Monday, July 13, 2009

Anh Hai Sài Gòn - tính cách và thương hiệu

Entry for May 05, 2008
Bai nay cua TS Duc Uy thay chap nhan duoc.

Con 1 bai khac cua ong ve NDT, toi cung dong y vo nhg y kien khac la de nguoi con viet thay that va tin duoc hon.

Co loi hua se ke chuyen ong NDT ke chuyen ong vao ngay 30 thang Tu- 75, nhg chua ghi duoc, lai hua va hen nua thoi.

Anh Hai Sài Gòn - tính cách và thương hiệu

30/04/2008 07:08 (GMT + 7)
Hôm nay 30/4/2008, lịch ghi hàng chữ đậm, đỏ: "Ngày chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam - 30/4/1975". Chúng tôi muốn chia sẻ những suy cảm về "anh Hai Sài Gòn" không chỉ đơn thuần chữ nghĩa ("anh hai" - cách xưng hô Nam Bộ tương tự "anh cả" ở Bắc Bộ) mà trước hết về "con người, tính cách Sài Gòn" - nay là Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Trần Bạch Đằng, nay đã khuất, một chí sĩ Nam Bộ đã từng viết rằng: một chiến thắng như thế nổi bật trong các chiến thắng chống ngoạn xâm của người Việt Nam, cần đo lường không chỉ bằng trái tim, bằng truyền thống về chiều kích quá lớn của nó mà bằng lý trí khoa học về con người của một vùng, một địa danh nổi tiếng: Sài Gòn - TP. HCM.

Người Sài Gòn: sống mở, tư duy mở...


Sài Gòn xưa

Điều này, thử kiểm nghiệm qua Google, khi gõ chữ "Sai Gon" (không dấu) trên thanh tìm kiếm, chỉ trong 0,4 giây cho ra tất cả (tính cả cách viết) 9.700.000 lượt kết quả, từ "TPHCM" (viết tắt) được 11.100.000 kết quả (từ "Ha Noi" - có dấu cách - được 35.200.000 kết quả).

Mức độ đậm đặc của địa danh Sài Gòn trên Internet ngày càng gia tăng là biểu hiện nhất định của con người Sài Gòn, một thời được tôn vinh là "Hòn ngọc viễn đông".

Hơn một thế kỷ qua, sách báo, hồi ký, ghi chép của các du khách, các sử gia, văn nhân trong và ngoài nước đã và đang có những nhận xét, quan sát tản mạn đó đây; từ đó giúp ta chấm phá được chân dung, tính nết người Sài Gòn.

Ở đây, tôi tổng kế sơ lược như sau về cá tính Sài Gòn:

1. Cốt lõi xưa được lưu giữ nhưng không thu mình trong vỏ ốc.

2. Sống vui vẻ, vô tư, ít tư lự, thoải mái, nhẹ nhàng.

3. Không kỳ thị tín ngưỡng, tôn giáo, chủng tộc. Một mặt giữ nếp tín ngưỡng dân gian, một mặt chăm lo khấn vái thần thánh phù hộ làm ăn, cầu lộc - phúc - thọ.

Nổi bật là không phân biệt đối xử với người ngoại quốc, nhất là "người lai": lai Ấn, Lai Pháp, lai Mỹ, lai Hoa; nhiều khi lại còn hiếu khách, ưu ái họ.

4. Đượm chất bình dân, quán xá, không câu nệ, quan cách, ác cảm với kiểu ứng xử "bề trên, bề dưới", chiếu trên chiếu dưới, ưa tiện lợi, ăn quán bên lề đường.

5. Bình đẳng, dân chủ trong tác phong ứng xử, bất kể giàu nghèo, quan - dân...

6. Thích "hòa đồng" với đám đông, chơi bóng đá, thể thao, hoạt động giải trí...

7. "Nạp thông tin" hàng ngày qua nhật báo, qua tách cafe ngoài ngõ, qua giao tiếp với các kiểu người, các nguồn thông tin mới, lạ - một đặc tính của mọi "dân cảng" trên thế giới.

8. Ít thời gian nhớ lâu; xuề xòa, bộc trực.

9. Không thích lý thuyết cao xa, trưu tượng, đau đầu...

10. Không địa phương chủ nghĩa (nhưng lại thích sếp phải là... người đồng hương, đồng khói).

Người Sài Gòn: sống vì hiện tại?



Để thêm thông tin sốt dẻo, chúng tôi làm một cuộc phỏng vấn mini, chớp nhoáng với 200 người già, trẻ, trung niên ở Hà Nội với một vài câu hỏi tập trung chủ đề: "Bạn thấy người Sài Gòn tính tình thế nào, có cái gì hay, tốt hoặc chưa hay, chưa tốt?".

Kết quả sơ bộ cho thấy người Sài Gòn có những điểm nổi bật sau:

- Làm ra làm, chơi ra chơi, nhậu tới bến.

- Bộc trực, thẳng tính, không vòng vo tam quốc.

- Thực tế, thiết thực, thực dụng không hão huyền, viển vông.

- Sòng phẳng trước hết về tiền bạc.

- Thạo việc, giỏi tay nghề, có tính chuyên nghiệp.

- Nhanh gọn, dứt điểm, không rề rà, bùng nhùng, bầy hầy.

- Làm ăn giỏi, cái gì làm ra tiền đều không nề hà, song không vặt vãnh, kiếm nhanh, tiêu cũng nhanh.

- Hòa đồng, chịu chơi.

- Ăn mặc sạch, đẹp, có gu.

Riêng về khiếm khuyết, những người được hỏi cho biết:

- Ăn nhậu quá xá, tiêu xài quá cỡ.

- Liều lĩnh, gan cóc tía, nhưng lại dám mạo hiểm.

- Lo cái hiện tại, hôm nay, trước mắt, cái ngắn hạn, ít bị quá khứ ám ảnh, ít bị tương lai làm cho "lăn tăn, đau đầu, nhức óc".

"Made in Saigon"

"Đạo nào vui bằng đạo đi buôn
Xuống biển lên nguồn gạo chợ nước sông"


TPHCM - Thành phố thức đêm
Anh Sơn Nam ơi, anh tìm đâu ra câu dân ca nay càng đọc càng dậy mùi kinh tế thị trừng đến như vậy ở đất Gia Định xưa?

Tôi thường nghe nói đủ thứ "đạo": nào là đạo Phật, đạo Gia Tô, đạo làm người, đạo làm con, làm vợ... chứ "đạo đi buôn" thì chưa bao giờ có trong từ điển.

Đến gần đây "đạo đi buôn" mới thành câu cửa miệng của một số người làm ăn tứ tế, không chụp giật kiểu "tư bản - nguyên thủy - hoang dã": "Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa".

Do hoàn cảnh lịch sử tự nhiên, cuộc Nam tiến càng đi vào "Đàng trong", người Nam Bộ nói chung, người Sài Gòn nói riêng càng ít chịu ảnh hưởng của đạo lý Nho giáo, càng sớm tiếp cận kinh tế thị trường sau khi bị đô hộ và thâu nhận được những điểm tích cực từ người Pháp cho đến người Mỹ...

Tính cách Sài Gòn với những tiềm ẩn và sức sống vốn có đã không ít lần phản biện và phản ứng một cách kiên cường, chật vật, nhiều khi "dữ dằn" với những chủ trưng, chính sách vĩ mô duy ý chí, quan liêu, giáo điều rập khuôn từ bên trên ép, ấn cuống như: cải tạo công thương nghiệp, chế độ tem phiếu, lương bổng, sản xuất kinh doanh...

Nhờ những điều đó mà anh hai Sài Gòn - người Sài Gòn - TPHCM ngày hôm nay không chỉ là danh xưng mà trước hết là một kiểu người - kiểu tính nết (lối nghĩ, lối cảm, lối làm, lối xứng xử) đang dần được nâng lên tầm là một "thương hiệu" với nghĩa rộng và hẹp...

Nào là: bia Sài Gòn, thuốc lá Sài Gòn, khách sạn Sài Gòn, bút bi Bến Nghé, May Nhà Bè... Và đáng mừng hơn hết là là đã đến lúc nghĩ đến phong cách Sài Gòn là một "đặc sản", "siêu hàng hóa" mà người Sài Gòn xuất khẩu đến các địa phương, thành phố khác.

Đất nước vào WTO rồi, "đạo đi buôn" càng được tôn cao, thế nên, mong chờ thương hiệu Sài Gòn, dòng chữ "made in Saigon/ Ho Chi Minh City" có thể lan rộng khắp quốc gia và quốc tế.


TS. Đức Uy

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home