Monday, July 13, 2009

hai mặt phải trái của cách điệu

Entry for July 19, 2008
Nhan moi gan day, co vai nguoi dinh viet ve cuon nay, nhung vi nhg ly do te nhi nao do, gio chot ho cho biet bai khg thuc hien duoc. Anh đào trung đạo viet bai nay da lau, nhieu noi khg dang duoc (ngoai nuoc, di nhien, vi trong nuoc la dut khoat khg dang roi). nghe noi to Viet Tribune co dang nhung khg dua len internet.

Thay so fan cuon sach nay oan khien wa, nen bo vao day vai ngay cho ...vui.

(Tren kia la hinh chi Minh Chau. So fan cua ba chi ruot nay cung day oan khien.Hien ba cho la minh dang nhu "Nguoi Dan Ba Trong Con Cat", hoi ket cuoc)


hai mặt phải trái của cách điệu


nhân đọc KÝ SỰ NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ CHỒNG BỎ

của nguyễn thị minh ngọc




Ký Sự Người Đàn Bà Bị Chồng Bỏ là quyển tiểu thuyết đầu tiên của Nguyễn thị Minh Ngọc, một tên tuổi khá quen thuộc không những trong giới làm nghề văn mà cả trong giới sinh họat kịch nghệ từ hơn 30 năm nay. Khi còn ở tuổi đôi mươi Nguyễn thị Minh Ngọc đã có truyện ngắn đăng trên tạp chí Văn trước năm 1975. Ngoài một Nguyễn Thị Minh Ngọc nhà văn, tác giả của hàng chục tập truyện ngắn xuất bản đều đặn từ thập niên 80 ở trong nước, còn có một Nguyễn Thị Minh Ngọc biên sọan đạo diễn thoại kịch và cải lương. Và cũng lại còn có một Nguyễn thị Minh Ngọc đứng trên bục giảng trong những lớp dạy diễn xuất đã đào tạo được những đào những kép nổi tiếng cho thoại kịch và cải lương. Vậy làm sao ta có thể có được một chân dung tổng hợp, duy nhất của con người nhiều tài năng này? Theo chúng tôi nghĩ, câu hỏi đó sẽ có câu trả lời sau khi đọc quyển tiểu thuyết KSNĐBBCB Nguyễn thị Minh Ngọc mới cho xuất bản vào tháng 9 năm nay. Theo tiết lộ của tác giả, phần đầu quyển sách này được khởi viết từ năm 1985 nhưng sau đó tạm ngưng vào năm 1988. Cho mãi tới năm 2006 tác giả mới hoàn tất phần hai. Vì lý do gì, Nguyễn thị Minh Ngọc không tiết lộ. Khởi đầu một tác phẩm rồi phải tạm ngưng, và nhiều năm sau lại tiếp tục và hoàn tất để ra mắt người đọc. Việc bỏ dở cũng như việc cố gắng hoàn tất một tác phẩm có thể có nhiều lý do, trong đó cái chết (của nhân vật, của vai trò, của một phần đời chính mình, của kịch nghệ diễn xuất hay văn chương, của thân nhân ruột thịt, hay của một người yêu dấu…) có thể là lý do chủ yếu. Viết, như vậy phải chăng là để sống tiếp, để nhìn thấy rõ hơn những vang bóng trong cái trận đồ một thời người đời không ngừng hành hạ trù dập kẻ đã can đảm đứng lên làm người đơn lẻ tách khỏi bày đoàn bị ác quỷ trao gươm hạ sát văn chương kịch nghệ? Nhưng chung cuộc phải chăng chính đao phủ quản lý là người bị giết chết còn văn chương kịch nghệ hóa ra lại là “những người không chịu chết” như tên gọi một vở kịch của Vũ Khác Khoan?




Phần Thứ Nhất của KSNĐBBCB gồm 8 chương sách kể lại cuộc đời của Bội Bội Châu, kẻ đã bước vào nghề diễn xuất không phải như một chọn lựa mà là một nghiệp chướng. Biến cố lịch sử tháng Tư 1975 là sự khởi đầu cho những xung khắc, những đối nghịch giữa người và người, giữa con người và cuộc sống. Cho mọi người, và Bảo Bảo Châu dĩ nhiên không được là kẻ ngoại cuộc. Hơn thế nữa, vết thương do xung khắc đối nghịch đó lại càng sâu càng đơn đau hơn đối với những kẻ làm nghề trình diễn, được coi là kẻ trực diện với quần chúng và có thể tạo nên những hậu quả tiêu cực về chính trị. Bội Bội Châu, người thiếu nữ chân chất đó do nghiệp chướng đã trầm luân trong cô đơn lẻ loi, trong khổ ải nhục nhằn, trong đe dọa triệt hạ miếng cơm manh áo bản thân và đồng nghiệp. Nguyễn thị Minh Ngọc viết thay lới Bội Châu: “Tôi vốn biết từ lâu qua sách vở và qua chính sự đơn lẻ của mình, rằng trên đời có một thứ quí báu có thể giúp ta vượt lướt được mọi khổ ải nhục nhằn của kiếp người. Đó là sự hòa hợp hai tâm hồn được ghép lại làm một.” Là đàn bà, lại là kẻ làm nghề diễn, Bội Châu dù cố gắng cách chi cũng đã thất bại trong cuộc tìm kiếm một tâm hồn để hòa hợp. Tìm kiếm trước hết trong tình yêu, trong hôn nhân. Nhưng càng tìm kiếm, càng yêu mến đời sống, yêu mến một đứa con còn trong bụng mẹ, Bội Châu càng thất bại và tuyệt vọng trong trân đồ hỏa ngục. Thất bại đau đớn nhất là bị chồng bỏ, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cũng có nghĩa là bỏ chồng, hay chồng bị bỏ. Nghịch lý nằm ở chỗ đó. Bị chồng bỏ về thể xác và bỏ chồng trong tâm hồn. Trong phần đầu này của quyển sách Nguyễn thị Minh Ngọc đã minh họa khá sinh động thực trạng ngành diễn xuất thoại kịch và cải lương bị trói buộc bởi lãnh đạo quản lý văn hóa từ sau 1975 cũng như cuộc sống nhục nhằn khổ ải của những người theo nghề này. Và vì Nguyễn thị Minh Ngọc không đơn giản chỉ là một nhà văn mà còn là người ở trong nghề biên kịch, cải lương, đạo diễn cho nên những thông tin. tìm thấy trong sách có sức thuyết phục của sự thực, của kinh nghiệm sống trải và vì vậy có giá trị về mặt lịch sử. Nhưng đằng sau những thông tin đó một vấn đề lớn được đặt ra: chính vì những gì diễn ra trên sân khấu là đời sống được cách điệu, khi mà cuộc sống đã ở một muc độ vực thẳm trầm luân như thế phải chăng cách điệu không còn là một thủ pháp nghệ thuật mà đã trở thành một vòng kim cô quấn xiết người làm nghề trình diễn? Và trong một chừng mực nào đó, để sinh tồn cũng như để bày tỏ sự ly khai, bất đồng chính kiến, giới trình diễn cũng đã dùng cách điệu như một thủ pháp, một cơ hôi giải phóng bản thân và nghệ thuật. Cách điệu như một sự hóa thân của tự do chung qui nhằm nói lên trình diễn là một nghệ thuật không để phục vụ một mục đích thực dụng nào.

Điều này chúng ta có thể thấy trong kịch của Quân Lam (hay Lưu Quang Vũ?), một tri kỷ của Bội Châu (hay tác giả?).




Phần hai của KSNĐBBCB gồm 9 chương sách minh họa 7 cuộc đời phái nữ “bị chồng bỏ” hay “chồng bị bỏ” cộng thêm cuộc đời của chính “Nữ Trạng Hề Bé Xương” cũng chính là nhân vật tự sự. Sang phần này, Nguyễn thị Minh Ngọc đã nhẹ thóang hơn trong phần một, đôi khi còn đem được vào văn chương tính chất hài lây lan từ kinh nghiệm tấu hài. Nhưng cái hài đó chỉ là cái hài của mặt nạ son phấn trên tiền trường. Đằng sau cái hài đó là nước mắt là quặn đau hồn xác của những người đàn bà thất lạc. Thất lạc trong bão tố lịch sử và gian trá lòng người. Thất lạc thể xác và tâm hồn. Thât lạc trong ngày trong đêm trong lẻ loi trong hạnh phúc chưa khởi đầu đã chấm dứt. Người đọc KSNĐBBCB rất có thể coi đây là một tiểu thuyết tự truyện dù cho tác gia đã đặt cho những nhân vật trong truyện những cái tên rất sân khấu, rất cải lương, rất hài. Và chính vì việc Nguyễn thi Minh Ngoc hãy còn quá “gần với hiện thực” trong việc viết tiểu thuyết cho nên về mặt kỹ thuật tiểu thuyết tác gia chưa vượt tới đích viết ra một cuốn tiểu thuyết luận đề hiểu đúng nghĩa là dùng những nhân vật có thực nhưng được hóa trang để nói lên một chủ đề. Tiểu thuyết luận đề hiểu theo nghĩa chuyên môn trong văn học này không phải là tiểu thuyết luận đề hiểu theo cách của nhà văn Nhất Linh. Kỹ thuật này đã được những nhà văn Âu-Mỹ sử dụng rất tài tình. Nhưng với một người thông minh và đa tài như Nguyễn thị Minh Ngọc chúng ta rất hy vọng sẽ được đọc những tiểu thuyết kế tiếp đặc sắc hơn của cô.



đào trung đạo


http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html Tags: faitraicachdieu | Edit Tags



Saturday July 19, 2008 - 10:10pm (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for July 21, 2008

Comments(4 total) Post a CommentLu Offline Lu có cảm tình đặc biệt đến những người làm nghành nghề liên quan đến sân khấu...vì lúc nhỏ cứ mơ ước đi theo nghành múa với í nghỉ sinh ra là để múa may nhưng cái thành kiến xuớng ca vô loại nó ăn sâu vào tư tưởng của ông kụ nhà Lu nên bi giờ Lu thành một trự sống bằng nghề kĩ thuật...đôi khi mình tính ko qua trời tính nhỉ?

Saturday July 19, 2008 - 09:19pm (PDT) Remove Comment
Mr Q Offline Có người bảo đọc KSNĐBBCB khố hiểu, nhưng đối với con, nó rất dễ hiểu. Hiện thực ở trong đấy, càng đọc càng khám phá nhiều điều, thậm chí ngỡ ngàng. Tự hỏi vì sao cô có thể viết và cuốn sách này lại được xuất bản ở VN. Con đã mua nó, một sự tình cờ, nhưng không bao giờ thấy tiếc. Đọc và Đau cùng BBC, cũng những trăn trở vẫn còn đó...

Tuesday July 22, 2008 - 10:03pm (ICT) Remove Comment
Phuon… Offline IM Tiếc là sau 75, không nhiều người trẻ biết đến Dos. Tôi đã đọc một vài truyện ngắn của chị. Tôi thích văn phong của chị.

Thursday July 24, 2008 - 09:27am (ICT) Remove Comment
8Fieu Offline http://www.vinabook.com/tac-gia/nguyen-thi-minh-ngoc-i6574


Friday July 25, 2008 - 10:21pm (ICT) Remove Comment

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home