Monday, July 13, 2009

Nguyễn Sĩ Hồng Hạnh.

Entry for February 20, 2008
Remembering Nguyen Si Hong Hanh

Wed, 22 Nov 2006 03:35:30 -0600

"Eternal rest grant unto her, O Lord, and let perpetual light shine upon her. May the soul of your faithful departed through the mercy of God rest in peace. Amen."

The Philippine Educational Theater Association announces with deep regrets the passing of our beloved friend, artist from Vietnam

NGUYEN SI HONG HANH
(June 23, 1980 – November 12, 2006)

who met her untimely demise in a car accident last November 12, 2006 in Se Khut at Nakornratchasima Province, Thailand. Hanh, together with two Thai artists, Karnpicha-cha Pongkullapat (Nok) & Chertsak Pratumsisakorn (Chert), were traveling on their way to attend a charity event in Nakornratchasima Province. Their car skidded and Hanh died instantly from severe head injury. Her remains were cremated at the Temple of Thepsirin in Bangkok last November 14, 2006. Her ashes were brought back to Ho Chi Minh City, Vietnam last November 15, 2006.

We enjoin all her friends to pray for the peace of her soul.


.



Nguyen Si Hong Hanh is in Bangkok on her way to Indonesia to attend the Women's Playwrights International Conference to assist and translate for her aunt, Nguyen Thi Minh Ngoc. She was supposed to stay in Bangkok for more than a week to witness the Bangkok Theatre Festival and help translate for the members of the Youth Theater group from Hanoi who were scheduled to perform at the Bangkok Theatre Festival back to back with Thailand’s Crescent Moon, B-Floor, & Bangplay Educational Theatre group.

Hanh is an artist based in Ho Chi Minh City. She was a participant to PETA’s 2nd Mekong Performing Arts Laboratory held last August- September 2006 in Hanoi, Vietnam.


How we shall remember Hanh...



My last day in Hanoi was spent with Hanh and me walking through practically all of the shopping areas in the city. She was my translator, navigator and negotiator. We talked about her plans... the band she was going to be performing with, hip hop, R and B, the trips she would be taking... I asked a lot of questions about her "Ao Dai." If I remember it right, she said her aunt had given it to her and it was old style so it wasn't the fitted type. I told her that it was beautiful and she looked great in it. She wore it with such beauty and elegance... this is how i shall remember her, gracefully walking across the stage with her grey silk "Ao Dai" flowing gently around her... paalam... ---Maribel Legarda

I spent a lot of time with Hanh on Saturday night (November 11) and watched the "Stereo Man" and "Purgatory" with her. We had a good chat about going to Indonesia and we had hopes to see each other there. She talked about how much she liked Thailand---her friends, the theatre festival and how she would like to be in it to observe and to take away as many good experiences as possible. I had wonderful moment, quietly while sitting down behind the lighting board at the blue-walled open theatre. We had a good chat and talked about some suggestions, gave some greetings, hugged, and had a peaceful time together. ---Pornrat Damrhung


.



I shall remember Hanh as the Laboratory participant who cried so hard during the last day of our workshop. She cried because she knows that after the Laboratory, life will never go on as usual...
I shall remember Hanh as the nurturing host who took care of me during my stay in Ho Chi Minh City this early November. I've traveled the city many times but this time she made me experience Ho Chi Minh in a different (almost strange) way from a different perspective...
I shall remember Hanh as the young Vietnamese artist eager and so excited to see and learn new things from outside. All set and brave enough to plunge and dive into every opportunity that opens up to her... music, her trip to Bangkok and Indonesia, the UNESCO project and her project with Kingsy Lok.
I shall remember Hanh as the beloved friend of many of us from the Laboratory who always hangs out, extends a helping hand, and gets along with almost everybody.
I shall remember Hanh as the daughter of a loving and courageous mother whose strength taught us how to survive unimaginable pain brought by her death.
I shall remember Hanh as Hanh... not just a Laboratory participant, not just a host, not just an artist, not just a friend, not just a daughter... but a mentor whose death will forever teach us and remind us how we should live our lives.
Hanh had the best days of her life. ---Lea L. Espallardo

http://www.gio-o.com/NguyenThiMinhNgocVeQueNha.htm

Nguyễn Thị Minh Ngọc



Về Quê Nhà

(The Journey Home)


(Kịch bản đã được in bằng 3 thứ tiếng Anh, Thái, Việt từ một dự án do tổ chức PETA bảo trợ trong chương trình Tiểu Vùng Mekong được lưu diễn tại các quốc gia Đông Nam Á vào năm 2006. Ấn phẩm còn có sáng tác của nhà văn nữ Thái Lan Pornat Damrhung viết chuyện một cô gái trẻ đầy đam mê kịch nghệ đã tham gia chương trình lưu diễn kịch, để cuối cùng người mẹ đã phải sang Bangkok mang xác cô gái trẻ Nguyễn Sĩ Hồng Hạnh về)


Lời của Nguyễn Thị Minh Ngọc:



Trong đời bạn có lẽ đã từng trải qua nhiều chấn động trước cái chết của bạn mình hay những người thân. Nhất là khi cái chết đó phần nào gắn bó với nghề nghiệp mình đã gắn vào cả đời, gắn với một quê hương mà mình vừa rời xa. Tôi đã hơn một lần muốn bỏ nghề khi đối diện với cái chết kiểu đó.


Ngày 28 Tháng Tám năm 1988, cái chết của cả gia đình gồm ba người tài năng trong đó có một người viết kịch bạn tôi, anh Lưu Quang Vũ, trong một tai nạn giao thông đã làm chấn động cả đất nước tôi cho mãi đến giờ. Mất ở tuổi bốn mươi, anh để lại một tài sản đồ sộ khoảng năm mươi vở trong đó đa số đều là vở hay, đem lại danh dự và nuôi sống nhiều đoàn hát trên toàn quốc. Khi tôi đi nói chuyện về sân khấu Việt Nam ở nhiều nước khác vẫn có nhiều người hỏi tôi về cái chết của anh. Trước khi chết, anh Vũ đã viết nhiều về cõi âm và giới “thiên đình” cùng những oan khuất của cõi nhân gian. Trên tất cả, chính anh là người khuyến khích một nhà văn tốt nghiệp đạo diễn như tôi nên đi vào ngành viết kịch bản sân khấu vì theo anh ở Việt Nam có thể thừa đạo diễn sân khấu nhưng khá thiếu những kịch bản hay và có tính văn học bởi thiếu những nhà văn, nhà thơ xông vào lãnh vực đầy hiểm nguy về tinh thần lẫn vật chất này.


Cái chết của anh cũng khiến tôi ngưng lại cuốn tiểu thuyết “Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ của mình” khởi viết từ 1988. Mãi đến 2006, sau cái chết của những người thân, trong đó có Nguyễn Sĩ Hồng Hạnh, tôi mới khởi viết lại để hoàn tất.


Cái chết của Hạnh cũng là một trường hợp khiến tôi chấn động tưởng phải ngưng mọi hoạt động sáng tạo của mình.


Ở đất nước tôi, ngành biểu diễn có một thời gian dài không được xem trọng. Do thành kiến từ ngàn xưa “xướng ca vô loại”, con cái của những nghệ sĩ biểu diễn có lúc bị cấm tham dự các cuộc thi đổ để làm quan. Tôi tham gia vào ngành nầy vì nghề này chọn tôi. Sau 1975, đất nước tôi thống nhất nhưng lòng người còn đầy ly tán. Gia đình tôi có hai người thuốc phe thắng(gồm má tôi và em ruột của bà đã chết) và ba người thuộc phe thua(gồm cha tôi, hai người anh của tôi trong đó có một bác sĩ là cha của Hạnh . Lý lịch bị trừ một (2-3 =-1) đó khiến tôi thi vào các trường đều rớt trừ trường Sân khấu. Ròng rã ba mươi năm học rồi dạy và hoạt động diễn, viết, dựng trong ngành nầy, tôi được nhiều giải thưởng nhưng số vở bị chỉnh sửa thậm chí cấm luôn cũng khá nhiều. Cay đắng nhất vẫn là những vết thương tinh thần gây ra bởi những bạn bè, đàn anh đồng nghiệp.


Những chấn thương tinh thần của tôi càng khiến trong dòng họ tôi không muốn có thêm ai nữa tham gia nghề này. Cha mẹ của Hạnh cũng có suy nghĩ đó. Hạnh đã phải chọn ngành khác để theo. Rồi không biết có phải tại số phận không? Những cọng sự của tôi đã không đeo đuổi đến cùng những dự án nghệ thuật vì sự phát triễn của cộng đồng không lợi, kém danh này. Khi giúp tôi thực hiện các dự án, trong Hạnh lại bùng lên ngọn lửa yêu nghệ thuật biểu diễn. Cô cháu gái nhỏ bé của tôi đã lao vào với tất cả nhiệt tình và trách nhiệm hơn hẳn bao người.


Tôi và Hạnh hẹn gặp nhau tại Jakarta. Hạnh cho biết sẽ đi sớm hơn qua Thái Lan để phụ một tay trong dự án của nhóm sân khấu Việt Nam từ miền Bắc. Rồi tin dữ đến, cũng là một tai nạn giao thông mà trên xe, Hạnh là người độc nhất ra đi ở tuổi 26, hệt chuyến xe của anh Vũ có nhiều người mà chỉ mất đúng trọn gia đình của anh.


Phần tôi, sống được đến giờ này, luôn tin vào thế giới tâm linh; và vẫn tin còn có người tốt quanh mình. Tập kịch này ra đời cũng do những người tốt ấy. Cám ơn Pornrat Damrhung và PETA, trong đó có Lea, cùng những dịch giả, nhà hát, nghệ sĩ đã tham gia hai buổi đọc các kịch bản này ở Việt Nam và Thái Lan. Các bạn giúp chúng tôi tin rằng cái tốt, cái đẹp và điều thiện vẫn còn lan toả quanh cõi đời này.



Lời của Pornrat Damrhung:


Những kịch bản trong cuốn sách này được gầy nên từ cô bạn trẻ Việt Nam vừa mất của tôi, cô có giấc mơ sẽ trở thành một nghệ sĩ biểu diễn, và đã có những khởi nghiệp tốt đẹp. Giấc mơ của cô đẹp và mạnh mẻ ngay từ lúc cô muốn biến nó thành sự thực nhưng cái chết bất thần của cô đã là duyên phận khiến cô đã không thể thực hiện điều nầy.


Những người bạn của cô trong Dự A’n Tiểu Vùng Mekong bảo trợ bởi PETA đã làm việc tại Hà Nội vào tháng Mười năm 2006 rất thương mến Hồng Hạnh. Họ đã có những hồi ức tuyệt vời về giấc mơ nghệ thuật mà Hạnh đã bắt đầu biến nó thành sự thật trước cái chết quá sớm của cô đúng vài tuần sau ở Thái Lan. Điều này khiến tôi buồn vô hạn bởi đêm trước khi cô ấy vĩnh viễn ra đi, chúng tôi vừa nói chuyện với nhau và hẹn nhau ba ngày sau sẽ gặp lại. Thay vào đó, tôi đã gặp mẹ của cô để giúp và hướng dẫn bà đi khắp Băng Cốc cùng các văn phòng chính phủ khác để bà có thể hoàn tất những thủ tục mang xác con gái của bà trở về quê nhà Việt Nam.


Khi tôi gặp Minh Ngọc tại Nam Dương vào thượng tuần tháng Mười Một, ngay sau cái chết của cô cháu gái Hồng Hạnh của Ngọc, chúng tôi nghĩ phương cách tốt nhất để tưởng nhớ việc vừa mất một cuộc sống đầy sinh động trẻ trung này là phải tìm cách thể hiện một cách trân trọng những đam mê của cô ấy về sân khấu. Chúng tôi quyết định viết những vở kịch về cô ấy. Những kịch bản này thâu được kết quả còn nhờ vào sự giúp đỡ của những người bạn của Hạnh là những nghệ sĩ đã đọc chúng tại Băng Cốc vào tháng Tám, 2007. Chúng đã được thực hiện bởi những đoàn kịch mà Hạnh đã cùng cọng tác như Crescent Moon, B-Floor, Sao Dung, and Makhampom.


Vở kịch của Minh Ngọc đã giúp người Thái Lan của chúng ta hiểu và thông cảm hơn vài đoạn đời của Hồng Hạnh mà chúng ta không hiểu hết, nó cũng giúp ta hoà nhập vào nghệ thuật Cải Lương diễm tuyệt, khiến ta thấm đẩm hơn ca dao và âm nhạc Việt Nam


Kịch bản của tôi đã được lấy cảm hứng từ chuyến đi đến Thái Lan để tìm nhận và mang xác con gái về Việt Nam của bà Phước Hồng, mẹ của Hồng Hạnh, mà do lọt vào hoàn cảnh buồn khổ này, bà đã trở thành bạn của tôi. Cốt truyện viết về hành trình của người mẹ, cảm tác từ chuyến đi của bà đến Thái Lan trong thời điểm đau buồn ấy. Tôi cũng góp vào đây hai vở kịch ngắn khác mà tôi đã viết ở Thái Lan và Michigan, về cuộc hành trình của những phụ nữ, dựa trên cảm giác bị chia ly với những gì mình yêu dấu. Hai vở ngắn sau được cảm tác bởi sự mất mát bất ngờ của những nghệ sĩ trẻ, điều đó cũng đã tạo cảm hứng cho chúng tôi còn có thể tiếp tục cuộc hành trình của chính mình trên những nẻo đường của Nghệ Thuật





Nguyễn Sĩ Hồng Hạnh.



Tags: nguyensihonghanh | Edit Tags



Wednesday February 20, 2008 - 09:41pm (ICT) Edit | Delete

Next Post: Entry for February 26, 2008

Comments(10 total) Post a Comment8Fieu Offline NgVietHa
Có thể người đô thị HN có tính khinh bạc, song tôi cho là họ không quá ngoa ngoắt, điêu trá hay nhẫn tâm. Họ có sự xã giao, song tinh tế và cần phải hiểu điều ấy. Cái sắc sảo, đa đoan, tinh tế của người HN là điều khác với sự chân chất, hồn nhiên, tốt bụng của người nhà quê. Cái chân chất đặt trong bối cảnh đòi hỏi quá nhiều sự tinh tế như đô thị thì lại trở thành lố. Sự khinh bạc của người đô thị dẫn đến việc họ có phản ứng lại những chuyện họ không thích, nhưng không quá cay cú, nhẫn tâm. Họ phản ứng một cách có khi hơi đùa, làm cho người ta cảm thấy có sự dễ chịu và không bị quê. Không phải họ vạch trần ra để đối phương bẽ bàng, có thể chỉ sẽ dạy cho một bài học mềm mỏng. Cái đó theo tôi bây giờ người đô thị thiếu so với ngày xưa.



Friday February 22, 2008 - 12:18am (ICT) Remove Comment
8Fieu Offline Day la nguoi da xin lam friend, roi bong dung xoa tui mat tieu.
Dem ve day de nho co nguoi ghi lai mot cau bac beo voi SaiGon.
Kinh nghiem cho thay, khg doi thoai , khg noi voi, nhu voi E.
Hòn ngọc viễn vông
Nhân chị SC entry về bộ phim SG, khởi sự ngay 4 câu:
Sài Gòn hòn ngọc viễn vông.Rùng rùng phát triển nhưng không có đầu..Đất lành chim đậu ruồi bâu.Con người thoái hóa đong sầu pha bia.Nhưng mà đầu chẳng xuôi. Bà đạo diễn nhạy cảm quá, hiểu lầm do sự đa nghĩa của văn vần nên xóa béng comment này đi. Đành diễn nghĩa văn vần vậy: Rõ ràng khi chúng ta đến những TP tân tiến nhưng mới phát triển trên thế giới, thì sẽ thấy rằng SG dường như phát triển ko có một cái đầu. Đôi khi tôi cố biện luận rằng những dãy san hô vô tổ chức cũng có cái hay riêng của nó. Còn cái tên hòn ngọc viễn đông, tôi cũng từng có 1 bài báo phản bác sự viễn vông, bởi nguyên nghĩa câu ấy chắc chắn là "Sài Gòn là hòn ngọc Viễn Đông thuộc Pháp". Chất “nổ” của người SG nói riêng và người VN nói chung “biên tập” thành “Hòn ngọc viễn đông”. Hai câu cuối tôi muốn nói về 1 vùng đất lành. Chính đất lành sẽ thoái hóa con người, làm họ trở nên nhu nhược, yếu hèn. Những mảnh đất cằn cỗi, nơi con người phải vượt qua nhiều thử thách để sinh tồn, mới là thiên đường trên trái đất này. Ví dụ cụ thể: Nhật và các nước Bắc Âu... Hãy xem hàng trăm triệu người dân TQ đang vượt qua thử thách của mùa đông. Kết quả là họ bắt buộc phải ngày càng mạnh mẽ hơn. Đó là điều một mảnh đất lành không thể đem lại cho con người. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi nghiệm ra người ngoại tỉnh nhìn thấy ở SG những cơ hội vật chất hơn là tinh thần. Một cô bạn gái Đà Lạt từng nói thẳng với tôi đất SG toàn gian xảo, lọc lừa và không thể tin người SG (trong đó có tôi với 33 năm đăng ký hộ khẩu tại đây). Nghĩ mãi tôi mới biện minh trong hoang mang: Ừ thì do đất chật người đông, độ cạnh tranh cao nên không ít kẻ phải tồn tại bằng sở đoản…6 February 2008 - 08:47AM (ICT) CongT… Offline Tôi không phải người SG, nhưng nghĩ về người SG không quá cực đoan như bạn!"Hòn ngọc viễn đông" là ý người ta muốn nói đến sự trù phú giàu đẹp của nó! Qủa thực vậy, nếu SG được phát triển theo đúng tiềm năng của nó thì cả cơ sở lẫn con người đều tuyệt đẹp!
Nói về người SG mà cho là gian xảo thì không hiểu gì về SG cũng như người miền nam rồi! Ở đâu cũng vậy, nhất là trong các thành phố lớn luôn tồn tại song hành những thành phần "cặn bã" và ở đó con người phải "đấu tranh" cật lực với nhau để tồn tại(Pari cũng đâu ít kẻ cắp). Đừng vì tiếp xúc với họ mà đánh giá cả một thành phố là hoàn tòan sai lầm! Cái chất của người SG là hào sảng rộng rải, dù họ có đi đâu cũng vậy. Cũng như người Hà Nội là sâu sắc chặc chẽ.
Hơn nữa sau giải phóng, người nhập cư đổ về nhiều, mang theo đủ thứ hầm bà lằng, cạnh tranh càng khốc liệt, đã làm biến thái đi ít nhiều. Nhưng cái chất người SG nói riêng và người miền nam nói chung là luôn như vậy! Đẹp lắm đó anh, tình người lắm và rộng rãi bộc trực như chính mảnh đất mà họ đang sống.
CM này không đủ để nói về chuyện đó. Chỉ biết rằng anh hay ai đó mà nghĩ vậy thì thật tội cho người SG. Và cuối cùng thì anh có biết là cái gì đã tạo ra sự hổ lốn như ngày nay không!?
uesday 5 February 2008 - 06:14PM (PST)
Kỳ Nam Offline Chú Du khuyển nho quá, không sợ bị thiên hạ chê là gàn à?
Nhưng suy đi tính lại, có những thứ như VietNamNet thì cũng phải có những người như chú Du. Tiếc là có nhiều người đọc VietNamNet hơn là đọc những blog với quan điểm và tư duy như của chú.
Wednesday 6 February 2008 - 02:39AM (GMT)
Trươn… Offline IM @ Bác Cong Toan:Ở đâu cũng đủ loại ngườiPhật tiên đã trải - Đười ươi cũng từngSài Gòn hổ lốn bởi chưng?Ba trăm năm lẻ xem chừng khó đa...Phải chăng cái gốc văn hoa?Vài thế hệ nữa may ra mới tròn
@ Ky Nam :Chữ "Nho" thì cũng được thôiXin trả chữ "Khuyển" cho người nói ra
Bốc thơm cứ mặc người ta
Tôi đây nói t

Friday February 22, 2008 - 12:58am (ICT) Remove Comment
8Fieu Offline Hai links hay, để làm tư liệu.

10 Years, 10 Great Screenplays:

http://dementeddoorknob.blogspot.com/2008/02/10-years-10-great-screenplays.html

The 20 Best Movie Characters of the Last 20 Years:

http://blogcabins.blogspot.com/search/label/20%20Best%20Characters%20of%20the...


Friday February 22, 2008 - 01:24am (ICT) Remove Comment
8Fieu Offline Nhân tiện đang... in the mood for love.

Top 25 romantic movies:

http://www.couplescompany.com/Features/CT/Movies/Love.htm

Top 20 romcom:

http://www.couplescompany.com/Features/CT/Movies/Comedy.htm

Top 20 erotic (sensual) movies

http://www.couplescompany.com/Features/CT/Movies/Sensual.htm


Friday February 22, 2008 - 01:25am (ICT) Remove Comment
8Fieu Offline Đức vua băng hà
Alain Robbe-Grillet đã chết hôm nay. Tin trên AP:
http://ap.google.com/article/ALeqM5h2Qf9R0nbO-GqdoqXG7TxftzwBZQD8UT08FG0
Trên Reuters Robbe-Grillet được gọi là "enfant terrible" (nguồn gốc là tiểu thuyết "Les Enfants terribles" của Jean Cocteau, kể chuyện mấy đứa trẻ náo loạn và hư đốn con nhà khá giả; khi đọc truyện ngắn "Trăng huyết" của Nguyễn Thị Minh Ngọc không hiểu sao tôi luôn nghĩ đến truyện đó). Nhưng Robbe-Grillet thực sự là một vị vua, cho dù Michel Butor hay Claude Simon có thể được đánh giá cao hơn về tài năng văn chương. Không có Robbe-Grillet thì hồi đó Jérôme Lindon của NXB Minuit không thể tạo ra được cái mà người ta gọi là "Tiểu thuyết mới".

Tôi không phải là fan hâm mộ của Robbe-Grillet (hình như người Việt Nam chỉ có phụ nữ mới hâm mộ Robbe-Grillet: Thụy Khuê, Lê Phong Tuyết và Từ Huy). Michel Houellebecq khi được hỏi không muốn có ai là fan hâm mộ của mình đã trả lời ngay: Robbe-Grillet. Cũng giống như ngày xưa Robbe-Grillet từng hạ giá Balzac.

Robbe-Grillet đã được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp, nhưng vì không chịu tuân thủ các thủ tục như cầm kiếm, đọc diễn văn, thành ra vẫn chưa phải là người "bất tử".

Tuyên bố đáng nhớ của Robbe-Grillet tại Cerisy năm 1975: "Với tôi kẻ thù lớn, có thể là kẻ thù duy nhất, và chắc chắn là vẫn luôn như vậy từ lâu rồi, là, theo một cách thức chung, nghĩa." Nghĩa là lý tưởng tiểu thuyết của Robbe-Grillet là né tránh nghĩa. Cái này tương đồng rất chặt chẽ với lý thuyết về ký hiệu của Roland Barthes. Roland Barthes cũng là một trong những người sớm nhất và sáng suốt nhất review tác phẩm của Robbe-Grillet, tập hợp chủ yếu trong "Essais critiques" và một phần nào đó rất hợp đồng tác chiến với các ý tưởng trong "Độ không của lối viết".

Ở Việt Nam có thể đọc "Vì một tiểu thuyết mới" do Lê Phong Tuyết dịch và "Những tiểu thuyết của Alain Robbe-Grillet" của Bruce Morissette do Từ Huy dịch (Robbe-Grillet là tương ứng với Derrida trong hàng ngũ tiểu thuyết gia: bị chối bỏ ở Pháp nhưng được nồng nhiệt đón nhận ở Mỹ; Nabokov từng ca ngợi "La Jalousie" một cách đầy ngưỡng mộ).

+ Quách Hiền: thì là tất tần tật những thứ đó. Danh hiệu thì là Tiểu thuyết mới/Tân tiểu thuyết, kỹ thuật thì nặng về miêu tả, không khí muốn tạo ra mang tính lạnh lùng. Hình như cũng vì tranh luận xung quanh trường phái này mà nảy sinh một ý kiến cho rằng viết văn có thể không kể chuyện nhưng không miêu tả thì impossible.

+ Hiếu: đúng rồi, tôi cũng có quyển đó của Hoàng Ngọc Biên, trước photo được của bác 5xu.

+ Bác cũng tắt ngang tắc dọc quá nên em phải hỏi lại cho chắc: bác nghiêng mình trước cái gì hay ai ạ? Robbe-Grillet, Houellebecq, bạn Quách Hiền hay chị Từ Huy (đúng là Nguyễn Thị Từ Huy, nhưng lâu nay viết bài toàn ký tên là Từ Huy, và một cái tên khác nữa cho truyện ngắn)?


Tuesday February 19, 2008 - 04:20pm (ICT)

Next Post: Cờ vẫn đỏ mưa vẫn sa

Previous Post: Sách hay nên đọc

Comments(4 total) Post a Commentquach… Offline IM Tớ là phụ nữ nhưng tớ chưa từng đọc một cuốn nào của Grillet. Nhưng tớ không lạ gì ông này. Hồi tớ dịch cái giáo trình "Mỹ học tiểu thuyết", bọn Tầu nó bảo ông này và Nathalie Serraute là hai vị chủ soái của trường phái "tân tiểu thuyết" của Pháp.

"Các nhà phê bình từng gọi họ là: trường phái thị giác, trường phái quan sát, trường phái miêu tả, trường phái cự tuyệt, "tiểu thuyết mới", "tiểu thuyết ghi chép", tiểu thuyết khách thể, tiểu thuyết báo cáo..."

Rốt cuộc là thế "lào"?

Tuesday February 19, 2008 - 04:40pm (ICT)
hieut… Offline Thực ra thì người đầu tiên giới thiệu Alain Robbe Grillet cũng như tiểu thuyết mới ở VN là Hoàng Ngọc Biên với công trình Các nhà văn Pháp thế kỷ XX, NXB Trình Bày năm 1969. Cũng Hoàng Ngọc Biên đã dịch Djinn của Robbe Grillet ra tiếng Việt, và xuất bản ở hải ngoại. Hoàng Ngọc Biên, Diễm Châu và Nguyễn Đăng Thường... những nhân vật chính lập thành nhóm Trình Bày và NXB mang tên nhóm là một hiện tượng trí thức văn nghệ rất độc đáo, tuy ảnh hưởng của nó trước 1975 không thể ví với nh

Friday February 22, 2008 - 04:04am (ICT) Remove Comment
8Fieu Offline Vài dòng gửi Nguyễn Thị Minh Ngọc
Cuộc toạ đàm đã nêu ra một số vấn đề của văn học Miền Nam từ sau 1975 đến nay. Tôi nghỉ là vẫn còn nhiều nhà văn Miền Nam đang thai nghén những cuốn sách viết về Miền Nam trước và sau 1975 , nhưng "con đẻ" của họ chưa đến lúc trình diện trước độc giả. Hiện nay internet ở Việt Nam phổ biến khá rộng rãi, tôi có dịp đọc những trang báo hải ngoại như : Việt báo , Người Việt,... Những truyện ký của họ đăng tải nhiều hận thù và ký ức đau khổ trong những năm tháng sau 1975. Văn học tiếng Việt phong phú hơn khi có thêm mảng văn chương hải ngoại và tất nhiên sẽ còn nhiều vấn đề tranh luận. Trở lại cuốn Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ, cuốn sách này được cô Minh Ngọc giới thiệu tên từ 1985, đến 2007 mới xuất bản . Như vậy cuốn sách được cô Minh Ngọc viết những năm sau cùng là ở Mỹ, có lẽ lúc này cô viết với tinh thần "thoáng" hơn trong những năm trước ở Việt Nam ??

.........................................................................................
Bên trên là ảnh do Anh Vân chụp . Từ trái qua: Đạo diễn Song Chi, nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc, nhà văn Trầm Hương tại cuộc giao lưu.

Tags: vàidònggửinguyễnthịminhngọc



Thursday November 22, 2007 - 09:59pm (PST)

Next Post: Cô gái mù

Previous Post: Giao lưu với nhà văn Nguyễn thị Minh Ngọc

Comments(2 total) Post a Commentungkh… Offline Người Việt, Việt Báo là báo ngày, không phải báo văn học nghệ thuật của hải ngoại. Muốn tìm đọc các tác phẩm văn chương nghệ thuật hải ngoại hiện nay phải vào đọc các trang gio-o, damau, tienve, anmayvanchuong, talawas thì đăng bài trong nước nhiều hơn. Trong mấy trang vừa kể trên có hai trang nổi bật là gio-o và anmayvanchuong, hai trang này tương đối chọn lọc bài kỹ nên đọc thấy khá. tienve va damau có những bài được nhưng lại có quá nhiều bài dở.


Sunday December 2, 2007 - 03:53am (PST)
htruo… Offline IM Lâu nay tôi vẫn đọc trang gio-o , gio-o là trang web do Lê Thị Huệ sáng lập và điều hành. Lê Thị Huệ từng về Hà Nội sống và có cái nhìn tương đối khoan dung. Vì vậy trang gio-o thể hiện nhiều xu hướng và đặc biệt là những tiếng nói trung lập. Người Việt và Việt báo đều có những cột báo văn chương và thể hiện quan điểm hải ngoại chính thống.



Friday February 22, 2008 - 05:22am (ICT) Remove Comment
8Fieu Offline comment cho Nhi Linh ve Dao Hieu Lac Duong
+Dương Văn Đầy/ sau nay chet vi "VO TIM" ngay trong mot buoi hop khi dang lam chuac giam doc Du Lich thanh fo.
+Nghe Si HX/ban cua chi van dan nhau,dung ai mua nhg gi chi ban. dung ai ban nhg gi cho chi mua
+ anh DH co ong anh vo la TrWocThuan da tung tuyen bo khi lam lon o Toa An SaiGon: xem lai cac vu lua dao lon deu xuat fat tu hai benh DOT va THAM. 1 anh binh nhat cua VNCH moi hoc lop Ba da gat duoc thanh uy HN rang se tang gao 1 thang cho ca thanh fo HN. Vay ma cung duoc tin.
+ chi VTT, khi ra HN lam Tong Cuc Truong cung khg yen voi cong su ngoai do. Nhieu nguoi hay nguyt rang chi noi duoc 1 cau giua toa hoi bi bat, rang chong mat xem che do cac ong co lau hon ban an cua cac ong keu cho toi hay khg. Roi thoi!
+ Xem xong nho tho Nhat Hanh: Biet bao gio, toi moi noi het duoc, nhung dieu toi UOC MO (ke ca trong blog). Do la ly do danh fai dong cua 1 thoi gian. De lay Duc cho chuyen di dien sap toi o NY.



Saturday February 23, 2008 - 11:33am (ICT) Remove Comment
8Fieu Offline Entry for February 24, 2008
http://www.sgtt.com.vn/detail75.aspx?ColumnId=75&newsid=27136&fld=HTMG/2008/0...

Doc duoc cai nay, bua nao se ke chuyen duoc tra thu lao nhu te nao

- Chi K tra $ dao dien 200.000 khi minh dung "Con Gai Chi Hang"

- Em H. tra cho 1 vo khai truong duoc 4.QT chia doi, minh duoc 2. sau nay co thau TV cug nhieu do.

- Lam chuong trinh lon, OK gia 150 trieu cho may tram con nguoi, hai dem SK hoa.Con hai ngay nua dien, xep keu ky thanh 300 thi moi rur $ ngan hang ra duoc.

Luc do neu minh lac dau thi mat sach $ minh da ung. Roi con anh em se ra sao.

Neu xep noi tu dau , chac minh da lac dau.

- con nhieu chuyen wa. It ra cung ghi duoc mot fan nao cho minh Song ma Nho lay.

Khg de nhu chu Ngoc Linh, chet roi mang theo bao bi mat hau truong.



Tuesday February 26, 2008 - 12:45am (ICT) Remove Comment
8Fieu Offline Entry for February 24, 2008
Khg hieu sao tui dong cua ma so vp van tang?????

way lam sao tui dam rut ruot tui ra ma trong trong 1 the gioi rieng tu cung day nguoi dom ngo?????

wa nha ban Dung choi thay co cai vu nay,

trong do co nhieu hinh thu vi.

http://vanhoahoc.edu.vn/diendan/viewtopic.php?f=36&t=209&st=0&sk=t&sd=a&sid=2...

Chuyen dich thuat minh khg ban toi, chi luom duoc cai nay, vi no trong vo Dien

Lộc Đỉnh ký có bài từ Trầm giang mà nhân vật Ngô Lục Kỳ hát giữa đêm mưa to gió lớn trên sông, bài này Kim Dung rút từ vở Đào hoa phiến của Khổng Thượng Nhiệm, nguyên văn như sau:

Tẩu giang biên, Mãn xoang phẫn hận hướng thùy nghiên (ngôn)? Lão lệ phong xuy, cô thành nhất phiến, vọng cứu mục xuyên, sử tận tàn binh huyết chiến. Khiêu xuất trùng vi, cố quốc bi luyến, thùy tri ca bãi thặng không diên. Trường Giang nhất tuyến, Ngô đầu Sở vĩ lộ tam thiên, tận quy biệt tính, vũ phiên vân biến. Hàn đào đông quyển, vạn sự phó không yên. Tinh hồn hiển đại chiêu, thanh trục hải thiên viễn.

(Tới bên sông, Hướng ai bày tỏ hận trong lòng? Gió thổi lệ già, thành côi một mảnh, mỏi mắt chờ trông, đem hết tàn quân tử chiến. Ra khỏi trùng vây, nước xưa lưu luyến, ai hay tiệc dứt tiếng ca tàn. Trường Giang một dải, đầu Ngô cuối Sở dặm ba ngàn, về cả tay người, mưa xoay gió chuyển. Sóng lạnh về đông cuốn, muôn việc gởi mây ngàn. Chờ kẻ chiêu hồn, góc bể tiếng vang vang).

Bản dịch trên đây không dám nói là hay, nhưng ít nhất cũng chuyển tải được chính xác nội dung và hình thức của nguyên tác. Thế nhưng có những người đọc so nó với bản dịch ra thơ của Hàn Giang Nhạn, rồi nói nó dở hơn vì về thơ thì chắc kẻ dịch mướn này không bằng Hàn tiên sinh! Nói thẳng ra thì bản dịch ấy của Hàn Giang Nhạn sai be bét, nhân vật yêu nước trong bài từ này đã tử chiến thoát ra khỏi cô thành bị vây chạy tới bên sông cùng đường trầm mình xuống sông tự tử, mà ông lại dịch là "Trùng vi khôn nỗi vượt ra ngoài", đây là chưa nói tới việc dịch từ thành thơ, nhưng những người ấy không phân biệt được thơ và từ khúc, cũng chưa chắc đã biết chữ Hán hay có nguyên bản để xem nó là thơ hay từ khúc, nhưng vẫn hiên ngang phán xét văng mạng. Nghĩ lại một giờ mình dịch được bốn trang nguyên bản, mà riêng bài từ khúc vài ba dòng ấy phải chọn chữ lựa vần mất gần hai giờ, thất thu về tài chính cũng vì muốn người đọc bình thường có được một bản dịch thật sát với nguyên bản còn những người nghiên cứu Kim Dung có được cơ sở tư liệu tốt hơn về tiểu thuyết võ hiệp của ông, mà gặp phải loại người đọc lưỡi đầy óc rỗng như thế thật chỉ muốn nhảy lầu.

Lớn thì bị chửi là đạo văn, nhỏ thì bị chê là kém cỏi, thật là cái thân dịch mướn kiếp nạn trùng trùng! Ai bảo dịch mướn là khổ? Không, dịch mướn khốn nạn lắm chứ...

Tháng 2. 2008
Han Gianh Nhan dich nhu vay
Đầy lòng phẫn nộ ngỏ cùng ai?
Giọt lệ già nua dạ ái hoài
Trong chốn cô thành mong cứu viện
Tàn quân huyết chiến luống bi ai
Đoái trông cố quốc lòng đau xót
Trùng vi khôn nỗi vượt ra ngoài
Trường giang một dải ba ngàn dặm
Nỡ để về tay kẻ khác loài
Vạn sự biến thành mây khói hết
Dạt dào phong vũ sóng vang trời




Tuesday February 26, 2008 - 12:46am (ICT) Remove Comment
Ngày … Offline cuộc sống... sao tạm bợ quá!

Tuesday March 4, 2008 - 11:31pm (ICT) Remove Comment

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home