Monday, July 13, 2009

CÔ ĐÀO HÁT

Entry for July 13, 2009
CÔ ĐÀO HÁT

Sao chồng tôi đi lâu dữ vậy cà. Ảnh nói đi lấy áo cưới. Có khi nào ảnh đi luôn hôn. Hồi nảy ai như ảnh đánh mình, rồi kêu mình là đĩ.

Mình có lạ gì thứ đó đâu, hồi mình còn nhỏ xíu 2 má con đã bị bà nội cũng gọi mẹ là tiếng đó, rồi còn tùm lum tiếng xấu nữa như đồ phù thủy, đồ xướng ca vô loại, đồ thương nữ bất tri vong quốc hận... Tại mẹ cũng là đào hát mà ba thì đâu có bênh mẹ được tiếng nào đâu. Bà nội đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà. Mình vừa đi học lóm chữ vừa kiếm việc làm thêm để phụ mẹ mua gạo qua ngày làm cực hát nghêu ngao chơi, không dè lọt tai ông bầu. Ổng cho vào gánh làm tì nữ rồi từ từ được đóng đào tư, đào ba rồi đến đào nhì.

Con lạy ông bầu, con đáng tuổi con gái ông bầu đừng làm vậy với con, con không ham làm đào chánh đâu, cho con xuống làm tì nữ cũng được. Bà bầu ơi! đừng xởn tóc con, đâu có phải lỗi con đâu, phát lương thấp nhất cho con cũng được để con đi hốt thuốc má con đang đợi ở nhà.

Má ơi sao ngủ hòai vậy. Dậy uống thuốc đi má, con hát ru má ngủ nha.

Má ơi! đừng đánh con đau

để con bắt ốc hái rau má nhờ

Má ơi! Đừng đánh con khờ

để con hát bội làm đào má coi

Má chết rồi mình chỉ biết có gánh hát mà thôi nhưng anh cũng ngặt lắm, anh cứ nói mình là tình nhân trên sân khấu thôi, cưới nhau thiệt rồi, không còn ai thèm coi hát nữa.

Đã vậy, tên quan ba cứ bắt mình sau đêm diễn phải phục vụ cho 1 mình nó, không thôi nó kh ông cấp phép, rồi còn bắt kéo ghe hát đi chỗ khác, mình đi hát cho nó về rồi, thì anh em trong gánh không ai thèm nói chuyện với mình, nó giữ lời hứa không chạm tới người mình chỉ xé áo xé quần mình rồi tưới rươu lên bắt đóng vai đào say. Bởi vậy mà, anh khán giả mê tôi làm thông ngôn cho nó mới nổi điên. Tôi nói hoài mà anh không nghe cứ lấy hình tôi lặp trang thờ.

Ngó áo quần tôi bảnh bao vậy chứ cực nhục lắm khán giả ơi!.

Đám hương quản hội tề cứ thích giở ra coi bên trong cái áo đẹp có cái gì. Mấy bà vợ thì cứ nổi ghen đòi xởn tóc. Lấy được người chồng làm nhật trình tưởng ành cảm thông mà thương vợ, ảnh cứ viết bài ca ngợi vợ mà có thèm đi coi vợ diễn vở nào đâu. Giờ lại bắt vợ đi hầu rượu quan ba, không thôi nó lại không cho báo ảnh ra.

Mà sao nói đi lấy áo cưới gì mà lâu quá, thôi chẳng cần áo cưới nữa, cũng không cần đám cưới, không cần báo, không cần gánh hát hay là vợ chồng mình sống với nhau yêu thương nhau thiệt tình là đủ rồi. Mình viết em coi, em diễn mình coi.

Vậy là có cần phải quỵ luỵ đám quan ba, quan bảy gì đâu.

Kiểu này chắc ảnh dám đi luôn quá? Thì thôi mình diễn một mình mình coi.
Tags: | Edit Tags



Monday July 13, 2009 - 11:51pm (ICT) Edit | Delete

Previous Post: Entry for July 13, 2009

Comments(2 total) Post a Commentminh Offline chi viet the tham qua...

Monday July 13, 2009 - 03:45pm (EDT) Remove Comment
MAP M Offline Không thê thảm vậy thì đâu gọi là "con đào hát"
Thiệt ra ba tiếng "con đào hát" là nói lên phận nghệ sỹ rồi ...
Những mảnh đời đó , son phấn nào , nghi trang nào , thì cũng phù dung hén chị ?

Tuesday July 14, 2009 - 06:30am (ICT) Remove Comment

Labels:

CÔ ĐÀO HÁT:

Entry for September 25, 2008
Report
The Supermuses of Stage and Screen: Vietnam's Female Dramatists
Catherine Diamond

--------------------------------------------------------------------------------





Figure 11. Hong Van as the 1940s cai luong actress confronting the madman/audience (Le Vu Cau) with an author (Quoc Thao) in Nguyen Thi Minh Ngoc's The Virtuous Woman. (Photo: courtesy of Nguyen Thi Minh Ngoc)

Cầu da dien xuat sac voi anh khan gia trong vo “Nguoi Dan Ba Duc Hanh” voi Hong Van, Quoc Thao, Thuong Tin.

Day la lop doc thoai cua co dao


CÔ ĐÀO HÁT:

Sao chồng tôi đi lâu dữ vậy cà. Ảnh nói đi lấy áo cưới. Có khi nào ảnh đi luôn hôn. Hồi nảy ai như ảnh đánh mình, rồi kêu mình là đĩ.

Mình có lạ gì thứ đó đâu, hồi mình còn nhỏ xíu 2 má con đã bị bà nội cũng gọi mẹ là tiếng đó, rồi còn tùm lum tiếng xấu nữa như đồ phù thủy, đồ xướng ca vô loại, đồ thương nữ bất tri vong quốc hận... Tại mẹ cũng là đào hát mà ba thì đâu có bênh mẹ được tiếng nào đâu. Bà nội đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà. Mình vừa đi học lóm chữ vừa kiếm việc làm thêm để phụ mẹ mua gạo qua ngày làm cực hát nghêu ngao chơi, không dè lọt tai ông bầu. Ổng cho vào gánh làm tì nữ rồi từ từ được đóng đào tư, đào ba rồi đến đào nhì.

Con lạy ông bầu, con đáng tuổi con gái ông bầu đừng làm vậy với con, con không ham làm đào chánh đâu, cho con xuống làm tì nữ cũng được. Bà bầu ơi! đừng xởn tóc con, đâu có phải lỗi con đâu, phát lương thấp nhất cho con cũng được để con đi hốt thuốc má con đang đợi ở nhà.

Má ơi sao ngủ hòai vậy. Dậy uống thuốc đi má, con hát ru má ngủ nha.

Má ơi! đừng đánh con đau

để con bắt ốc hái rau má nhờ

Má ơi! Đừng đánh con khờ

để con hát bội làm đào má coi

Má chết rồi mình chỉ biết có gánh hát mà thôi nhưng anh cũng ngặt lắm, anh cứ nói mình là tình nhân trên sân khấu thôi, cưới nhau thiệt rồi, không còn ai thèm coi hát nữa.

Đã vậy, tên quan ba cứ bắt mình sau đêm diễn phải phục vụ cho 1 mình nó, không thôi nó kh ông cấp phép, rồi còn bắt kéo ghe hát đi chỗ khác, mình đi hát cho nó về rồi, thì anh em trong gánh không ai thèm nói chuyện với mình, nó giữ lời hứa không chạm tới người mình chỉ xé áo xé quần mình rồi tưới rươu lên bắt đóng vai đào say. Bởi vậy mà, anh khán giả mê tôi làm thông ngôn cho nó mới nổi điên. Tôi nói hoài mà anh không nghe cứ lấy hình tôi lặp trang thờ.

Ngó áo quần tôi bảnh bao vậy chứ cực nhục lắm khán giả ơi!.

Đám hương quản hội tề cứ thích giở ra coi bên trong cái áo đẹp có cái gì. Mấy bà vợ thì cứ nổi ghen đòi xởn tóc. Lấy được người chồng làm nhật trình tưởng ành cảm thông mà thương vợ, ảnh cứ viết bài ca ngợi vợ mà có thèm đi coi vợ diễn vở nào đâu. Giờ lại bắt vợ đi hầu rượu quan ba, không thôi nó lại không cho báo ảnh ra.

Mà sao nói đi lấy áo cưới gì mà lâu quá, thôi chẳng cần áo cưới nữa, cũng không cần đám cưới, không cần báo, không cần gánh hát hay là vợ chồng mình sống với nhau yêu thương nhau thiệt tình là đủ rồi. Mình viết em coi, em diễn mình coi.

Vậy là có cần phải quỵ luỵ đám quan ba, quan bảy gì đâu.

Kiểu này chắc ảnh dám đi luôn quá? Thì thôi mình diễn một mình mình coi.


Tags: | Edit Tags



Thursday September 25, 2008 - 05:12pm (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for September 26, 2008

Comments(1 total) Post a CommentGIA Đ… Offline vở này lúc nào xem cũng xúc động hết đó Cô. Coi tới khúc cuối khi nhân vật của Lê Vũ Cầu hết điên thì tới lượt nv của HVân điên, xúc động cực độ.

Thursday September 25, 2008 - 02:50pm (EDT) Remove Comment

Labels:

Miss Thùy Dung

Entry for September 09, 2008
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080907_beauty_and_bribe...

Nhung nguoi nay la ai?

Nhg ho da bo gio ra go, cung nen nghe thu trong dau do, co dieu minh can nghe

Kind man, Sài Gòn
Miss Thùy Dung đẹp thiệt! Đi thi hoa hậu chủ yếu là thi sắc đẹp, chớ có phải đi xin việc làm ở cơ quan xí nghiệp gì mà quan trọng ở "cái học bạ lớp 12" hay "cái bằng tốt nghiệp trung học" (các bác thử đem 10 cái học bạ ưu hạng lớp 12 ra khoe xem có cơ quan nào nhận vào làm không?).

Tôi nghĩ vấn đề học vấn lớp 12 thật giả là chuyện quá bé, "không đáng" để báo chí và dư luận lên án quá khắt khe với "cô bé hoa hậu tội nghiệp Thùy Dung". Xin lỗi quý vị, người ứng xử thông minh và có trình độ trong bất cứ cuộc thi nào đâu phải cứ "tú tài, cử nhân, thạc sĩ" là "đối đáp ngon lành" đâu? (Như tôi đây, mặc dù cũng đã tốt nghiệp đại học, làm việc cũng giỏi, nhưng khi phải trả lời trước đám đông thì "dở ẹt", "ấp a ấp úng" thì đã sao đâu?

Tóm lại, theo tôi đánh giá hoa hậu hết 90% ở sắc vóc, miễn đừng "dốt như me", 10% ở trình độ học vấn chỉ là chuyện "quá cỏn con", báo chí và dư luận nên rộng lượng, không nên làm ầm ĩ!

ADN, Sài Gòn
Bác Hùng trách cứ cũng chẳng có gì sai. Nhưng không hòan tòan đúng! Tôi thử hỏi nếu là nhà báo tại Việt Nam thì bác viết gì bây giờ ?! Chuyện hậu PMU 18 ư? - lộ mật.cấm ! Chuyện PCI hối lộ tại dự án Đại lộ Đông Tây ư? - Chưa có kết luận. Cấm! Vậy thì còn chuyện gì đăng báo nữa đây hả bác Hùng? Kẹt xe do "lô cốt" công trình làm đường, ngập nước do trời mưa, lấn đất nông nghiệp làm sân gôn, công tác kiểm tra phòng chống tham nhũng ... "Biết rồi khổ lắm nói mãi"! Vì vậy chỉ có đăng chuyện Hoa hậu là đáng đồng tiền bát gạo thôi bác ạ! Bác là người Việt mà quên mất câu "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Nếu làm việc tại Việt Nam thì bác! đã đi trật "Lề" rồi đó.

Le le, Sài Gòn
Rõ ràng là nhà nước VN đang đi ngược với truyền thống cách mạng của đảng CSVN. Lâu nay mấy bác mấy chú có bằng cấp gì đâu mà vẫn ngồi cao, đỗ to (bằng giả tiến sĩ, phó tiến sĩ đầy ra đó) mà nay chỉ có cái chức danh hoa hậu cỏn con thôi mà cũng bắt ép em nó phải có bằng tú tài này nọ!

Emily, Hà Nội
Sáng nay, đọc bài viết của anh Hùng, tôi có dở từ điển tiếng việt ra tra từ "hoa hậu" và được định nghĩa là "người đẹp nhất trong một cuộc thi về sắc đẹp". Thùy Dung được chọn bởi cô ấy là người đẹp nhất, đây là cuộc thi về sắc đẹp, đâu phải hoa hậu hoàn vũ đâu, với lại chưa tốt nghiệp phổ thông là tội lỗi hay sao? Chưa tốt nghiệp phổ thông thì không đáng được trân trọng sao? Quá vô lý!

Và xin mọi người hãy nhớ lại chuyện bác nông dân phát minh ra máy tuốt lúa, bao nhiêu ông tiến sỹ có học có bằng cấp mà cũng có làm được như bác nông dân đâu, và bác nông dân ấy cũng đâu có tốt nghiệp phổ thông nhưng mà bác nông dân còn hơn hẳn những ông tiến sỹ giấy. "Mỹ nhân và dã thú" dã thú trong chuyện còn hết mực yêu thương mỹ nhân, nhưng đây tôi thấy "dã thú" mà anh Hùng nói đến thì đâu có như vậy! Họ thậm chí còn chẳng bằng "dã thú"

Bibi Ausie, Úc
Thi hoa hậu từng gây tranh cãi trong các nghiên cứu về giới tại các nước phương tây. Nếu bạn lấy barem chấm điểm của hoa hậu Việt Nam và áp lên 84 triệu dân và hỏi: có bao nhiều người dân Việt đạt được tiêu chuẩn đó? Tại sao đại bộ phận chúng ta không sống với những tiêu chuẩn giá trị đó (the majority are fat and unfit) nhưng lại cổ súy nhưng giá trị đó?

Chính những người được bầu làm hoa hậu cũng phải "gồng mình" sống với những "danh hiệu" không có thực. Từ cuộc thi hoa hậu, chúng ta nhìn lại những tư tưởng mà người dân Việt đang phải sống với những lý tưởng cộng sản và họ đều hiểu là điều đó là không tưởng và chưa bao giờ thành công (Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu là ví dụ) nhưng vẫn cố duy trì và cổ võ cho những lý tưởng không thực. Vì sao? Câu trả lời là để duy trì quyền lực của đảng cầm quyền và những người theo đảng. Vậy thi hoa hậu ai được lợi? Những người tổ chức sẽ còn tiếp tục tổ chức chừng nào họ có thêm tiền, thêm quyền lực, tiếng nói và sự nổi tiếng - vốn dĩ không thể mang theo khi qua đời :)

Duy, Sài Gòn, Việt Nam
Điều Nguyễn Hùng viết ra, cách đặt vấn đề có vẻ rất nhẫn tâm nhưng tôi cho là rất thú vị. Cũng là dịp để chúng ta (cả nhà quản lý và cả những người làm báo) phải suy xét lại cách hành xử của mình. Tất nhiên không thể lấy chuyện nọ xọ chuyện kia được. Kỳ thực mà nói, nhờ báo chí phanh phui mà tôi thấy cuộc thi HHVN 2008 có nhiều vấn đề tiêu cực quá. Tôi từng nghe mấy chuyện lùm xùm của Ông Dương Kỳ Anh trước đây, không tin nhưng bây giờ thì tin lắm lắm.

Love Forever
'Mỹ nhân và dã thú' cái tên bài báo rất hay. Bác Nguyễn Hùng nói cũng có cái lý của mình, còn báo chí trong nước lại có lý khác, như kiểu nhập gia tùy tục, hay ăn cây nào rào cây đó.

Khách quan mà nói có những bài báo không chê trách hoa hậu mà chê trách và lên án những người đứng sau hoa hậu. Thế nên bác vơ đũa cả nắm như thế là không ổn, nó thiếu tính khách quan mà một nhà báo cần có.

Tóm lại, có vẻ như một phần thế hệ người nhớn trên đất nước Việt Nam đang ăn mặn để rồi con cháu mình chết khát, đúng là giết người không tiếng súng.

Teo Anh, tp HCM
Kính thưa Qúy vị, không nên bàn nhiều vấn đề ngoài lề, không khéo lấy chuyện nọ xọ chuyện kia.

Cái chính ở đây là HHVN là đại diện cho phái đẹp của Việt Nam còn phải tham gia thi hoa hậu thế giới. Nếu quả thực như vậy thi tốt hơn hết bản thân của Thùy Dung nên tự kiểm nhận lại bản thân và xin trả lại vương miện cho ban tổ chức. Vì có vô tình hay cố ý đi chăng nữa nếu là như vậy không thể đại diện cho phái đẹp của Việt nam được.

Cái đẹp của Hoa hậu là cái đẹp không chỉ bề ngoài mà còn đẹp cả tâm hồn và đạo đức nữa. Chúng ta cũng không nên cho rằng cố ấy chỉ 18 tuổi nên bỏ qua mọi thứ. Mà phải động viên cô ấy hãy can đảm chấp nhận sự thật, đôi khi chấp nhận sự thật này có khi còn quí hơn chiếc vương miện mà cô vừa nhận được. Về tài và sắc thì cô đã là hoa hậu rồi, nhưng chỉ thiếu một chút là cô chưa tốt nghiệp phổ thông. Cô vẫn là người đẹp của mọi người và nếu cô can đảm chấp nhận sự thật và trả lại vương miện thì cô càng đẹp hơn.

T.Stone. Đà Nẵng
Ồ, hay quá nhỉ. Tôi cũng giống ông cũng bất chợt nghĩ ra rằng báo chí VN không đánh tham nhũng nữa nhưng quay sang đánh Hoa Hậu và đánh nhau vì ''Hoa hậu Báo Tiền Phong''. Dẫu sao thì khai thác đề tài này đu đúng lề đường, khó bị chụp mũ, có chuyện để tăng tira báo chứ mấy tháng nay ế lắm.

Hoang Tuan, Hà Nội
Tôi cũng là một người viết báo và đang công tác ở một tạp chí, rất may là tạp chí của tôi chẳng liên quan gì về mấy vấn đề chính trị và văn hoá như thế này...bởi tôi chỉ viết về ô tô. Sau khi đọc qua một vài tờ báo rùm beng về vụ này, tôi cũng đã có suy nghĩ như bạn Hùng. Báo chí như con thú dữ, lâu ngày không có cái ăn, xâu xé vào một khúc xương...Buồn thay cho giới báo chí Việt Nam. Tôi chẳng buồn đọc những gì mà các đồng nghiệp của mình viết, đứng ngoài lề kể cũng hay!

Duy Vu, Hàn Quốc
Một liên tưởng bất xứng đẻ ra một bài viết kém cỏi. Tác giả dường như nắm thông tin qua báo chí khá hời hợt hoặc cố tình làm nhẹ tình tiết sự kiện. Có 3 điểm cần phải minh bạch:

1. Về phía Hoa hậu: Với nghi án làm giả học bạ lớp 12 và thành tích học tập lớp 11 khó có thể xem là hình ảnh đẹp. Dù bất luận ngoại hình đẹp đến mấy cũng khó có thể đặt cô vào một cực của mối tương quan Mỹ Nhân - Dã Thú.

2. Về phía ban tổ chức: Dù bất kỳ lý do gì, làm sai quy chế là vi phạm. Không thể ngụy biện bằng việc đi trước đón đầu.

3. Về tác giả bài viết: Thay vì phải mừng vì ý thức pháp luật của các cơ quan ngôn luận trong vấn đề này thì tác giả đã đưa những ví dụ giả định cố ý hạ thấp các phóng viên anti-Dương Xuân Nam.

Sự thật cần phải được sáng tỏ để bảo vệ niêm tin về sự lương thiện của con người và cũng để trả sự trong sạch cho em TTD nếu em hoàn toàn vô tội.

Tran Quang Vac
Đọc ý kiến của Xíu Sài Gòn về bài này thì đủ biết rằng lối viết của Nguyễn Hùng BBC không phải dành cho lớp bình dân giản dị (là nhược điểm của các cây viết gạo cội nói chung và của BBC nói riêng ). Nguyễn Hùng bênh chằm chặp (nghĩa là bênh rất nhiệt tình ) các nhà báo VN, suy cho cùng chẳng phải vì N.Hùng là nhà báo mà qua bài viết - chúng ta thấy rõ tầm mức quan trọng của tự do báo chí ngôn luận, sự hủ bại (hay đồi bại )của lề thói quản lý xã hội và nét đẹp thầm kín của làng báo VN chúng ta.

Sand, Nhật Bản
Anh Nguyễn Hùng ví Hoa hậu như Mỹ nhân thì không sai, nhưng ví Thùy Dung như Mỹ nhân thì e là chưa chuẩn. Một cô học sinh có hạnh kiểm Trung bình tại một trường dân lập (có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp thấp nhất TP Đà Nẵng) thì không thể đạt danh hiệu Hoa hậu được. Và báo chí đã chứng minh là BTC (ban tổ chức) làm sai, vậy thì kết quả mà BTC đưa ra sẽ là vô nghĩa. Vậy thì ở đây đã không có Mỹ nhân, nên cũng chẳng còn gì để mà bàn đến Dã thú nữa.

Pham Ngong, Quảng Nam
Chuyện bằng cấp giả mạo ở VN có nhiều, nhiều lắm, mà là bằng ĐH, Th Sĩ, Cả Tiến sĩ nữa. Nhưng dễ gì mà khui ra được vì đa số là nay đã vững vàng trên ghế quyền uy rồi. Thiết nghĩ có học bạ giả thì cũng để đủ tiêu chuẩn đi thi Hoa hận thôi, chứ nói để gọi là xóa mù chữ với thiên hạ thì ôi thôi còn ít ỏi lắm. Đại học đàng hoàng mà chạy trốc mốn chân chưa xin việc được, huống hồ chi là học bạ giả đó.

Ở VN mà nhất là trong thể thao, cứ thiếu cầu thủ là đi mượn cho có rồi thì CMND giả, Hộ Khẩu giả không thiếu. Thi xong thu lại hủy đi là thường. Tôi nghiệp cho cô bé mới lớn. Thôi mấy vị trong tòa báo ít nói thôi cho trẻ nó nhờ. Biết đâu hoa hậu này mai mốt giật giải Miss World thì sao.

Xíu, Sài Gòn
Thưa ông Nguyễn Hùng, tôi không có học thức nhiều (học hết lớp 10 thì nghỉ) nên không có trình độ để đọc truyện, 'Beauty and the Beast'. Sau khi đọc bài "Mỹ nhân và dã thú" của ông, tôi thắc mắc có phải ý ông ví von Mỹ nhân là hoa hậu, dã thú là mấy ông viết báo không ạ ?

Cuong Nguyen
Nếu Thùy Dung không phải là hoa hậu thì không ai quan tâm làm gì, vấn đề ở chỗ có quá nhiều nghi vấn trong cuộc thi này. Một cô gái như vậy tại sao lại được chọn làm hoa hậu là một dấu hỏi lớn. Theo tôi trong chuyện này báo chí đã làm đúng nhiệm vụ của mình.

Hung, Sài Gòn
Xin các quí vị thông cảm, báo chí trong nước dạo này muốn sống được chỉ còn mỗi một chủ đề này để mà khai thác (cho đến lúc này vẫn là đi bên lề phải), vì vậy phải khai thác triệt để để còn bán được báo chứ.... Nhưng hãy cẩn thận đấy các quí vị ơi, khai thác sâu nữa là lại bị qui là lề trái ngay bây giờ đấy. Vì dính vào học bạ giả, bằng giả là lại... rút dây động rừng.

Hoang, Canada
Mấy hôm nay tôi cũng có ý nghĩ na ná anh Nguyễn Hùng vì thấy cả làng báo chí tại Việt Nam xúm vào đánh một cô bé vừa mới lớn. Tôi không bàn chuyện này cần hay không cần. Thế nhưng những chuyện quan trọng về kinh tế và thể diện quốc gia như vấn đề hối lộ các quan chức chóp bu của công ty Nhật và mới đây là công ty Mỹ thì không ông bà nhà báo nào đụng đến.

Tôi liên tưởng đến một việc dễ cũng gần 20 năm về trước khi Nghệ Sĩ Ưu Tú Bạch Tuyết đi du học tiến sĩ tại Anh. Lúc ấy báo chí tại Việt Nam có xôn xao vì không hiểu cô Bạch Tuyết lấy đâu ra bằng tốt nghiệp đại học tại Việt Nam. Các sinh viên chưa hề thấy Bạch Tuyết bước chân vào giảng đường của khoảng thời gian ghi trên bằng đại học. Có lẽ vì Bạch Tuyết quen lớn nên sau đó báo chí đã im lặng một cách khó hiểu. Trở lại chuyện cô hoa hậu năm nay, chỉ tiếc là cô không có ô dù gì che nên mới bị đánh tơi bời. Ở Việt Nam bây giờ nghèo cũng là cái tội, không quen biết lớn cũng là cái tội.

Thi Mai
Hỏi tức là trả lời, câu nói quen thuộc ai cũng hiểu. Chỉ cần là cậu ấm con một vị công an vai vế ở Hà Nội (nhân vật nam vụ Vàng Anh) cũng đủ để thiên hạ phải nghĩ theo lề bên phải. Ở đây Nguyễn Hùng chơi trò đánh đố với giả thuyết nếu "mỹ nhân" là con của các vị có thể tự định ra luật và có quyền đứng trên cả luật thì câu trả lời đã rõ.

Tuy nhiên, ở VN cái gì lại không thể xảy ra. Dù không là con em nhưng biết đâu đằng sau mỹ nhân là một "hoàng thượng" nào đó đỡ đầu thì sao? Cái vụ học bạ đã nói lên điều đó rồi. Hiệu trưởng nói bỏ học giữa kỳ, nhưng rồi học bạ lại đầy đủ chữ ký đã học đủ hai học kỳ và có cả chữ ký của hiệu trưởng(?). Nếu không là giả thì ai có thể "lệnh" cho thầy hiệu trưởng hợp thức hóa học bạ này ? Chuyện còn nhiều song có điều nêu ra ở đây khiến các đấng nam nhi lo việc hoa hậu nhảm nhí mà quên việc nước: Thái Hà trong nước và phương án A của một "nước lạ" nào đó.

Zin Zin
Còn tôi tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu Nguyễn Hùng là phóng viên của Vietnam Net và hoa hậu là con gái của Ông Hợp. Trời ơi, ở một nơi an toàn thì nói dễ lắm, Nguyễn Hùng ơi.

Pinochio
Anh Nguyễn Hùng ơi! Anh đã đọc "Beauty and the Beast" thì cũng nên đọc "Bản án chế độ thực dân Pháp", có thể nó giải thích được phần nào những chuyện đang xảy ra ở Việt Nam ngày nay. Chỉ khác đi khung cảnh, con người và mục đích; còn hình thức thì không thay đổi bao nhiêu trong những thập niên 70-80 và cũng còn kéo dài đến tận ngày nay.



Tags: | Edit Tags



Tuesday September 9, 2008 - 07:46am (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for September 10, 2008

Labels:

nhansắc

Entry for July 23, 2008
Nhan sắc

Một bài viết cách đây gần mười năm cho Xuân Phụ Nữ Thành Phố,đưa lên nhân bên Trục Nhất Phi’s blog bàn chuyện sắc đẹp Sài Gòn.

http://blog.360.yahoo.com/blog-0lIwRp4yeqlSlANVd_hNqS7b?p=2033#comments

Một
Tháng năm, nghe tin tôi sắp sang Ðức, một người quen gởi cho tôi vác sang một mớ quà cho một phụ nữ tên Thu, trong ấy có hai quả xoài tượng. Xoài từ màu xanh chuyển vàng rồi nâu đen xỉn lại tôi mới tìm được Thu ở Berlin. Những người bạn Ðức của tôi trố mắt trước một phụ nữ Việt Nam tóc bum-bê chừa một dúm dài đến vai, to khỏe, nói tiếng Ðức như gió. Sau đó Thu đưa tôi đi chơi suốt đêm ở khu phố cổ phía Ðông, uống cà-phê bằng bát to, dùng buổi điểm tâm nặng của những người nông dân, cuối tuần đi chợ Việt Nam rồi về ăn bún chả ở Câu Lạc Bộ Phụ nữ Á Châu do Thu làm chủ nhiệm. Một tháng Thu có vài ngày vào tù dịch cho các phạm nhân người Việt. Thu là một trong số hiếm hoi thông dịch viên không lấy tiền của người Việt.

Thư mới nhất, Thu kể một dọc những chương trình tưởng như bất tận của mình: những hội thảo, những chuyến đi nghỉ cho phụ nữ, những trại hè cho thanh thiếu nhi, đại hội thanh niên quốc tế dưới sự bảo trợ của Steven Spielberg và các tổ chức châu Âuà và vẫn còn giờ để nhập vào cái đám đông bị mê hoặc bởi giọng ca của Cesaria Erosa mà nỗi buồn ở đó đã được tôn vinh bằng cái đẹp và sự thánh thiện của một giọng hát xuất phát từ một trái tim chân thành và một kỹ thuật điêu luyện à Những năm sống và làm việc, hổ trợ đồng bào ở xứ người cho Hoài Thu một kinh nghiệm lớn: nếu không biết chăm sóc, bảo tồn truyền thống của dân tộc mình sẽ khó có thể hội nhập vào cộng đồng đang sống. Ði với Thu trong một thời gian ngắn, tôi hiểu vì sao giải thưởng người phụ nữ Berlin năm nay được trao tặng cho Nguyễn Loos Hoài Thu.

hai

Vài giờ trước khi rời Munchen tôi mới được gặp chị Thái Kim Lan dù trước đó vài ngày đã được đưa đến nhà hàng Cố Ðô của chị. Bối cảnh trang nhã, mộc mạc với những bức ảnh đen trắng chụp vùng Nam Việt vào những năm 1950 của một người Ðức. Cố Ðô ra đời từ ý định đầu tiên là để gây quỹ cho Hội Sinh viên Việt Nam ở đây. Những quán ăn Việt Nam lúc bấy giờ cứ nấu theo kiểu Tàu. Chị Lan quyết tâm làm những món ăn theo khẩu vị Việt, các món Huế phải có mắm ruốc hẳn hoi. Hiện chị đã có thêm một quầy thức ăn trong siêu thị trung tâm cạnh ngôi nhà thờ lớn của Munchen. Trong ngôi nhà tràn đầy cỏ hoa tre trúc của chị ở ngoại ô còn là lu, thố, ghế, giường, đàn, tranh.. vác từ Việt Nam sang. Ngó chị với quần lửng, tóc bím, ba-lô con cóc trên lưng, khuôn mặt luôn sáng rỡ những dự định phải làm được như khôi phục Ðồng Xuân Lâu vang bóng một thời cùng hát bội Huế, như phải triển lãm phục trang của một số các bà phi và vua, quan triều Nguyễn mà chị sưu tập được, phải dựng một vở của B. Bretch do chị vừa dịch xong cho dân Sàigòn coi.. Tôi có cảm giác thời gian không hề là gánh nặng chất lên cho người phụ nữ này mỗi lượt hết năm.

ba
Ðó cũng là cảm giác của tôi mỗi lần gặp Thủy. Lần gặp gần đây nhất ở Hà Nội, Thủy hỏi nếu tôi là cô tôi sẽ chọn nơi nào để sống. Thủy phải trả tiền thuê hàng năm rất cao cho căn phòng sáu mét vuông ngay trung tâm Paris để chỉ ở trong khoảng thời gian chừng ba tuần. Về Việt Nam, cô phải cô phải trả giá gấp đôi mọi thứ nên phải chọn điểm nóng ngoài vùng đê sông Hồng để ở cho rẻ, nay cũng sắp phải dời đi. Mà nếu về đây ở luôn, dễ gì cô có thể cho ra đời những tác phẩm như cô đã và đang làmà Thủy biết nhiều người không thích cô vì cho rằng cô là một ngoại kiều, được hưởng đặc quyền đặc lợi hơn nhiều người sáng tạo khác, ở đây. Nhưng điều Thủy sợ nhất là cô bị nhìn như một cô gái có nhan sắc.

Riêng với tôi, ấn tượng đầu tiên về Thủy cho đến giờ vẫn là một cô gái nhỏ bước ra từ một truyện ngắn hoàn toàn hư cấu của tôi. Biết Thủy từ lúc cô gánh hai giỏ cần xé hoa vạn thọ lên sân khấu Nhà hát Lớn tặng ông thầy của cô, mãi đến giữa năm nay, lần đầu tôi mới được xem một tác phẩm của Thủy ở Ðức và Pháp. Và tôi được hiểu hơn cái cách mà những nghệ thuật phù du (nhưng không hề phù phiếm) đã lấy bớt đi năm sống của những người thắt tim vắt máu làm ra...

bốn
Những khuôn mặt phụ nữ được nhắc nhiều trong hội diễn kịch toàn quốc tháng 10-1999 ở Hà Nội là Lê Khanh, Thanh Bẩy, Thu Hà, Ðàm Loan, Thiều Hạnh Nguyên, Phạm thị Thành.

Nhan sắc của những phụ nữ trong ngành sân khấu lạ lắm, dù đứng trong bóng tối hậu trường để viết, dựng hay chường ra ngoài sân khấu, họ chỉ rực rỡ lên khi ném bản thân họ vào nghềà

Người có nhiều vở nhất hội diễn là đạo diễn Lê Hùng, cho biết những lớp diễn “đã” nhất vẫn là lúc đang tập. Ra đến khán giả rồi, rất dễ bị bóp lệch đi cảm xúc sáng tạo đầu tiên. Tôi tin Thanh Bẩy là một trong số ít diễn viên không làm thất vọng đạo diễn của mình. Gần như trong các buổi diễn của đoàn bạn đều gặp Bẩy trong áo dài trang trọng, tóc xỏa tha thướt đến chân, tay ngập hoa để tặng đồng nghiệp. Nhận ra đã gặp nhau ở Liên Hoan Sân khấu Toàn Quốc Ninh Bình, Bẩy chia bớt hoa cho tôi rồi chạy lên lầu hai ngồi, cương quyết không ngồi đại vào một ghế không phải của mình.

Một nhà lý luận kêu hội diễn này không có vai hay. Tôi hỏi Thị Nở của Thanh Bẩy thì sao? Anh ta lắc đầu, đó không phải là nhân vật trung tâm, nhân vật tích cực của chủ đề. Ôi trời, chúng tôi chỉ mong trong công việc của mình được tao ngộ với những nghệ sĩ có lòng yêu nghề cao độ, coi sân khấu là đạo như Thanh Bẩy để lưu lại trong lòng người hâm mộ những nét đẹp sau khi tắt ánh đèn màu, tàn cơn hội diễn…

năm
Có những người chỉ cần một vai diễn đã đủ đi vào cõi nhớ của mọi người. Ðó là trường hợp Ngọc Lan trong vai bà Thuận Thành trong “Những khoảng cách còn lại” của Nguyễn Mạnh Tuấn do Trần Ngọc Giàu đạo diễn cách đây mười sáu năm. Tình cờ, biết được Lan cùng chồng là Dũng (Anh Vũ) và Hoài Linh mang 10.000 đô về tặng Hàm Tân xây hai lớp học sau cơn lũ đầu năm. Lan luôn miệng nói đây là công trình của rất nhiều ngườià Nỗi buồn của những người lìa xứ lại lỡ vướng vào nghề này thường nhân lên gấp bội. Nên khi có lời kêu gọi tụ tập lại làm cái đêm diễn vừa để gởi tiền về quê nhà cứu trợ vừa để đỡ nhớ nghề, bà con hưởng ứng ngay. Hai đêm diễn ở Sidney và Melbourne quy tụ trên một trăm ca-vũ-kịch sĩ Việt và Úc.. Trong đó Lan vừa tồ chức vừa bán vé, vừa đeo bám trên hai mươi nhà tài trợ, vừa làm M.C. kiêm luôn cả chuyện cùng với các cô con gái xếp dọn vài trăm ghế cho khán giả. Năm phút trước giờ diễn còn chưa kịp thay phục trang, Lan thề lần tới sẽ không bao giờ dám ôm hai chuyện biểu diễn và tổ chức cùng lúc. Về chuyến này Lan bắt tay ngay vào chuyện cứu trợ cho cơn lũ mới ở miền Trung. Cạnh đó, Hội Giao lưu Văn hóa Việt Úc của Lan và các bạn còn có ước mơ giới thiệu vài vở kịch trong nước cho đồng bào ở hải ngoại xem. Ít ra, cũng là một vở diễn chung giữa những đồng nghiệp cũ. Ví dụ, một cuộc hội ngộ ở Sidney năm 2000 giữa Thành Lộc, Hữu Châu, Minh Nhí, Thanh Thủy và Hồng Ðào, Quang Minh, Quang Kiệt, Minh Phượng, Mỹ Linh..

sáu

Những người nữ lưu lại ấn tượng trong năm qua mà tôi được tiếp xúc luôn có ánh sáng tỏa hắt từ bên trong. Vẻ lóng lánh ánh ngọc khi ẩn khi chìm đó đã làm nên nhan sắc họ. Ở đời riêng họ rất yêu quý chồng con và trân trọng những giây phút đầm ấm gia đình. Còn nếu đang sống đời đơn lẻ họ vẫn không ngừng tạo được niềm vui cho chính mình và cộng đồng đang sống chung quanh.

Nhân ngày vui của thị xã Phan Thiết, mẹ tôi yếu quá, tôi phải thay bà về phường Ðức Nghĩa, nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ của cậu tôi. Trong lễ hội đông đúc, ở khu vực cựu chiến binh tôi thoáng thấy một phụ nữ mà dường như nhan sắc là một thách thức với thời gian. Ðược biết đó là một chiến sĩ tình báo, cũng có người yêu như mọi người nhưng đành phải chia tay để đi đóng vai người yêu với những nam đồng nghiệp. Nay chị đã về hưu, sống một mình, bày thùng thuốc tây bán lẻ để độ nhật mưu sinh. Khi hiểu ra và chấp nhận việc xử dụng nhan sắc như một vũ khí để lao vào cuộc chiến, coi như chị đã tặng niềm vui riêng lẻ cho lý tưởng mình theo. Một nhà văn quân đội kể, gần như năm nào anh cũng tìm cách vào Nam, đi thăm những nữ biệt động năm xưa, đẹp như một giấc mơ, tưởng như không bao giờ chạm tới, nay tàn phai vẻ ngoài, sống đơn độc ở những vùng heo hút. Và điều lạ lớn nhất là chưa thấy ai ngậm ngùi tuyệt vọng bao giờ.

bảy

Nhiều người trách tôi viết không vui, có người lại bảo những đoạn cuối của tôi bao giờ cũng loáng thoáng nét lạc quan như một gắng.. “gượng kẻo mà”, như những kết thúc có hậu của hầu hết các vở cải lương mà không nhiều thì ít tôi đã bị.. “quen mất nết”.

Tôi chỉ biết mình hoặc im lặng, hoặc không thể viết khác đi, khi dọc đường, đi và sống, tôi luôn được gặp những tia sáng vui thắp bởi nhan sắc đặc biệt của những phụ nữ lạ lùng giạt trôi kỳ ngộ, loại nhan sắc tỏa hắt từ bên trong, bất chấp thời gian..

1999

(phia tren la anh cua Ng Thủy Ea Sola)





Tags: nhansắc | Edit Tags



Wednesday July 23, 2008 - 04:08am (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for July 26, 2008

Comments(1 total) Post a Commenttrục … Offline Cám ơn, nếu có dịp gặp Hoài Thu và Ea Sola xin cho tôi gởi lời thăm.

Wednesday July 23, 2008 - 04:27am (ICT) Remove Comment

Labels:

Thân phận đàn bà

Entry for May 06, 2008
tui dang viet kich ve de tai nay, nen thay bai nay xin lum mang ve de danh

http://blog.360.yahoo.com/blog-CekDyaE_fLMImMlt9IbPzs1KJRNq?p=576#comments

Mot y kien nho la nguoi Viet sang nuoc ngoai trong CO (fam phap), da so KHONG fai la nguoi Nam Bo.

Co nhieu chuyen da dang tren trang Thoi Su nhg khi chuyen sang tac fam nghe thuat thi duoc bao truoc la so kho duoc duyet vi se thay mot xa hoi den thui.

(Nhu chuyen co HM)

Ua, ma hien tai no dang la mau gi vay ta??????



Thân phận đàn bà…

Cách đây ít lâu, tôi đọc trên tờ tạp chí nọ bài trả lời phỏng vấn của ông GSTS T.N.T. Bài báo được giật tít khá sốc Nghèo đói + văn hóa vùng miền = Liều mạng lấy chồng Hàn quốc? (bài này đã đưa lên một tờ báo mạng trước đó). Nội dung bài trả lời phỏng vấn có thể tóm tắt như sau: hiện tượng lấy chồng Hàn quốc ở miền Tây Nam bộ chủ yếu là do đặc điểm văn hóa vùng miền: người dân Nam bộ được thiên nhiên ưu đãi nên “làm chơi ăn thiệt”, không có chí tiến thủ, không cần học hành nhiều. Phụ nữ Nam bộ không biết vun vén cho gia đình như phụ nữ miền Trung và miền Bắc, không biết chăm lo và đòi hỏi chồng con có sự nghiệp, bằng lòng với cuộc sống “tạm bợ”, dễ dãi chịu đựng chồng say xỉn tối ngày… Vì vậy để/ hy vọng “thoát khỏi cảnh nghèo đói”, giúp đỡ gia đình, trả hiếu cho cha mẹ, thì việc lấy chồng nước ngoài đối với các cô gái miền Tây Nam bộ là cách làm dễ dàng nhất! Tóm lại, theo ông GSTS T.N.T thì nghèo đói, thất học, văn hóa thấp kém, dẫn đến chuyện “liều mạng lấy chồng Hàn quốc” nói cho cùng là do “văn hóa vùng miền” ở đây nó như vậy!

Hiện tượng “lấy chồng ngoại quốc” ở miền Tây Nam bộ theo một kiểu “mai mối” – thực chất là mua bán các cô gái trẻ qua tay những tú bà, tú ông là một thực trạng đang được báo động. Nhiều thảm cảnh đã xảy ra mang đến biết bao đau khổ cho các cô dâu và gia đình của họ. Nhưng nói cho cùng, các cô gái này có lỗi gì khi họ không có điều kiện học hành, không có người nào, không có phương tiện văn hóa nào khả dĩ giúp các cô có được sự hiểu biết tối thiểu về cuộc sống hôn nhân và gia đình ở nơi xa lạ ấy? Các cô có lỗi gì khi trên truyền hình tràn ngập những bộ phim Hàn Quốc, Đài Loan về cuộc sống đủ đầy vật chất, về những tình yêu lãng mạn toàn tuyết trắng biển xanh? Các cô gái có lỗi gì khi mà trong gia đình, những người đàn ông, những người cha người anh vẫn đành lòng để cho con em mình nhắm mắt đưa chân theo những người đàn ông coi “vợ” như một món hàng???

Phải chăng vì các cô gái này “lấy chồng nghèo” nên bị coi thường, còn các cô gái khác “may mắn” lấy chồng Tây “giàu có” hơn thì cái nhìn về họ cũng nề vì hơn?

Hiện nay tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Sài Gòn, Bình Dương… cũng tràn ngập các cô gái trẻ. Họ chấp nhận xa gia đình, đơn độc từ miền Bắc, miền Trung vào làm việc mong kiếm được đồng tiền nuôi sống bản thân và dành dụm gửi về giúp đỡ cha mẹ, anh em. Họ lao động cực nhọc thế nào, sống cực khổ thế nào, báo chí cũng đã nói đến rất nhiều! Rồi những người phụ nữ trong lực lượng “xuất khẩu lao động” của Việt Nam ra nước ngoài cũng vậy. Những tiếng kêu cứu của các chị em từ nơi này nơi khác vẫn làm nhức nhối chúng ta!

Sự hy sinh vốn là một thuộc tính của phụ nữ. Chúng ta vẫn giáo dục con gái / con cái chúng ta như thế! Nhìn chân dung phụ nữ Việt Nam mà con em ta được học trong nhà trường thì đâu thiếu những tấm gương hy sinh như vậy. Ngẫm ra sao mà đàn bà lại “được” gánh nhiều “trách nhiệm” đến thế?! Cả tin (dại khờ) trong tình yêu như Mỵ Châu thì phải chịu tội làm mất nước (à, ông "thủ trưởng" An Dương Vương có ngay một cấp phó để mà quy trách nhiệm. Tiện ghê!). Thời phong kiến cô Kiều phải hy sinh tình yêu để bán mình chuộc cha (mà nhà cô Kiều thuộc diện khá giả, gia giáo đấy nhé! Trải qua 15 năm đoạn trường nhưng dường như cô Kiều chẳng được gia đình nhớ đến!). Thời thực dân chị Dậu phải bán cái Tý (là con gái nhé!) lo tiền sưu thuế cho chồng, phải đi ở vú vắt cả từng giọt sữa để trả nợ cho chồng, rồi chỉ thấy tiền đồ của chị “tối đen như mực”… Vậy đấy!

Và ngày nay… Tại sao những người phụ nữ Việt Nam vẫn còn phải hy sinh nhọc nhằn như thế! Cái nghèo, cái dốt chính là thủ phạm! Nghèo đói, dốt nát nên nếu không “bán thân” cho “chồng ngoại” thì cũng chịu phận hèn mọn khi làm Ô sin ở nước ngoài, cũng phải bán sức cho các công ty nhà máy trong khu công nghiệp, khu chế xuất… Thực chất có khác gì nhau?!




Tags: thanfandanba | Edit Tags



Tuesday May 6, 2008 - 10:39pm (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for May 07, 2008

Comments(1 total) Post a CommentGIA Đ… Offline Đọc các cảnh lấy chồng Đài, chồng Hàn trên blog (báo không dám đăng) mà thấy xót xa. Ai đó cứ chỉ trích, chà đạp người ta miết nhưng họ không chỉ ra cách nào để giúp đỡ, giáo dục cho người dân hiểu thì tình trạng vẫn ngày càng tệ hơn thôi, phân tích hoài cũng vô ích. Em thích đoạn cuối: Và ngày nay… Tại sao những người phụ nữ Việt Nam vẫn còn phải hy sinh nhọc nhằn như thế! Cái nghèo, cái dốt chính là thủ phạm! Nghèo đói, dốt nát nên nếu không “bán thân” cho “chồng ngoại” thì cũng chịu phận hèn mọn khi làm Ô sin ở nước ngoài, cũng phải bán sức cho các công ty nhà máy trong khu công nghiệp, khu chế xuất… Thực chất có khác gì nhau?!

Tuesday May 6, 2008 - 02:38pm (EDT) Remove Comment

Labels: