Monday, July 13, 2009

Đoàn nghệ sĩ của Người đàn bà thất lạc trên đất Mỹ

Entry for May 04, 2008
Người đàn bà thất lạc ở Mỹ 23:27:00, 28/04/2008Thuận An


Đoàn nghệ sĩ của Người đàn bà thất lạc trên đất Mỹ - Ảnh do nghệ sĩ Hải Phượng cung cấp
12 suất diễn trong tháng 4.2008 tại nhà hát West - End, TP New York và một số trường học ở Mỹ đã mang lại cho Người đàn bà thất lạc những giọt nước mắt đồng cảm, những lời động viên, góp ý và cả những lời khen tặng...



Pan Asia là công ty ở New York chuyên giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật châu Á. Năm nay, kế hoạch của công ty này là giới thiệu những vở kịch có đề tài liên quan đến người phụ nữ. Cơ duyên đó đã đưa Người đàn bà thất lạc đến nước Mỹ.

Nghệ sĩ của vở gồm Nguyễn Thị Minh Ngọc (vừa là tác giả, đạo diễn kiêm diễn viên) cùng các nghệ sĩ: NSƯT Thành Lộc (kịch nói), NSƯT Ngọc Đáng, Mỹ Hằng (cải lương), Hải Phượng (đàn tranh) và hai diễn viên Mỹ gốc Việt là Thục Hạnh và Leon Lê. Chính hai diễn viên người Mỹ gốc Việt này là tác giả chuyển ngữ nội dung vở kịch sang tiếng Anh.

Câu chuyện của Người đàn bà thất lạc bắt đầu từ một buổi sáng người chồng phát hiện người vợ bỏ nhà ra đi. Trong hành trình tìm vợ, người chồng không ngừng đối thoại với các nhân vật phụ nữ trong lịch sử, truyền thuyết từ xưa đến nay, từ Trưng Nhị, Trưng Trắc, thiếu phụ Nam Xương, Hồ Xuân Hương đến Hồ Nguyệt Cô... Các diễn viên luôn biến hóa theo các vai diễn như NSƯT Ngọc Đáng lúc sắm vai Trưng Trắc, lúc sắm vai Tiết Giao, hay NSƯT Thành Lộc lúc đóng vai người chồng của thiếu phụ Nam Xương, lúc vào vai Hồ Nguyệt Cô... Một điểm rất lý thú của vở kịch là phần đối thoại song ngữ, ví dụ như khi Trưng Trắc hỏi bằng tiếng Việt thì Trưng Nhị trả lời bằng tiếng Anh; tương tự người chồng thiếu phụ Nam Xương sẽ nói tiếng Anh thì thiếu phụ thoại tiếng Việt. Thành công của hình thức này đã giúp khán giả Mỹ bước qua rào cản ngôn ngữ để hiểu hơn câu chuyện của vở kịch. Độc đáo không kém là vai Hồ Xuân Hương của diễn viên người Mỹ gốc Việt Thục Hạnh, khi mà mỗi vần thơ của bà Chúa thơ Nôm (đã chuyển sang Anh ngữ) được đọc trên sân khấu thì ở dưới khán giả đều không nén được cười.

Khán giả đến với vở kịch phần đông là phụ nữ. Có nhiều người đã xúc động bật khóc. Tiếng đàn tranh của Hải Phượng, giọng ca xuất sắc của nghệ sĩ Ngọc Đáng... đã khơi gợi tâm hồn họ sự đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ. NSƯT Thành Lộc nói: "Khi qua Mỹ, chúng tôi nhận cát-sê ở mức khiêm tốn, chỉ đủ tiền... uống nước. Phía tổ chức cũng chỉ có khả năng lo 3 vé máy bay cho tôi, Hải Phượng, Mỹ Hằng. Chị Ngọc Đáng phải bỏ tiền túi ra mua vé. Chúng tôi rất trân trọng chuyến đi này vì niềm vui được đem nghệ thuật của mình đến chia sẻ cùng khán giả quốc tế".

Tín hiệu từ Người đàn bà thất lạc là tích cực. Khi được hỏi về cơ hội đưa kịch Việt Nam ra nước ngoài, Thành Lộc cho rằng khó khăn lớn vẫn là rào cản ngôn ngữ và câu chuyện được kể có mang tính nhân loại hay không.

Thuận An

http://www6.thanhnien.com.vn/Vanhoa/2008/4/29/236589.tno

luc ra khg thay nua, may ma con giu

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home