Tuesday, June 22, 2010

We're CHUNG TOI LA

Nhân Vật

Phần I. “Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan”
1. Thúy Kiều: đẹp, tài hoa
2. Từ Hải: cao lớn, phương phi
3. Hồ Tôn Hiến: Nguyên soái của triều đình.

Phần II. “Bước Chân Ngàn Dặm”
4. Ðạm Thúy: nữ diễn viên đóng vai Kiều.
5. Phần Thư: Nhà thơ kiêm nữ tác giả làm MC cho quán bia vọng cổ mà Thúy đi làm hề.
6. Thị Lam : 41 tuổi, bà vú nhà Thúy, chuẩn bị làm người giúp việc xứ Ðài.

Phần III. “I am Vú, You are Cu”
7. A Ngầu: Người chủ nhà của Thị Lam, bị tai nạn liệt giường.
8. Bà Chủ: Vợ của A Ngầu, rất muốn chung thủy và yêu chồng.

Phần IV. “Cho Thiếp Về Quê”
9. Diễm Quyên: người thành đạt, hạnh phúc, luôn bận rộn với các loại thông tin, truyền thông và máy móc như báo chí, điện thoại, fax.
10. Người Vợ: trẻ, khỏe mạnh, trước đây rất hồn nhiên nhưng nặng tình gia đình.
11. Người Chồng: lạnh lùng.

Phần V. “Chúng Tôi Là”
12. Bà Ngoại: nhân hậu.
13. Cô Gái Miền Tây: hồn nhiên và nặng tình gia đình như Người Vợ trước khi rời Việt Nam.

(Ðạm Thúy có thể đóng cả các vai Thúy Kiều, Người vợ và Cô Gái Miền Tây.
Ngoài ra còn một số tì nữ, lính hầu và khách đến quán bia vọng cổ).




Phần Thư:
Thưa bà Di Mark, tức Diễm Quyên, bên cạnh việc nhập những film mới nhất của thế giới về cho khán giả Việt Nam xem, sao bà không đầu tư làm những film từ các cốt truyện Việt cho thế giới xem.

Diễm Quyên:
Cô Phần Thư, thay vì phỏng vấn tôi, hãy tìm một cốt truyện hay, viết thành kịch bản film và bán cho tôi. Chúng tôi sẽ làm film mang quốc tịch Việt Nam nếu có những cốt truyện hay.
Phần Thư:
Theo bà, như thế nào là hay?.

Diễm Quyên:
Với tôi, cuốn film nào được đại đa số khán giả đủ lọai trình độ ưa chuộng, doanh thu cao, đó là film hay. Cái này cô rành hơn tôi mà?
Phần Thư:
Có những cái hay vượt thời gian và không gian, như truyện Kiều, phải không bà?


Phần I. “Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan”

Dàn Ðồng Ca:
Trong văn học Việt Nam, nhân vật Thúy Kiều khá gần gũi với các nghành, các giới từ trí thức bác học đến bình dân. Kiều là cô gái nổi danh tài sắc. Vì gia đình bị vu oan, cô phải tự bán mình lấy 300 lạng vàng để chuộc cha mình khỏi tù đầy nhưng phần cô phải bị sang tay hết nhà chứa này đến những người đàn ông khác. Có lúc người ta dùng chữ Kiều để gán cho những cô gái điếm, và cũng có lúc để nói về những cô gái vì chữ hiếu đã phải đi ra khỏi vùng quê mình sống, thậm chí rời nước, lấy những người không thương để kiếm tiền về giúp gia đình.

Hình ảnh Kiều thường được đưa lên sân khấu. Trích đoạn sau đây là giai đoạn cuối đoạn đời lưu lạc qua các nhà chứa của Kiều, cô được anh hùng Từ Hải rước về làm phu nhân. Vì trúng kế của Hồ Tôn Hiến, nguyên soái của triều đình, Kiều khuyên chồng đầu hàng để cô được vinh hiển về thăm cha mẹ, không ngờ mình đã gián tiếp giết chồng.

(Ở một góc sân khấu, bóng Từ Hải chết đứng uy nghi trên một gò đất cao. Kiều với áo tang khăn sô lăn vào kêu khóc).

Dàn Ðồng Ca:
Khí thiên khi đã về thần,
Nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng,
Trơ như đá, vững như đồng,
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời.

Kiều:
Chàng ơi, trí dũng có thừa,
Bởi nghe lời thiếp nên nông nỗi này,
Mặt nào trông thấy nhau đây,
Thà liều sống chết, một ngày với nhau.

(Nhiều người vào kéo Kiều ra. Khi Kiều đập đầu ngã xuống bất tỉnh thì xác Từ Hải cũng ngã theo. Trên sân khấu, Hồ Tôn Hiến đang ngà ngà say, Kiều trong bộ áo tang bị xô vào).

Hiến:
Kìa, mỹ nhân, sao chưa thay xiêm y dự yến mà đã vội vào đây.

Kiều:
Tiện thiếp biết mình gián tiếp gây nên cái chết của chồng nên chỉ mong được chết theo cho trọn tiết.

Hiến:
Họ Từ chết đứng, mắt mở to như còn luyến tiếc chưa từ biệt nàng. Chỉ khi nàng đập đầu xuống đất, thân thể hắn mới ngã theo, mắt lúc ấy mới đành khép lại. Dù sao thì công nàng cũng lớn lắm.

Kiều:
Ngài càng xét công, lòng thiếp càng đau xé. Bao nhiêu nước sông vẫn không rửa hết cái đau nhục vì đã tin ngài mà làm lụy đến chồng.

Hiến:
Lẽ ra làm loạn như hắn là phải bêu đầu, phơi thây nơi chốn thị tứ để răn đời. Cảm thương công của nàng nên ta đã cho họ Từ rẻo đất vùi nông. Hắn yên phận rồi! Hãy thay ngay chiếc áo tang chế kia, ngồi vào bàn yến để ta còn ban rượu thưởng.

(Kiều vẫn đứng đó như mất hồn. Hai cô thị nữa mang áo đẹp đến choàng vào người Kiều. Hiến mang rượu đến cho Kiều, đổ vào miệng nàng, rượu tràn ra ngoài như đổ vào một thi thể sống).

Hiến:
Làm gì mà như người mất hồn thế. Nếu rượu không giúp nàng tỉnh lại thì ta tin có một thứ sẽ giúp ích cho nàng.

(Hiến vổ tay cho người mang đàn đến).

Hiến:
Nghe nói đàn là người yêu của nàng. Thì đó, hãy ve vuốt tình nhân đi.

(Kiều ngồi sụp xuống đàn một khúc nhạc ai oán. Có tiếng đọc vang lên).

Dàn Ðồng Ca:
Một cung gió thảm mưa sầu,
Bốn dây nhỏ máu trên đầu ngón tay.
Ve ngâm, vượn hót nào tầy,
Lọt tai, Hồ cũng chau mày, rơi châu.

Hiến:
Này, hiếm có tiếng đàn ai khiến ta phải khóc như tiếng đàn của nàng. Ai là người soạn ra khúc nhạc buồn thương ai oán đến như vậy?.

Kiều:
Khi còn thơ dại đã tự soạn được khúc bạc mệnh này. Không ngờ sau 15 năm lưu lạc, tiếng kêu đứt ruột kia lại hiện rỏ lên toàn cuộc đời mình.

Hiến:
Lạ một điều là càng nghe nàng đàn ta càng muốn bắt lấy những âm thanh ma muội ấy. Nếu không tóm được chúng, ta phải chụp lấy đôi tay khảy lên khúc đoạn trường kia.

(Hiến vờn quanh và chụp lấy một bàn tay Kiều. Kiều vẫn đàn bằng một tay còn lại. Hiến ôm tim, gạt lệ).

Hiến:
Dường như có máu chảy trong tiếng đàn của nàng. Trước khi máu tràn qua tay, nó phải xuất phát từ tim. Mỹ nhân ơi, ta muốn ngắm xem quả tim nàng kỳ diệu như thế nào mà khi rót máu sang những sợt tơ này, mặt sắt như ta cũng nhớ thương quê hương, cũng đau xót bao hồn oan chết trong những trận giao tranh do ta gây ra mà bật khóc.

(Hiến nốc thêm rượu rồi kéo tuột tấm áo hoa choàng trên người Kiều).

Hiến :
Ðã định chắp nối với ai chưa?.

Kiều:
Ngẫm mình chút phận lạc loài.
Trong mình nghĩ đã có người thác oan.
Còn chi nữa, cánh hoa tàn,
Tơ lòng đã đứt dây đàn…

(Kiều bứt một sợt dây đàn. Hiến chuẩn bị lột luôn chiếc áo tang. Kiều buông đàn, giữ chặt lấy mảnh tang trắng).

Hiến:
Mỹ nhân ơi, đừng quên ta là nguyên soái của triều đình. Mà đã ở ngôi vị này, khi ta muốn điều gì, có nghĩa là phải được.

(Hiến ra hiệu cho tất cả lui ra. Chiếc màn voan được buông xuống, trùm phủ hai người. Kiều nhô mặt ra, mắt nhắm nghiền như đã chết. Một lát sau, Hiến trần trụi chui ra, quơ nhung phục khoác vào).

Hiến:
Tất cả chỉ vì rượu! Không! Thủ phạm là tiếng đàn ma mị của nàng!. Nhưng chẳng sao, ta sẽ có cách giúp nàng.

Kiều:
Thiếp vừa nghĩ ra một khúc hát mới.

Hiến:
Nàng còn đủ tâm trí để nghĩ ra khúc này, khúc nọ sao? Ðúng rồi, nàng chẳng còn gì để mất. Khác với ta là phương diện quốc gia, quan trên trông xuống, người ta trông vào.

Kiều:
Khúc hát ấy mang tên “Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan”.

Hiến:
Nàng muốn hát khúc mất chồng à? Ðừng hát nữa, cái tiếng hát, hay tiếng đàn gì đó của nàng cứ như tiếng khóc, không hợp chút nào trong ngày đại thắng của toàn quân. Thôi được rồi, mất chồng này, ta sẽ đền ngay cho nàng chồng khác. Chuẩn bị trang điểm lại mà làm cô dâu. Chú rể cũng có một tước quan nhỏ ngay tại vùng rừng núi này. Hắn là người con của núi rừng nên chơn chất thiệt thà lắm. Sống cạnh nàng, hắn sẽ hiếm khi mở miệng, nàng sẽ yên tâm đàn hát cho thỏa chí mà không sợ ai trách, ai than.
Người đâu, chuẩn bị đám cưới cho mỹ nhân đây với viên Thổ quan của khúc rừng biên giới.

Kiều:
Thổ quan à? Quan của chồng ta hay của triều đình? Biên giới à? Biên giới bên này hay bên kia cột mốc?.

Hiến:
Mới hôm qua hắn còn ở bên kia bờ cột mốc đầu suối Ðoạn Trường làm quan với Từ . Ngay khi họ Từ chết đứng, hắn được lọt sang bên nay cột mốc sát sông Trường Ðoạn với ta. Ðưa bút mực đây, ta ký lệnh cho đám cưới cử hành ngay bây giờ để tối hôm nay cũng là đêm hợp cẩn.

(Nhạc vui nhộn của đám cưới trổi lên. Hai thị nữ từ bên phải đến choàng nửa chiếc áo cưới cho Kiều. Kiều chuyển sang hướng trái, hai thị nữ từ bên trái đến choàng nửa chiếc áo tang cho Kiều. Âm nhạc chuyển động theo. Từ Hải và Hồ Tôn Hiến lại đứng ở tư thế đối đầu nhưng Hải đứng yên còn Hiến thì có lúc nấp sau chiếc màn voan điều khiển Kiều từ xa như điều khiển con rối. Kiều chuyển động khi nhanh với áo cưới, khi chậm với áo tang cho đến lúc chóng mặt rồi ngất đi trên nền những câu thơ).

Dàn Ðồng Ca:
Giết chồng mà lại lấy chồng,
Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời,
Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông.
(con 4 fan nua, vo se dien tai New York thang 3 2011

Labels:

Giải Thưởng

Giải Thưởng
1.
Thời nào cũng vậy, luôn có những giải thưởng nâng cao người nhận lẫn người cho lên và cũng có những loại giải thưởng hạ thấp giá trị của cả người cho lẫn người nhận xuống.
Trong những tiểu phẩm hài thời cùng làm “Tuổi Trẻ Cười Sống” với Thanh Bạch, Xuân Hương, Tất My Loan, Quang Minh, Bích Thủy, Minh Phương, chúng tôi có đưa ra hình ảnh một anh vỏ sĩ nhận cả thúng huy chương các loại. Tôi biết có một nghệ sĩ đã bị một kế hoạch âm thầm triệt hạ vì đã lỡ đem chiếc huy chương vàng trong một hội diễn tung tăng đùa chơi vì dạo đó để gây phong trào, người ta cứ phải cho không biết cơ man nào là huy chương các loại.

2.
Chúng ta đang nói riêng về loại giải thưởng (cũng như các quỷ sáng tác của các ngành nghệ thuật) do các hội chuyên ngành đảm nhận. Theo tôi, để có những kết thúc có hậu, loại kịch bản chuẩn bị cho những giải thưởng nầy cần được điều hành bởi những người có tâm, có tài và còn phải có tầm, có dũng nữa (để không phủ nhận lại những gì mình mới vừa tặng thưởng).

3.
Tôi vừa dự một hội nghị quốc tế tam niên cho phụ nữ viết kịch. Riêng nước chủ nhà, ròng rã ba năm qua, họ đã đến từng vùng sâu, vùng xa tổ chức những trại sáng tác để tìm kiếm, bồi dưỡng nhân tài. Vài tác phẩm được chọn diễn cho các đồng nghiệp xem nơi đó, giải thưởng đâu chưa thấy, nhưng thấy rõ người viết đã khổ công đổ mồ hôi, nước mắt và đôi khi cả máu của mình để đổi lấy sự đồng cảm của cả khán phòng. Vở “Cô điếm và ngài tổng thống” của Ratna Saumpaet chạm dến cả chính quyền và tôn giáo, được xe tăng và súng đe dọa lẫn bảo vệ khi về nhiều địa phương khác diễn. Sau những tràng vổ tay của khán giả là lời cám ơn chân thành của chính quyền và tôn giáo lớn nhất xứ cô. Và tôi tin họ sẽ không có nhữnng lời “phản tỉnh”ngay sau đó.
Ðó là giải thưởng lớn nhất cho những người sáng tác.

Tuesday, September 1, 2009

http://trangridiculous.blogspot.com/2009/04/bai-cu-cop-lai.html

Nghe tin Doan Trang bi bat, khg biet co fai Trang ban cua Thanh Phuong khg, hoa la dung la nang

Labels:

Tuesday, July 28, 2009

• Khi DVD Ngọc Trong Tim ra đời, bé Anh Sáng, con gái của Ðạt và Hiền đã quen dần với việc làm mắt cho cha và là chân cho mẹ.
• Mathew Nguyễn lại nhập viện để hy vọng một người hiến tuỷ khác hợp với mình. Michelle, người đồng bệnh của anh đã ra đi vào hai giờ ngày 27 tháng 7 năm 2009.
• Số điện thoại của Lê Thanh Thúy sau ngày Thúy vẫn tiếp tục hoạt động để đón nhận những tấm lòng vàng góp vào chương trình từ thiện Giấc Mơ Của Thúy.
• Bước chân của các người bạn của bệnh nhân phong vẫn đi về Việt Nam để trực tiếp mang quà của Hội Bạn Người Cùi đến với họ.
• Vẫn chưa liên lạc được Tuấn Anh, người mơ chỉ cần nhận được một mắt từ mẹ mình.
• Cô diễn viên điện ảnh Phương Dung vừa bị mất việc làm ở một quán nhạc bên Thủ Thiêm.
• Phước Bến Tre vẫn ở nơi xa Sài Gòn trăm cây số và vẫn cho việc mình chạm vào Hoài Linh là một giấc mơ trong những giấc mơ trong đêm tối của mình.

Những lời cám ơn sẽ rất khách sáo và không bao giờ đủ cho những bàn tay, tấm lòng góp vào để có thể ra đời được DVD Ngọc Trong Tim.

Labels:

HUONG PHAN gui cho nhg dong nay tu blog cua NGOC LAN

Tôi ôm cuốn “Ký sự người đàn bà bỏ chồng” để giở ra đọc lúc leo lên giường ngủ là đã 12 giờ đêm.
Cái đèn đọc sách sắp hết pin, sáng leo lét, chữ tối chữ sáng, nhưng cứ nghĩ đọc vài trang rồi ngủ. Ðến lúc thấy mắt mỏi quá, đành với tay dưới gối, lôi cái cellphone ra nhấp nhấp cho nó sáng lên, đọc tiếp.
Ðọc đến “Có lẽ tôi đã chứng kiến được một điều quá thật: giọt nước mắt trong giờ phút hấp hối của cuộc đời nghệ thuật của bạn tôi!” tôi gấp sách, khóc.
Tôi thấy tôi, một buổi chiều còn gắt nắng, trên dãy hành lang lầu 1 sân sau của trường, tựa vào góc cột, khóc như chưa bao giờ được khóc. Ðám học trò chạy đi tìm cô, bắt gặp, chúng quay vào lớp. Lặng thinh.
Tôi thấy tôi, cũng một buổi chiều, để lại các đồng nghiệp và học trò trong phòng tập cho một hội diễn, chui vào một lớp học đã tan, ôm mặt, khóc. Bích Châu chạy đi tìm. Lẳng lặng đưa những miếng khăn giấy. Châu bao giờ cũng vậy. Nó chẳng nói gì khi thấy tôi im, hay lúc nhìn tôi khóc.
Có lạ lùng không khi công việc chính của tôi là bục giảng, nhưng nơi lấy của tôi những đam mê, những suy nghĩ, những sức lực nhiều nhất lại là sân khấu, chỉ là cái sân khấu của một ngôi trường có khoảng 4 ngàn học sinh. Vậy mà đam mê. Vậy mà thao thức.
Sân khấu có ma lực rất riêng của nó. Có bị cuốn vào đó, mới hiểu được tại sao những người nghệ sĩ chỉ cảm thấy mình tồn tại và cuộc đời mình có ý nghĩa khi mình có một sân khấu để mà đứng, mà diễn.
Tôi không là nghệ sĩ như họ, nhưng tôi có cơ hội để hiểu điều đó, và tôi khóc ngon lành cho nhân vật người nghệ sĩ bị buộc phải rời khỏi sàn diễn vì tội của những vết xâm không thể xóa nhòa trong truyện của Nguyễn Thị Minh Ngọc.
Lau nước mắt. Tôi lại nhấp nháy cái điện thoại soi vào những trang sách, dõi theo những thăng trầm của Bội Bội Châu từ những ngày mới thi vào trường nghệ thuật sân khấu, đến lúc ra trường đi diễn, những chuyến lên các trại cải tạo, và một tình yêu như định mệnh...
Tôi không là một độc giả khó tính. Truyện hay với tôi không thuộc về nó có những cách viết mới, hay hiện đại, hay mang tính triết lý hay không, mà hay, với tôi, là khi tôi bắt gặp tôi, con người tôi, cảm xúc tôi thấp thoáng trong đó.
Những ngóc ngách của lòng người, đôi khi mình đối diện, mình soi vào, cũng chẳng nhận ra, xem được cụ thể nó là cái gì. Nhưng những trang sách hay, chỉ vài đoạn, vài câu, đôi khi tưởng như bâng quơ, lại sáng bừng tất cả. Ừ, mình đây mà, cảm xúc mà mình không định nghĩa được là cái này đây mà.
Phần đầu của “Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ”, Minh Ngọc viết từ những 20 năm về trước, hay theo cách đó.
Tôi đọc phần hai và kết thúc, Minh Ngọc viết tiếp từ năm 2006 - sau gần 20 năm gián đoạn - sau giờ ăn trưa hôm nay. Tôi ôm cuốn sách leo ra xe, mở air trong cái tiết trời nóng hầm hầm, ngấu nghiến tiếp phần còn dang dở.
Tôi vẫn thấy tôi đâu đó trong cá tính của Bội Bội Châu, tuy không thích phần này như phần Một, nhưng nó giúp tôi hiểu thêm về một thế giới khác sau ánh đèn sân khấu.
Ai đó đã nói cuộc đời là một sân khấu, và mọi người trong đó đều là những diễn viên. Có đúng không?
Với tôi, điều đó đúng.
Mỗi người trong cuộc đời này đều cố gắng hoàn hảo hết những vai diễn mà mình được giao, bị chọn, hay tự nguyện nhận lãnh. Nếu mình diễn tốt, mình sẽ là đứa con ngoan của bố mẹ, đứa trò giỏi của thầy cô, cô vợ vén khéo của chồng, nhân viên gương mẫu của sếp. Bằng không thì ngược lại.
Bao giờ thì cuộc đời đúng là cuộc đời đích thực như nó phải có? Nghĩa là trong đó người ta được sống như chính mình mong muốn, với những hỉ nộ ái ố có thể rất dung tục thấp hèn, có thể rất trong sáng thánh thiện?
Hình như là không.
Người ta nhìn bánh dày thì nó phải ra hình tròn. Nhìn bánh chưng thì phải là hình vuông. A là hình mẫu này. B là hình mẫu kia. Khó thay đổi lắm những mặc định sẵn rồi. Mình muốn diễn khác đi không dễ chút nào.
Bạn bảo cứ đạp đổ đi, cứ gào, cứ khóc, cứ la, cứ chửi cho thỏa thích. Ðược sao? Bạn làm được vì bạn đã được mặc định như vậy, người ta thấy bạn như vậy mới là bạn. Người khác thì không, bởi họ có một mặc định khác. Người ta nhìn như thế này mới ra người ta. Người ta mặc định bạn là kẻ nhu mì, thì sẽ luôn là kẻ nhu mì, cho dù trong lòng bạn thật sự là một kẻ nổi loạn.
Cũng như người ta “cho rằng” Bội Bội Châu là đồng tính thì một câu bông đùa của cô cũng là một bằng chứng sống chết chứng minh điều đó là đúng.
Bao giờ thì người ta sẽ sống thực như bản ngã chính họ? Ai dám nói rằng có?
Tương đối, tất cả đều chỉ là tương đối.
Ừ, đọc đi, “Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ” của Nguyễn Thị Minh Ngọc.

Labels:

Friday, July 17, 2009

Entry cuối cùng của yahoo 360 là những dòng về www.ngoctrongtim.com
Rất vui vì cũng có vài bạn hưởng ứng trước giờ yahoo đóng cửa.
Sáng nay 4 giờ dậy để chuẩn bị sang Cali, lo những công đoạn cuối cùa Ngọc Trong Tim với Thành Lễ.

Monday, July 13, 2009

CÔ ĐÀO HÁT

Entry for July 13, 2009
CÔ ĐÀO HÁT

Sao chồng tôi đi lâu dữ vậy cà. Ảnh nói đi lấy áo cưới. Có khi nào ảnh đi luôn hôn. Hồi nảy ai như ảnh đánh mình, rồi kêu mình là đĩ.

Mình có lạ gì thứ đó đâu, hồi mình còn nhỏ xíu 2 má con đã bị bà nội cũng gọi mẹ là tiếng đó, rồi còn tùm lum tiếng xấu nữa như đồ phù thủy, đồ xướng ca vô loại, đồ thương nữ bất tri vong quốc hận... Tại mẹ cũng là đào hát mà ba thì đâu có bênh mẹ được tiếng nào đâu. Bà nội đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà. Mình vừa đi học lóm chữ vừa kiếm việc làm thêm để phụ mẹ mua gạo qua ngày làm cực hát nghêu ngao chơi, không dè lọt tai ông bầu. Ổng cho vào gánh làm tì nữ rồi từ từ được đóng đào tư, đào ba rồi đến đào nhì.

Con lạy ông bầu, con đáng tuổi con gái ông bầu đừng làm vậy với con, con không ham làm đào chánh đâu, cho con xuống làm tì nữ cũng được. Bà bầu ơi! đừng xởn tóc con, đâu có phải lỗi con đâu, phát lương thấp nhất cho con cũng được để con đi hốt thuốc má con đang đợi ở nhà.

Má ơi sao ngủ hòai vậy. Dậy uống thuốc đi má, con hát ru má ngủ nha.

Má ơi! đừng đánh con đau

để con bắt ốc hái rau má nhờ

Má ơi! Đừng đánh con khờ

để con hát bội làm đào má coi

Má chết rồi mình chỉ biết có gánh hát mà thôi nhưng anh cũng ngặt lắm, anh cứ nói mình là tình nhân trên sân khấu thôi, cưới nhau thiệt rồi, không còn ai thèm coi hát nữa.

Đã vậy, tên quan ba cứ bắt mình sau đêm diễn phải phục vụ cho 1 mình nó, không thôi nó kh ông cấp phép, rồi còn bắt kéo ghe hát đi chỗ khác, mình đi hát cho nó về rồi, thì anh em trong gánh không ai thèm nói chuyện với mình, nó giữ lời hứa không chạm tới người mình chỉ xé áo xé quần mình rồi tưới rươu lên bắt đóng vai đào say. Bởi vậy mà, anh khán giả mê tôi làm thông ngôn cho nó mới nổi điên. Tôi nói hoài mà anh không nghe cứ lấy hình tôi lặp trang thờ.

Ngó áo quần tôi bảnh bao vậy chứ cực nhục lắm khán giả ơi!.

Đám hương quản hội tề cứ thích giở ra coi bên trong cái áo đẹp có cái gì. Mấy bà vợ thì cứ nổi ghen đòi xởn tóc. Lấy được người chồng làm nhật trình tưởng ành cảm thông mà thương vợ, ảnh cứ viết bài ca ngợi vợ mà có thèm đi coi vợ diễn vở nào đâu. Giờ lại bắt vợ đi hầu rượu quan ba, không thôi nó lại không cho báo ảnh ra.

Mà sao nói đi lấy áo cưới gì mà lâu quá, thôi chẳng cần áo cưới nữa, cũng không cần đám cưới, không cần báo, không cần gánh hát hay là vợ chồng mình sống với nhau yêu thương nhau thiệt tình là đủ rồi. Mình viết em coi, em diễn mình coi.

Vậy là có cần phải quỵ luỵ đám quan ba, quan bảy gì đâu.

Kiểu này chắc ảnh dám đi luôn quá? Thì thôi mình diễn một mình mình coi.
Tags: | Edit Tags



Monday July 13, 2009 - 11:51pm (ICT) Edit | Delete

Previous Post: Entry for July 13, 2009

Comments(2 total) Post a Commentminh Offline chi viet the tham qua...

Monday July 13, 2009 - 03:45pm (EDT) Remove Comment
MAP M Offline Không thê thảm vậy thì đâu gọi là "con đào hát"
Thiệt ra ba tiếng "con đào hát" là nói lên phận nghệ sỹ rồi ...
Những mảnh đời đó , son phấn nào , nghi trang nào , thì cũng phù dung hén chị ?

Tuesday July 14, 2009 - 06:30am (ICT) Remove Comment

Labels: