http://www.thethaovanhoa.vn/home/van-hoa-toan-canh/Nhung-ngay-cuoi-cung-cua-Xuan-Quynh-va-Luu-Quang-Vu-Kỳ-4/133/20080827085513416,14.htm
Người đầu tiên viết kịch bản về Phạm Xuân Ẩn
Năm 1983, Lưu Quang Vũ hoàn thành kịch bản Nữ kí giả. Rất ít người biết: nguyên mẫu nữ kí giả Hà Thu trong kịch bản chính là huyền thoại tình báo Phạm Xuân Ẩn. Theo lời kể gia đình, đó là kịch bản đầu tiên Vũ viết theo "đặt hàng" của Bộ Nội Vụ. Những tài liệu ở dạng "mật" về Phạm Xuân Ẩn đã được chuyển tới tay Vũ để xây dựng kịch bản này.
Năm 1985, Đoàn Kịch Bộ Nội vụ đã mang Nữ kí giả tới tham dự Hội diễn sân khấu toàn quốc. Đó cũng là lần duy nhất trong đời, Lưu Quang Vũ bước lên sàn diễn với vai trò... diễn viên. Thiếu diễn viên quần chúng, cả anh và họa sĩ Doãn Châu đều được huy động vào vai binh lính của quân đội Sài Gòn cũ trong ngày thất trận, và xuất hiện trên sân khấu chỉ trong vài phút.
Trich Ký Sự Người Ðàn Bà Bị Chồng Bỏ
(trang 73-80)
“… Có một điều bất công là, anh tưởng chỉ các anh, những người đảng viên trẻ nói riêng, và những người thanh niên trẻ nói chung như Hãn là độc quyền nỗi đau của một đất nước đang phấn đấu phục hồi lại một nền kinh tế ít ra cũng trở lại bằng thời trước 1975, lúc còn được bao cấp hai đầu, Liên Xô và Mỹ. Có lẽ anh đã thành kiến còn hơn những người đại thành kiến. Dường như anh xếp tôi vào loại bất tri vong quốc hận, anh quên tôi đã một thời và luôn là bạn tri kỷ của anh.
Khoảng mùa thu năm 1987, theo bước Liên Xô, một số chủ trương đổi mới ra đời. Ða số đều phấn khởi với một mức độ dè dặt thường lệ. “Võ Tắc Thiên” bị báo chí đánh bại sau những loạt bài kêu cứu thống thiết trong giới chúng tôi. Mọi người nói thầm với nhau. Bà ấy tạm lánh mặt cho mình ăn xong cái Tết rồi về. Các trại tập trung ở Thái Lan đóng cửa. Một số người Việt Nam bị trả về. Khán giả một phần nào đó trở lại sân khấu nhưng không thể nào đông đúc trở lại như trước thời “Võ Tắc Thiên”. Một lý do đơn giản là không có tuồng hay dù đất nước nói chung và thành phố nói riêng thật sự không thiếu người tài. Tôi được nhiều tác giả gởi kịch bản đến cho đọc vì tôi đã là đào chánh. Họ cứ tin tưởng rằng nếu tôi ủng hộ kịch bản họ thì cả đoàn quan tâm theo. Ðiều đó cũng đúng, nhưng là với những đoàn khác. Chứ ở gánh “Thanh Xuân”, gần như kịch bản nào tôi thích, họ đều không dám dựng và tương tợ, kịch bản nào tôi quan tâm thì không gặp trục trặc ở đoàn cũng rắc rối khi lên cấp sở.
Trong những tác giả tôi quen, đặc biệt Quân Lam là một người viết rất có tài. Anh là một người làm thơ, vì yêu một diễn viên nên xoay ra viết kịch. Kịch bản của anh lúc đầu quá nghiêng về tính văn học nên các đoàn dội ra. Lăn lóc giới sân khấu một thời gian, được sự góp sức của nhiều đạo diễn đàn chị, đàn anh, Lam trở thành một ngôi sao rực chói trong số những người nuôi sân khấu sống bằng công trình máu tủy của mình.
Tôi quen Lam trong dịp đoàn ra Hà Nội. Lúc ấy đang là mùa đông, tôi vừa ở bệnh viện ra, người xanh khướt, không muốn tiếp xúc ai. Mong có tiền để bồi dưỡng sức khỏe, tôi lại phải theo đoàn đi lưu diễn. Cái nghề nầy nó vậy. Mong có lá dâu cho óng đẹp sắc tơ, con tằm lại phải vét sạch tơ trong ruột nhã ra.
Chuyến ra Bắc chúng tôi đi tàu, lẫn lộn trong tôi nhiều cảm giác buồn vui. Vui vì Hà Nội và cả miền Bắc bên kia Bến Hải chúng tôi mơ gặp đã từ lâu bây giờ mới tới. Còn buồn có lẽ vì thấy quê hương sao còn nghèo nàn quá. Xe lửa chỉ vòng qua những vùng quê. Có nhiều nơi vẫn còn là người và trâu bì bõm trong bùn. Tôi yêu những phố cổ mơ hồ phảng phất bóng người xưaà Những bà Hồ Xuân Hương, ông Chiêu Hổ.. những Ngọc Hân và Quang Trung.. Khi Quang Trung ở miền Nam ra, không biết nàng công chúa của một triều đại sắp tàn ấy có đưa người anh hùng áo vải đi viếng thăm những cảnh đẹp Bắc Hà?...
Những ngày đầu, ngoài giờ diễn tôi thường đi tha thẩn một mình, thỉnh thoảng lại tạt qua Bưu điện bờ Hồ để đánh điện về cho Hãn.
“Em vẫn khỏe, vẫn mạnh, nhớ anh”.
“Nhớ uống thuốc trước khi ngủ, yêu anh”
Ngày thứ ba tôi ở Hà Nội có chị Cúc Thiên ghé thăm. Ðó là một nữ đạo diễn đang độ sung sức. Nhiều tỉnh đang xếp hàng để rước chị. Công việc có thể nói là đang ngập cổ nhưng chị vẫn đến gặp tôi, hỏi chỗ ở có gì khó khăn thì về chị mà ở. Chị đang làm Phó Giám Ðốc một nhà hát mới lập. Khi đưa đoàn vào Sài Gòn, gặp tôi ở Hội Sân Khấu, sau đó chị có đi xem tôi diễn; và tôi có đưa chị đi thăm một số các hốc lạ của Sài Gòn. Có lẽ chị đến thăm để trả lễ.
Cùng đến với chị có một anh chàng trông tướng tá bặm trợn như dân đá banh. Cúc Thiên nói đó là cậu em Lâm Vân Quân, khi viết ký Quân Lam. Tôi nhìn không ra tác giả của những vở “Tiếng hát về khuya”, “Cái chết của loài chim hiếm”.. mà tôi đã diễn. Lam nói:
- “Ðêm qua tôi có đi xem Châu diễn! Khi viết, tôi đã không hình dung vai Xuân An như vậy!”.
Tôi hỏi:
- “Sao, anh đúng hay tôi đúng?”.
Lam cười:
- “Dĩ nhiên là Châu, vì làm sao tôi hiểu được tâm lý và nhiều chi tiết khác của dân miền Nam bằng Châu!”.
Tôi nói thẳng:
-“ Ðề nghị anh không nên viết những gì mình chưa nghiên cứu sâu.”.
Với một người mới gặp nói năng như thế có vẻ không tế nhị nhưng có lẽ chưa ai nói với Lam những lời như vậy. Anh chàng phân trần ngay:
- “Tôi sẽ đưa Châu coi những kịch bản chưa được cho diễn của tôi. Bảo đảm Châu sẽ rất thích. Còn cái cô Xuân An ấy, hãy thông cảm cho tôi. Cô ta ra đời do đơn đặt hàng của Bộ Nội Vụ. Mà cái ông trưởng đoàn của Châu cũng kỳ, sao lại chọn vở ấy mà làm.”.
Chúng tôi đã quen nhau như thế. Những ngày còn lại ở Hà Nội, không ngày nào là chúng tôi không gặp nhau. Tôi đọc và có ý kiến về những vở Lâm viết dưới con mắt của một cô đào lớn lên trong cái gọi là vùng tạm chiến với tất cả sự kiêu ngạo của nó. Tôi có một cơn giận bùng nổ làm bất ngờ cả chị Thiên và Lam khi tôi biết được Xuân An lấy mẫu từ một người bà con xa với tôi tên A. Cuộc đời nhiều uẩn khúc của ông A, một nhà báo kiêm điệp viên với những bí ẩn ít người biết cần phải một cuốn sách dày mới thể hiện được phần nào, không thể vẽ thành một cô ký giả xinh đẹp đơn giản như vai Xuân An mà Lam đã viết và tôi đã diễn. Chị Thiên binh vực Lam:
- “Ðừng trách Lam, tại sao trong miền Nam này có quá nhiều chuyện hay như vậy mà không nhà văn, nhà soạn kịch nào chịu viết?”
Nhiều văn nghệ sĩ miền Bắc đã nói với tôi câu đó khi bị trách về những tác phẩm của họ thay người miền Nam kể tâm tình sâu kín của dân Sài Gòn. Những câu hỏi mà tôi không thể thay mặt những nhà văn và nhà soạn kịch của miền Nam để trả lời. Tôi chỉ biết một điều, khi cần đặt hàng, Bộ Nội Vụ chọn người miền Bắc như Lam thì thuận tiện hơn cho cả bên A lẫn bên B. Khi đã hơi thân, Quân Lam nói đùa:
- “Khốn khổ thay cho người nào làm chồng cô”.
Tôi độp ngay:
- “Nhưng bảo đảm chồng tôi sẽ hạnh phúc hơn ai là vợ của anh”.
Nguồn cảm hứng hiện tại của Lam là một nữ diễn viên trẻ đang say đắm yêu Lam, bất chấp sự bế tắc trong quan hệ ảo, thực của họ. Người vợ hiện tại của anh cũng là một diễn viên, đẹp kiểu cổ điển và chín chắn sâu sắc hơn cô kia nhiều. Chị ấy tên Ðông Tâm. Tất cả những người ấy, Lam, Cúc Thiên, Ðông Tâm đều rất quý tôi. Qua ba người nầy, tôi càng trân trọng những người Hà Nội thật sự hơn. Ở họ tỏa ra một nhân cách rất đáng quý như làm việc quần quật, cho đi nhiều hơn nhận vào và giàu có lòng tự trọng; không như một số người chúng tôi bị gặp khi họ đến Sài Gòn. Lam tâm sự:
- “Ða số những người miền Bắc có lòng tự trọng cao ít muốn vào miền Nam, nguyên do vì đã có một thiểu số vào trong ấy làm bậy. Chúng tôi rất sợ dân miền Nam đồng hóa chúng tôi với những người ấy”.
Như với Duy Hoàng thuở nào, tôi và Lam đều đồng ý với nhau rằng cuộc chiến tranh đã qua, nhưng sự tàn độc của nó sẽ còn di hại rất lâu đến nhiều thế hệ sau nầy. Những vết chém chia cắt hồn nhau của từng người trong dân tộc tôi còn nặng nề gấp mấy lần những hố bom và vết chém lớn đã xắn xuống cái vĩ tuyến mười bẩy trong hơn hai mươi năm qua. Từ rất lâu, bị đọc một vài tác phẩm văn học giả ố vì người viết không cảm xúc thật nên không thể thuyết phục được - tôi đã bị dị ứng với cái thế giới văn chương khác với bối cảnh sống của tôi. Những kịch bản giả loại đó mà tôi phải diễn cũng làm tôi chán ngán. Nhưng nghề nghiệp dần dà buộc tôi phải xúc động tới mức độ thể hiện thuần thục những tâm lý giảà Hơn mười năm sau ngày đất nước thống nhất, được đọc những điều Lam viết, nhất là những trang viết không được ra đời của anh, tôi khám phá đời sống sáng tạo còn có một mạch ngầm khác, những khát vọng lớn luôn muốn đẩy con người tới chân - thiện - mỹ và một tham vọng muốn xóa đi nỗi cô đơn khủng khiếp của con người.
Giai đoạn sau, do nhu cầu quá lớn của nhiều đoàn tạo một sức ép mạnh, Lam viết nhanh. Vài vở không được sâu sắc lắm nhưng rất nhiều người trong giới thọ ân anh đã đem lại cơm no áo ấm cho họ. Cả vợ chồng anh lẫn chị Cúc Thiên đều làm việc quá nhiều nhưng không giàu. Ở Lam luôn có một mơ ước thoát khỏi cái hiện thực mà anh đang miệt mài với nó. Anh kêu thèm thuồng thời bước ra khỏi nhà, đến ngã ba, tung đồng xu xem xấp hay ngửa để định hướng lên Hà Nội hay xuống Hải Phòng trong những cuộc viễn du không định trước.
Tôi cũng vậy, tôi rong chơi giữa thủ đô nầy, lúc một mình, lúc cùng một hay hai người nào đó, với một tấm lòng tham lam khao khát được biết thêm những vùng đất khác của miền Bắc. Ðồng thời tôi không khỏi lo âu cho Hãn ở nhà, khi tôi biết tâm hồn anh yếu đuối hơn tôi, lại có nhiều dấu hiệu báo trước điềm bất an cho hạnh phúc chúng tôi trước ngày tôi rời nhà.
Thường các đêm ở Hà Nội, khoảng nửa đêm chúng tôi mới rời rạp hát, đi quẩn quanh những con đường yên ắng, kiếm một chỗ bán phở khuya. Phở Hà Nội có nhiều chi tiết không giống phở Sài Gòn. Tôi không thể nào tả nổi cho Lam và chị Thu nghe nỗi nhớ lạ kỳ của tôi với Sài Gòn, thành phố mà tôi vừa rời, với khán giả tôi, với những nẻo phố khuya tôi về sau giờ diễn, và với chồng tôi, một nửa của tôi đang mong manh sắp vỡ trong kia.
Có lúc đang nằm ngủ với chị Cúc Thiên, nửa đêm tôi bỗng choàng dậy, mượn một kịch bản của chị đang làm với Lam để đọc. Ðó là vở “Sống mãi những tháng năm”. Rồi tôi cũng không tài nào đọc được. Tôi thèm đi ra ngoài đường, hoặc tung cửa ra, phóng tới nhà ga, đi một mạch về nhà. Tôi linh cảm đã vuột khỏi tay tôi cái một nửa trong miền Nam kia. Tôi thấy thế gian yên ắng lạ thường. Tôi thấy chị Cúc Thiên nằm như xác chết và dường như tôi đã xuất được hồn lơ lững giữa trời khuya, mặc dù tay chân tôi không còn cục cựa được. Hôm ấy là một ngày cuối tháng âm lịch. Trong suốt thời gian sống chung, vợ chồng tôi luôn có những chu kỳ ngẫu nhiên đến kỳ lạ. Hãn thường dễ thương vô cùng trong những ngày trăng sáng và đâm ra bức bối gây gỗ từ những chuyện vặt vào những đêm cuối tháng âm trời đầy sao.
Sau nầy, rà lại cùng thời điểm ấy khi tôi đang ở Hà Nội, tôi biết được một bóng ma nữa đã len được vào nhà tôi ở Sài Gòn. Hãn đã không chung thủy với tôi trong cái đêm tôi không tài nào yên giấc được. Và một loại acid tinh thần bắt đầu gặm mòn cuộc sống của tôi nói chung và sinh hoạt nghệ thuật của tôi nói riêng. Tôi biết được điều đó khi tôi vừa đặt chân vào nhà. Hãn ôm cứng lấy tôi và hôn tôi đến nghẹt thở. Sau đó chúng tôi yêu nhau, vội vã một cách bất thường. Tôi là một nữ diễn viên nên sau cái giờ khắc bất thường ấy tôi quay lưng nằm khóc. Chồng tôi biết tôi đã hiểu. Anh ngồi dậy châm thuốc hút, chờ tôi nguôi ngoai phần nào anh mới nói, giọng tâm tình:
- “Bộ em tưởng anh vui lắm hả? Anh cũng tưởng tượng bao điều. Anh hình dung ra em đã yêu người khác. Có người ở ngoài ấy về, bảo gặp em đi chơi với Quân Lam !...”.
Tội nghiệp Lam, anh ấy không biết gì hết. Những cơn say khướt sau đó của Hãn thường đem Lam ra đay nghiến. Còn tôi có thể đoán ra anh đã gục ngã với ai trong số các phụ nữ tới đến nhà chúng tôi xin được làm em gái của anh chị .
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home