Sunday, July 12, 2009

Ðể gió cuốn bay

Entry for October 18, 2007

Nhân DVD “NSƯT Thành Lộc Trái Tim Nhảy Múa” vừa phát hành, nhân lang thang trên mạng gặp Trần (Rực Lửa) Ðạo Diễn.. xin đưa bài này lên đây
Ðã đăng trên báo Phụ Nữ Thành Phố (khi đăng có cắt chút đỉnh),
Ðể gió cuốn bay
Ðây không phải là lần đầu tiên có người đề nghị tôi viết kịch bản film tài liệu. Tôi đã nhận lời ngay trước những ý tưởng mình thấy thú vị. Hùng hục chuẩn bị tư liệu cho nhiều film cả tháng trời để rồi khi hoàn tất, được nghe từ nhà sản xuất câu: “Rất tiếc, cám ơn sự nhiệt tình của bạn, nhưng tình hình lúc nầy, kịch bản đó chưa xử dụng được” là chuyện rất thường.
(Ví dụ như kịch bản về những người lính biệt động ngày 30-04-1975 có mặt tại thành phố nầy, giờ sống ra sao?).
Ðây cũng không phải là lần đầu tiên có hảng phim đề nghị tôi viết một phác thảo về chân dung Thành Lộc. Và rồi cũng chẳng đi đến đâu vì tôi cũng được nghe các loại câu tương tợ.
Khi đạo diễn Kim Loan nhắn tôi đến hảng phim Trẻ để bàn một phác thảo phim về Thành Lộc, thật sự tôi cũng chẳng tin tưởng lắm là phim ra đời được. Năm 2000, hảng nầy đã từng nhờ tôi viết kịch bản về những khuôn mặt sinh năm 1975, đã có những khẳng định trong một số lĩnh vực; rốt rồi một tháng tìm nhân vật và ghi chép của tôi đành phải để gió cuốn bay. Kế hoạch ấy trở nên bất khả thi bởi vấn đề kinh phí.
Lần nầy thì 2005 rồi. Kim Loan nói có vẻ rất chắc ăn:
“Thành Lộc là một trong những khuôn mặt ba mươi năm do Thành Ðoàn bình chọn mà chị”.
Lúc đó là đầu tháng Ba-2005. Ai chứ Thành Lộc thì tôi không thể và cũng không muốn từ chối. Chúng tôi lúc đó cố chạy nuớc rút để nếu kịp, phim sẽ được ra mắt vào cuối tháng Tư.
Tôi viết xong, có đưa cho Lộc đọc qua. Lộc chỉnh sửa chút ít những chi tiết không đúng, nhưng tôn trọng tối đa ý tưởng của biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất.
Tháng Tư trôi qua, rồi nhiều tháng nữa, không nghe ai kêu réo chỉnh sửa nữa, tôi nghĩ thầm, chắc rồi lại để gió cuốn đi!.
Nửa năm sau, giữa lúc tôi phải cùng với Nguyễn Huỳnh chuẩn bị chương trình “Kỷ niệm hai mươi năm thành lập huyện” cho các bạn học viên ba trường Giáo Dục Lao Ðộng và Giải Quyết việc làm trên rừng núi Dak Rl’ap - ngoài ra còn một số “nợ nần” khá nhiều cuối năm phải thanh toán- thì nhận được tin chuẩn bị bấm máy film về Thành Lộc. Lý do tôi phải có mặt trong giai đoạn chuẩn bị nầy cũng khá hợp lý: những nhân vật do tôi chọn trong kịch bản là những người khá bận rộn và cũng khá “khó tính”. Nếu không khéo thu xếp thì những lời phát biểu mà họ đã trao đổi sơ khởi với tôi để hoàn thành kịch bản duyệt, sẽ chỉ là những lời phát biểu trên giấy.
Quả nhiên, gọi qua một lượt, chúng tôi chỉ liên lạc được hơn phân nữa một chút, người đi Mỹ chưa về như Ðàm Vĩnh Hưng, người nại cớ không quen phát biểu, người cho biết tóc đang ở tình trạng không thể thâu hình.
Tóc tôi cũng ở trong tình trạng không thể thâu hình sau thời gian cắt nhuộm cho hai phim “U6-U7” và “Hồn Trương Ba”. Nhưng sau buổi thâu hình đầu tiên, có lời đề nghị từ đạo diễn: “Coi như đường dây phát triễn phim nầy là cuộc trao đổi, trò chuyện của tác giả kịch bản phim nầy với những người có những suy nghĩ khác nhau về Thành Lộc, thay cho lời bình”, tôi đành phải trùm tóc giả vào, và cắt bớt việc, lang thang với đoàn làm phim.
Dọc đường quay, như thế có người có tên trong kịch bản đầu tiên, rút khỏi, và ngược lại có khá đông người không tính trước lại xung phong, vui vẻ vào phim, không chút giận hờn rằng không kêu họ từ đầu. Ví dụ, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, tôi mời anh vì một lần đi xem Thành Lộc diễn vai một người câm khi được nói, sợi gân trương phồng trên cổ Lộc đã khiến anh đã ứa nước mắt (vở “Vàng hay bạc nhái” - trong đó Lộc dóng hai vai). Những lời phát biểu của anh thì xoáy chung quanh việc Lộc là lá cờ đầu trong phong trào Xã Hội Hóa Sân Khấu của Thành phố nầy - và điều đó cũng là của Sân Khấu Việt Nam - Mà theo anh thì đó là lá cờ đầu có đủ uy tín và năng lực nhất để làm điều đó. Anh nói, loại đồ gàn như tôi có rao giảng đạo đức hay cách mấy thì cũng chẳng xui ai sống theo được; thậm chí có khi còn bị người nghe cười chê, dư hơi nói dóc. Nhưng theo anh, cũng nội dung đó, chỉ cần Lộc diễn thành công một vai phản diện, khiến người ta ghê tởm và KHÔNG THỂ sống theo như thế, thì đóng góp của Lộc cho cuộc đời nầy không biết bao nhiêu mà kể.
Một trường hợp cảm động nữa là Thành Lễ mua cái vé (1.700 usd) về ngay để kịp được nói mấy câu về cái người mà Lể đã chọn chữ THÀNH trong tên mình vì đã quá “thần tượng” Lộc. Quỳnh Như, Minh Phượng cũng “quá giang”, nhờ Lễ nói giúp thêm về tình cảm của bạn bè, đồng giới NGHỆ, ở nước ngoài. Với nhiều ca sĩ trong lẫn ngoài nước, Lộc đã gián tiếp tạo cho họ thói quen tốt là thích đi xem kịch Và một vở có khi xem không chỉ một lần.
Có nhà báo gặp tôi lo ngại rằng trong phim sẽ toàn những lời ngợi ca Thành Lộc, như thế phim sẽ bớt hay. Tôi thì thấy ai cũng hết sức thành thật khi phát biểu. Chuyện dựng vào ít nhiều những lời khen chê bây giờ là chuyện của đạo diễn Cảnh Ðôn. Nhóm làm phim chỉ cố giữ được những phát biểu độc lập nhau, không mang tính cách “Dàn Ðồng Ca”, chỉ toàn ca ngợi. Khởi đầu cho phát biểu của mình, Thanh Thủy nói, chê Thành Lộc cũng khó; mà khen có lẽ sẽ khó hơn.
Thật ra thì người bận rộn nhất - và cũng khó tính nhất - trong phim nầy là Thành Lộc. Trong lần gặp nhau thoáng chốc và ngắn ngủi, Lộc nhắc cố đừng để phim bị GIẢ. Nhắc lại lần nhóm làm phim cho Nghệ Sĩ Nhân Dân Thành Tôn, cha của Lộc, chúng tôi đã cố ép vào một chi tiết khó thực hiện ngoài đời là đưa ông về quê và cố kiếm sân khấu ngày xưa ông diễn, dù ngày về nó chỉ là chiếc miếu thờ Ðịnh Quốc Công Phan Thanh Giản, vừa được đập thành một đống gạch hoang tàn.
Ðoạn THẬT nhất trong phim “Thành Tôn - người nghệ sĩ” ( đạo diễn Trần Mỹ Hà - Phương Nam phim sản xuất) có lẽ là đoạn chúng tôi quay lén (vì bà cương quyết không cho quay) nghệ sĩ Huỳnh Mai trong vai trò người vợ, người mẹ đi chợ trả giá từng bó rau, con cá.
Lời bình lúc đó là “Sẽ không có người Nghệ Sĩ Nhân Dân nầy nếu không có người vợ đã từng là Nghệ Sĩ nầy, lui lại phía sau, tình nguyện làm cái bóng cho chồng.
Và cả cho con!”
Phải, điều nầy vẫn còn rất đúng trong trường hợp của Thành Lộc!.
Trong cuốn phim đang quay mang tên “Nghệ Sĩ Ưu Tú Thành Lộc - Gã Phù Thủy Cô Ðơn” nầy, sẽ đưa hình ảnh người mẹ vào bằng cách nào khi bà vẫn một mực từ chối vào phim?.
Phần tôi, rất hồi hộp chờ một xử lý mới của đạo diễn Cảnh Ðôn, như thế nào để cống hiến lặng lẽ của những người vợ, người mẹ như thế, sẽ không bị ÐỂ GIÓ CUỐN BAY.
2005
Tags: thanhloc Edit Tags
Thursday October 18, 2007 - 05:24am (ICT) Edit Delete
Next Post: Entry for October 19, 2007
Comments(2 total) Post a Comment

Ngày …
Offline
con cũng thích xem chú Thành Lộc diễn kịch lắm cô ạ, cả vai bi, vai hài đều hay, rồi đến dạng vai nhí nhảnh như trong Ngày xửa ngày xưa chú ấy diễn cũng hay nữa. Nhớ cái lần chú bị té gãy xương phải nằm viện, con cứ lo không được xem chú ấy diễn nữa, hihi.Sau thế hệ của chú Thành Lộc, Thành Hội, chú Hữu Châu và nhiều cô chú khác, con thấy hình như chưa có nam diễn viên kịch nào đủ khả năng thay thế chú Thành Lộc trên sân khấu cô nhỉ?
Friday October 19, 2007 - 10:55pm (ICT) Remove Comment

8Fieu
Offline
Co nhung nam Thanh Loc lien tuc nhan giai Mai Vang vi dung la kiem khg ra ai khac
Friday October 19, 2007 - 11:58pm (ICT) Remove Comment

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home