Hơn Cả Sắc Hương.
Entry for December 03, 2007
Hom roi di cho Ben Thanh, gap 1 co ban vai cho biet:
"Rat thich doc baoXuan Phu Nu Thanh Pho co bai cua co voi co Bach Tuyet"
Nam nay bao Phu Nu khg ru viet. Nam 2005 minh co gui mot bai nhg khg dang duoc,
Con day la bai da dang o xuan Phu Nu TP nam ngoai.
Do la hinh cua Ratna Sarumpaet,, tac gia vo "“Con đĩ và ngài Tổng Thống”
Hơn Cả Sắc Hương.
1. Chỉ Chúng Ta Trả Lời Cho Chúng Ta:
Khởi từ 1988 tại Buffalo, NewYork, USA, sau đó cứ ba năm một lần, những phụ nữ viết kịch khắp thế giới lại có dịp gặp gởờ để trao đổi kinh nghiệm. 1991 tại Toronto, Canada, 1994 tại Adelaide, Australia, 1997 tại Galway, Ireland, 2000 tại Athens, Greec, 2003 tại Manila, Philippines. So với Ðại Hội Phụ nữ Viết Kịch Toàn Thế Giới lần thứ Ba tại Úc mà tôi và chị Hồng Ngát đã được dự thì Ðại Hội lần thứ Bẩy này từ ngày 19 đến 27 tháng 11 năm 2006 tại Jakarta và Bali, Indonésia, nhỏ hơn nhiều về số lượng người tham dự nhưng về chất lượng, hiệu quả thì ai cũng thấy là cao hơn, không khí cũng ấm áp và thân tình hơn, tiếng nói của những phụ nữ viết kịch đến từ các châu Á, Phi, Úc cũng mạnh mẽ hơn.
Một trong những khuôn mặt được nhiều người ái mộ là Nawal El Saadawi đến từ Ai Cập, người lãnh bài diễn văn chính cho chủ đề “Tự Do Văn Hóa trong một Thế Giới Ða Dạng”. Là một nhà vật lý truớc khi là một nhà văn, nhà báo, bà là một trong những nhân vật có sức tác động lớn trong các nước Á Rập, là diễn giả cho nhiều trường Ðại Học trong và ngoài nước, đã từng “vào tù ra khám”, bị đóng cửa báo, bị buộc ly dị theo luật tôn giáo, bị sống lưu vong năm năm, có tên trong danh sách chết của vài nhóm khủng bố cuồng tín và cả tên trong danh sách ứng cử Tổng Thống (2004). Bằng một ngôn ngữ vô cùng giản dị nhưng lay động tâm can người nghe, với mái tóc bạc bồng bềnh như mây trên một khuôn mặt luôn có nụ cười thơ trẻ, Nawal đã kể nhiều mẫu chuyện thú vị để diễn giải và chia xẻ những vấn đề quanh việc sáng tác của nữ giới khi bị môi trường sống chung quanh chi phối và cách thoát ra theo kinh nghiệm của cá nhân bà, về sự cần thiết phải tăng cao tri thức cho những não bộ bên trong những chiếc mạng che mặt chứ không chỉ đòi hỏi phải tháo bỏ nó. Bà kể khi mới mấy tuổi đầu, bức xúc vì thấy cha, anh không trả lời được thắc mắc tại sao phụ nữ không được đối xử bình đẳng dù sự thật hiển nhiên qua sự quan sát của bà là nữ giới quá giàu có tấm lòng, dũng khí cũng như tài năng, sự uyên bác; ví dụ như bà ngoại bà đã có cả một kho tàng cổ tích dân gian nuôi tâm hồn bao thế hệ trẻ thơ lớn khôn, bà đã cặm cụi ngồi viết mấy trang thư liền chất vấn “ông trời”, viết xong rồi không biết địa chỉ của ông đâu bèn ghi đại nơi đến là Thiên Ðình rồi bỏ vào thùng thư và tin chắc rằng ông sẽ phải đọc được. Càng lớn bà càng nhận ra, dù Thượng Ðế có đọc được chăng nữa thì chính những phụ nữ chúng ta, bằng những hành động cụ thể như viết, dựng, diễn..
mới có đủ khả năng trả lời câu hỏi ấy mà thôi.
2.Nếu Không Có Những Ðồng Ðội Tuyệt Vời:
Một phụ nữ viết kịch khác của nước chủ nhà, cũng có bề dày “vào tù ra khám” và bị vài nhóm khủng bố ghi án tử là Ratna Sarumpaet, người đứng ra chủ trì Ðại Hội kỳ này.
Chúng tôi là bạn của nhau sau vài Liên Hoan-Hội Nghị về Phụ Nữ trong Sân Khấu ở Châu Á nhưng tìm giờ để nói chuyện riêng khá khó khăn. Sáng tinh mơ đã thấy các cô ký giả vây kín Ratna quanh bàn ăn sáng. Suốt thời gian Ðại Hội diễn ra, Ratna còn phải tiếp tục thương lượng để ông Thị Trưởng này dự khai mạc, ông Bộ Trưởng kia dự bế mạc, ông lãnh tụ tôn giáo lớn nhất của thành phố đến xem vở “Con đĩ và ngài Tổng Thống” do cô viết, dựng và diễn một vai độc trong đó, v.v. Trên chuyến xe ra phi trường đi Bali mới biết Ratna suýt không cùng đi được vì kiệt sức. Sau đại hội cô còn phải cùng vở kịch của mình đi công diễn nhiều nơi trên toàn quốc và suốt đêm qua cô còn phải gọi điện khắp nới đến các quan chức cao cấp để vừa tổ chức tốạt hai ngày còn lại của Ðại Hội vừa để bảo vệ từng câu chữ “nhậy cảm” trong vở kịch mạnh mẽ mà chúng tôi đã được xem. Chúng tôi nói đùa, sau đây phải viết ngay vở “Ratna và ngài Tổng Thống”. Nhiều hãng film nước ngoài đã làm film tài liệu về cô với tựa “Người tù cuối cùng của Soeharto”. Tuy rất bận rộn, người phụ nữ viết kịch đã là bà nội ấy vẫn còn giờ để có những bộ phục sức khá mốt và trang nhã. Trả lời câu hỏi của tôi về bí quyết thành công trong đợt này, Ratna cho biết cô may mắn có những đồng đội tuyệt vời, trong đó có những người bị chồng không cho tham gia công việc viết kịch đầy nguy hiểm này nữa nhưng họ sẳn sàng thu xếp lao vào phụ Ratna vì họ biết sau đợt Ðại Hội này, phong trào phụ nữ viết kịch trong chính đất nước còn bao kín bởi những chiếc mạng che mặt này sẽ phát triễn mạnh và nhanh.
3.Những Tiếng Nói Vang Xa:
Các phóng viên trẻ toàn quốc và thế giới tụ về khá nhiều. Cùng với việc trả lời họ, tôi cũng cố làm những cuộc phỏng vấn bỏ túi với những đồảng nghiệp tới từ những nước khác để cùng bình chọn những khuôn mặt còn đọng lại trong bộ nhớ của đa số đại biểu sau bao bề bộn tiếp xúc trao đỗi của cuộc hội ngộ quốc tế tam niên. Bên cạnh hai khuôn mặt vừa kể, những cái tên sau đây được nhắc tới nhiều:
- Ngày thứ nhất với đề tài “Căn Cước, Cộng Ðồng và vai trò của sự Ða Dạng” nhiều người chọn Pornrat Damrhung, dạy kịch ở Thái land, với hành trình ba năm lắng nghe tiếng nói và vẽ lại chân dung nàng Sita xưa và nay để khán giả hiểu hơn phụ nữ trong thế giới của họ. Sân khấu của các nước Ðông Nam Á đều gần gũi với câu chuyện có gốc xuất phát từ sử thi Aãn độ này, nhưng Pornat nhậạn ra người vợ xinh đẹp hiền thục bị bỏ rơi trong văn bản của sân khấu Thái chỉ là một cái bóng mờ nhạt vì các nam soạn giả khai thác câu chuyệạn theo góc nhìn của của người chồng phụ bạc Rama hay Laksaman, Thotsakan, thậm chí của chú khỉ Hanuman hơn.
- Ngày thứ hai, chọn đề tài “Ngôn Ngữ, Văn Hoá và Cấu Trúc”, đặt vấn đề có hay không một lối viết kịch riêng của phụ nữ? Anna Yen người Úc gốc Hoa chinh phục nhiều người với màn độc diễn kèm mẫu film nói về các thế hệ lăn lội thân cò kiếm sống của ngoại, mẹ của chị từ đất mẹ Trung Hoa đến những kỳ thị mà thế hệ chị phải gặp sau nầy nơi đất khách.
- Bài tham luận có diễn minh họa của Việt Nam trong cùng đề tài về Ngôn Ngữ, khi đưa ra khái niệm “mẫu tính” thay vì “nữ tính” trong sáng tác của các nữ kịch tác gia để tiến tới một tiếng nói chung cho người viết, người xem cũng như nguiời duyệt cũng được nhiều đại biểu cho là độc đáo và khiến họ tự tin cùng tự hào hơn khi được là người nữ theo nghiệp viết kịch này.
- Ngày thứ ba, trong khuôn khổ đề tài “Nội dung diễn kịch, ngữ cảnh văn hoá và thực tiễn văn bản” Naghmeh Samini cho thấy vô vàn phức tạp cho một phụ nữ viết kịch còn nhiều trói buộc bởi tôn giáo trong một xứ Hồi Giáo như Iran trong lúc Dea Loher thuật lại những ngày rời Ðức sang Brazil sống cùng và soạn, tập kịch cho những người vô gia cư, nghiện hút, đĩ điếm, tù nhân diễn lại cuộc đời của chính họ.
- Jo Kukathas được cả hội trường tán thưởng khi cô hài hước hoá bài tham luận của mình bằng cách hoá trang một quan chức bảo thủ từ Malaysia mang những tư tưởng cực đoan đến để bài xích đề tài “Sàn diễn, Quốc Gia và Ý Thức Hệ” của ngày thứ tư.
- Cùng buổi ấy Erra Cascini từ Italy kể lại câu chuyện khá ấn tượng của ba chị em quyết tâm phá vỡ truyền thống phụ nữ vùng Nepal chỉ biết sanh con rồi khi về già đi quét đường và vác đá. Không những lao vào nghiên cứu để kiếm sống bằng một nghề “cấm đàn bà” ở xứ họ là đưa khách du lịch thám hiểm rặng Hy Mã Lạp Sơn với ngọn Everst cao nhất thế giới, họ còn mở trường huấn luyện nghề này cho phụ nữ và lập hội bảo trợ cho các phụ nữ trong nghề.
- Sinh năm 1978, có vẻ là một diễn viên hơn là người viết kịch, Canatsu Yoshida từ Nhật đã chọn đề tài “Tự Do, Nhân Quyền và Quyền Lực” của ngày thứ năm để nói về sự tưởng như còn tự do của phụ nữ xứ cô trong thời hiện tại khi được quyền chọn lựa thoãi mái từ công việc, thực phẩm, thành viên hội ăn kiêng.. đến một ông chồng, một ngôi trường, thông tin.. và cả cách sống. Hoạt động sân khấu của xứ cô cùng những hiệu quả giáo dục của nó đã giúp những phụ nữ nhìn ra tự do bị đánh cắp của họ cùng những vấn đề của xã hội phải đối phó khi con cái cùng sự vô công rỗi nghề lấy mất đi cuộc đời của chính họ.
- Ðề tài này càng sôi động hơn trước hiện trạng buôn bán phụ nữ qua biên giới của nhiều nước được đưa ra với những con số nhức nhối. Lena Simanjuntak cho biết đã lăn lộn khá lâu với phụ nữ trong các nghề công nhân cạo mũ, ngư dân, nông dân, buôn bán nhỏ, gái điếm, tù nhân, tớ gái, tị nạn, nhiễm HIV, trẻ bị buôn bán, nạn nhân sóng thần.. ở các đảo tại Indonesia của mình cùng nước Ðức. Nhiều phụ nữ vô danh đến với sân khấu của chị cũng bày tỏ đã tưởng đời tuyệt vọng nhưng cuối cùng nhận ra sân khấu là nơi có thể giúp mình nói ra những bí ẩn thâm sâu, những cùng cực khổ đau để rồi bình tâm sống tiếp.
4. Những khoảnh khắc ấn tượng :
Buổi sáng là phần đọc tham luận, buổi trưa là phần tự giới thiệu của nhiều tác giả về tác phẩm của mình và vì số lượng khá đông nên chọn dự nơi này sẽ bị mất khá nhiều những phần trình bày thú vị khác. Còn buổi tối là phần biểu diễn. Giữa các buổi ấy còn nhiều sinh hoạt triển lãm, biểu diễn về văn hoá dân gian và chiêu đãi ẩm thực của nhiều vùng khác nhau trong và quanh Indonesia.
Các nước Mỹ, Canada, Anh, Uc, Philipines cũng được mời tham gia biểu diễn nhưng những hình ảnh ấn tượng nhất vẫn thuộc về nước chủ nhà. Trong đêm khai mạc tiết mục “Abimanyu rơi ngã” của nhóm Nghệ Thuật Java Cổ Ðiển do Retno Maruti biên soạn với những động tác điêu luyện, diễm lệ, tinh tế đã chinh phục gần hết những ai được xem.
Ðồng nghiệp từ phương xa cũng vô cùng trân trọng Tya Setyawati cùng nhóm Sân Khấu Nữ Công Nhân vùng West Sumatra của cô đã cạo láng đầu để thể hiện hiệu quả hơn tác phẩm “Ðất Nước" xử dụng khá nhiều ngôn ngữ đương đại được phối hợp nhịp nhàng trên nền một số động tác truyền thống như đạp đĩa, vổ váy, múa đĩa, đập thùng.. đã nói lên được hết nỗi đau bên ngoài lẫn bên trong của những phụ nữ nông dân vùng văn minh lúa nước.
Tương tợ, Citra Devi, một tác giả trẻ khác sinh năm 1981 đã chiếm nhiều cảm tình của khán giả khi biết cô đã có nhiều năm trăn trở để có một tác phẩm giàu tính triết học và nhân văn trong vở “Khói Ðá” vẽ lên được một bức tranh cảm động của kiếp nhân sinh tựa “dã tràng xe cát” của các cô gái xoay vần với đá.
5. “Bao giờ cho đếãn Việt Nam?”
Ratna Sarumpaet, và rất nhiều người sau đại hội này đều phát biểu mong lần tới, 2009, nước chủ trì sẽ là Việt Nam. Ngay từ khi dự đại hội này lần thứ Ba trong tôi cũng đã luôn hiện lên câu hỏi: “Bao giờ cho đếãn Việt Nam?” Bởi đã thấy rõ việc tổ chức, quy tụ những phụ nữ có tâm lẫn tài của thế giới về nước mình thì hơn ai hết chính chị em viết kịch xứ mình, từ người sáng tạo, môi trường sáng tạo tới người được thụ hưởng sự sáng tạo ấy sẽ được trực tiếp hưởng lợi lớn về vật chất lẫn tinh thần. Muốn vậy, cần một sự đoàn kết và hy sinh cao độ của chính những tác giả nữ trong cuộc, sự thấu hiểu và trân trọng tối đa nơi những người cầm quyền và cầm tiền (bất luận nữ, nam).
Ðể đại hội này có những kết quả tốt đẹp như hôm nay, Ratna và đồng đội của cô đã chuẩn bị cách đây từ ba năm trước, vừa vận động xin tài trợ, vừa tổ chức nhiều trại sáng tác cho các chị em phụ nữ viết kịch trên toàn lãnh thổ, vừa thuyết phục lãnh đạo các nới tạo không khí sáng tác tự do và độc lập cho các chị em, trong đo có cả việc cải tạo bối cảnh xã hội chung quanh để mọi người có thể nói thẳng, nói thật với các kỷ thuật, phong cách thẫm mỹ được rèn luyện, nâng cao.
Từ Bali về, ghé Singapore thăm Minh Trang, gặp Việt Linh nơi đó và cả hai đang chuẩn bị cho những ngày festival film tại Brisbane, ÚÔc nhằm tôn vinh các đạo diễn film có nhiều tác phẩm quảng bá được văn hóa nước mình cho thế giới. Cả hai đều còn nồng nàn tình yêu với đời cũng như đau đáu trăn trở với nghề dù Linh mất sức khá nhiều sau cơn bệnh ngặt và Trang thì đang phải dồn mọi sức lực vào “tác phẩm ba tuổi” có tên gọi Hà My.
Ngày hôm sau, một mình trên máy bay về nhà, và thật ra suốt những ngày quần quật với Ðại Hội, trong tôi luôn hiện ra câu hỏi mà từ bà Nawal El Saadawi của Ai Cập đến Naghmeh Samini của Iran luôn đặt ra cho tất cả chị em viết kịch: “Có thể vừa là một phụ nữ viết kịch cho riêng vùng mình sống, vừa là một người viết cho bối cảnh toàn cầu hoá để giới thiệu văn hoá nước mình?”
Tôi cũng thèm biết bao nhiêu một ngày nào đó được cùng ngồi lại để cùng trao đỗi, chia xẻ lẫn nhau từ những phụ nữ viết kịch trong nước mình, rồi những hạt nhân này sẽ lan tỏa đi nhiều vùng nữa, nơi đang có những phụ nữ Việt đang lặng lẽ sống, lặng lẽ cống hiến, để làm công việc ghi chép lại những hình và hồn của những Việt Nữ xưa và nay, có danh lẫn vô danh mà tôi tin rằng có những nét đẹp làm lay động nhơn tâm hơn cả những sắc hương hiện đang phát lộ ra ngoài.
Tags: hơncả sắchương. Edit Tags
Monday December 3, 2007 - 10:42pm (ICT) Edit Delete Permanent Link 0 Comments
Labels: Bao
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home