Không thể nào rời xa Tổ Quốc
Entry for February 11, 2008
Một người tôi quen, tạm gọi là V.
Sau một chuyến đi Mỹ về, anh có vẻ thất vọng về một người từng là thầy anh sau khi đọc một cuốn sách do ông ấy viết vì hai chi tiết:
Nói những điều không đẹp về một anh cả đỏ ( mà theo V. thì dù có thế nào, anh cả đỏ đó cũng là người đã từng cưu mang nhà văn nọ khi chưa rời Việt Nam)
Gán cho nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ ý định vượt biên.
Trong lúc lên mạng tìm thêm tài liệu về anh Vũ, tôi tìm được bài nầy
Mấy chuyện này tin thì tin
mà không tin thì …!
vnlx : Lưu quang Vũ - Sinh năm 1948 - tuổi Tí , nhà thơ nổi tiếng , nhà viết kịch lừng danh . Đại biểu trẻ nhất của giới văn nghệ sĩ nhận Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Chí minh cao quý . số mệnh anh có cái gì na ná như Păng pi Lốp , nhà viết kịch trẻ tuổi kiệt xuất người Nga . Vũ mệnh yểu .Anh mất năm 1988, tròn 40 tuổi trong một tai nạn giao thông thảm khốc đén vô nghĩa gần chân cầu Phú Lương tỉnh Hải Dương .
Vũ linh cảm được cái chết
Ngay sau khi Vũ mất đã có những lời xì xào , đồn thổi . Vụ tai nạn giao thông không phải tình cờ . Những kẻ tham ô ăn cắp tiền của nhân dân bị vạch mặt trong những vở kịch thời sự nóng hổi của Lưu Quang vũ đã điên lên .Và thế là một tai nạn giao thông tinh vi được tỉ mỉ vạch ra và đã được thực thi rất chuyên nghiệp , rất nhà nghề. Vũ bị thủ tiêu. .Lái xe bị bắt vào nhà giam và chết một cách bí ẩn trước khi ra hầu toà lĩnh án tù . Cái sự đời là vậy .Đúng sai thế nào , cho tới hôm nay gần hai chục năm rồi vẫn còn vô tình bỏ đó . Chắc hẳn nhièu người còn nhớ một đống đá được đắp ngay vệ đường đúng chố xẩy ra cái tai nạn khủng khiếp đó . Nhiều năm sau đống dá vẫn trơ cùng năm tháng . Không ai dọn đi .Thỉnh thoảng khách bộ hành đi qua lại thắp cho Vũ một nén nhang .
Nhà văn NDC kể kể :
- Vũ linh cảm được cái chết sắp tới . Một tuần trước khi tôi sang Lào làm chuyên gia văn hoá thì Lưu Quang Vũ đem kịch bản Bệnh Sĩ tới đọc ở cục Sân Khấu 38 phố Nguyễn Thái Học . Tôi hỏi ; Viết gì mà viết như điên thế . Vũ lắc đầu buồn nản ; Viết để chết .Chán viết kịch lắm rồi . Mình muốn quay về với thơ ca .Muốn lắm . Chỉ tiếc là không thể …Hơn tháng sau, một buổi tối , tôi đang nằm dài trong khách sạn rành riêng cho Chuyên gia ở Viên Chăn , tình cờ bât đài lên thì nghe tin gia đình Lưu Quang Vũ gập tai nạn thảm khốc mạng vong . Ngay đêm đó tôi nằm mơ thấy Vũ về và vui vẻ nói ; Chết là bay vèo vào một cái ống . Vui ra trò .Kịch kọt văn chương bay tán loạn đằng sau . Cũng vui ra trò . Vui vì chẳng biết cả ta và kịch kọt thơ văn rồi sẽ bay về đâu .
Không thể nào rời xa Tổ Quốc
Khi Lưư Quang Vũ được nhà nước truy tặng giải thưởng văn học nghệ thuật Hô Chí Minh cao quý chói ngời trong vinh quang ,mấy ai nhớ tới một Lưu Quang Vũ trong những tháng năm bần hàn sa cơ thất thế .Vẫn nhà văn NDC kể :
- Vũ bị một án kỉ kuật ra khỏi quân đội , về nhà , xin vào đâu làm cũng bị từ chối mặc dù khi đó anh đã là một nhà thơ trẻ rất nổi tiếng có tập thơ Hương cây - Bếp Lửa in chung với nhà thơ Bằng Việt . Hôi đó in được một bài thơ trên báo Văn Nghệ thì cũng đã ầm lên rồi chứ nói gì có thơ in thành tập riêng .Nhưng nổi tiếng mặc nổi tiếng . Thất nghiệp vẫn thất nghiệp .Có một ngày Xuân Quỳnh và Lưư Quang vũ đến nhờ ông Thi nói giúp hộ một ông quan văn nghệ nào đó là xếp của cái cơ quan mà Vũ đang đâm đơn xin vào làm việc . Xuân Quỳnh gọi ông Thi là anh . Vũ gọi ông Thi là chú .Ông Thi rất quý tài thơ của vợ chồng Lưu Quang Vũ .Khi nghe xướng tên vị thủ trưởng kia lên thì Ông Thi chỉ ngồi thần mặt ra , cười trừ chán rồi rót nước trà mời chàng thi nhân trẻ tuổi .Xuân Quỳnh gập tôi có vẻ buồn lắm nói xa xôi trách thầm ông Thi thì Vũ chỉ ngồi thần mặt ra , cười trừ y hệt ông Thi :Thôi mà Quỳnh ơi . Cứ xem cách mời trà của chú Thi cũng biết chú không thể giúp được chứ không phải là không muốn giúp .Quỳnh không nhớ chú Thi nói chính ông xếp ấy có lần họp chi bộ đòi khai trừ chú Thi ra khỏi Đảng vì tội luyến ái lăng nhăng à.Chi bộ đã dơ tay đồng lọat định biểu quyết may mà có nhà văn Kim Lân nói chéo ngoe một câu, thế là chi bộ lại đồng loạt buông tay xuống . Nói rồi Vũ cười : Làm tổng thư kí hội nhà văn mà hết khả năng yêu vụng nhớ thầm thì cũng nên từ chúc đi .
Năm 1979 tôi có người bạn thân ở Hải Phòng bỏ tiền ra mua hộ khẩu người Hoa để sang Hồng Công . Đi hợp pháp . Khi đi có công an đứng dọc theo bến để tiễn xuống thuyền . Tôi rủ Vũ cùng đi .Vũ háo hức nhận lời . Bạn tôi vui vẻ cho Vũ vay tiền mua một xuất hộ khẩu và hẹn sang Hồng Công Vũ kiếm tiền trả sau .Hai đứa khăn gói quả mướp ngậm tăm xuống Hải Phòng .Đêm trước hôm xuống thuyền , tôi và Vũ ngồi hút thuốc lào ở bãi cỏ trước cổng cảng .Thế rồi Vũ bảo tôi là Vũ không muốn đi nữa hay nói đúng hơn là Vũ không thể bỏ đi thế này được .Vũ khuyên tôi không nên bỏ tổ quốc mà đi trong những năm tháng khó khăn thế này .Chúng ta sẽ tiếp tục viết đẻ chứng minh chúng ta là nhữnh người tử tế trong số những người tử tế . có vậy thôi .Tôi nghe Vũ .Ngày hôm sau hai thằng mò đến phố Quang Trung nhờ bán lại hai xuát hộ khẩu người Hoa láy tiền trả lại cho bạn tôi .
Nếu ngày ấy Lưư Quang Vũ mà xuống thuyền đi di tản thì sao nhỉ
Người viết: Nguyễn Đình Chính
Tags: luuquangvu | Edit Tags
Monday February 11, 2008 - 10:37pm (ICT) Edit | Delete
Next Post: Entry for February 13, 2008
Comments(4 total) Post a CommentTiêu-… Offline Sự diệu kỳ của trời đất mông mênh
Sự diệu kỳ của tia nắng mong manh
Sự diệu kỳ của cuộc đời mạnh mẽ
Vừa bí ẩn vừa rõ ràng đến thế
Mời quý chị 1 chén!
Monday February 11, 2008 - 08:25am (PST) Remove Comment
8Fieu Offline Chúng ta sẽ tiếp tục viết đẻ chứng minh chúng ta là nhữnh người tử tế trong số những người tử tế . có vậy thôi .
Monday February 11, 2008 - 11:51pm (ICT) Remove Comment
Khuê … Offline Tin, tin. Hehe... ;-)
Năm mới vui vẻ, bình an, hạnh phúc nhé cô (Mấy bữa trước Yahoo chập 'chớn' quá, chú năm mới muộn vậy). :)
Monday February 11, 2008 - 01:06pm (PST) Remove Comment
Nguye… Offline IM Em gửi mess cho chị mãi mà hình như không được. Em chúc Chị sức khoẻ và vững vàng tay viết. Và "tiếp tục chứng minh..."!
Tuesday February 12, 2008 - 08:25am (ICT) Remove Comment
Labels: Lưư Quang vũ
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home