Bầu quốc doanh lắm khi cũng rất nhẫn tâm
Entry for February 05, 2008
.Xích lô cuoi nam
1. Doc duoc tin Mong Mot Tet se co 1 chuong trinh nao do co dung mot doan van cua minh. Khg biet co ai trung ten voi tui, va cung viet lach lam nham nhu tui hon? Neu khg thi sao khg ai nhan nhe gi voi tui mot tieng nao het. Hay la "O doi muon su cua chung, hon nhau mot tieng ... ai dung ma thoi?"
http://www.saigontourist.hochiminhcity.gov.vn/news/detail_vn.asp?id=12965
2. Nhieu chuyen muon viet nhu chuyen ong Le Van Duyet ma mot thoi (1998) Ky niem 300 nam Sai Gon, tui muon dung vo "Nguoi mang chin an tu hinh" bi cam len, ngan xuong, gio ong moi duoc dung tuong. Luc do, tui ben viet mot kich ban co tua la "Khoi Huong", hien con giu o day. http://www.gio-o.com/NguyenThiMinhNgocKhoiHuong.html
3. Neu chon 5 fu nu trong nam 2007, chac tui chon:
- nha van, dao dien film DMP (chi van lang le cho ra nhung san fam hay, cho du co giai hay khg)
- dao dien Song Chi ( noi Khg duoc voi su wyen ru cua $ de lam duoc nhg tap film tu te).
- nha van Ng Ngoc Tu (van chon duong rieng cua minh, du ai noi Dong, noi Tay, khg du cam xuc thi khg viet, wa ne Tu vi nhg gi ghi trong blog, co Ly lan Tinh)
- bien dao mua Ea Sola ( da lam bien doi va vac duoc kha nhieu dien vien cua VN lang le dien tren dat My)
- dao dien san khau Ai Nhu (lam mot cong viec tham lang la dao tao mot cach nghiem chinh cho du cac sanh vien cu roi rung dan dan)
Di nhien tui co ly do rieng cua tui, nhg chua noi het duoc.
Tui khg chon giong NTMT vi cung co ly do rieng, chua noi duoc vi wa troi la ban.
ben fia nam co the la:
- dao dien film Charlie Nguyen ( Tet nay viet mot vai bai co trich nhg dong cua Thai Hoa viet ve anh nay),
- nha nghien cuu Cao Tu Thanh ( tuc Truc Nhat Phi, nguoi nay chiu mo blog la mot cach mang lon roi).
- hoa si Lê Quang Ðỉnh (kho kha nva hy sinh nhieu de tao nen Viet Art) va hoa si Tran Luong (van thap thoang lam giam tuyen)
" ....Mới hôm nào cùng với những người bạn khác được mời đến New York, Trần Lương lặng lẽ tha những tài liệu về cho những họa sĩ trẻ giống hệt như một con chim mẹ tha mồi về cho con...
Nghe những khó khăn của họa sĩ Lê Quang Ðỉnh trước chỉ ở Mỹ sáu tháng, còn thì về quê nhà để sáng tác, nay gầy nên gallery Việt Art, coi như mười hai tháng có mặt đủ ở Việt Nam, bỏ những lời mời gọi triển lãm ở khắp nơi".(trich "Huong Tre, Sac Xuan" o Xuan Nguoi Lao Dong.)
- hai dich gia dich gia Cao Viet Dung va Pham Viem Phuong ( doc loi "to tinh" cua mot blogger cho CVD vi long yeu men sach khien minh cam dong wa, cu lien tuong toi minh hoi doc than cung ua vin vo nhg nguoi dung khac ho nhu vay de lam viec/ fai co bai tu te hon ve "Ten toi la Do" cua anh PVP dich)
- nha tho Bui Chi Vinh ( Vinh da lay lai fong do cua minh wa nhg bai tho moi dua len mang, du Vinh da viet lau roi)
Xích lô hành
(Từ chủ trương của nhà nước bắt dân nghèo dẹp xe ba bánh và xe tự chế)
Tưởng mình ta đạp xích lô
Nào hay phố xá ngựa thồ như nêm
Buộc cho ta miếng băng đen
Để cho cặp mắt làm quen mù lòa
Xỏ giàm vào mõm nữa cha
Để cho số tuổi ta già theo răng
Giật cương đi hỡi mấy thằng
Ê, sao nước mắt chợt lăn xuống cằm
Ta đi dụ khị người phàm
Thấy huynh hiền sĩ từ quan lên rừng
Dạ dày ta nhảy lung tung
Nhảy dăm phút nữa dám khùng nghe cha
Cũng may vừa tới ngã ba
Cô em yểu điệu tà tà leo lên
Lưng ta khòm giống cái yên
Chổng mông em cưỡi mùi Thiền nhấp nhô
“Ba đồng một cuốc” mại dô!
Có con ngựa đực vừa ho vừa gào
Ta thồ ngang động hoa đào
Thấy dăm kỹ nữ trắng phau trổ nghề
Thồ ngang đống rác thúi ghê
Thấy bầy tiểu tử chửi thề giành moi
Thồ ngang khách sạn em ơi
Chó ngồi ăn nhậu còn người ăn xin
Nhưng mà chớ có rùng mình
Tại ta kéo thắng chưa linh em à
Gân chân lõm tựa ổ gà
Mặt xương bụng lép chẳng ma nào ngồi
Mới ra nghề tưởng khơi khơi
"Bác Hồ ngó thẳng” đâu chơi gà mờ
Dạ dày lại đánh lô tô
Mồm ta méo xệch bên bờ tử sinh
Như là góa phụ tắt kinh
Ruột xe có chửa thình lình, chết cha!
Té ra trong cõi người ta
Ruột lô, ruột xịn khéo là ghét nhau
Đếm tiền còn thiếu xu hào
Đếm ta thấy chớm bệnh lao mất rồi
Vá giùm chút, bạn hiền ơi
Xích lô cà chớn của thời cà chua!
4. luc duoc hai bai bao cu ve mot hoi dien 5 nam 1 lan (2004)
Bầu quốc doanh lắm khi cũng rất nhẫn tâm
Hội diễn sân khấu nghệ thuật toàn quốc 2004 sẽ chính thức bế mạc vào tối nay 22-10. Thẳng thắn và cởi mở, nhà viết kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc và đạo diễn NSƯT Xuân Huyền có cuộc trao đổi sau.
+ Chúng tôi rất mong được nghe những suy nghĩ thẳng thắn của những người có thâm niên trong nghề như NSƯT Xuân Huyền và chị Minh Ngọc.
NSƯT Xuân Huyền: Gì thì gì, sau một hội diễn thất bại thế này, chúng ta cũng nên nói thẳng với nhau. Nói thẳng, nói thật, nói hết, để hiểu ra một điều: Những gì vừa diễn ra là kết quả của một nền sân khấu đang xuống dốc thảm hại trên nhiều phương diện. Tôi không thất vọng, mà mừng. Mừng thật. Bởi, sân khấu bắt buộc phải lựa chọn: thay đổi để đi lên, hoặc tiếp tục tồn tại theo cách này rồi tự khai tử cho mình...
+ Vậy thì liệu có thay đổi được không? Lâu nay, chúng ta vẫn đề cập tới nạn thiếu vắng kịch bản hay, đạo diễn giỏi nhưng chưa tìm ra giải pháp nào...
- NSƯT Xuân Huyền: Sự xuống dốc trước hết nằm ở những vấn đề ngoài chuyên môn. Kịch TS và Kịch Hà Nội khá vì sao? Vì họ có cơ chế thưởng phạt rõ ràng. Vừa rồi, Nhà hát TS gửi tôi 30 triệu, Nhà hát Kịch Hà Nội gửi 25 triệu để dựng vở. Hoàn thành rồi, mời lại họ một bữa ăn cũng khó.
Vấn đề không phải ở chuyện tiền. Không phải đơn vị nào cũng rõ ràng, minh bạch như vậy. Bây giờ, sân khấu có quá nhiều những vị quản lý cát cứ một khu vực làm ăn riêng cho mình. Chẳng hạn, tôi thích kịch bản của Minh Ngọc. Nhưng nhiều nơi, họ đặt vấn đề: Ngọc là cô nào? Dựng vở, cô ấy để lại cho chúng tôi bao nhiêu? Có được như những tác giả thường làm việc với chúng tôi không?
Đó, thiếu kịch bản hay một phần ở đó. Và trước khi kêu gào Nhà nước đầu tư, chúng ta hãy đặt vấn đề thay đổi con người.
- Minh Ngọc: Nghe anh Huyền nói mà tôi cũng buồn. Buồn nhất là tại hội diễn này, dường như giới trẻ không được chăm sóc đúng nghĩa để có thể phát huy hết năng lực và nhiệt tình của mình. Nhiều người kêu gọi sự cảnh giác với các ông bầu tư nhân trong sân khấu. Nhưng thật lòng, bầu quốc doanh lắm khi cũng rất nhẫn tâm. Bầu tư nhân thuận mua vừa bán, công khai và minh bạch mô hình hoạt động vừa thương mại, vừa nghệ thuật của mình. Còn bầu Nhà nước, họ dựng những vở diễn chống thói ngụy quân từ và tệ vô trách nhiệm. Vậy mà...
Có lần tôi nói vui: sân khấu đang bị chi phối bởi ba yếu tố: quyền lực, tiền bạc và tình yêu. Anh em nhiều lúc khổ vì mang nặng tình yêu với nghề. Lắm lúc, họ phải nhẫn nhục để được dựng vở và chường mặt ra với đời. Sau một cuộc liên hoan, có người bạn tâm sự với tôi: Được giải nhưng có vui gì đâu hả Ngọc. Tham gia, mình thấy các đoàn "hèn" đều, cùng phấn đấu cho một nền sân khấu lấy ban giám khảo làm gốc.
+ Chúng ta đang cần một hội diễn thực sự là cuộc giao lưu giữa những người bạn nghề và bớt đi tính ăn thua. Nhưng liệu, điều đó có khả thi không - khi mà với nhiều đoàn, hội diễn này liên quan tới khả năng được tồn tại của họ?
- NSƯT Xuân Huyền: Vậy thì hãy xem lại cách chỉ đạo của những người nhận trách nhiệm. Trước hội diễn, người ta kêu gọi dựng kịch bản có đề tài hiện đại. Rồi giờ chót, họ thay đổi giải thưởng, khiến anh em diễn viên các đoàn chỉnh sửa vở và tập lại một cách vội vàng. Cả chuyện chất lượng nghiệp dư của các đoàn địa phương nữa.
Chẳng phải, ở Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, chúng ta liên tục giải thể và dồn các đoàn chèo, cải lương, kịch nói, kịch hát... thành một đoàn nghệ thuật tổng hợp ư? Đi dự thi, đoàn nghệ thuật nào cũng nơm nớp lo về một số phận như họ. Vậy thì phải có huy chương bằng mọi giá để báo cáo lãnh đạo tỉnh nhà. Với cách họp kín để chấm giải của ban giám khảo, tiêu cực rất dễ phát sinh. Mà họ có công tâm đi nữa, trong tính ăn thua của hội diễn, nhiều người vẫn cảm thấy nghi ngờ. Sao chúng ta không tìm được một cách chấm giải, cho điểm công khai?
Cả chuyện cơ cấu giải cũng ấu trĩ. Ban tổ chức phải đưa ra tiêu chí cào bằng, quy định mỗi vở không được có số huy chương vượt qua 30% lượng diễn viên trong đoàn. Một vở xuất sắc, các anh có đủ dũng cảm để trao các huy chương cho toàn bộ kíp diễn viên không?
+ Nhiều người than thở rằng Hội đồng duyệt địa phương là một rào cản cho chất lượng vở diễn. Chị Minh Ngọc và NSƯT Xuân Huyền có gặp điều này không?
- NSƯT Xuân Huyền: Một đau đớn cho nghệ sĩ là thế này: nhiều Hội đồng duyệt địa phương luôn nhìn họ bằng một con mắt "gián điệp". Và việc cắt sửa vở diễn trở thành thước đo cho đạo đức và ý thức chính trị của họ. Rất nhiều người không muốn hiểu: Chúng tôi là những nghệ sĩ, chúng tôi có đủ bản lĩnh chính trị và tư cách công dân. Hãy để chúng tôi tự chịu trách nhiệm với những sản phẩm của mình.
- Minh Ngọc: Tôi nghĩ hơi khác với anh Huyền. Vấn đề không hoàn toàn nằm ở phía Hội đồng duyệt. Tự nhiên, tôi nhớ tới kịch bản Trương Chi của tác giả Hoa Phượng. Thừa tướng thuê dân giang hồ hãm hại Trương Chi - họ từ chối. Nhưng, bọn thổi sáo thiến heo tham tiền nhận lời. Họ mò đến xin làm đệ tử Trương Chi, rồi trong đêm tối rạch nát mặt chàng. Cái đáng sợ là những kẻ, vì nhiều lí do nên sắm vai trò "chỉ điểm", tìm cách khiêu khích, vu vạ cho nhau như vậy.
+ Hiện giờ, sân khấu phía bắc hầu như không có những đoàn kịch xã hội hóa. Chị Ngọc có cho rằng điều này cần thiết cho việc nâng cao chất lượng sân khấu không?
- Minh Ngọc: Rất cần, để tránh được nạn độc quyền trong sân khấu. Chúng ta đang ở trong một đất nước có luật pháp. Nếu quản lý tốt, sân khấu không việc gì phải lo rằng đồng tiền của những ông bầu sân khấu tư nhân sẽ làm hỏng chất lượng của mình. Trên thực tế, tại các đoàn nghệ thuật xã hội hóa phía nam, đạo diễn và diễn viên trẻ có cơ hội làm nghề và chứng tỏ khả năng của mình.
"Làm sao ai biết kịch nói buồn tênh?"
Thuỷ Lê
(LaoDong)
Khi những tấm huy chương đã đến hồi có chủ, câu hỏi ám ảnh người ta nhất lại không phải là cách nó thuộc về ai mà là: Điều gì sẽ được mở ra sau đây, khi cánh màn nhung khép lại? Không phải 5 năm, không chỉ 10 ngày, sân khấu nước nhà hôm nay đang khiến những người trong cuộc phải nghĩ dài hơn thế, bước nhanh hơn thế...
Còn đó, những "Kép Tư Bền"
Gần cuối hội diễn, chúng tôi mới được nghe từ vị trưởng đoàn kịch nói Nam Định thông tin cảm động ấy: Nữ diễn viên Thuỳ Linh (người vào vai Thu Hà trong vở "Sau cơn giông", giải nhất Tài năng sân khấu trẻ toàn quốc 2003) cũng đang phải đứng trước một "cơn dông" khác của đời chị: Căn bệnh ung thư dạ con, ở độ tuổi 23. Trong tình cảnh đó, chị đã nằng nặc xin đoàn cho chị một chân trong vở để được một lần nữa làm nghề, trước khi còn kịp... "Mồ hôi trên sàn tập, nụ cười trên sàn diễn" - tấm băngrôn khẩu hiệu treo trước rạp Tháng 8 (Hải Phòng) nhiều khi là câu chuyện này đây: Vẫn còn đó, những "Kép Tư Bền" của sân khấu kịch hôm nay - những người đã cặm cụi yêu nghề, yêu một cách đau đớn và khốn khổ, đã rơi - trên sàn tập - không chỉ mồ hôi mà còn là nước mắt.
Nhưng ngay cả khi mồ hôi đã đổ, nước mắt đã rơi, thì nụ cười cũng chưa chắc đã được nở trên sàn diễn, đôi khi chỉ bởi một lẽ giản đơn: Làm gì có sàn diễn mà... cười! "Cứ mỗi lần đi dự hội diễn, là anh em trong đoàn lại mất ngủ. Chỉ riêng cái việc được diễn trong rạp, giữa đầm ấm phông màn, ánh sáng; trước những hàng ghế đông khán giả cũng đã là một "cú sốc nhỏ" với chúng tôi, những người nghệ sĩ vốn quen đi diễn phục vụ tại vùng sâu vùng xa - nơi mà diễn viên không đứng trên sàn diễn và khán giả không ngồi trên ghế - chuyện kể từ Vũ Vương Huỳnh, người 10 năm nay kiên gan trụ lại đoàn kịch nói Thanh Hoá - 5 năm một kỳ hội diễn, cơ hội đó với anh em nghệ sĩ tỉnh lẻ chúng tôi khác nào giây phút một anh nông dân vốn quanh năm chân lấm tay bùn bỗng có lúc được mời ngồi lên một chiếc ghế sang trọng, sau suốt 4 năm 11 tháng cầm lòng chờ đợi...".
Kịch nói ơi, đừng thế nữa!
"Cái ghế sang trọng" mà "anh nông dân" Vũ Vương Huỳnh nói ở trên, thực ra, chỉ là rạp Tháng 8 - một điểm diễn nghe nói đã được nâng cấp chỉnh sửa nhưng trông hãy còn xập xệ lắm để "gánh" một hội diễn cấp quốc gia 5 năm mới có một lần khiến cho cảnh hội trông vốn buồn lại càng buồn hơn. Muôn thuở là sân khấu hộp với mặt bằng nông hẹp, đoàn nào diễn vở nào và muốn tái hiện một không gian thế nào thì cũng chỉ có bấy nhiêu cái đèn, bấy nhiêu điểm bố trí ánh sáng, âm thanh. Đã thế, lại luôn bị chất đầy phông màn bục bệ, cứ như cảnh nhà chật lại còn ưa bày lắm đồ - nom vừa bực vừa thương!
"Nếu cứ thế này mãi thì sân khấu khó lòng bứt lên được lắm!" - chính người của BTC, NSƯT Lê Chức, Cục phó Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng phải lấy làm buồn trước cảnh "nhà chật" nọ, sau khi xem vở "Giữa hai bờ sương khói". Đây được coi là điểm sáng hiếm hoi của hội diễn trong cố gắng chối từ sân khấu bục bệ nhưng phần nào đó vẫn không thoát ra được lối minh hoạ "tả thực" bằng các đạo cụ tạo khói gây... cay mắt cho người xem hơn là giúp diễn tả được tinh tế hơn cái phần "sương khói trong tâm tưởng".
Lẽ đương nhiên, không thể nói: 15 vở diễn có mặt tại hội diễn lần này là toàn bộ cố gắng của 15 đơn vị tham dự cũng như của nền sân khấu kịch nói VN trong suốt 5 năm qua - nói như ý của vị Chủ tịch BGK, GSTS NSND Nguyễn Đình Quang - bởi trong 5 năm đó, còn có "Điều không thể mất" của "anh cả đỏ" NH Kịch VN, có "Macbeth", có "Nhà có ba chị em" của NH Tuổi Trẻ...
Tuy nhiên, theo chúng tôi ngay cả là khi tất cả được đem ra khoe thì e rằng cũng vẫn chưa đủ để giúp chúng ta có được những hy vọng tràn trề cho sân khấu kịch nói phía bắc chừng nào nó còn bị cơ chế bao cấp đè nặng và bào mòn, chừng nào lối tư duy làm kịch ở giới làm nghề phía bắc vẫn còn chưa chịu thay đổi mạnh mẽ và đầu tư cho sân khấu chưa đủ giúp phá vỡ được hình thức sân khấu hộp cổ lỗ cũ mòn.
Với chỉ một đại diện chưa phải là tiêu biểu và chuyên nghiệp nhất đến từ phía nam, hội diễn 2004 lẽ đương nhiên chưa đủ để giúp cho các đoàn miền Bắc (và đặc biệt là các đoàn địa phương) được có dịp học hỏi kỹ càng hơn lối tư duy làm kịch "bán được vé" từ mảnh đất năng động này. Tuy nhiên, ngay cả khi đã nhìn thấy rõ con đường đi ấy thì cũng khó lòng mà bắt chước nổi do những đặc thù tâm lý khác nhau giữa người làm kịch cũng như khán giả - ý kiến của ông Trương Nhuận - Phó giám đốc NH Tuổi Trẻ.
Trong khi đó, bên lề hội diễn, nhà biên kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc đưa ra một kinh nghiệm nhỏ: "Điều quyết định chưa phải là kịch bản mà ăn thua là ở bản dựng: Phải biết dựng vở một cách cơ động và linh hoạt làm sao để khi cần nhỏ sẽ nhỏ (để diễn sân khấu nhỏ), cần lớn sẽ lớn (khi diễn sân khấu lớn). Trong đó, đạo diễn phải là người được nắm quyền lớn nhất và lý tưởng nhất là mỗi nhà hát nên có một đạo diễn riêng để giúp định hình được phong cách riêng của nhà hát mình".
"Phong cách riêng của nhà hát mình"? - điều đó xem ra vẫn còn là một hy vọng quá xa vời khi mà ngay toàn bộ nền sân khấu kịch nói phía bắc bao năm nay vẫn mỏi gối chồn chân đứng bên ngoài hàng rào "xã hội hoá sân khấu" với mô hình sân khấu nhỏ; vẫn hầu như chỉ biết đặt hết trông chờ vào dăm ba tác giả kịch bản (mà cũng vẫn còn chuyện đi "cầm nhầm" kịch bản của nhau) cùng một, hai người dựng vở chính.
Khép lại một hội diễn vui ít, lo nhiều, văng vẳng trong chúng tôi cuối cùng, không phải là ngồn ngộn những bức "thông điệp" từ hội diễn mà là tiếng thở dài của nhà biên kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc: "Tôi bỗng thấy nhớ những bạn nghề đã khuất. Nhớ Lưu Quang Vũ...".
Labels: Bao
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home