Hai năm làm được ba câu,
Entry for January 29, 2008
Cau ????? Cuoi Nam (am lich)
Hai năm làm được ba câu,
Ngâm lên một tiếng, dòng châu dầm dề.
Tiếc rằng người chẳng chịu nghe,
Mùa thu núi cũ ta về nằm thôi. (Giả Ðảo)
Nguyên bản của tác giả và bản dịch của Trần Trọng San là vầy.
Tuyệt cú (I)
Nhị cú tam niên đắc
Nhất ngâm song lệ lưu
Tri âm như bất thưởng
Quy ngọa cố sơn thu
Hai câu làm mất ba năm,
Một ngâm, lã chã hai hàng lệ rơi.
Tri âm nếu chẳng đoái hoài,
Trở về núi cũ, nằm dài với thu.
Tôi thường bị câu “Hai năm làm được ba câu” nầy ám ảnh như để nhắc mình phải sống
(và học) nhanh hơn và viết chậm hơn. Hôm wa thấy ở trang tin văn của bác Trụ có những dòng nầy:
"Thi sĩ phải thôi đi sao? Trong một thời đại mà con người bị khiến phải thổi kèn đồng, hoặc tru tréo nỗi khổ đau của mình như sâu bọ, như lũ chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang tính người nhất trong tất cả mọi thứ,liệu có còn được không?" (NQT dich tu Holderlin - Tại sao thi sĩ trong thời điêu đứng?)
Should the poet cease? In a time when men are made to pipe or squeak their sufferings like beetles and mice, is literate speech, of all things the most human, still possible?
Nhưng hai chữ thôi sao lại qui chiếu về một giai thoại tuyệt vời, về một thời đại hoàng kim của thơ, thời thơ Đường, và, về một thi sĩ, Giả Đảo.
Giả Đảo tên chữ là Lãng Tiên, người Phạm Dương (nay thuộc ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc). Đi thi nhiều lần không đậu, làm tăng ở Lạc Dương, pháp danh là Vô Bản. Thường làm thơ than thân, có câu: "Bất như ngưu dữ dương. Do đắc nhật mộ qui" [Không bằng kiếp trâu dê, tối đến còn được về].
Khi ở Trường An, có lần Giả Đảo đi giữa đường, ngâm nga tìm vế đối cho câu "Lạc diệp mãn Trường An" [Lá rụng đầy Trường An], chợt nghĩ ra câu "Thu phong xuy Vị Thủy" [Gió thu thổi sông Vị], thì xô phải quan Kinh Triệu doãn Lưu Thế Sở, bị trói mất một buổi chiều. Lại có lần cưỡi lừa ngâm thơ, được hai câu "Điểu túc trì biên thụ, Tăng xao nguyệt hạ môn" [Chim ngủ cây bên ao, sư gõ cửa dưới ánh trăng], đang do dự không biết nên dùng chữ "thôi" [đẩy], hay chữ "xao" [gõ], vừa đi vừa làm điệu bộ, không để ý đến xe của quan Kinh Triệu doãn đi qua. Chính là Hàn Dũ. Ông Hàn bèn dừng xe, hỏi chuyện, khuyên, nên dùng chữ "xao", rồi mời Giả Đảo lên xe cùng lèm bèm về thơ. Thành ngữ "thôi xao" là do điển cố này.
Tương truyền cứ đến đêm trừ tịch mỗi năm, Giả Đảo đem hết thơ làm trong năm, bầy lên án, đốt nhang vái lạy, rót rượu đổ xuống đất, nói rằng: "Đây là nỗi khổ tâm của ta suốt năm." Vì Giả Đảo cũng như Mạnh Giao đều có tác phong "khổ ngâm" trong khi làm thơ nên Tô Đông Pha gọi là "Giao hàn, Giả sầu" [Giao lạnh, Giả gầy].
(Theo Trần Trọng San).
Nhưng theo bạn, tại sao lại xao, thay vì thôi?
Bac Tru cho rang:
“..ở đây là vấn đề âm thanh.
Nhưng nếu như thế, liệu gõ cửa mạnh quá, có làm chim sực tỉnh, mà bay đi mất không?”
Tui thi lai lien tuong:
Cung nen de cho nhung con chim tinh thuc, mac du.
“Thien ha bao nguoi dang ngu ca,
Viec gi ma THUC mot minh ta”
(dinh viet “Cuoi Nam- noi chuyen Dau Tien-$ dau?” nhg chua du can dam de viet nen de danh do, co the dau nam noi luon.
Le ra de hinh Gia Dao, nhg vi hai nhoc Mindy va Sonny cua MP, de hinh me tui no len day cho do buon.)
Tags: giadao | Edit Tags
Tuesday January 29, 2008 - 11:07pm (ICT) Edit | Delete
Next Post: Entry for January 31, 2008
Comments(8 total) Post a CommentChuột… Offline Em thấy dùng chữ "xao" hay hơn vì hành động gõ cửa thể hiện được cái thần thái "điềm tĩnh" của vị sư tăng hơn là hành động tự nhiên "đẩy cửa" vào.
Tuesday January 29, 2008 - 11:24am (CST) Remove Comment
8Fieu Offline Đề Lí Ngưng u cư
Đề thơ nhà ở chốn u tịch của Lý Ngưng (Người dịch: Đào Hùng)
Nhàn cư thiểu lân tịnh,
Thảo kính nhập hoang viên.
Điểu túc trì biên thụ,
Tăng xao nguyệt hạ môn.
Quá kiều phân dã sắc,
Di thạch động vân căn.
Tạm khứ hoàn lai thử,
U kì bất phụ ngôn.
Người thưa nhàn xóm nhỏ
Lối cỏ vườn cô liêu
Cây bờ ao chim đỗ
Sư gõ cửa trăng chiều.
Qua cầu xanh sắc ruộng
Đá xô động mây trời
Ai về nơi ước muốn
Hẹn nào chẳng buông trôi
Wednesday January 30, 2008 - 02:02am (ICT) Remove Comment
Nguye… Offline IM Em cũng nghĩ rằng người xưa (Hàn Dũ) khuyên nên dùng chữ "xao" để nói được đúng chất nhà Phật, trong thời điểm và trong khung cảnh u tịch nơi xóm nhỏ nọ. Nó dường như cũng là sự phó mặc "Để xem con tạo xoay vần đến đâu".
Nhưng Chị thích chữ "thôi" phải vì chữ ĐỘNG, để gọi nhau tỉnh thức "Dậy, dậy, dậy"
Mà chị ơi, hình như cụ Tú bảo "Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả. Việc gì mà thức một mình ta" chứ chị!
Wednesday January 30, 2008 - 09:46am (ICT) Remove Comment
Chuột… Offline Bài thơ dịch hay quá chị ơi!
Wednesday January 30, 2008 - 12:28am (CST) Remove Comment
8Fieu Offline Hoi nho, khi hoc o trung hoc Phan Boi Chau , Phan Thiet, thi duoc hoc nhu vay.
Con bai Chợt giấc cua Trần Tế Xương hien tai duoc dua len mang la:
Nằm nghe tiếng trống trống canh ba
Vừa giấc chiêm bao cbợt tỉnh ra.
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả
Việc gì mà thức một mình ta ?
Wednesday January 30, 2008 - 09:45pm (ICT) Remove Comment
trần … Offline IM xin giới thiệu 2 bản dịch khác để các bạn tham khảo
1 bản dịch của Nguyễn Đốc
Ba năm viết được hai câu
một lần đọc lại dôi sầu rưng rưng
bạn lòng có nở quay lưmg
thà ta về ngủ giữa rừng thu xưa
2 Bản dịch Phùng Tấn Đông
Ba năm viết được hai câu
Đọc lên chỉ mấy con trâu gật gù
bạn bè toàn những thằng ngu
thà ta nói bậy ở tù cho xong
Wednesday January 30, 2008 - 10:06am (EST) Remove Comment
Tiêu-… Offline Đang giữa canh ba đây. Giờ Tý này thì chỉ rượu là nhất! Nếu được đối ẩm với hồng nhan tri kỷ thì thực chẳng gì bằng..
Wednesday January 30, 2008 - 08:58am (PST) Remove Comment
8Fieu Offline Co le fai fuc hoi danh hieu Noname CAN moi co the đối ẩm voi nguoi ban ao nay.
Xu Tuyet nay sap dung ngo.(CAN= 20 lit ruou de. Trong thoi bao cap, chi co uong kieu Nguu Am vay thoi)
Thursday January 31, 2008 - 12:16am (ICT) Remove Comment
Labels: poem
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home