Mẹ và Con va Andrzej Wajda: “LÀM PHIM VỀ KATYN
Entry for February 05, 2008
Mẹ và Con
Kính dâng mẹ tôi, nhân chứng sống qua hai chế độ
Như thế này đã bao nhiêu lần
Con trở về thân thể đầy nam tính
Mùi rượu, mùi mồ hôi đàn bà, mùi định mệnh
Bàn tay níu lấy ngôi nhà
Ngôi nhà thuở ấy trồng hoa
Con gái đi qua thành ý tứ
Con gái đi qua thành tâm sự
Con gái đi qua thành thơ
Con thả diều bay cho hết ước mơ
Ước mơ hết năm mười tám tuổi
Mẹ không còn xoa đầu con nổi
Mẹ muốn đầu con thờ phượng ông bà
Mẹ muốn chân con đi đất như cha
Mẹ muốn bụng con thực thà như mẹ
Mẹ muốn trái tim con khoẻ
Để yêu thật nhiều người
Và dạ dày con khoẻ
Để ăn được bầu trời…
Nhưng để đến bầu trời
Con thụt lùi dưới đất
Người lớn đội cho con nón sắt
Thay bàn thờ ông bà
Người lớn dạy con hái hoa
Bằng cách xiết tay cò súng
Người lớn phát giày ống
Không để chân con trần
Vì đất không mọc cỏ
Đất nở toàn đạn bom
Con đi lính cộng hòa ba năm
Ở tù không đếm lượt
Đầu và chân tay chết
Chỉ còn sống dạ dày
Dạ dày chứa ngô khoai
Vì mẹ muốn con ăn khoẻ
Và vì mẹ muốn con yêu khoẻ
Nên trái tim con mãi mãi còn
Con mang dạ dày nghèo và trái tim son
Năm 1975 về gõ cửa
Hăm mốt tuổi, con giấu biệt bao nhiêu binh lửa
Vào đôi mắt sắp già
Gặp mẹ, con chỉ chừa ra
Cái bụng thực thà son trẻ
Cái bụng thực thà giống mẹ
Nhưng bụng mẹ bụng con thì khác bụng người
Bụng người như sông ngòi
Quanh co theo đồi núi
Lịch sử dạy ông Nguyễn Trãi
Hết vi thần thì ở ẩn làm thơ
Lịch sử dạy ông Nguyễn Du
Chưa làm quan thì làm chúng sinh thập loại
Lịch sử dạy đi dạy mãi
Mà con chưa học thuộc lòng
Khi mọi người khôn ngoan làm cách mạng ở… văn phòng
Con ngu ngốc thuộc thơ Cao Bá Quát:
“Mặt trời đỏ đi đằng nào”
Để dân đen rơi nước mắt
Đầu con thay nón sắt
Bằng mũ cối triều đình
Chân con đổi giày đinh
Bằng những đôi dép lốp
Ngay ngón tay con cũng không thuộc về con được
Ngón tay xiết cò súng Nga
Ngón tay từng xiết cò súng Mỹ
Ôi ngón tay nào do mẹ sinh ra?
Con đi theo cách mạng tám năm
Nỗi lo sợ ở tù không đếm lượt
Đầu và chân tay thêm một lần bị chết
Cuộc sống nhồi rơm co bóp dạ dày
Con đem năng khiếu đi buôn bán
Thơ trúng giải mà không hay
Thơ rẻ hơn cơm gạo
Thơ mỗi ngày ăn chay
Tráng sĩ bẻ gươm làm thi sĩ
Mẹ cứ cười con hoài…
Sao mẹ cười con hoài?
Để con bông lơn như trẻ nít
Trong bàn tiệc con làm thơ thích khách
Chém đầu mười tám nịnh quan
Thời buổi này ai cũng giống công an
Không đánh xẻng thì đánh giá
Mẹ vẫn cười con và mỗi ngày may vá
Tiền công áo 50 đồng
Tiền công quần 60 đồng
Trong khi áo quần các em con không đủ mặc
Mẹ vẫn cười con và mỗi ngày tóc bạc
Lưng còng theo chủ trương
Mắt mờ theo nghị quyết
Tay run theo lập trường
Mẹ ơi, nhớ năm một chín tám bốn
Tuổi ba mươi con chưa dám lập gia đình
Vợ không rõ thành phần lý lịch
Bạn bè thường tụ tập bất minh
Nhưng mẹ không bao giờ ban lệnh giới nghiêm
Mẹ không bao giờ xét giấy
Mẹ sợ đôi tay con run rẩy
Rút không ra khỏi túi quần
Mẹ vẫn nấu cơm và để dành phần
Cho bất cứ bạn bè nào của con gõ cửa
Mẹ không cần khuyên con chó sủa
Con chó sủa lựa mặt người
Chỉ có con người sủa không lựa mặt
Con người… săn nhau mẹ ơi!
Bùi Chí Vinh
Bộ phim này cũng sẽ đại diện cho Ba Lan trong cuộc ganh đua giành Tượng vàng Oscar 2008.
Đạo diễn Andrzej Wajda: “LÀM PHIM VỀ KATYN LÀ BỔN PHẬN THIÊNG LIÊNG CỦA TÔI!”
(NCTG) Giải thưởng lớn của Liên hoan phim Ba Lan lần thứ 32, tổ chức trong tuần qua tại Gdynia, đã thuộc về đạo diễn 44 tuổi Andrzej Jakimowski với bộ phim “Những thủ thuật” (Sztuczki) - tác phẩm này từng đoạt giải tại Liên hoan phim Venice. Tuy nhiên, ngay từ lễ khai mạc, sự quan tâm của công luận Ba Lan chủ yếu lại dành cho bộ phim về tấn thảm kịch Katyn của đạo diễn nổi tiếng Andrzej Wajda.
Đạo diễn Andrzej Wajda - Ảnh: Duna TV
Được hoàn thành sau 60 ngày quay, tác phẩm mới nhất của đạo diễn Andrzej Wajda thuật lại vụ thảm sát 15 ngàn sĩ quan Ba Lan, do Liên Xô gây ra vào năm 1940. Buổi trình chiếu của “Katyn” đã trở thành một sự kiện xã hội lớn của Cộng hòa Ba Lan. Báo chí và các kênh truyền hình nước này để những khoảng lớn và sự quan tâm đặc biệt cho bộ phim. “Katyn” được nhân thành 150 bản để chiếu khắp nơi, đạo diễn Wajda và đoàn diễn viên thì không quản ngại mệt nhọc để trực tiếp đi gặp khán giả trên toàn quốc. Bộ phim này cũng sẽ đại diện cho Ba Lan trong cuộc ganh đua giành Tượng vàng Oscar 2008.
Trước khi được công chiếu, đạo diễn Andrzej Wajda đã có một cuộc trao đổi với nhóm quay phim Kênh truyền hình Duna TV (Hungary) ngay tại Akson Studio, xưởng làm phim “Katyn”. Sau đây là một số đoạn liên quan đến bộ phim. (Người phỏng vấn là phó giám đốc Duna TV).
* Duna TV:Tôi chắc câu hỏi này không phải ông được nghe lần đầu. Tại sao đến giờ, gần 2 thập kỷ sau khi thay đổi thể chế, ông mới làm phim về Katyn?
- Một trong những lý do là tôi không tìm được nền tảng văn học thích hợp. Như ông biết đấy, các nhà văn Ba Lan cũng không có được sự chuẩn bị cho sự thay đổi thể chế. Đồng thời, tôi bị thúc giục bởi bánh xe thời gian vì chúng ta ngày càng rời xa những sự kiện lịch sử. Mọi kỷ niệm, cho dù đau đớn đi nữa, sau một thời gian cũng sẽ nhạt nhòa.
Cùng bạn tôi là Andrzej Mularczyk, tôi đã đưa kịch bản về trạng thái cuối cùng, nhưng tôi cũng làm việc một mình khá nhiều. Trong quá trình làm phim, chúng tôi đã sử dụng vô số tư liệu còn đọng lại, như nhật ký, thư từ và các ghi chép. Nghiên cứu những tư liệu này, chúng tôi đã gặp những câu chuyện và những số phận vượt quá óc tưởng tượng của mọi nhà văn. Tôi đã phải nghiền ngẫm khá lâu xem dùng hình thức kể chuyện thế nào phù hợp với việc tái hiện các sự kiện. Tôi chắc chắn rằng hành động trong phim sẽ chạy theo hai nhánh chính: một nhánh thuật lại câu chuyện lịch sử Katyn, một nhánh vạch trần sự dối trá đi kèm tấn thảm kịch. Nhánh đầu nói về cha tôi, một nạn nhân của vụ thảm sát, nhánh thứ hai về mẹ tôi, người đã cùng chúng tôi chờ đợi và hy vọng trong nhiều năm ròng, với niềm tin cha tôi còn sống. Bởi lẽ, thoạt tiên, cha tôi không có tên trong danh sách các nạn nhân. Liên Xô giam các sĩ quan Ba Lan tại 3 nơi và chôn họ trong nhiều ngôi mộ tập thể, nhưng chỉ danh sách những người bị chôn trong một ngôi mộ được tìm thấy.
* Duna TV:Tấn thảm kịch ở Katyn như được nhân đôi và khuếch đại bởi phần nói về Kraków…
- Trong khi Liên Xô thủ tiêu toàn thể hàng ngũ sĩ quan Ba Lan, sau đó, tại Kraków, lính Đức sát hại cả Ban giám hiệu Đại học Jagiellonian. Với hai sự kiện này, tôi muốn mô tả rằng hai cuộc thảm sát ở Katyn và Kraków đã định đoạt vận mệnh của đất nước trong thời gian dài, vì giới tinh hoa của dân tộc không còn nữa! Chúng tôi có thể ngẫm nghĩ rằng, giá bộ phận tinh hoa ấy, bằng một cách nào đó, trụ lại được và tham gia vào sự nghiệp tái thiết Ba Lan sau chiến tranh. Số phận của chúng tôi đã bị quyết định tại Hội nghị Yalta, hương hồn các sĩ quan Ba Lan cũng bị Yalta xóa mờ vì đối với phe Đồng minh, sự hợp tác với Stalin đảm bảo cho họ chiến thắng trong cuộc chiến. Chính họ cũng không muốn tưởng nhớ đến Katyn, bởi vậy trong nhiều thập kỷ, chúng tôi phải sống cùng với sự dối trá. Đối với tôi, không còn nhiệm vụ nào khác ngoài việc rút ra bài học. Dân tộc chúng tôi cần phải thuật lại quá khứ, vì bằng phương cách của mình, sự mô tả nghệ thuật sẽ trợ giúp để lịch sử trở thành một phần của nhận thức xã hội. Bản thân tôi, trong nhiều bộ phim trước đây, đã đả động tới những khoảnh khắc có tính chất quyết định của dân tộc Ba Lan. Trong nghĩa này, tôi cho rằng “Katyn” sẽ là bộ phim kết của trường phái điện ảnh Ba Lan.
* Duna TV:Ông nghĩ sao, sẽ còn những bộ phim khác về Katyn?
- Tôi chắc chắn là sẽ có, vì rốt cục mọi đề tài đều có thể khai thác theo nhiều cách. Chẳng hạn, có thể tiếp cận vụ thảm sát Katyn trên phương diện những ván bài trên chính trường thế giới và trong cách nhìn ấy, chúng ta có thể dẫn lời Churchill: khi tướng Sikorski đặt vấn đề Katyn, thủ tướng Anh chỉ nói “đừng có nói mãi với tôi về vụ thảm sát Katyn, những nạn nhân ấy không thể sống lại được nữa mà!” Tôi muốn nói thêm rằng tôi không muốn làm dấy lên những tình cảm này nọ, tôi gắng sức một cách có ý thức để bộ phim đừng gây ra sự thù hận về bất cứ hướng nào. Tôi cũng không muốn “Katyn” trở thành công cụ trong những cuộc chiến chính trị trong nước. Làm phim về Katyn là bổn phận thiêng liêng của tôi! Với tác phẩm này, tôi cúi đầu trước hương hồn của cha và mẹ tôi, sự hy sinh, cuộc chiến đấu của họ và những người Ba Lan khác xứng đáng để sự thật, cho dù chậm trễ đi nữa, nhưng phải ra ánh sáng!
H.Linh dịch, theo “Tự do Nhân dân”
Tin, bài liên quan: VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (PHẦN CUỐI) [31.10.2007 23:02]
VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (8) [23.10.2007 23:42]
VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (7) [18.10.2007 22:52]
VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (6) [14.10.2007 21:11]
VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (5) [11.10.2007 22:40]
VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (4) [06.10.2007 11:59]
VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (3) [02.10.2007 14:20]
VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (2) [28.09.2007 16:25]
VỤ THẢM SÁT KATYN DƯỚI ÁNH SÁNG NHỮNG TƯ LIỆU LỊCH SỬ (1) [26.09.2007 21:01]
BỘ PHIM MỚI CỦA ĐẠO DIỄN ANDRZEJ WAJDA VỀ TẤN THẢM KỊCH KATYN [22.09.2007 19:24]
[29.09.2007 23:10 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]Tags: bcvvaw | Edit Tags
Tuesday February 5, 2008 - 12:48am (ICT) Edit | Delete
Next Post: Entry for February 05, 2008
Comments(1 total) Post a CommentChuột… Offline Bài thơ của Bùi Chí Vinh hay quá chị ơi!
Monday February 4, 2008 - 12:04pm (CST) Remove Comment
Labels: film
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home