Blindness - Mù
Entry for October 14, 2008
Blindness - Mù
CAO THANH TÙNG
Đạo diễn: Fernando Meirelles
Diễn viên: Julianne Moore,Mark Ruffalo
Blindness do đạo diễn gốc người Brazil Fernando Meirelles thực hiện. Trên phố đông đúc của một thành phố không tên, một người thanh niên gốc Nhật lái xe, chờ đèn đỏ, bỗng nhiên kêu lên: “Tôi bị mù.” Anh ta ôm lấy mặt. Xe không cục cựa. Đàng sau anh, kèn bấm inh ỏi. Cũng không xe nào cục cựa. Một người đàn ông nhảy vào xe giúp lái chở anh đi, cứu vãn cảnh kẹt xe phía sau. Người nầy đưa anh ta về nhà. Cướp luôn cái xe! Đến phiên anh được vợ đưa ngay tới bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ khám mắt – ôi chuyện nhỏ, không hề gì. Về nhà, anh ta và vợ đều bị mù. Bác sĩ nhãn khoa cũng mù luôn. Ông “cứu người ăn cướp xe” cũng mù. Cả thành phố lần lượt bị mù. Vệ binh ôm súng còn sáng mắt đưa những bệnh nhân vào trại cách ly. Có một cơn nhiễm khuẩn làm cho cư dân bị mù trong một thành phố không tên, một xứ không tên. Vợ ông bác sĩ nhãn khoa thì mắt vẫn còn sáng, nhưng giữa những người mù, bà giả bộ mù theo để được theo sát bên chồng. Trong trại cách ly nhớp nhúa, giữa những người mù đen trắng, một hay hai mắt không còn trông thấy ai, “ông trời” không phải là người chột hay người đàn bà mắt sáng. Câu chuyện xảy ra. Màn ảnh dài hai tiếng.
”Từ
Fernando Meirelles (sanh năm 1955) được bố mẹ thưởng cho một món đồ chơi năm lên12 tuổi: một cái máy quay phim. Anh quay “City of God” (lựa 200 trẻ em trong số 400) năm anh 47 tuổi, được đề nghị Oscar 2004. Năm 2005, anh thực hiện “The Constant Gardener”, bộ phim nói tiếng Anh đầu tiên, với những diễn viên ngưới Anh nổi tiếng Ralph Fiennes, Rachel Weisz.. Năm qua, Fernando Meirelles quay Blindness theo tác phẩm của nhà văn José Saramago (Brazil). Đầu tiên: National Federation of the Blind, căn cứ ở Baltimore với người mù chủ tịch Marc Maurer đòi xuống đường, tẩy chay màn ảnh. Ông nói: “Phim thể hiện người mù như những quái vật, tôi cho cái nầy là láo khoét. Mù lòa không có biến những công dân lương thiện thành quái vật.” 75 thành phố sẽ xuống đường trong ngày phát hành phim (thứ Sáu, 3 tháng 10, 2008). Một trong những biểu ngữ viết: ‘Tôi không phải là diễn viên. Nhưng tôi là nhân vật mù trong thực tế.”
Một cơ quan có 68 năm hoạt động, 50 ngàn thành viên, nỗ lực cải thiện thân phận người mù bằng công lý, giáo dục và nhiều cách khác, cho rằng: “Chúng ta đang đối diện với 70 phần trăm người thất nghiệp và những vấn đề xã hội khác mà chúng ta không thấy, phim Blindness chẳng ích lợi gì hết.” – người phát ngôn của Liên hiệp Toàn quốc những người Mù nói. Xưởng phát hành phim Miramax thì nói: “Đạo diễn đã khổ nhọc thể hiện phần nội dung của quyển sách nhà văn Brazil đoạt giải Nobel 1995, muc đích “nói lên sự bất thông cảm, truyền thông không rõ ràng và thiếu kính nể phẩm giá con người trong xã hội hiện đại. Đó là một thái độ can đảm: tâm hồn nhân loại toàn thắng dù cho nền văn minh đổ nhào.” Chủ tịch hội liên hiệp những người mù phát biểu: “OK. Không hiểu biết và thông cảm nhau là vấn đề quan trọng. Nhưng thể hiện điều đó liên hệ tới người mù quả là không đúng.”
Đạo diễn Fernando Meirelles thì nói: “Có nhiều loại mù. Katrina là biến cố. Giông bão ở Miến Điện gây thiếu thực phẩm là biến cố. Hiện có 2 tỷ người đói trên thế giới. Chuyện mù nầy tiếp tucï xảy đến, chẳng cần biến cố gì ráo. Chỉ vì chúng ta không thấy thôi.” Như vậy, mù khác với mù quáng. Có khi mắt mở thao láo mà không thấy gì hết. Blindness của ông rốt cuộc chỉ là một ẩn dụ. “Một thành phố tưởng tượng, những nhân vật không tên, không quá khứ, nhiễm một thứ bệnh không hiện có. Sau khi tôi dính tới cái phim, mới thấy mình mắc vào cái bẫy: Làm sao bạn lôi cuốn được khán giả vào vị trí các nhân vật?” Ý đạo diễn muốn nói, khán giả chúng ta thì sáng mắt, còn nhân vật mà ông đang kể chuyện với mình thì không. Chúng ta theo dõi họ, phê phán họ, tất cả sự đời với chúng ta do thị giác mà thay đổi, thay đổi theo chiều hướng đi lên. Còn các nhân vật mù, trong khoảng không tối đen, họ liên hệ, đối phó với nhau, thậm chí cấu lên nhau, giết nhau, hảm hiếp (tình dục), tranh giành thực phẩm (tồn tại), quyền hành (chỉ huy để tồn tại) thì không ai thấy ai, không bị xét xử, không lo bị xét xử. Làm sao khán giả của phim là nhân vật trên phim? Cái nầy phân biệt với các phim kinh dị, giả tưởng một tận thế kiểu “I Am Legend”, “28 Days Later”, “Children of Men”, “Cloverfield”, “The Invasion”.. Cái bẫy của Fernando Meirelles nằm chỗ đó. Phim khiến chúng ta suy nghĩ hơn là kinh sợ.
Xem những phim giả tưởng một tận thế nêu trên, chúng ta kinh sợ, tưởng tượng mình sẽ nầy nọ nếu lâm vào tình cảnh dễ sợ trên phim. Xem Blindness chúng ta còn đi xa hơn: Hãy tưởng tượng chúng ta mù, thế giới .. mù, mấy thế kỷ đã qua với những thành tựu nầy mà ta cho là văn minh, trong cảnh mất thị giác, con người trở lại làm con vật, chỉ có cư xử với nhau theo bản năng -đói và tình dục. “Đừng quên, chúng ta cũng chỉ là con vật.” -đạo diễn Fernando Meirelles nói.
Làm sao thể hiện nội dung ấy trên màn ảnh? Fernando Meirelles dùng những hình ảnh trắng bệt dần, hoặc méo mó, hoặc mất focus, hoặc toàn trắng – không tối đen như người ta mô tả sự tăm tối của người mù. Hình ảnh là do Cesar Charlone cầm máy, như lâu nay ăn rơ với đạo diễn Meirelles (City of God, The Constant Gardener). Julian Moore, trong vai người vợ của bác sĩ nhãn khoa Mark Ruffalo, còn thị giác, thì theo sát bên chồng. Nhưng trên màn ảnh, cô không phải là nhân vật được mô tả như người còn sáng mắt, phê phán người khác theo quan điểm của mình. Cô cùng 7 người phụ nữ khác tình nguyện đến Trại 3, phục vụ tình dục đổi lấy thực phẩm cho trại mình. “Chỉ huy” Trại 3 là một người mù tự xưng mình là “vua”.
Khán giả chúng ta phì cười: Trong cảnh tối tăm mà vẫn còn có kẻ mù tự cho mình là “ông trời”! Nhưng đó là khán giả “sáng mắt” không hẳn là, chưa là, đồng hóa với nhân vật mù trong truyện. Nhân vật bỗng nhiên bị mù trên phim, sau khi tìm được nhà mình, mời bạn bè còn lại vào nhà “cụng ly” bỗng la lên: “Tôi thấy rồi, tôi hết mù rồi.” Kết cục một câu chuyện tưởng tượng như thế, không biết đạo diễn để cho anh ta hết mù thiệt (một cách thần kỳ) hay la lên “tôi hết mù rồi” tức là hết mù quáng – sáng mắt, sáng lòng trong cái cảnh lâu nay không thấy gì hết?.
Blindness có những xen vô cùng cảm động: thứ nhất, một người mù râu ria, tự xưng mình là vua, tự cho mình cái quyền ban phát thực phẩm, đổi lấy tình dục (chúng ta tự tội nghiệp cho chúng ta: mình rốt cuộc cũng chỉ là con vật); thứ hai một ông da đen một mắt giơ cái ra-điô nhó xíu lên, cả bọn (mù) xúm lại nghe một bài hát phát thanh, lẩm bẩm hát theo (tiếng Bồ đào nha, tôi không hiểu, nhưng tôi tin đó là một bản tình ca); thứ ba, các con chó đói tranh nhau thức ăn ngoài một thành phố hoang tàn chỉ còn vài bóng người mù đi lang thang, quờ quạng tìm thức ăn, một con chó lông xù, cao lớn đến liếm nước mắt của một người đàn bà còn sáng mắt, nhất định “anh đâu em đó”, luôn dẫn theo một em bé mù. Fernando Meirelles chuyên làm những phim trình bày những tình cảnh con người “thấy lại” chính mình, kiên trì đi theo con đường mình đã chọn: The Constant Gardener, The City of God.
Blindness của ông được chọn chiếu khai mạc Cannes năm nay, 2008.
http://www.viettribune.com/vt/index.php?id=2698
Tags: blindness | Edit Tags
Tuesday October 14, 2008 - 07:56am (ICT) Edit | Delete
Next Post: Entry for October 17, 2008
Comments(1 total) Post a Comment8Fieu Offline V:
đằng sau cái mặt nạ này là tư tưởng, không thể bị giết chết hay cầm tù.
Wednesday October 15, 2008 - 02:19am (ICT) Remove Comment
Labels: film
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home