“Sóng Ngược Dòng Hương”
Entry for January 21, 2008
Ðịnh để dành entry 100 viết về “Người tốt thành phố T.” nhưng tình cờ xem được mục nầy lại nhớ đến cuốn tiểu thuyết “Biến Ðộng” của nhà văn Thái Vũ mà mình đã chuyển thể thành vở diễn “Sóng Ngược Dòng Hương” được giải thưởng LHTHToàn wốc một năm nào đó.
Nhân vật chánh trong đó là thi sĩ Ðoàn Trưng, người cầm đầu cuộc nổi loạn “Giặc Chày Vôi”, wanh việc xây Khiêm Lăng và anh đã chết thảm dưới triều Tự Ðức.
Mở đầu và kết vở là cảnh người vợ Thể Cúc điên loạn bế con kiếm chồng giữa những chiếc cọc cắm đầu của những người trong nhóm phản loạn. Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, cha cô, thoát án liên lụy nhờ Ðoàn Trưng trước đó đã bày một màn kịch cho mẹ mình đuổi con dâu rời khỏi làng Chuồn.
Trong vở đó, Thoại Mỹ đóng vai Thể Cúc và cô Ngọc Ðáng đóng vai mẹ của Ðoàn Trưng.
Còn nớ lúc đó anh đạo diễn hình cứ tiếc cho nghệ sĩ đóng vai Ðoàn Trưng không được “minh triết” lắm.
Kiếm một nam diễn viên cải lương ở Việt Nam có khuôn mặt nam tính vào những năm này là một chuyện quá khó rồi, còn đòi hỏi tới “minh triết” thì à wên đi!
Một bạn văn xứ Huế xem vở đó xong hỏi tôi, phải chăng, kể lại tích cũ “Giặc Chày Vôi” để nhắc các nhà thơ nhớ là nhận vòng hoa của các bạo chúa rồi ra khỏi thành phố là đẹp lắm rồi, dính vào các cuộc binh biến kiểu nớ chỉ có trồng đầu trên cọc thôi.
http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2008/1/140853/
Hộp thư văn hóa nghệ thuật
Thứ bảy, 19/01/2008, 21:34 (GMT+7)
* Lăng Tự Đức nổi tiếng về kiến trúc rất nên thơ, nhưng tôi nghe nói chính vì thế mà đã gây loạn lạc vì bị dân tình oán thán? Trương Vân Loan (Bùi Đình Túy, Q. Bình Thạnh)
- Vốn là một người giỏi thi phú, Vua Tự Đức đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ phù hợp với sở nguyện của con người có học vấn uyên thâm bậc nhất trong hàng các vua chúa nhà Nguyễn.
Địa điểm được chọn để xây lăng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh, không xa đàn Nam Giao. Tự Đức nối ngôi vua trong bối cảnh xã hội nhiễu nhương, bên ngoài giặc ngoại xâm tấn công, bên trong huynh đệ lục đục tranh giành ngôi báu, bản thân nhà vua lại ốm đau, bệnh hoạn nên không có con.
Để tiêu sầu, Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này như một hành cung thứ hai. Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn, hòa nhập cùng thiên nhiên trong nét hài hòa, uốn lượn của mặt hồ lớn do bàn tay con người tạo nên.
Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt tên cho công trình, với mong muốn được trường tồn. Tuy nhiên, do công việc xây lăng quá cực khổ và bị quan lại đánh đập tàn nhẫn, nên dân phu xây lăng đã nổi loạn.
Do sự việc này, vua phải đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung và viết bài biểu trần tình để tạ tội. Năm 1873, Khiêm Cung mới được hoàn thành. Từ sự việc này ca dao có câu: “Vạn Niên là Vạn Niên nào/ Thành xây xương lính, hào đào máu dân”.
BÍCH CHÂU
Tags: vanniengiacchayvoi | Edit Tags
Monday January 21, 2008 - 09:58am (ICT) Edit | Delete
Next Post: Entry for January 22, 2008
Comments(2 total) Post a CommentTiêu-… Offline Chỗ này ngồi uống rượu cũng được. Nhưng ở Huế, có lẽ thú nhất là ngồi nhậu trên đồi Vọng Cảnh, chỗ có cái lô cốt bỏ hoang.
Vạn Niên rượu với bạn hiền
Bạn hiền nhiều quá cũng phiền rượu ngon.
Kính quý chị 1 chén!
Monday January 21, 2008 - 07:33am (PST) Remove Comment
8Fieu Offline Cho nhieu moi nhat la don Mang Ca (vi day mang ca)?
hay Pha Tam Giang, Bai Dau ? (Co le fai Cau Co de hoi Trinh Cong Son va cau Tim hoi To Thuy Yen? )
Monday January 21, 2008 - 10:56pm (ICT) Remove Comment
Labels: kichbansk
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home