Sunday, July 12, 2009

Máu Ðiên

Entry for October 23, 2007

@Máu Ðiên
(hay Máu Chó Dại)
Một họa sĩ nói gần như ai là hoạ sĩ cũng có máu nầy trong người.
Tui nhớ hồi nhỏ xíu đâu cỡ năm tuổi đã có người gắn chữ Khùng cạnh tên tui.
Mới gần đây, (cách đây đâu khoảng hai năm) tui bị nghe một chuyện vu khống về mình đến lần thứ tư, đành phải gỏ cửa phòng một anh lãnh đạo SK để nhỏ nhẹ thưa rằng:
- Anh có biết con Nguyễn Thị nầy có Máu Ðiên trong người hay không?
Nghe hết chuyện, anh kêu tui bình tỉnh, coi chừng đây là âm mưu của những người miền Bắc tung ra để chia rẻ Miền Nam mình. (dù hai nguồn cung cấp tin cho biết tui bị bịa chuyện vu khống có Hai NS Nhân Dân ngoài Bắc+ Một NS Nhân Dân trong Nam + một NSƯu Tú trong Nam.)
Ma dung ra tui khg cua rieng Mien Nam, tui la nguoi Viet Nam, cha Hue, Ma Quang, de Baria, lon len o Long Xuyen, Pleiku, PhanThiet, Hue, Saigon
@ Blog là nơi để Nói Thật nên cũng dễ trút vào đây những cơn Ðiên đôi khi có hại cho công việc đang làm.
Ðịnh chuyển một số chuyện thật thành kịch bản Hài ngắn với lời Thề là tui sẽ chối nếu có ai hỏi chuyện trong blog có thiệt hay không.
Nhưng nghĩ lại mình sắp về thăm má. Lạy trời cho má con được yên ổn bên nhau ba tuần mà chồng tui cấp phép. Thôi, Câm.

“Trời sanh mỗi vật mỗi ngon,
(hay mỗi chuyện mỗi OAN)
Từ từ lỗ miệng cho chồng con đặng nhờ.”
Từ đây đến ngày về chắc chỉ là moi những bài cũ ra xài thôi.
@ Bài “Nọc Nạn” nầy viết nhân biết được một nhân vật sống trong các tác phẩm tốt nghiệp của tui còn sống.
Chưng hình với VIFF vì $ tặng nhân vật nhờ có ghé tay vào “Sống Trong Sợ Hãi” với dạo diễn Bùi Thạc Chuyên
“Nọc Nạn”
Ðọc được bài “Kim Cương và cuộc kỳ ngộ sau 51 năm” của Thanh Hiệp trên trang điện tử của báo Người Lao Ðộng, tôi cảm thấy mình phải làm một cái gì đó để chia xẻ với người phụ nữ tên Ut Trọng trong ảnh.
Năm 1980, chuẩn bị cho vở tốt nghiệp, may mắn thay, tôi đã được giới thiệu cuốn truyện tên”Nọc Nạn” của Phúc Vân (về sau tôi mới biết đó là cha của đạo diễn Kim Ngọc, nay chị là diễn viên cho Sân Khấu IDECAF). Biết được đây là một sự kiện lịch sử có thật, chúng tôi không dám cẩu thả trong dàn dựng và đã cẩn thận trình bày vở có một Dàn Ðồng Ca là những người trẻ của thế hệ hiện tại đi tìm lại những trang sử thấm đẫm máu oan khuất của dân lành vô tội.
Hoạ sĩ thiết kế bấy giờ là họa sĩ Phạm Văn Hạng. Anh cho làm một gốc đước khổng lồ trên sân khấu gợi liên tưởng đến việc bao đời người dân đã cắm chặt mạng sống của mình ở đó, không thể bằng bất cứ bạo quyền tham ác nào một sớm một chiều có thể bứt nhổ được đi.
Cùng với anh Thành Hội (bây giờ đã là NSƯT), chúng tôi ngồi soạn một đoạn độc thoại của cho ông Tám Luông.
Sau khi vác đơn khiếu kiện đi khắp nơi, gặp phủ binh phủ, huyện binh huyện, ăn tiền đút lót mà xử ép ông, trước khi chết ông còn gom sức tàn ngồi viết lá đơn cho Diêm Vương để xuống “dưới kia” kiện tiếp.
Khi làm chương trình “Sống cho quê hương” cho HTV năm 2004, tôi có tập lại cho Hữu Quốc đoạn này, đẩy mạnh hơn để ông Tám từ người đi khiếu kiện bị trở thành người bị quan quân truy nã, với bài ca do anh Hoàng Song Việt viết, tiếc là khi phát sóng chỉ còn giữ lại vài câu trước khi ông nhắm mắt.
Còn nhớ một đoạn ông suýt bị rắn hổ mang làm hại nhưng khi nghe ông van vái, con rắn bỏ đi, ông ngữa mặt kêu trời:
“Thú dữ nghe tui than còn động lòng trắc ẩn, cớ sao cùng một kiếp người lại nở xử nghiệt với tui, tệ hơn cầm thú vậy hả trời?”
Ðoạn cảm động thứ hai trong vở là đoạn tế sống và rút thăm coi ai đi được đi đầu. Còn nhớ lúc đo, một người đàn chị là đạo diễn Bạch Lan có khen một xử lý ở đoạn này. Trong lúc từng cụm gia đình chuẩn bị thắt khăn tang tế sống mẹ, có những đứa bé vài tuổi hồn nhiên lon ton chạy khắp nơi trong không khí im lặng chết chóc của những người gậy mác thô sơ quyết tâm sống chết với bọn tham ác có súng đạn trong tay.
Giúp tôi hoàn thành vở diễn còn có Khánh Hoàng (bây giờ cũng là NSƯT), đóng một vai một hương chức gian ác đi đốt lúa, anh Huỳnh Nhật Bằng vai Mười Chức, những vai khác nay đa số đều không còn ở Việt nam.
Vở diễn đã được cho điểm cao nhất nhưng vì tôi phải thi lại môn Chính Trị nên
người đổ Thủ Khoa của khoá tôi là đạo diễn Trần Hải Ðệ .( nay anh Ðệ đổi nghệ danh là Trần Tường Nguyên dựa theo tên cô dạy đạo diễn của chúng tôi là Nguyễn Tường Trân)
Bao nhiêu năm nay tôi cứ ngỡ những người chết năm đó phải được lập miễu để dân cùng thắp nhang khấn vái khi gặp điều oan ức chớ không phải chỉ một người phụ nữ không chồng con tuổi đời gần thế kỷ như Bà Ut Trọng lo chuyện mồ mã khói hương.
Ở noi xa, chỉ có chút lòng thành, nhân được tiền thưởng cho việc viết kịch bản chung với đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, phim “Sống trong sợ hãi”, xin được gởi đến bà chút đỉnh, góp phần nhang khói cho những con người Nam Bộ coi mạng sống nhẹ nhàng khi đối đầu với cái Ac, lòng Tham.
28-04-2006
Tags: dien Edit Tags
Tuesday October 23, 2007 - 11:53pm (ICT) Edit Delete
Next Post: Entry for October 24, 2007
Comments(3 total) Post a Comment

Cat n…
Offline IM
Vàng thật thì không sợ lửa cô ui. Ai ghét, ai giận thì chịu, không thể nói tốt hơn được khi họ xấu đi rất nhiều!
Wednesday October 24, 2007 - 12:37am (EDT) Remove Comment

May♥N
Offline
"Từ đây đến ngày về chắc chỉ là moi những bài cũ ra xài thôi."Chán quá à chị !
Wednesday October 24, 2007 - 07:53am (CEST) Remove Comment

8Fieu
Offline
@Nguoi Da Khuat: Co nen mo dien dan ban coi "Ai giet Cai Luong?" khg?De cho cong binh, minh nhan fan toi cua minh truoc di. Toi Hen voi ti le % nao do se do nguoi khac tham dinh.@ May N. Coi vay cho co nhieu bai Cu hay hon bai moi. Gio run tay hon hoi"Doc Ngang Nao Biet Tren Dau Co AI" nhieu
Wednesday October 24, 2007 - 09:21pm (ICT) Remove Comment

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home