Monday, July 13, 2009

Làm gì để sân khấu Hà Nội sôi động?

Entry for April 17, 2009
Làm gì để sân khấu Hà Nội sôi động?
--------------------------------------------------------------------------------

Cảnh trong vở "Oan khuất một thời"
của Nhà hát chèo Hà Nội.
ND - Thực trạng của sân khấu Hà Nội đang là nỗi băn khoăn, bức xúc của không chỉ những người làm sân khấu Thủ đô. Song, để tìm được một giải pháp, một hướng đi phù hợp đưa đời sống sàn diễn ra khỏi tình trạng trầm lắng như hiện nay, lại là điều không dễ làm, dẫu đã có rất nhiều xoay trở và vấp váp. Phóng viên Báo Nhân Dân đã trò chuyện và ghi lại một số đề xuất, gợi mở của những người đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực sân khấu, hy vọng, góp thêm một tiếng nói trên con đường tìm ánh sáng cho sàn diễn.
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái: "Sân khấu Thủ đô đang bị đứt mạch kịch trường"
Có một câu hỏi: Ðến bao giờ, người dân Thủ đô mới có thể muốn xem gì cũng có thể lựa chọn, bất kể là loại hình sân khấu tuồng, chèo, cải lương hay kịch? Hiện nay, người xem chưa có quyền lựa chọn, và có lẽ chúng ta nên buông một tiếng thở dài trước tình trạng đó.
Sân khấu Hà Nội hiện cần có các cuộc hội thảo về một vấn đề bức xúc của xã hội thông qua việc xem một vở diễn, tương tự như cuộc hội thảo về vở "Nhà búp bê" vừa được Chính phủ Na Uy tài trợ tổ chức tại Hà Nội cuối tháng ba vừa qua. Việt Nam là nước thứ 14 được hỗ trợ để tổ chức hội thảo về vở kịch này, kể từ khi Chương trình "Lễ hội Íp-xen" được khởi động từ năm 2006, nhân 100 năm Ngày mất nhà viết kịch vĩ đại người Na Uy này. Vở diễn đề cập vấn đề lớn của nhân loại: quyền bình đẳng của người phụ nữ trong gia đình. Dù đã ra đời từ hàng trăm năm, thông điệp vở diễn vẫn nóng hổi tính thời sự. Và từ kinh nghiệm của tác phẩm nghệ thuật này, Chính phủ Na Uy soi chiếu vào những vấn đề xã hội và đã tìm được những giải pháp thúc đẩy sự bình đẳng giới ở Na Uy.
Hay một vở diễn khác mới được diễn giao lưu văn hóa ở Hà Nội, vở "Người tốt ở Tứ Xuyên" của đoàn kịch Nhật Bản. Vở diễn đề cập vấn đề lòng tốt trong xã hội (rất có ý nghĩa với cơ chế thị trường hôm nay): người tốt có lòng, có tiền muốn giúp người chung quanh nghèo đói, thì nên đem cho họ cần câu hay cho xâu cá?
Cả hai vở diễn trên đều có yếu tố nước ngoài, và thông điệp của những tác phẩm này đầy sức lay động. Tôi ao ước mỗi ngày có nhiều người dân Hà Nội được xem những vở diễn như thế.
Trong khi sân khấu Hà Nội, đến một vở diễn bình thường, muốn xem, cũng khó. Liên hoan sân khấu thử nghiệm toàn quốc diễn ra tại Hà Nội cuối năm 2008 vừa rồi cũng rơi vào tình trạng diễn xong lại cất kho. Các vở diễn của tác giả trong nước vẫn đang rơi vào tình trạng "đồng sàng dị mộng" với người xem.
Tìm một hướng ra cho sân khấu Hà Nội, theo tôi, nên chọn dựng những vở kịch kinh điển của thế giới bằng ngôn ngữ sân khấu Việt, cho người Việt xem, vì bao giờ, trong những tác phẩm đó, cũng có thể cải thiện được cuộc khủng hoảng người xem kéo dài từ cuối thế kỷ 20 cho đến hôm nay. Như thế, mới nối lại mạch đập của kịch trường đang đứt đoạn.
Nhà viết kịch Chu Thơm - Phó Trưởng phòng Nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn):
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không sáng đèn của sân khấu Hà Nội hiện nay, theo tôi, là do sự khó khăn về địa điểm biểu diễn, và cơ sở vật chất của các nhà hát hiện có tại Hà Nội, phần lớn, không đáp ứng được yêu cầu của khán giả. Vậy nên, muốn sân khấu Hà Nội thoát khỏi tình trạng trì trệ hiện nay thì phải có những nhà hát đáp ứng được điều kiện biểu diễn, là nơi mời gọi được khán giả đến với những tiện nghi tốt. Còn tài năng và lòng nhiệt tình, tôi nghĩ, ở bất kỳ đơn vị nghệ thuật nào của Hà Nội cũng có không ít nghệ sĩ vừa có tài vừa có tâm, hết lòng sống chết với nghề. Sân khấu Hà Nội cũng đang có tình trạng: "ăn cây này nhưng rào cây khác", diễn viên sân khấu đi đóng phim truyền hình quá nhiều, đến khi trở lại sân khấu thì lại như đang đóng phim. Song, không trách họ được, cũng bởi vì "miếng cơm, manh áo" cả thôi. Thế nên, trách nhiệm của lãnh đạo các nhà hát ở Hà Nội là cần phải tạo được nhiều công ăn việc làm cho nghệ sĩ. Không phải chỉ là dựng nhiều vở, mà là dựng nhiều vở hay để diễn liên tục, để diễn viên có thể sống được bằng nghề. Sự thiếu vắng những tác phẩm sân khấu hay, trách nhiệm một phần ở đội ngũ tác giả. Các kịch bản sân khấu ngày càng thiếu tính dự báo, mà sa vào mô tả, tái hiện cuộc sống, nhưng lại bằng một vốn sống ít ỏi, nên hầu hết chỉ là lẽo đẽo chạy theo thị hiếu khán giả mà thôi. Muốn dẫn dắt được người xem, mang tới cho họ những thông điệp sống động và thuyết phục, tác giả sân khấu cần phải hiểu sâu sắc về thời đại chúng ta đang sống, lấy đó làm nền cho trí tưởng tượng bay bổng. Những thông điệp vượt thời gian sẽ nảy sinh từ đó.
Ông Trương Nhuận - Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ:
Môi trường hoạt động của sân khấu Hà Nội không sôi động và thiếu sự năng động trong hoạt động của các nhà hát. Các nhà hát hiện nay vẫn còn bị thụ động và lệ thuộc vào hoàn cảnh khách quan quá nhiều nên không chủ động, không có được những sáng tạo, đột phá mới để tìm kiếm, đến với khán giả của sân khấu. Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng, dường như, sân khấu đang mất đi thế mạnh đề cập những vấn đề xã hội nóng bỏng, những xung đột xã hội đang tạo ra áp lực, nhường sân cho các phóng sự của truyền hình, báo chí. Thế nên, lối mở cho sân khấu hiện nay, theo tôi, có lẽ lại phải quay về với những vấn đề rất nhân bản, rất giản dị, hoặc là phải đáp ứng nhu cầu của một bộ phận khán giả là giải trí - đó cũng đang là hướng đi của Nhà hát Tuổi trẻ. Ðiều đáng mừng là hiện đang hình thành một thế hệ đạo diễn trẻ vừa được đào tạo từ Trường đại học Sân khấu - Ðiện ảnh, họ đều là những diễn viên kỳ cựu, những người luôn gắn với hơi thở của đời sống hiện nay như Quỳnh Mai, Triệu Trung Kiên... Có thể họ cũng đang loay hoay tìm tòi gắn những tác phẩm của họ với đời sống, hoặc nhìn từ những mảng, những vấn đề của đời sống để đưa sân khấu cập nhật hơn. Hy vọng một thế hệ nữa, thế hệ sắp tới này sẽ có cái nhìn mới mẻ hơn, được trao quyền rộng hơn, được giải quyết nhiều việc hơn, chứ nếu họ vẫn loay hoay trong việc giải quyết bài toán cơ chế bao cấp (về kinh phí dựng vở, cách quản lý con người...) thì sân khấu rất khó phát triển.
Luân Vũ (thực hiện
Tags: | Edit Tags



Friday April 17, 2009 - 06:46pm (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for April 18, 2009

Comments(2 total) Post a Comment8Fieu Offline ND - Thực ra vấn đề này có thể diễn ra một cách bình thường, liên tục và không có gì phức tạp đến độ là phải trao đổi quá nhiều, chờ đợi quá lâu và diễn tiến quá chậm - nếu chúng ta nhận thức và hành động theo quy luật rất tự nhiên của biện chứng, lịch sử, con người, xã hội và văn hóa.
Chúng ta đã từng có một nền sân khấu Việt Nam có giá trị lịch sử và nghệ thuật tạo thành bản sắc do các thế hệ tiền nhân làm nên và truyền thống đến lâu dài. Nhưng cả ngàn và trăm năm ấy, tiền nhân đã bổ trợ, làm sung mãn thêm, tạo ra thêm các thể loại, thể tài mới; đan xen học hỏi nhau để làm cho hay cho tốt hơn, và cần nhất là cho phù hợp với xu thế xã hội và đối tượng hưởng thụ là người xem. Vì thế mà có dị bản vừa gây tranh cãi, vừa tạo nên hào hứng, hấp dẫn. Chèo, tuồng, dân ca- nằm ở khu vực này!
Chúng ta lại đã có nền sân khấu kháng chiến rồi xây dựng kiến thiết và đấu tranh thống nhất đất nước; hiện nay là giai đoạn đổi mới.
Những người làm sân khấu Việt Nam ở giai đoạn nào cũng tạo nên dấu ấn nghệ thuật; biết gắn bó sự nghiệp của nhiều cuộc đời nghệ nhân, nghệ sĩ với mục đích phụng sự đất nước và dân tộc trên những nguyên tắc thẩm mỹ và đạo đức chính thống.
Ðã có nhiều kịch bản, vở diễn, với các tên tuổi lớn của các thành phần sáng tạo được ghi nhận qua các hội diễn, liên hoan, giới thiệu giao lưu quốc tế và nhất là trong sự tiếp nhận của các tầng lớp công chúng trong nước.
Ðã có một thời có người xem lý tưởng đầy ắp các khán phòng, sân bãi... và ngay cả dưới bom đạn.
Nhưng một số năm gần đây, với một thực tế hết sức không vui của tình hình sân khấu cả nước, đã xuất hiện một câu hỏi lớn và bức xúc là: nếu tình hình cứ tiếp tục xuống dần thế này- thì sân khấu Việt Nam sẽ đi tới đâu? Về đâu? Cho ai? Và giải cứu cho điều đó bằng phép mầu nào? Các vấn đề sân khấu hiện nay có thể là:
- Chỉ còn lại một ít người tâm huyết với công việc và nghề nghiệp sân khấu;
- Người tài, người trẻ vắng bóng;
- Người xem quay lưng lại;
- Nhà rạp lạc hậu;
- Chế độ chính sách không còn phù hợp;
- Xã hội hóa hoạt động sân khấu thuận lợi hay là khó khăn?
Và nhiều tâm lý, tâm trạng, tâm thức khác nữa.
Tác giả bài viết chỉ bàn về nội tại của sân khấu.
Thừa kịch bản yếu, thiếu kịch bản hay là khâu đầu tiên và cốt yếu nhất. Tác giả (nhất là ở khu vực phía bắc) phần lớn là người cao tuổi, thiếu sự đắm mình thật sự trực tiếp và máu thịt vào môi trường và đối tượng sáng tác. Cách viết lại không mấy thay đổi, ngôn ngữ và nhân vật vẫn phần nào khô cứng và khẩu hiệu (như xưa cần thế!)
Các tay bút ở phía nam phóng khoáng hơn, nhanh nhậy hơn cho kịp với đời thường và tốc độ sinh hoạt, cũng như nhu cầu có tính thị hiếu giải trí nhiều hơn nên vấn đề kịch bản "đụng tới" có khi lại thiếu chiều dày sâu sắc.
Kịch bản là thế thì đạo diễn có dàn dựng thế nào đi nữa cũng không vượt ra khỏi được yếu tố địa phương, thị hiếu thẩm mỹ và tiếp nhận theo vùng miền. Dựng vở ở đâu, vào lúc nào, diễn ở rạp nào, cho đối tượng người xem cụ thể nào, có những phương tiện kỹ thuật cao- thấp nào, từ nguồn kinh phí nào, giá vé bao nhiêu, có ai hoặc cơ quan nào "đặt hàng" vì một yêu cầu cụ thể nào không?... Những câu hỏi cần phải trả lời ngay đó - nhiều năm được bao cấp trước đây thì không phải nghĩ tới - còn hôm nay, không tự đặt ra và trả lời được thì là... đất tử!
Vì vậy có vở diễn đầu tư tiền tỷ, có vở chỉ là mấy chục triệu, và đương nhiên "tuổi thọ" của sản phẩm cũng vô cùng.
Dòng sân khấu chính thống và sân khấu đời thường đã song hành từng buổi diễn và đều chịu những thử thách khắc nghiệt.
Vì sao lại có sự chậm đổi mới đến vậy? Hay nói khác đi là vì sao... sân khấu lại có một sức "ì" lâu đến vậy?- Ðó là nhận thức chưa tới và chưa dũng cảm đổi mới phương pháp. Vẫn còn nặng về phẩm chất truyền thông đơn thuần mà chưa phải là phẩm chất nghệ thuật cao để từ đó có hiệu quả thẩm mỹ tương ứng.
Trong số đông người làm sân khấu hiện nay thì số người thật sự có năng lực và có kết quả sáng tạo không nhiều.
Ðiều cần là sáng tạo- tạo ra cái mới, cái "vô tiền khoáng hậu"- khi đó mới là thiên chức nghệ sĩ - theo đúng nghĩa- cả trách nhiệm công dân, cả vinh quang nghề nghiệp.
Tinh thần của các chủ trương, chính sách của Nhà nước hôm nay và thực tế của tất cả các loại sản phẩm vật chất và tinh thần đã xuất hiện yếu tố này: đã qua rồi thời kỳ chúng ta "bán" cái mà chúng ta "có", để vào thời kỳ phải làm ra được để bán được vừa là "cái có", nhất là cái mà người mua "cần".
Hạ tầng cơ sở, cơ chế chính sách, cơ cấu kinh tế, quan hệ xã hội, tâm thức và tâm lý con người, "giá trị" cũ và "trị giá" mới luôn thách đố nhau... đòi hỏi phải thích ứng và thay đổi.
Có một vấn đề ở đây cần trao đi đổi lại: yếu tố đặc trưng của sân khấu là mâu thuẫn. Mâu thuẫn càng cao, kịch tính của sự đối nghịch càng hấp dẫn thì bài học nhận thức về giá trị nhân văn, thành công hay thất bại của chủ đề câu chuyện kịch đặt ra cũng lớn theo. Vậy tác giả, đạo diễn, đơn vị nghệ thuật và... cả người xem nữa "dám" cùng nhau chọn mối mâu thuẫn nào, ở cấp độ nào để tạo nên xung đột, và giải quyết cuộc va đập nghề nghiệp đó theo hướng hệ quả nào, với một bản lĩnh công dân - nghệ sĩ nào để có được nhận thức vấn đề ở mức cao, và cả mức cao nhất?
Ðã xuất hiện một thành phố lớn có không khí náo nhiệt của "sân khấu đời thường" là TP Hồ Chí Minh với nghệ sĩ và công chúng luôn đồng hành theo một thị hiếu nhận thức tự nguyện và tự chọn lựa của Nhà hát thể nghiệm 5B Võ Văn Tần, IDECAF, kịch Sài Gòn, kịch Phú Nhuận, nhóm Thắp sáng niềm tin... và... bất chợt có "Kiều", "Chiếc áo Thiên nga" có dấu ấn.
Ðã có một lực lượng đạo diễn trẻ và có nhiều khả năng làm nên các vở diễn riêng biệt của mình.
Nhưng... nhà rạp thì vẫn cũ! Kỹ thuật sân khấu vẫn lạc hậu! Còn người xem thì luôn yêu cầu cái mới!
Năm 2009 sẽ tổ chức nhiều đợt hội diễn sân khấu chuyên nghiệp. Có gì mới đây?
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã hai lần tổ chức Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế và một lần toàn quốc- nhằm tìm ra "những yếu tố mới" (và đang chờ quyết định của Chính phủ về việc cho phép tổ chức định kỳ hai năm một lần).
Chữ "thử nghiệm" đã dần quen thuộc hơn!
Lại đang có một trạng thái chờ đợi rất thú vị là: Kịch bản nào? Vở diễn sân khấu nào? Hình tượng nghệ thuật nào sẽ là chủ đạo, hấp dẫn, mới mẻ cho năm sân khấu 2010 - với Ðại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, để chào mừng Ðại hội toàn quốc lần thứ VII của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam?
Một sản phẩm vật chất làm ra không tiêu thụ được- kinh tế gọi là "hàng ế", tồn kho, lâu... thì là phế ND - Thực ra vấn đề này có thể diễn ra một cách bình thường, liên tục và không có gì phức tạp đến độ là phải trao đổi quá nhiều, chờ đợi quá lâu và diễn tiến quá chậm - nếu chúng ta nhận thức và hành động theo quy luật rất tự nhiên của biện chứng, lịch sử, con người, xã hội và văn hóa.
Chúng ta đã từng có một nền sân khấu Việt Nam có giá trị lịch sử và nghệ thuật tạo thành bản sắc do các thế hệ tiền nhân làm nên và truyền thống đến lâu dài. Nhưng cả ngàn và trăm năm ấy, tiền nhân đã bổ trợ, làm sung mãn thêm, tạo ra thêm các thể loại, thể tài mới; đan xen học hỏi nhau để làm cho hay cho tốt hơn, và cần nhất là cho phù hợp với xu thế xã hội và đối tượng hưởng thụ là người xem. Vì thế mà có dị bản vừa gây tranh cãi, vừa tạo nên hào hứng, hấp dẫn. Chèo, tuồng, dân ca- nằm ở khu vực này!
Chúng ta lại đã có nền sân khấu kháng chiến rồi xây dựng kiến thiết và đấu tranh thống nhất đất nước; hiện nay là giai đoạn đổi mới.
Những người làm sân khấu Việt Nam ở giai đoạn nào cũng tạo nên dấu ấn nghệ thuật; biết gắn bó sự nghiệp của nhiều cuộc đời nghệ nhân, nghệ sĩ với mục đích phụng sự đất nước và dân tộc trên những nguyên tắc thẩm mỹ và đạo đức chính thống.
Ðã có nhiều kịch bản, vở diễn, với các tên tuổi lớn của các thành phần sáng tạo được ghi nhận qua các hội diễn, liên hoan, giới thiệu giao lưu quốc tế và nhất là trong sự tiếp nhận của các tầng lớp công chúng trong nước.
Ðã có một thời có người xem lý tưởng đầy ắp các khán phòng, sân bãi... và ngay cả dưới bom đạn.
Nhưng một số năm gần đây, với một thực tế hết sức không vui của tình hình sân khấu cả nước, đã xuất hiện một câu hỏi lớn và bức xúc là: nếu tình hình cứ tiếp tục xuống dần thế này- thì sân khấu Việt Nam sẽ đi tới đâu? Về đâu? Cho ai? Và giải cứu cho điều đó bằng phép mầu nào? Các vấn đề sân khấu hiện nay có thể là:
- Chỉ còn lại một ít người tâm huyết với công việc và nghề nghiệp sân khấu;
- Người tài, người trẻ vắng bóng;
- Người xem quay lưng lại;
- Nhà rạp lạc hậu;
- Chế độ chính sách không còn phù hợp;
- Xã hội hóa hoạt động sân khấu thuận lợi hay là khó khăn?
Và nhiều tâm lý, tâm trạng, tâm thức khác nữa.
Tác giả bài viết chỉ bàn về nội tại của sân khấu.
Thừa kịch bản yếu, thiếu kịch bản hay là khâu đầu tiên và cốt yếu nhất. Tác giả (nhất là ở khu vực phía bắc) phần lớn là người cao tuổi, thiếu sự đắm mình thật sự trực tiếp và máu thịt vào môi trường và đối tượng sáng tác. Cách viết lại không mấy thay đổi, ngôn ngữ và nhân vật vẫn phần nào khô cứng và khẩu hiệu (như xưa cần thế!)
Các tay bút ở phía nam phóng khoáng hơn, nhanh nhậy hơn cho kịp với đời thường và tốc độ sinh hoạt, cũng như nhu cầu có tính thị hiếu giải trí nhiều hơn nên vấn đề kịch bản "đụng tới" có khi lại thiếu chiều dày sâu sắc.
Kịch bản là thế thì đạo diễn có dàn dựng thế nào đi nữa cũng không vượt ra khỏi được yếu tố địa phương, thị hiếu thẩm mỹ và tiếp nhận theo vùng miền. Dựng vở ở đâu, vào lúc nào, diễn ở rạp nào, cho đối tượng người xem cụ thể nào, có những phương tiện kỹ thuật cao- thấp nào, từ nguồn kinh phí nào, giá vé bao nhiêu, có ai hoặc cơ quan nào "đặt hàng" vì một yêu cầu cụ thể nào không?... Những câu hỏi cần phải trả lời ngay đó - nhiều năm được bao cấp trước đây thì không phải nghĩ tới - còn hôm nay, không tự đặt ra và trả lời được thì là... đất tử!
Vì vậy có vở diễn đầu tư tiền tỷ, có vở chỉ là mấy chục triệu, và đương nhiên "tuổi thọ" của sản phẩm cũng vô cùng.
Dòng sân khấu chính thống và sân khấu đời thường đã song hành từng buổi diễn và đều chịu những thử thách khắc nghiệt.
Vì sao lại có sự chậm đổi mới đến vậy? Hay nói khác đi là vì sao... sân khấu lại có một sức "ì" lâu đến vậy?- Ðó là nhận thức chưa tới và chưa dũng cảm đổi mới phương pháp. Vẫn còn nặng về phẩm chất truyền thông đơn thuần mà chưa phải là phẩm chất nghệ thuật cao để từ đó có hiệu quả thẩm mỹ tương ứng.
Trong số đông người làm sân khấu hiện nay thì số người thật sự có năng lực và có kết quả sáng tạo không nhiều.
Ðiều cần là sáng tạo- tạo ra cái mới, cái "vô tiền khoáng hậu"- khi đó mới là thiên chức nghệ sĩ - theo đúng nghĩa- cả trách nhiệm công dân, cả vinh quang nghề nghiệp.
Tinh thần của các chủ trương, chính sách của Nhà nước hôm nay và thực tế của tất cả các loại sản phẩm vật chất và tinh thần đã xuất hiện yếu tố này: đã qua rồi thời kỳ chúng ta "bán" cái mà chúng ta "có", để vào thời kỳ phải làm ra được để bán được vừa là "cái có", nhất là cái mà người mua "cần".
Hạ tầng cơ sở, cơ chế chính sách, cơ cấu kinh tế, quan hệ xã hội, tâm thức và tâm lý con người, "giá trị" cũ và "trị giá" mới luôn thách đố nhau... đòi hỏi phải thích ứng và thay đổi.
Có một vấn đề ở đây cần trao đi đổi lại: yếu tố đặc trưng của sân khấu là mâu thuẫn. Mâu thuẫn càng cao, kịch tính của sự đối nghịch càng hấp dẫn thì bài học nhận thức về giá trị nhân văn, thành công hay thất bại của chủ đề câu chuyện kịch đặt ra cũng lớn theo. Vậy tác giả, đạo diễn, đơn vị nghệ thuật và... cả người xem nữa "dám" cùng nhau chọn mối mâu thuẫn nào, ở cấp độ nào để tạo nên xung đột, và giải quyết cuộc va đập nghề nghiệp đó theo hướng hệ quả nào, với một bản lĩnh công dân - nghệ sĩ nào để có được nhận thức vấn đề ở mức cao, và cả mức cao nhất?
Ðã xuất hiện một thành phố lớn có không khí náo nhiệt của "sân khấu đời thường" là TP Hồ Chí Minh với nghệ sĩ và công chúng luôn đồng hành theo một thị hiếu nhận thức tự nguyện và tự chọn lựa của Nhà hát thể nghiệm 5B Võ Văn Tần, IDECAF, kịch Sài Gòn, kịch Phú Nhuận, nhóm Thắp sáng niềm tin... và... bất chợt có "Kiều", "Chiếc áo Thiên nga" có dấu ấn.
Ðã có một lực lượng đạo diễn trẻ và có nhiều khả năng làm nên các vở diễn riêng biệt của mình.
Nhưng... nhà rạp thì vẫn cũ! Kỹ thuật sân khấu vẫn lạc hậu! Còn người xem thì luôn yêu cầu cái mới!
Năm 2009 sẽ tổ chức nhiều đợt hội diễn sân khấu chuyên nghiệp. Có gì mới đây?
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã hai lần tổ chức Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế và một lần toàn quốc- nhằm tìm ra "những yếu tố mới" (và đang chờ quyết định của Chính phủ về việc cho phép tổ chức định kỳ hai năm một lần).
Chữ "thử nghiệm" đã dần quen thuộc hơn!
Lại đang có một trạng thái chờ đợi rất thú vị là: Kịch bản nào? Vở diễn sân khấu nào? Hình tượng nghệ thuật nào sẽ là chủ đạo, hấp dẫn, mới mẻ cho năm sân khấu 2010 - với Ðại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, để chào mừng Ðại hội toàn quốc lần thứ VII của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam?
Một sản phẩm vật chất làm ra không tiêu thụ được- kinh tế gọi là "hàng ế", tồn kho, lâu... thì là phế phẩm.
Một sản phẩm tinh thần được tạo nên với một kỳ vọng nào đó mà công chúng không tiếp nhận - buồn nhiều hơn, day dứt hơn, hụt hẫng hơn vì hậu quả lại nằm ở khu vực tế nhị mà nhiều khi không nói thành lời được.


Saturday April 18, 2009 - 10:57pm (ICT) Remove Comment
8Fieu Offline Kịch bản sân khấu còn thiếu tính đột phá

--------------------------------------------------------------------------------

Cảnh trong vở Cung phi Điểm Bích.
ND - Ðã và vẫn đang diễn ra tình trạng nhiều nhà hát, đơn vị nghệ thuật sân khấu tìm về dựng kịch bản cũ từng qua dàn dựng hay kịch bản nước ngoài... Rõ ràng, thực trạng thiếu hụt kịch bản sân khấu vẫn trong tình trạng báo động...
Không bột khó gột nên hồ
Cảnh "mất mùa" kịch bản sân khấu đã liên tục xảy ra từ nhiều năm nay. Các nhà hát thi nhau kêu "đói" kịch bản. Quả thật, thiếu bột khó gột nên hồ. Vấn đề trước tiên của sân khấu vẫn là kịch bản. Những kịch bản hay hoàn toàn có thể đẩy các diễn viên đến tầm ngôi sao, nhưng nếu kịch bản tồi, dù đạo diễn có chắp vá hay đến đâu, diễn viên có ứng biến thế nào thì vẫn khó cứu vãn được sự "hụt hơi". Các trại sáng tác do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cũng như nhiều ngành khác như quân đội, công an vẫn được tổ chức hằng năm, vậy sao sân khấu vẫn bế tắc về kịch bản? Liên hoan sân khấu thử nghiệm toàn quốc lần thứ nhất diễn ra vào cuối tháng 12-2008 được đánh giá là sẽ có những kịch bản sáng giá để tạo nên những thử nghiệm mới mẻ, vậy mà xem khắp lượt, hiếm hoi lắm mới thấy được vài vở đề cập trực diện tới những vấn đề thời sự của xã hội hôm nay. Cái thiếu và yếu của kịch bản hiện đại phải chăng là lý do để Ðoàn kịch Quân đội phải dựng kịch bản Ðồng quê âm vang của tác giả Tất Ðạt cách đây hàng chục năm; Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B phải dựng lại kịch Tây Ban Nha đã từng ở trong kịch mục của đơn vị cách đây chục năm trời.
Tự trói mình...
Họa sĩ Vũ Giáng Hương, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam đã từng tỏ sự thất vọng khi nói về chất lượng kịch bản sân khấu: Các tác phẩm của chúng ta còn thiếu chất sống, hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả cuộc sống. Tôi lấy thí dụ: Cũng là đề tài về người công nhân trong đổi mới hội nhập, tại sao thập kỷ 80 của thế kỷ trước, chúng ta có được những vở kịch ghi dấu ấn trong lịch sử vinh quang của nền sân khấu nước nhà. Còn bây giờ, báo chí nói suốt ngày về sự ngược đãi, về sự đình công đòi hỏi quyền lợi công bằng cho người lao động mà không thấy xuất hiện vở kịch nào nói về đề tài này?". Trước đây còn có lý do để nói sân khấu dựng vở "không được như ý" một phần là do việc duyệt vở qua nhiều khâu. Vậy mà kể từ khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao quyền cho các nhà hát tự lựa chọn và dựng kịch bản và chỉ duyệt khâu cuối cùng khi vở ra mắt thì sân khấu vẫn vậy. Ngỡ tưởng sân khấu sẽ được "cởi trói" để cho ra lò những vở diễn mang những vấn đề gai góc của cuộc sống thì thực tế đề tài của sân khấu vẫn đang đi vào lối mòn, nếu không phải là mô-típ tình già, tình trẻ thì cũng là những bi kịch gượng ép, khó tin. Những nhân tố mới, những vấn đề bức thiết trong cuộc sống được trình bày một cách hời hợt.
Tìm một vở diễn hay làm lay động lòng người như trước đây không phải là điều đơn giản. Cho nên, để giải quyết vấn đề này, nhiều nơi đã chuyển thể một số tác phẩm văn học nổi tiếng đưa lên sàn diễn. Sân khấu kịch hát dân tộc xem ra còn thiếu kịch bản trầm trọng hơn. Loanh quanh điểm mặt chỉ một vài gương mặt còn tiếp tục gắn bó với nghiệp viết như: Trần Ðình Ngôn, Bùi Vũ Minh, Hà Văn Cầu (chèo), Hoàng Song Việt, Lê Chức (cải lương)... Có lạ không khi mà Khoa Kịch hát dân tộc của Trường đại học Sân khấu Ðiện ảnh Hà Nội vẫn đều đặn tuyển và đào tạo tác giả vậy mà điểm mặt chỉ tên tác giả viết cho tuồng, chèo, cải lương thì khéo lắm cũng chưa hết đầu ngón tay, thử hỏi làm sao có thể thỏa được cơn khát kịch bản của hàng chục đơn vị sân khấu kịch hát dân tộc hiện nay trên cả nước?
Trước tình thế thiếu kịch bản hay, không ít đạo diễn, nghệ sĩ phải "cứu vãn" bằng cách nhảy vào viết kịch bản. Những cây bút này biết khán giả cần gì và họ nên viết kịch thế nào. Ðiều này ghi nhận ở một số đạo diễn như: Ái Như, Ðức Thịnh, NSƯT Thành Hội. Thế nhưng nhược điểm rất rõ trong các tác phẩm này là thiếu chất văn học và trữ tình cần có cho tác phẩm sân khấu. Tại Cuộc thi tài năng đạo diễn trẻ sân khấu toàn quốc năm 2007, hai đạo diễn trẻ Hoàng Quỳnh Mai và Triệu Trung Kiên đã giành hai giải cao nhất với vở Cung phi Ðiểm Bích và Dấu ấn giao thời. Sau thành công của vở Cung phi Ðiểm Bích, Hoàng Quỳnh Mai lại tiếp tục đưa vở thứ hai của nhà văn Hoàng Loan lên sân khấu cải lương, đó là vở Bến nước ngũ bồ. Chính từ hai vở cải lương này của Nhà hát cải lương Việt Nam, người ta mới thấy rõ cái thiếu lớn nhất hiện nay của kịch bản kịch hát dân tộc chính là chất văn học và trữ tình để làm nên sức hấp dẫn cho kịch hát. Ðặc biệt, đạo diễn trẻ Triệu Trung Kiên đã tự viết kịch bản Dấu ấn giao thời, tự dàn dựng và tự diễn xuất đã tạo nên sự bứt phá. Mới đây Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang cũng đã lên sàn với kịch bản Dấu ấn giao thời của Triệu Trung Kiên.
Tre đã già mà măng chưa mọc...
Tổng cục Chính trị vừa tổ chức trao giải cho các tác giả sân khấu có kịch bản chất lượng tại cuộc thi đầu tư sáng tác kịch bản sân khấu trong hoạt động trọng điểm văn học nghệ thuật và báo chí trong quân đội 2006 - 2010. Các gương mặt đoạt giải vẫn là những cái tên tác giả quen thuộc: Chu Lai, Hà Văn Cầu, Lê Quý Hiền, Phạm Văn Quý, Bùi Vũ Minh... GS Hà Văn Cầu, người được nhận giải thưởng với vở kịch Người gieo hạt, chia sẻ: Tôi và nhiều tác giả lớn tuổi như anh Sỹ Hanh, anh Trần Bảng và nhiều đồng nghiệp đã có thâm niên gắn bó với sân khấu hơn 60 năm. Những năm gần đây chúng tôi không khỏi lo lắng cho sự thiếu hụt của lực lượng tác giả trẻ kế cận, chúng tôi rất muốn bàn giao lại công tác biên kịch cho lớp trẻ nhưng quả là vô cùng khó khăn khi mà không mấy ai chịu theo nghiệp viết kịch hát dân tộc. Ðúng là một nghịch lý khi mà đội ngũ tác giả văn học, điện ảnh, âm nhạc tương đối đông đảo và luôn được trẻ hóa thì lực lượng sáng tác kịch bản sân khấu lại gần như chưa được chuyên nghiệp hóa. Tác giả tên tuổi viết nên được những tác phẩm tạo dư luận thì đã qua đời hoặc đều lên lão làng cả, lớp trẻ lại chưa thấy đâu.
Mới đây, để khắc phục thực trạng thiếu người viết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định một bước đi mới: Ðào tạo tác giả từ những hạt nhân nòng cốt của sân khấu và lực lượng nhà báo với hy vọng tạo "cú hích" cho sân khấu. Ðây câu chuyện lâu dài, nhưng rõ ràng, đã tới lúc các nhà hát, các đơn vị sân khấu đặc biệt là sân khấu phía bắc cần thay đổi ngay từ tư duy lựa chọn kịch bản cho tới cung cách dàn dựng vở, có như vậy sân khấu mới có thể làm mới được mình.



Saturday April 18, 2009 - 11:16pm (ICT) Remove

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home