Monday, July 13, 2009

Trinh Tiên 4. LỜI TỎ TÌNH ÐẦU TIÊN

Entry for March 23, 2008
4. LỜI TỎ TÌNH ÐẦU TIÊN


Những trận đánh ghen như thế mà người thua cuộc bao giờ cũng là má, đã diễn ra suốt những tháng đầu cuả học kỳ một.

Lớp học thì vui nhưng mệt như một cái vườn trẻ vì ở học kỳ đầu các thầy cô chủ trương cho học nhiều từ những trò chơi. Giờ học sinh khoái nhất chính là giờ của người thấy lớn tuổi nhất: cô Hương Tần. Cô chủ trương nghệ thuật như một cuộc chơi, còn chính trị, chỉ là những quy luật tất yếu của cuộc sống. Anh Bắc, bí thư đoàn trường, một anh bộ đội chuyển ngành về trường thì cũng có những quan niệm về học và làm thoải mái như cô Tần. Nhưng thầy Sang, dạy Tiếng nói Sân khấu cho lớp Cải lương 6 thì có quan niệm về chính trị hơi xưa. Những lần họp thanh niên, thầy không bằng lòng về việc Hà Phi hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn như chủ trương của một số người khi vừa giải phóng thành phố.

Nghe nói hồi xưa, lúc cùng học lớp đạo diễn với nhau, thầy Minh và cô Dung bị thầy Sang, khi ấy là lớp phó kiểm điểm hoài. Cũng may mà không lọt vào lớp Tiên một thầy, cô nào căng cứng kiểu đó. “Nhiều chuyện” hình như là một đặc tính cuả học sinh ở đây. Chẳng biết do đâu, tụi nó biết cả chuyện cô Tần cũng bị làm kiểm điểm ở một câp độ cao hơn vì nhiều nhân vật quan trọng trong trường cho là cách dạy của cô Tần “không sư phạm”. Có đứa còn cho biết, hình như khi học đến năm cuối, đã có một mối tình tay ba giữa thầy Minh, cô Dung và thầy Hải tóc dài, dạy Lịch sử Sân khấu. Tiên cho đây là chuyện hư cấu, nhưng trong lớp đã có khối đứa tin. Có lẽ vì trước mắt tụi nó các người ấy có vẻ khá thân với nhau, nhất là cô Dung và thầy Minh. Nghe nói một nhà văn hóa trung tâm đã mời cô Dung về làm việc. Nhưng cô vẫn đến lớp phụ việc không công cho cô Tần và thầy Minh. Rất nhiều lớp phân bì lớp Tiên sướng ghê, được học toàn là thầy “tuyển”: cô Tần, cô Mai, thầy Minh, thấy Trọng, và cả cô Dung... Với lực lượng như thế, sắt cũng phải mềm!”. Ðó là câu tuyên bố khá đại ngôn của Thanh Thoa.

Tương lai chẳng biết có nên chi không nhưng càng ngày bọn Tiên càng thấy toàn chương trình khá “nặng”. Chính các thầy “tuyển” ấy đã phối hợp nhau để nghĩ ra những môn mà các khóa trước chưa hề học qua. Thí dụ như học tung hứng, học thể dục thẩm mỹ, học thanh nhạc, học múa cổ điển, múa dân gian, múa ballet...

Nhiều bửa học nhào lộn xong, ra khỏi phòng tập, đứa nào đứa nấy như cái mền rách. Lúc ấy chẳng thấy ai đẹp ai xấu nữa mà ánh sáng chỉ còn hắt chiếu trên mặt cuả những người dồi dào sức khỏe. Sau những buổi tập hình thể như vậy, cả lớp mới phát hiện ra người yếu nhất bên nữ là Thiên Kiều vì Kiều đau tim, không dám tập những động tác mạnh. Khỏe nhất lại là cô bé My Phương. Còn yếu nhất bên nam lại là lớp trưởng Anh Quân. Sau một thời gian học chung, nghe lời Trinh Tiên, Quân đã bỏ hẳn bộ đồ da đen bóng nên không còn biệt danh đó nữa. Giờ hình thể và những buổi tập nhào lộn là “thảm họa” đối với Quân “già”. Quân phân bua với mọi người là bị máu xâm, chỏng ngược người lên thì xỉu. Tuy vậy, Quân vẫn là người giỏi khiêu vũ nhất lớp, quay valse như điên mà không hề bị chóng mặt. Và càng học chung lâu, Tiên càng thấy tính tình Quân “già” trẻ con nhất lớp này, rất khoái được khen dù biết là lời xạo, còn ai chê một câu nhỏ cũng mặt giận mày hờn.

Cô Tần bắt mỗi đứa phải về ghi Nhật ký Diễn viên, mỗi tháng gom lại cho cô kiểm tra hẳn hoi. Học đã mấy tháng rồi mà vẫn còn một số đứa lẩn lộn nhật ký diễn viên với nhật ký đời thường dù cô nhắc hoài: mục đích của việc ghi chép này là sưu tập, tàng trữ tư liệu để sau này có dịp mang ra dùng cho vai diễn.

Thỉnh thoảng bọn Tiên vẫn đổi nhật ký diễn viên cho nhau xem.

Những đoạn sau đây đọc được trong Nhật ký Diễn viên của Quân :

Ngày... tháng... năm 1981

Bị các bạn chế nhạo quá, mượn bộ Ðông Châu Liệt Quốc về cố gắng lắm chỉ đọc được chuyện U Vương trong vòng một tuần. Ðọc tới đoạn bà Bao Tự không chịu cười mình nghĩ rằng bà ấy chắc bị đau bao tử kinh niên.

Ngày... tháng... năm 1981

Trong lớp ai cũng coi mình là một anh già nên không cho mình đóng vai trẻ. thèm được đóng vai trẻ. Tại sao không ?

Ngày... tháng... năm 1981

Ði học rồi mới thấy tội nghiệp vợ và con. Vợ mình thấy mình vật lộn với cuốn Nhật Ký Diễn viên một cách khổ sở nên đòi viết giùm. Mình kiên quyết không đưa. Trời ơi, cả lớp sẽ cười nhạo mình nếu biết những trang nhật ký của lớp trưởng do bà xã viết...

Một đoạn trong Nhật ký Diễn viên của Thi:

Ngày... tháng... năm 1981

Ði xem hát bội với cô Dung và thầy Minh. Tích “Hồ Nguyệt cô hóa cáo”. Không hiểu tại sao lại có người đẹp mặt mà lại độc ác như Tiết Giao. Cô đào Tố Khương còn quá trẻ để diễn một vai mà mỗi lời ca tưởng như hộc ra từng bụm máu, mỗi bước chuyển mình là lông cáo rần rần trổi dậy trên da.

Nghe thầy Minh kể khi ông Ðào Tấn chết có để lại di cảo chuyện Tiết Giao. Khi đi ngang mộ Hồ Nguyệt Cô, con ngựa của Tiết Giao lồng lên không đi được. Ðến khi viên ngọc rớt xuống mộ, hồn oan họ Hồ mới siêu thoát.

Ngày... tháng... năm 1981

Gặp ông già áo quần năm bảy lớp vá chằng đụp, đeo kính và hồ lô rượu nhỏ cột lưng, tay chân lỏng khỏng, đứng giữa đường làm chim bay. Chẳng ai để ý tới ông, dường như người ta đã quá quen với cạnh tượng này. Có người nói ông ta là một nhà thơ. Trong sân khấu nếu mình xây dựng một ông điên hay một nhà thơ như vậy người ta sẽ cho là mình cường điệu.

Ngày... tháng... năm hôm nay nghe ai xúi mà mặ quần trắng, áo trắng với một đôi giày đỏ. Trông “chóe” không chịu được. Cô này đôi lúc bị mauvais goùt đột xuất. Thiếu người chỉ bảo về ăn mặc. Ghi lại đây để lưu ý khi xây dựng một nhân vật mauvais gouạt.

(Bửa hôm đó, đôi guốc của Trinh Tiên bị ba ném đâu mất, quýnh quáng phải mượn tạm đôi giày đỏ của Quỳnh Tiên).

Trong Nhật ký Diễn viên của Phi:

Ngày... tháng... năm 1981

Một ông già lọm khọm đưa một bà già lưng còn thẳng đi trên sân cỏ vắng vẻ cùa trường đua Phú Thọ. Hai mái đầu trắng xóa như bông. Bỗng nhớ tới câu hát: “Áo xưa dù nhầu, cũng xin bạc đầu, gọi mãi tên nhau”.

Thật xấu hổ khi lưng mình còng hơn lưng của bà già. Có lẽ vì mặc cảm ốm lại cao nên mình cứ còng lưng xuống. Mỗi lẫn nhớ đến bà già mình lại có dịp sửa lưng lại. Kệ, thà ưỡn ngực vẫn hơn còng lưng.

Ngày... tháng... năm 1981

Ðến tìm Vương, gặp bà cụ ở Ðà Lạt xuống thăm con. Phải cố gắng để không cười. Bà cụ người miền Trung. Tính tình kỹ lưỡng nhưng rất hà tiện. Cỡi manteau và áo len sang trọng ra, bên trong cùng là một chiếc áo rách tả tơi. Vương nhăn nhó, sao má không bỏ làm nùi lau cho rồi. Bà cụ gạt đi, phung phí! Cái này còn dùng được, tệ lắm cũng mười năm!

Còn trong Nhật ký Diễn viên của Tiên:

Ngày... tháng... năm 1981

Cùng với má đi coi vở kịch nói của một đoàn nổi tiếng. Cô diễn viên chính dường như có chuyện gì đó làm phân tâm, thỉnh thoảng cô đứng liếc xuống khán giả làm mất cảm tình của người coi. Có lẽ hôm nay có một nhân vật nào đó (đối với cô) đi xem.

Ngày... tháng... năm 1981

Gặp chú hề Viễn Thanh nổi tiếng ngày xưa đang bán cà-phê với bà vợ thứ tư. Chú nói vơi ba:

- “Tôi thèm được diễn lại. Nhưng phải có kịch bản đàng hoàng. Các soạn giả bây giờ ít đầu tư cho vai hài. Viết sao cho khán giả cười được và sau đó người diễn và người xem được khoẻ hơn, khôn ra không phải dễ”

Ngày... tháng... năm 1981

Ông thợ sửa giày nói:

- “Tôi chọn điểm này mà hành nghề để được phục vụ các cô, các cậu, những ông hoàng bà chúa trong tương lai”

*

* *

Con gái ông cũng mơ sau này được thi vào ngôi trường mình đang học.

Bên lớp cải lương có một anh chàng mê Tiên. Mê ra mặt. Tiên được giấy đi học Ðối tượng đoàn. Và đó là cơ hội để anh ta được ngồi gần Tiên. Tên anh hơi trúc trắc: Giang văn Cương. Lần đầu tiên gặp nhau và mãi về sau, bao giờ anh cũng kề sát mặt Tiên, hạ giọng trầm cúa dây xề dây hò, âm sắc chèn bẹt, nhão nhè:

- “Sao Trinh Tiên, ba má khỏe không em?”.

Anh thường mua đồ ăn cho Tiên và tuyên bố với mọi người:

- “Thương mà không cho ăn là thương giả dối”.

Lúc đầu Tiên sợ chết khiếp khi ngồi cạnh anh. Sợ đến độ không dám từ chối những bánh mì, trái cây anh nhét đầy giỏ Tiên, nhưng riết rồi Tiên quen, thấy chuyện ấy cũng thường thôi. Từ lúc Tiên trả lại những bánh quà, Giang văn Cương tức nghệ sĩ (trong tương lai) Biên Cương buồn hẳn ra mặt.

Trường này, nghe nói những năm trước rất khó khăn chuyện yêu thương. Người lãnh đạo trường trước đây luôn răn đe toàn thể học viên của trường phải tránh những chuyện yêu trên sàn diễn yêu xuống sân trường. Bây giờ trường đã có phần xiết hơn thành thử nghe nói cũng có vài mối tình nẩy nở.

Riêng ở lớp mình, Tiên không nghĩ rằng sẽ có cặp nào trong lớp yêu nhau. Ðôi lúc cô tưởng như đây là một gia đình có 15 anh chị em sống với nhau có mẹ là cô Tần và các dì, chú là những thầy cô khác. Hà Phi thì không đồng ý với Tiên. Nó bảo điều đó chỉ đúng với mấy “mụ già” như mình thôi. Phi dám cá là Hữu đang nhắm một trong ba cô bé Lan, Phương, Chi...

Càng ngày Tiên càng thấy mình gần với cái lớp này hơn gần với gia đình. thử coi, một ngày hai mươi bốn tiếng, ngoài những giờ ăn, ngủ, nghĩ, bọn Tiên ở trường hết tám tiếng, có khi đêm còn phải đi coi thêm chỗ này, chỗ nọ, gần hết cả thời gian sống. Ở đây, bạn bè dễ thân thiết hơn bạn học ở phổ thông và cũng hơn cả những trường Ðại học và Trung học Chuyên nghiệp khác vì số lượng ít hơn, lại học nhiều hơn. Ðó là chưa kể thời gian tự tập bài với nhau trong những buổi trưa, chiều về muộn.

Dần dà, họ đâm ra rành chuyện gia đình nhau, và một vài phác nét của hoàn cảnh riêng tư. Ngay cả những nhười chủ trương sống tách rời tập thể vì nhiều lý do cũng khó tránh được sự chăm sóc của toàn lớp. Các bạn biết được cả chuyện gia đình Tiên thường bị xáo động bởi những vụ đánh ghen bèn rũ nhau đi ủng hộ tinh thần cho má Tiên. Kết quả khả quan khá rõ. Những đứa ở tỉnh, tiền tiếp tế tới chậm cũng được ép phải nhận tiền tạm ứng từ bạn bè. Những chuyện quan tâm, chăm sóc nhau thường do Thi hoặc Phi phát hiện, đề xướng ra. Còn Quân, tuy là lớp trưởng nhưng vẫn tiếp tục hời hợt, vô tâm. Tuy vậy Quân vẫn là một người tốt bụng, dễ chơi. Tuy luôn chăm sóc bề ngoài hơn tâm hồn bên trong nhưng khi biết ai cần gì, nếu giúp được, Quân sẽ giúp ngay. Chính vì vậy Quân suýt mất chiếc xe đạp “chiến” nhất trường trong một vụ scandle xãy ra khi nhập học được chừng vài tháng.

Nhi là một cậu sinh viên lớp đạo diễn, đậu vào trường cùng lượt với bọn Tiên. Nhà giàu. Con một. Cũng là một anh chàng rất có vẻ “dân chơi” như Quân. Nhà nhi ở ngoài kia nên nhà trường xếp cho Nhi một giường bên ký túc xá nam trên lầu ba của rạp hát. Một hôm, xuất hiện một cô gái mặt mày khá “ngầu”, tóc tai hoang dại từ quê Nhi vào xưng là bạn gái đến ở với Nhi. Cả khu ký túc xá nam đang nhốn nháo lên vì chuyện này. Thầy sang, phó bí thư đoàn phải họp với Nhi bàn cách “giải quyết” cô gái. Tối đó, cô ta nhậu say bí tỉ về đòi cứa tay cùng chết với Nhi. Cuộc tự tử không thành công. Sáng hôm sau, Nhi đang đứng lơ ngơ với cô gái và một cánh tay băng trước cổng thì Quân đạp xe đến. Nhi nói mày cho tao mượn xe đưa cô ấy đi nhà thương. Trưa Nhi đi bộ về một mình. Hỏi xe đâu, nói bị cướp. Hỏi bạn đâu, nói đã về quê. Gia đình Quân ra ngã sáu Phù Ðổng chuộc lại được chiếc xe. Hóa ra Nhi bán xe đề lấy tiền mua vé tàu cho bạn. Nhi chịu nghĩ học chứ không muốn trả tiền chuộc xe dù nhà Quân cho nợ. Mẹ Nhi từ ngoài kia bay vào, khóc, nói bà dư tiền mua cả chục chiếc như vậy nhưng biết sao giờ, bà cứ bận đi công cán nước ngoài nên không có thì giờ chăm sóc con, và có lẽ ngành này, theo bà, cũng không hợp với tạng người của nó.

Câu chuyện xãy ra làm cả lớp Tiên bần thần. Chưa kịp hoàn hồn thì xãy ra tiếp một sự kiện không được nghệ thuật lắm trong một ngôi trường nghệ thuật, mà lại xãy ra trong chính lớp cúa Tiên. Có một nhân vật thường “chôm” đồ trong lớp. Chín mươi phần trăm người bí mật ấy là con gái vì gần hết các cô trong lớp là những nạn nhân. Người mất nhiều nhất là Hà Phi vì cô này rất ít chú tâm giữ gín đồ đạc của mình. Xấp vải chị của Phi gởi đi may, tiền hụi cùa mẹ nó, chiếc nhẫn mặt ngọc của bà cô cho... Yến mất cái áo tập. Anh Hoa mất sợi dây chuyền. Lan mất đồng hồ. Lan, Phương, Chi mất tiền. Diệp mất đôi giày tập. Kiều là đứa duy nhất không mất đồ. Có lẽ vì nó ít chơi với ai. Nhưng nhà nó khá giàu. trước vụ nhi bán xe của Quân, ai cũng nghĩ họa là điên mới nghi cho Kiều, nhưng bây giờ thì tụi nó nghĩ khác đi. Người giàu vẫn có thể nhúng tay vào bất cứ chuyện gì người túng thiếu có thể làm. Ờ, biết đâu được. Dường như mọi chuyện đều có thể xãy ra được ở trường này.

Có lẽ đượỳc trong mắt nhiều người điều đó, chính Thiên Kiều đứng ra yêu cầu mở cuộc khám xét điều tra. Trước đây, cô Tần và thầy Minh nghe phong phanh (vì tụi nó dấu bớt đi) có họp một buổi để răn đe nhưng chưa có tang chứng để phăng ra. Nay thì đã có thể thu gỏn số người nghi ngờ. Sau một buổi học chiều, cô Tần họp toàn bộ nữ học viên trong lớp. Và khi cô Tần vừa dứt lời, Kiều là đứa lên tiếng trước.

Chưa bao giờ Tiên thấy Kiều dữ như vậy. Nó nói:

- “Tôi chưa biết người tồi tệ trong chúng ta là ai nhưng tôi thấy rõ người này không phải vì tham mà vì muốn hại tôi. Nói thiệt với các bạn là tôi đã cố tình để tiền vương vãi một cách bất cẩn nhưng tôi không hề bị mất. Như vậy là sao? Có phải kẻ nào đó muốn biến tôi thành người con gái duy nhất trong lớp này không mất tiền để tất cả nghi ngờ tôi không?”

Rồi Kiều khóc. Xong nó tiếp:

- “Nhiều lúc tôi chỉ muốn nghỉ học, nhưng chắc chắn điều đó sẽ càng khiến các bạn nghi tôi hơn. Bởi vậy tôi tha thiết mong cô và các bạn làm cho ra lẽ”.

Hà Phi luôn rất bình tỉnh trong những tình huống như thế này. Nó nói, khoanh vùng lại đi. Kiểm tra lại xem khi những vụ mất cắp xãy ra thì những ai thường lẩn quẩn ở hiện trường. Rồi loại dần ra, thu hẹp những người nghi ngờ, trước sau gì kẻ đó cũng lộ mặt. Anh Hoa đồng ý. Nó nói Kiều đã nói vậy thì trong chín người con gái lớp này, ai cũng có thể là ngươi lấy, kể cả người mất nhiều nhất làợ Phi.

Vì là người viết chữ đẹp nhất lớp, bao giờ Tiên cũng là người ghi biên bản. Cô giúp cô Tần vẽ lại hiện trường và ghi tên những người có mặt lúc đó. Chưa gì đã thấy hai người có thái độ khác thường. Ðó là Thúy và Yến. Thúy khóc, còn Yến thì mặt tái xanh, mắt thù hằn nhìn đăm đăm về phía trước. Ba cô bé Lan, Phương, Chi sợ quá, ngồi im thin thít, không dám hở lời, có cảm giác như cùng nhau điều tra một vụ giết người.

Cô Tần hỏi kỹ lại từng đứa về diễn biến mọi chuyện. Một số người được loại ra hẳn khu vực nghi ngờ. Ðó là ba cô bé và Phi, Kiều. Hai vụ dễ thấy nhất là sợi dây chuyền của Anh Hoa và áo tập, khăn lông của Yến. Khi Yến mất đồ, người vào phòng thay đồ trước và sau nó là Hoa, Tiên, Thúy. Còn Anh Hoa mất sợi dây chuyền sau giâc ngủ trưa có Yến, Thúy và Tiên.

Tiên quan sát cả ba người cùng bị tình nghi với mình, bởi cô biết thủ phạm chỉ là một trong ba người đó. Thúy vẫn khóc, Yến vẫn mắt căm hờn, mặt tím. Chỉ có Anh Hoa thản nhiên như không có chuyện gì. Dường như mọi chuyện đã phơi ra ánh sáng trong đầu cô. Ai lại có thể lạnh lùng trong một tình cảnh như thế này. Ngay cả Tiên, hơn ai hết, biết mình không phải là thủ phạm, cô vẫn xúc động bồn chồn khi nghĩ đến việc trong lớp có một người như ma, sống hai mặt với bạn bè. Và kẻ đó trước sau gì cũng bị lộ diện. Cô đoán Thúy khóc vì nó tủi thân bởi nhà nó nghèo nhất nhì trong lớp, nó đã tránh mọi phiền hà bằng cách ít tiếp xúc với ai mà cũng không khỏi. Yến thì có lẽ máu-quận-tư của nó nổi lên. Nó đoán nó bị nghi vì mọi người cho là nó đang ở một khu “quậy” nổi tiếng thuộc quận Tư. Còn Anh Hoa, sao nó lại có thể dủng dưng được như vậy hở trời, khi thời gian qua. mọi người vẫn coi nhau như trong cùng một gia đình. Nhưng cô nói gì bây giờ khi bản thân cô cũng nằm trong danh sách tình nghi mà chưa có cách gì để chứng minh sự vô tội của mình.

Cô Tần muốn nghe lời phát biểu của từng người. Thúy nói trong tiếng khóc:

- “Em không có lấy”.

Yến nói với âm sắc hằn học:

- “Em đề nghị những người bị tình nghi này tới Lăng Ông thề với em”.

Tiên cũng tức tối:

- “Em đồng ý đi thề với Yến!”.

Nhưng khi Anh Hoa ngồi rề rà nói về sợi dây chuyền của mình thì Tiên không chịu nổi nữa. Cô đứng dậy:

- “Tôi nghĩ rằng Anh Hoa không mất sợi dây chuyền ấy. Có lẽ Anh Hoa dấu đi và hô hoán lên thôi. Trong những người bị mất cắp, tôi thấy Anh Hoa không giống người bị mất cắp nhất. Ngay cả Thiên Kiều, tuy không bị mất gì nhưng nó cũng không thể thản nhiên được như Anh Hoa. Chỉ có một lý do duy nhất để giải thích sự thản nhiên đó mà thôi: Anh Hoa chưa hề bị mất và cố tình đánh lạc hướng cuộc điều tra...”.

Anh Hoa lúc bấy giờ mới miệng năm miệng mười lồng lên gây sự với Tiên. Cô Tần phải giải tán buổi họp chung để gặp riêng từng người: Thúy, Yến, Hoa, Tiên...

Anh Hoa vẫn còn đi học được vài buổi nữa trong một không khí nặng nề của toàn lớp. Có lẽ biết trước sáng thứ hai đầu tuần, quyết định đuổi học cô sẽ được đọc trước toàn trường trong buổi lễ chào cờ, Anh Hoa không đến lớp nữa từ hôm thứ sáu.

Nhiều người đổi biệt danh “Vượn mẹ Trinh Tiên” sang thành “Sherlock Trinh Tiên”. Trong ngày thứ hai xám xịt đó, một anh sinh viên lớp đạo diễn ba đến mời Tiên đóng một vai. Tiên từ chối với lý do cô Tần chưa cho phép học viên năm thứ nhất đi đóng giùm. Anh vẫn khăng khăng, anh sẽ dàn xếp với cô Tần, phần Tiên cứ đọc kịch bản đi, Tiên sẽ thấy trong trường này, chỉ một mình Tiên hợp với vai diễn này thôi.

Chiều cùng ngày, Tiên trốn mọi người lên một góc sân thượng của sân thượng ngó mong xuống phố xá chợ búa lao nhao bên dưới. Chuyện Anh Hoa làm cô buồn quá đổi vì dù sao cô cũng đã tham gia vào việc đẩy tới chuyện nghỉ học của một người.

Cô mở kịch bản của anh đạo diễn kia ra đọc thử. Trang đầu tiên hóa ra là một bức thư tỏ tình với cô. Cô than thầm : “Trời ơí! Sao lại tỏ tình lúc này”.

Cô chẳng còn hào hứng đọc kỹ thư. Cô cũng chẳng còn nhớ khuôn mặt người đưa thư. Ðó là một khuôn mặt không gây ấn tượng.

Có tiếng Quân, Lan, Chi bên dưới réo gọi tên cô xuống tập tiểu phẩm. Giang văn Cương đứng đợi cô ở cổng trường:

- “Sao, Trinh Tiên, ba má khỏe không em?”.

Tiên đang buồn bực cũng phải phì cười. Ít ra như anh nghệ sĩ (trong tương ai) Biên Cương này vậy mà còn gây ấn tượng hơn.

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home