Như những người truyền lửa
Entry for October 29, 2007
Cái tên chỉ là cái cớ.
Trong cuốn sách ghi lại những trao đổi của Truffaut và Hitchcock, trang 138 có kể câu chuyện nầy.
Truffaut: “Isn’t the MacGuffin the pretext for the plot?
Hitchcock: “…. Two man in a train.
A: “What’s that pakage up there in the baggage rack?”
B: “Oh, that’s a MacGuffin,”
A: “What’s a MacGuffin?”
B: “Well, it’s an appartus for trapping lions in the Scottish Highlands”
A: “But there are no lions in the Scottish Highlands!”
B: “Well then, that’s no MacGuffin!”
Hitchcock: “ So you see that a MacGuffin is actually nothing at all.”
Ðó là một trong hai cuốn sách thầy Ð.T.Th. đã cho tôi mượn trước ngày 30 tháng 4.
Sau 1975, có lúc tôi viết cho tờ Ðứng Dậy của nhóm anh Lan, Diễm Châu, Hoàng Ngọc Biên, đã ký T.A.Th.
Cái tên chỉ là cái cớ.
Như thầy Vũ Khắc Khoan đã nói, “Thành Cát Tư Hãn chỉ là một cái cớ.”
Như Caligula là cái cớ của Camus.
Kiều là cái cớ để Nguyễn Du vào đó cất tiếng kêu đứt ruột.
(Xem entry ve Kieu cua Hao Nhien, co may dong cua Cat Khue noi ve cac co diem. Hom nao se viet rieng ve cac co gai ay)
Kia là hình thầy trò mấy mươi năm gặp lại.
Vì đăng tin về đại hội VIFF nầy mà có nhiều người đăng bài của tôi bị khiển trách. Nên cũng không trách sau đó có màn “gặp nhau làm lơ” luôn.
Người đứng bìa là anh Nguyễn Vỏ Nghiêm Minh (hôm vừa rồi thấy một trang điện tử ghi lộn là Nguyễn Vỏ Hồng Minh ở đường dẫn vào)
Bỗng nhiên nhớ một bài báo mình có nhắc tới chuyện Lưu Quang Vũ bị ghi sai là Lưu Quang Võ.
(Khi đăng lên, báo Xuân Sân Khấu Việt Nam có cắt bớt phần của bạn Tri Ðông vì dài quá. Còn mấy ngày phù du ở trọ nơi cái blog này, để lại nguyên bài cho những bạn cũ xem lại những ngày ta còn được coi nhau là bạn.)
Như những người truyền lửa
Họ là những người tôi được quen, hoặc chỉ biết nhau, không thân lắm, và trong năm qua, có những tình cờ khiến tôi được chứng kiến công việc của họ với tư cách người thầy, đúng hơn là những người đi truyền lửa, loại lửa nhiệt tình đang quá hiếm hoi từ những người đi học cho chí tới những người đi dạy. Và cũng là một người đi dạy, đã có lúc, tôi tưởng chừng mình bị kiệt sức, buông tay chèo trên dòng sông luôn biến động bởi lụt, bão, triều cường.
Ø Cao Tự Thanh
Anh là một nhà nghiên cứu nhưng công việc hàng ngày của anh bây giờ là dịch thuậtà Trong năm nay, trên 10 bộ sách dịch của anh rất được độc giả trong ngoài nước ưa chuộng như: Anh hùng xạ điêu, Mặt thật quan lại (Quan trường hiện hình ký), Lịch sử lưu manh, Lịch sử kỷ nữ, Lịch sử thương nhânà
Lớp bồi dưỡng các soạn giả trẻ do Hội Sân khấu Thành phố tổ chức được anh mở đầu với chuyên đề Cơ sở Văn hóa Việt Nam. Những quan niệm mới về văn hóa, xã hội, ngôn ngữ và cả lịch sử của anh hẳn đã làm phong phú kiến thức hơn để làm tiền đề gây men hơn cho sự sáng tạo của những người bạn trẻ này.
Có những ví dụ để minh họa bài giảng, tôi đã được nghe rồi nhưng vẫn không thấy cũ. Như những câu giễu cợt thói đạo đức giả của thời bao cấp:
“Tất cả đều có việc làm nhưng không ai làm việc.
Tất cả đều không làm việc nhưng ai cũng có lương.
Tất cả đều có lương nhưng chẳng ai đủ sống.
Tất cả đều chẳng đủ sống nhưng ai cũng sống được.
Tất cả đều sống được nhưng mọi người đều bất bình.
Tất cả đều bất bình nhưng khi cần đưa tay phát biểu thì tất cả đều giơ tay: Ðồng ý! Hoan hô!”.
Một chuyện khác: “Khổng Tử cùng vài môn đệ đi ngang khu rừng thấy loại cây vô dụng cứ nghênh ngang sống trước đám cây có ích bị đốn trụi, tự suy ra: Có tài sẽ khó sống lâu. Ðến khi ghé nhà bạn, chủ nhà chọn con chim không biết hót làm thịt đã khách, mới hay loài có ích có thể có dịp sống lâu hơn. Học trò hỏi Khổng Tử vậy nên làm kẻ có tài hay không? Ông cho rằng ông luôn ở giữa hai cực đó”.
Còn Cao Tự Thanh, được 17 tuổi, khi nghe thầy giáo kể chuyện này đã tự lý giải:
“Ở đời cần phải có tài để tồn tại.
Và cũng để tồn tại, có lẽ không nên cho thế gian biết mình là kẻ có tàià”.
Ø Geoff Gillham
Trong những người bạn nước ngoài tôi quen, có lẽ Geoff Gillham là người cách tân sân khấu nhiều nhất, và cũng là người yêu mến sân khấu Việt Nam nhất, đặc biệt với sân khấu truyền thống của vùng Nam Bộ như cải lương. Anh tin mãnh liệt rằng sân khấu đủ mạnh để giúp một cuộc sống nhân bản hơn và là nguồn động lực cao trong việc thay đổi thế giới.
Không chịu nổi hiện tượng những khán giả trẻ thụ động trong lúc xem kịch, Geoff đã giúp họ tiếp cận hơn với phương pháp sân khấu giáo dục để họ biết cách dùng sân khấu làm rõ nghĩa hơn cuộc sống và thế giới mà họ đang được sống. Từ một người theo chủ nghĩa hiện sinh vào những năm 60, anh đã chuyển nhanh sang làm Ðảng viên của Ðảng Cách mạng Công nhân và là ủng hộ viên của Ðảng Marxism vào những năm đầu 70. Trước khi đến Việt Nam dạy ở cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh về sân khấu giáo dục, Geoff Gillham đã thực hiện phương pháp này ở các thành phố Coventry, Lancaster, Mid-Glamorgan, Birmingham, Ipswich, Benwell, Newcastle, Amsterdam, Amman.. Anh cũng đã đến và làm việc ở Hungary, Kenya và tại Bosna, anh đã được Nhà Hát Tuổi trẻ Mostar tặng giải thưởng Grozdamin Kikot là một trong những phần thưởng cao quý ở đây
Việt Nam cũng là nước độc nhất được anh lo tài trợ cho cả 4 người (Quốc Thảo, Hữu Quốc, Lý Lan và tôi) để tham dự Hội nghị Sân khấu Giáo dục Quốc tế gồm 21 nước ở Jordan, nơi có Petra, thành phố cổ với sân khấu lộ thiên xưa nhất thế giới, bị vùi 7.000 năm dưới cát, và mới được phát hiện cách đây không lâu. Cùng với sự giúp đỡ tích cực của Việt Nguyễn Gillham, người vợ gốc Việt của anh, chúng tôi đã chuẩn bị nhiều dự án để có thể phát triển Sân khấu Giáo dục ở Việt Nam, trong đó có cả việc tổ chức một hội nghị Sân khấu Giáo dục Quốc tế ở Hà Nội trong những năm tới. Tiếc thay, căn bệnh ưng thư đã cướp mất người bạn tốt này ở Việt Nam vào ngày 15/6/2001. Trước khi hấp hối, Geoff vẫn cố bàn giao kịp công việc cho Roger Chamberlain để vở “Roméo & Juliet” được ra đời theo phương pháp Sân khấu Giáo dục ở TP. Hồ Chí Minh. Ðiều chúng tôi tin là ngọn lửa của Geoff vẫn sẽ còn cháy lâu lắm trong trái tim của những người yêu sự cách tân cần thiết cho sân khấu.
Ø Bernard
Trước khi sang Tanzania dự hội nghị về phát triển văn hóa cho một số nước châu Á và châu Phi do Bộ Ngoại giao Ðan Mạch tổ chức, tôi may mắn còn nhận được lời mời của Ðại sứ quán Pháp tham dự lớp viết kịch bản film do ông Bernard phụ trách.
Học viên ở đây đa số đã dự từ 2 năm trước. Sau mười ngày theo lớp, câu nói ấn tượng nhất của ông với tôi là:
“Tiếc cho Việt Nam, vừa thắng xong hai đế quốc về điện ảnh như Pháp, Mỹ, lại để bị đại bại trước điện ảnh Hàn Quốc, Trung Hoaà”.
Ông cũng nhắc đi nhắc lại về cái thời lượng quá ít mà chúng tôi đã bỏ ra để đầu tư cho một kịch bản. Thay vì chỉ bỏ một vài tháng (với nhiều việc khác cùng làm), ông đề nghị chúng tôi nên dành hẳn một năm.
Ø Ánh Tuyết và bạn bè
Cũng thời gian ở Hà Nội, tôi được dự một đêm nhạc “Văn Cao ố Từ Suối Mơ đến Thiên Thai” do Ánh Tuyết và bạn bè thể hiện. Trong cái se lạnh của trời chuyển thu sang đông, cảm động lắm khi thấy những lão người niên, trung niên dường như là dân “Hà Nội gốc” trong trang phục lịch sự, dìu nhau đi nghe hát như một cách tìm lại thời Hà Nội thanh lịch 36 phố phường chưa náo nhiệt như bây giờ. Và cũng rất cảm động khi được gặp gỡ những giọng ca trẻ cùng với Ánh Tuyết kiên trì đeo đuổi một dòng nhạc chọn lọc mà chống chọi được với cơn lốc thị trường trong lúc này là chuyện quá sức nhọc nhằn.
Rạp chật người nhưng doanh thu không cao vì có vé giả. Có vẻ như niềm hạnh phúc được làm điều mình thích nơi những người trẻ tuổi này mạnh hơn những phiền bực đem lại do những trở ngại phi nghệ thuật đó.
Ø NSND Phùng Há
Cũng những trở ngại phi nghệ thuật đã suýt làm chúng tôi bỏ dỡ dang chương trình chúc thọ NSND Phùng Há nhân dịp bà 91 tuổi do chúng tôi, những người học trò của bà thân ái tặng cô. Từ Na-uy, tôi không dám dự đêm bế mạc của Hội nghị Sân khấu Giáo dục toàn thế giới ở đây để hối hả bay về chuẩn bị cho đêm truyền hình trực tiếp chương trình này. Trong đêm đó cô đã nói lời cám ơn và từ giả khán giả. Nhưng đúng là nợ dâu vẫn còn đeo nặng kiếp tằm, với số tuổi gần bằng cả thế kỷ, vẫn thấy mặt cô “trên từng cây số” nơi các buôn sóc cao nguyên, trợ nghèo, cứu lụt. Tất cả chỉ vì cô biết, khi mang lửa đi truyền khắp nơi như vậy, học trò cô và cả những người ái mộ học trò của cô sẽ tiếp tục nhân lên, tỏa rộngà Và hơn ai hết, với trên 90 năm chiêm nghiệm cuộc đời, cô vẫn cảm nhận được sự lùi bước của bóng đêm khi lửa tim được thắp.
Ø Nguyễn Tri Phương Ðông
Là cháu đời thứ sáu của Ðại thần Nguyễn Tri Phương, tốt nghiệp Ðại học Kiến trúc, vào lính rồi đi học đồ họa ở Ðức, là một trong những người nổi tiếng trong việc thiết kế bìa băng dĩa nhạc và sách, bỗng dưng anh im lặng một thời gian dài. Mấy năm gần đây, trở lại trường Kiến Trúc, anh đóng vai trò khiêm tốn của một người thầy thỉnh giảng của khoa Mỹ thuật Công nghiệp nhưng những việc làm của anh trong năm qua cho sinh viên không lặng lẽ chút nào.
Lần đầu tiên một cuộc triễn lãm sinh viên được tổ chức quy mô để giới thiệu những tìm tòi của một thế hệ trẻ ngay trong thời gian còn theo học. Dĩ nhiên, để tổ chức được điều đó, anh cùng những người bạn trẻ của mình phải xoay sở đi xin tài trợ. Mới vừa đây anh cũng xin tài trợ để tổ chức được cuộc tọa đàm với chủ đề: “Nghệ thuật quảng cáo: Nghe & Nhìn” để sinh viên được đối thoại với các chuyên viên giỏi trong lĩnh vực này.
Lăn vào công việc này với đồng lương ít ỏi so với thu nhập trước đây, thậm chí có khi còn phải bị “âm” vốn, anh được sinh viên “yêu ra mặt” nhưng cũng không ít người cho anh là Don Quikhote.
Vậy “cối xay gió” của anh là ai? - Nguyễn Tri Phương Ðông nói:
“Tôi nghĩ rằng những trường đặc biệt như cái trường dạy sân khấu, điện ảnh, họa và khoa mỹ thuật công nghiệp của chúng tôi phải có những cách dạy đặc biệt bởi những học viên cá biệt ở các nơi đó chưa hẳn là người tệ, xấuà Nếu không nghĩ công việc của mình như một ÐẠO có lẽ tôi đã bỏ cuộc. Ðôi lúc ngó quanh thấy sao mà lạnh trống. Không hiểu sau những cải cách giáo dục, những phát biểu hùng hồn, người ta đã tìm gì, làm gì để mọi việc khá hơn.
Ðôi khi vào lớp, tôi cảm giác kiệt sức trước những bạn trẻ nhạt nhòa, không sắc nét và họ cũng chẳng cần rõ mười năm nữa mình sẽ làm gì. Nhưng đã gọi là ÐẠO thì lại phải cặm cụi nhen lửa phá băng để những người bạn trẻ ấy phải sục sôi phần nào trước sự cầu hòa, cầu an trước cái xấu, nỗi hèn như lẽ ra họ đã phải. Ðiều đáng sợ nhất là một thế hệ công chức, dùng nghề chỉ để mưu sinh, nhất là loại nghề cao đẹp như ÐẠO của chúng ta. Dĩ nhiên, để làm được công việc của người đi truyền lửa, mà ai cũng cho là bạc bẽo này, người thầy còn phải biết đắp bồi thêm lá gan Prométhé của mình”.
*
Vậy, sơ kết một năm, nhân ghi lại đôi dòng về những người đã, đang và tiếp tục đi truyền lửa này, chúng ta không thể quên người anh hùng đã cả gan ăn cắp lửa sáng tạo của trời để tặng cho người đời trong truyền thuyết cổ xưa ấy. Hình phạt cho anh ta là phải lăn tảng đá từ chân núi lên đỉnh rồi đá lại bị đẩy xuống, lại cặm cụi lăn lên. Tương tự, lá gan chàng được kên kên rỉa nát rồi lại mọc ra. Và rồi lại phải đau đớn sống cùng bọn ăn thịt sống ấy.
Có người ví công việc này với bọn dã tràng.
Thật ra tôi cũng là một người đi se cát. Nhưng chúng tôi không tin mình sẽ bị “nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”.
Trong những người bạn trẻ của chúng tôi đã có những người làm nên một số chuyện gì đó. Như thế, lửa đã được truyền và sẽ còn truyền lan nhiều nữa, cho dù gan nát, tim nhàuà nhưng rồi mọi thứ sẽ hồi sinh, phát triển, phải không?.
Ø Và Lưu Quang Vũ.
Lục chồng báo cũ kiếm kịch để dựng cho học trò, quả rất ngậm ngùi khi thấy vở “Sống giả, chết giả” của anh được đăng trên tạp chí Văn học Nghệ thuật với tên tác giả là Lưu Quang VÕ.
Vũ hay Võ, anh vẫn là anh. Anh là một trong những người Việt Nam mà khi chết tặng lại nhiều lửa nhất cho bạn bè và các thế hệ sau anh.
“Nếu anh không đốt lửa”, thì còn chăng những người sống theo tinh thần truyền lửa - và một ngày nào đó, đốt tan chính mình làm đuốc - như anh?
2002
Tags: dangtranthuc Edit Tags
Monday October 29, 2007 - 09:18pm (ICT) Edit Delete
Next Post: Entry for October 30, 2007
Comments(2 total) Post a Comment
duyth…
Offline
đọc xong chỉ thấy buồn quá, chẳng thấy lửa đâu, chị ơi!
Monday October 29, 2007 - 10:46pm (ICT) Remove Comment
8Fieu
Offline
@ Duy Thien . Lua co tan, cung con chut dom sang, u dau do trong tro than
Monday October 29, 2007 - 11:26pm (ICT) Remove Comment
Labels: Cái tên chỉ là cái cớ.
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home