Mãi vẫn chưa có
Entry for September 22, 2007
Mãi vẫn chưa có?!
Từ Cuộc Sống Của Những Người Khác (Das Leben der Anderen/ The Lives of Others)
Ðọc được khá nhiều bài viết về film X này trên mạng, có người trong, có người ngoài nước, nhất là khi diễn viên chánh trong film mới mất.
(http://www.talawas.de/)
Trên blog của vài bạn là dân làm film chuyên nghiệp của Việt Nam cũng có nhắc.
(http://blog.360.yahoo.com/blog-GxCyCZQhc6en1UAXp5Hr55y62zA-?cq=1&p=300&n=28500
http://blog.360.yahoo.com/blog-GxCyCZQhc6en1UAXp5Hr55y62zA-?cq=1&p=2311&n=28500)
Mình chỉ xin được trích tạm một ý kiến của một khán giả lớn tuổi ở Hà Nội để vào đây.
Nhớ hôm đi xem film đó ở San Francisco với LH. Sài Gòn Gallery và đạo diễn film H. sống tại đó. Ðúng là nếu đợt đó không quyết tâm đi xem thì không có cơ hội xem rồi, vì những ngày chiếu ở Vietnam, mình đã sang đây. Mà thành fố này thì loại film đó không thấy về. Bắt đầu từ lời khoe khoang của LH, hôm qua đi xem một film về công an văn hóa nước bạn, thấy có đủ mặt anh hào, có cả ông “Văn Cao” trong đó, thấy đỡ nhớ nhà. Nghe LH kể thêm vài chi tiết, mình cũng thấy “bớt nhớ nhà”, đã vậy LH còn hăng hái, nếu hai bạn đi xem, LH sẽ xin chồng không nấu lo bữa tối cho chồng và con để đi xem lại.
Trong hơn chục bài mình đã đọc, nhiều người đồng cảm từ film đến đời, so chuyện người và chuyện mình.
(Riêng cảnh cô diễn viên bị khuấy rối tình dục trên xe càng làm mình nhớ các nữ đồng nghiệp ở nhà. Một anh NSƯT xem xong vở “Cô Ðào Hát” do mình chuyển từ truyện “Người Ðàn Bà Ðức Hạnh” của anh NQS đã nói, chuyện xảy ra thời Pháp nhưng có khác gì đâu chuyện thời trước lẫn sau 75 ở nơi đây. Nhớ chuyện chị Y, một nghệ sĩ lớn, kể về những hành vi của ông XXX khiến chị bị “sụp đổ thần tượng”). Nói chung cảm giác khi xem film xong là một nổi “nhớ nhà đau đớn”. Ðạo diễn BTC cũng viết một bài rất hay về cảm giác sau khi C, và anh quay film P. xem film xong.
http://blog.360.yahoo.com/blog-xWoaFf4zb6UrTpgnsa8IJA--?cq=1&p=48&n=28500)
Có một ý nhỏ nầy ít ai để ý tới, nhưng không hiểu sao nó cứ ám ảnh mình.
Vài năm “sau cơn mưa”, sau những chết chóc, tù đầy, rình rập hãm hại nhau, anh chàng bộ trưởng lãnh đạo văn hóa (kẻ gián tiếp gây nên cái chết của cô vợ nghệ sĩ) đã thân ái vỗ vai anh chồng kịch tác gia để tỏ vẻ quan tâm rằng, hoà bình, thống nhất và cỡi trói rồi, sao mãi vẫn chưa có tác phẩm hay????
Hồi sau 1975, được (hay bị) quơ đi “học” chung với nhóm văn nghệ sĩ cũ, nghe ông Tô Hoài nói phải ba năm sau 1954, ông mới có thể cầm bút lại, mình nghĩ thầm, làm gì tới ba năm dữ vậy. Hoá ra phần mình cũng phải có tới vài cái ba năm.
Ngay bây giờ đây, ngồi viết cuốn tiểu thuyết thứ nhì”Tôi Chối Từ Tôi”, lấy nhiều chất liệu từ chính đời mình nhưng mình viết mãi, chữ vẫn không chảy trôi ra được như ý muốn.
Biết làm sao bây giờ?
Càng nhớ hơn một người ban lớn đã qua đời, nhà thơ Diễm Châu.
Một ông bạn già nữa là tác giả Ngọc Linh, ông đã hăm he với tôi rằng ông sẽ ghi hết những lật lọng đỗi trắng thay đen của đời trong Hồi Ký. Giờ ông mất đã vài năm, những oan khuất đó vẫn còn chìm trong phần tối.
Bao Giờ Sẽ Có????
Hy vọng những tác phẩm, cần cho những thế hệ sau để họ không hiểu sai thời chúng ta đã sống, vẫn đang còn nằm trong ngăn kéo hay bàn viết của một ai đó.
Chúc lành cho những người viết âm thầm và những tác phẩm chưa thể công bố đó.
Bài sau đây trích từ nguồn:
http://www.diendan.org/BanDocVaZD/thu-ban-111oc-phim-111uc-o-ha-noi/
(Diễn Ðàn là nơi đã trích blog của bạn CGÐLong viết về anh Tí Trẻ khiến bạn ấy phải tuôn thêm một bài khá thú vị về những cái lá mơ)
Lần đầu tiên mình viết một entry hơi dài cùng chịu khó bỏ dấu đàng hoàng.
Và rất thông cảm vì sao chồng yêu (lẫn một số bạn thân) chống chuyện mình bày trò viết blog.
Ông Trục Nhất Phi kia luôn nói “Muốn người ta không biết thì đừng có làm”, giờ cũng thấy siêng năng bỏ bài vô. Cuộc Sống thì biến nhanh lắm, bạn ơi.
Lúc cuốn Ký Sự Người Ðàn Bà Bị Chồng Bỏ chưa ra, mình chỉ mong an lành “để đức cho sách” như ngưới ta “để đức cho con” . Giờ thì tu tiếp để cầu cho cuốn thứ hai, (rồi biết đâu sẽ kịp có thêm vài đứa nữa)
Ðành phải luyện bỏ thêm một “thói hư tật xấu” của cô gái điếm trong vở Người Hảo Tâm Thành Tứ Xuyên” của B.B. là chỉ biết gật đầu.
(Báo Tuổi Trẻ vẫn không sửa quốc tịch của BB lại trong bài viết về DHG. Có lẽ họ cho đó là chuyện nhỏ???? Trời ơi, lỡ như có ai đó, nước khác, nói ông Nguyễn Du là người Miến Ðiện, bạn để yên sao???)
Labels: Mãi vẫn chưa có
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home