho các diễn viên tạo ra và tạo thêm nhân cách độc đáo. Ăn cướp, giết người, mặt mũi ghê tởm.. chẳng khó khăn gì trong tạo hình. Cũng ăn cướp, giết người, bắt cóc, mưu sát mà dở hơi, quái dị, “như thường” nhưng “bất thường”.. cái đó mới khó. Nghệ thuật đạo diễn của anh em Coen chứng tỏ điều đó.

Từ những năm 2000, phim có người chết và tội ác của hai ông thêm vào nội dung “phi lý”. Tình cảm như “Intolerable Cruelty”(2003) vừa có đồng tiền vừa có những quan hệ tình cảm kỳ quặc. Năm 2004, “The Ladykillers” có một giáo sư quy tụ đồng bọn tính chuyện đánh cướp một sòng bạc. Cái xã hội có những con người kỳ lạ ấy, có đồng tiền, có hút Marlboro như ống khói tàu, có người chết lãng nhách, có những kẻ giết người không biết từ đâu đến, sẽ đi về đâu, cái xã hội “không có đất sống” cho ngừơi già ấy ố“No Country for Old Men”- nổi bật lên với giải Oscar năm nay với một sê- ríp về hưu (già) muốn tìm cho nó một ý nghĩa.

Người ta xếp các phim của anh em Coen vào loại “phim đen”. Nếu chúng ta hiểu “film noir” là loại hình sự, loại có án mạng, máu me và điều tra cho ra lẽ: kẻ giết người phải có động lực, thủ đoạn và bị nhận diện ốthủ phạm cũng như tòng phạm... thì “phim đen” của anh em Coen chẳng “đen” gì hết. Kẻ giết người khi ra tay, cái mặt xa vắng như chẳng ăn thua gì tới hành động trước mắt. Kẻ đó không ân hận gì hết, thả ra sẽ tái tục y chang, thường thì không bị tóm. Chúng ta tưởng tượng, nếu mình là kẻ hỏi tại sao cha nội hành xử như thế, thì thủ phạm cười trừ, hoặc lõ con mắt nhìn lại người hỏi :”Ông hỏi gì vậy?”. Người thường, “vô tội” như khán giả chúng ta, sống trong cái xã hội tiền bạc, hút xách, bạo lực, tội ác như thế.. không biết phải làm sao. Làm sao đối với bọn giết người loại đó cứ tiếp tục sinh sôi. Anh em đạo diễn Coen mô tả cái xã hội đó.

Phim của hai ông mở ra một màn ảnh xã hội, không đen, có chi tiết đàng hoàng. Và sự mô tả của hai ông pha một chút hóm hỉnh, một chút nhạc buồn. Camêra của hai ông giao cho Roger A. Deakins mở ống kính. Ðương nhiên tài nghệ nhiếp điện ảnh là của ông nầy, nhưng làm sao tránh khỏi ý kiến của anh em Coen?. Ðó là ý kiến từ cảm nghỉ đằm thắm và yêu dấu của hai ông đối với nước Mỹ và những phong cảnh hoang sơ của nó. Tuyết mênh mông và đường mòn ở North Dakota trong “Fargo” và sa mạc bao la, hoang vu, có dòng sông chảy xiết dưới thung lũng, con chó lội trong nước ở New Mexico trong “No Country..” là những thí dụ. Cần mở dấu ngoặc, Roger Deakins vẫn dùng những ống kính tiêu cự ngắn mô tả cái bao la rất thơ trong “The Assassination of Jesse James..” của Brad Pitt. Trở lại với Joel và Ethan Coen, màn ảnh tà tà của hai ông với những diễn viên tạo hình nhân vật chọn lựa thật kỹ, kịch tính thật tài ba, cộng với nghệ thuật đạo diễn thoát đi từ một quan niệm xã hội thật rõ nét, mô tả tội ác, sự giết người không tốc độ, không đột ngột, xảy đến như dòng đời đang quay: đó là trái đất của chúng ta, trái đất bất an đối với sự sống đáng quý. Mỗi phim của hai ông là một mảng đời bất an trên một trái đất bất an. Vì tâm thần? Vì tiền bạc ngự trị? Súng đạn ngự trị? Quan niệm tự do từ “have-not” tiến tới “have-more” ngự trị? Da trắng ngự trị? Ðạo Thiên chúa ngự trị? Thuyết Darwin ngự tri? Những cái đó tính sau.

Mô tả sự sống đó, phim cho thấy còn vô số những cái đẹp của thiên nhiên, của trẻ thơ, bà cảnh sát mang bầu, những con người làm việc tay chân chất phác.

Thua nghe si,

Nghe si thuong hay xem diem phim coi tuong xi-ne nonoi cai gi de "goi hung" ma viet truyen cua minh. Xingoi nghe si bai viet ma NXH chua chiu dang. Trong doco North Dakota tuyet day cua nghe si ma toi rat yeumen, the nao cung co ngay xin tien vo mua ve may baylen do choi.Tham Minh Ngoc, tham ong xa va tham ca cai tieu bangmien bac ben canh Minnesota nhieu nguoi Viet hon. Damgio TTT ngay 22 vua qua. Duoi nay chung no im hoi langtieng. Thi si ay da chet trong trai tim ba xao cua chung no.

Con minh, thi lam sao quen duoc:

Anh se song bang hoi tho em

Hoi nhung nguoi ke tiep

Labels: