Nanking, Don’t Cry
Entry for July 01, 2008
Nanking, Don’t Cry
Cỏ màu XANH..
Cỏ không có màu ÐỎ hay VÀNG.
Và được thấm bởi máu Ðỏ của những người Việt Nam Da Vàng.
Quảng Trị đã nổi tiếng từ “dãy phố buồn thiu” thời Pháp tới “Ðại lộ kinh hoàng” thời Mỹ và trận Cổ Thành.
Có ai đặt hàng cho những người hát rong hát chiêu hồn cho dân chết oan sau những Nguyễn Du, Ðồ Chiểu tế các loại chúng sinh cạnh kề nghĩa sĩ ?
Xem “ The Diving Bell and the Butterfly”
Ðọng lại câu cuối cùng: “Ten days after the book was published, Bauby died of pneumonia”
Vừa xem “Nanking”, đây là những dòng của anh Cao Thanh Tùng, viết chung về ba film có dính líu tới con sông lớn xứ người.
NanKing - đừng nhầm phim nầy với phim sản xuất năm 1995 (Trung quốc cùng các nước khác): Nanking 1937 – Nanking Don’t Cry. Trong phim nầy, Nam Kinh là tên một em bé hài nhi có mẹ mang bầu bị lính Nhật tống một đạp vào bụng (trời ơi!), ra đời sớm vì trụy thai. Bà gốc Nhật, lấy chồng là một bác sĩ Trung quốc. Cả hai đều là nạn nhân của cuộc thảm sát và hảm hiếp tập thể cuối năm 37 của phát xít Nhật tấn công vào Nam Kinh, thủ đô của Trung Hoa thời đó. Xen cuối cùng, một binh sĩ thoát được, mang em đi trên chiếc thuyền căng buồm xuôi dòng Dương-tử-giang ra biển bao la. Không biết em bé “Nam Kinh” có khóc không khi lớn lên, làm chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử nước mình.
Phim tài liệu Nan King thì sản xuất năm 2007 (mới vừa ra DVD) trên VTTH Mỹ (HBO) do Bill Guttentag và Dan Sturman làm đạo diễn. Phim ghi lại chuyện bốn người Tây phương hiệp sức trong hiểm nghèo, thành lập “Khu an toàn” cứu 250,000 người thường dân Nam Kinh. Họ gồm: John Rabe (doanh nhân Đức), Bob Wilson (bác sĩ phẩu thuật Mỹ), Minnie Vautrin (nhà giáo dục Mỹ, khoa trưởng Ginling Women’s College ở Nam kinh) và Lewis Smythe (giáo sư xã hội học Đại học Nam Kinh). Họ chết hết rồi. Các diễn viên thay vào, trẻ như thời 1937 (không phải để đóng kịch), nói chuyện với khán giả, dựa theo lời nhân chứng Trung Hoa, Nhật Bản (cũng có mặt trên phim), và thư từ, nhật ký, hình ảnh, văn khố còn lưu giữ. Người đóng vai Iris Chang (1968-2004) cũng có mặt. Bà nầy (chết trẻ quá) là tác giả quyển “The Rape of Nanking” mà Phó chủ tịch AOL – Ted Leonsis – đọc nhân mùa Giáng sinh 2005, đọc lời cáo phó của gia đình tác giả, nẩy ra ý định sản xuất bộ phim tài liệu.
Trên phim, John Rabe về nước, bị Gestapo điều tra, ra lệnh không cho nói gì tới Nam Kinh. Liên Xô vào Berlin, lại bị điều tra. Sống trong nghèo túng. Minnie Vautrin thì ở lại Nam Kinh cho tới 1940, bị chấn thương tâm thần, phải về Mỹ, chết năm sau đó.
Lewis Smythe nói: “Chúng tôi không có thù ghét gì dân tộc Nhật. Chúng tôi chỉ ghét đường lối của quân phiệt Nhật và cách họ đối xử với thường dân, đàn bà, trẻ con Trung quốc.” Mục sư George Fitch trở về Mỹ với các bằng chứng, các thước phim đã quay và đã chụp (mục sư John Magee ngụy trang đem ra khỏi TQ) nói chuyện với Báo chí, Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trong hai lần gặp gỡ ở Los Angeles, cuộc thuyết trình của mục sư được biết đã có người nghe ói mửa, lên cơn. Sau một cuộc gặp, một người đàn ông gốc Nhật tới nói cùng mục sư, “đó chỉ là ngụy tạo, người Nhật không thể làm những chuyện như vậy, yêu cầu ông chấm dứt những cuộc thuyết trình loại nầy”. Mục sư trả lời: “Quả người Nhật không có những khả năng nầy. Nhưng những gì tôi nói là sự thật.” Sau đó, mục sư không có chấm dứt gì hết. Trước đó, trên phim, mục sư nói: “Những bằng chứng ghi nhận không nhằm khơi động lòng căm thù. Mục đích chỉ cho thấy chiến tranh thật là khủng khiếp.”
Sau thế chiến thứ hai, một toà án quốc tế đã xét xử, lên án 25 can phạm “tội ác chiến tranh” Nhật. Cuộc tấn công, tàn sát Nam Kinh năm 1937 đã hảm hiếp tập thể 20,000 phụ nữ Trung quốc trong tháng đầu. Trong 6 tuần, 200,000 thường dân, binh sĩ, trẻ con bị tàn sát, thiêu hủy. Nam Kinh bị cắt đứt rađiô, điện thoại, mọi phương tiện liên lạc.
Tên 14 tội phạm “hạng A” được ghi vào đền Yasukuni ở trung tâm Tokyo được kỷ niệm hằng năm.
Trong cuộc lễ, người dẫn đầu hô to: đả đảo giả mạo, hoan hô những anh hùng Nhật bản.
Labels: film
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home