Bậc lương của Sơn Nam
Entry for August 19, 2008
Chom ve tu day
http://blog.360.yahoo.com/blog-0lIwRp4yeqlSlANVd_hNqS7b?p=2243Phụ:
Bậc lương của Sơn Nam
1.
Hôm nay là rằm tháng bảy, trong lòng nặng nề.
Sáng ra thư ký tới, mặt sầm sầm đưa ra tờ Sài Gòn tiếp thị rồi vào mở máy. Giở tờ báo ra thì hết hồn, cái bài viết về Sơn Nam đã bị cắt gọt tới mức cứ như đang gặp một Sơn Nam mới đi hút mụn căng da mặt về. Trời đất ơi!
Thật là giống như vừa bị tất cả những người từ Ban Biên tập tới phóng viên, nhân viên phát hành vân vân của tờ báo ấy xếp hàng đi ngang lần lượt mỗi người tát cho một cái. Hít sâu một hơi nuốt lại câu chừi thề đang trào lên cổ họng, nghĩ thầm Di chúc của Người mà người ta còn thẳng tay biên tập, huống hồ một cái entry. Cho nên khoan đã, việc thiên hạ phải lấy cái tâm của thiên hạ mà xem, phải lấy cái chí của thiên hạ mà xét chứ đừng xem xét bằng cái tâm lụn và cái chí hèn. Oan có đầu nợ có chủ, liếc thư ký một cái rồi cười khẩy bỏ đi ngủ.
Nhưng tại sao lại như thế nhỉ? À, hôm qua cái gã đặt bài nói là đang ở Bình Dương lo đất cát mồ mả gì đó, mà đang bận nên quên hỏi đất đai Nghĩa trang Thành phố sắp chuyển đổi mục đích sử dụng hay sao mà một nhân vật như Sơn Nam lại không được vào nằm. Á ạ, lóa lòa lọa, hay hay hay, ngủ thôi Bờm ơi.
2.
Trở dậy lúc 14h, hai tay ba đao chát chít với ba người một hồi, mới giác ngộ Từ ấy tim tôi bừng nắng hạ.
Cha mẹ ơi, là bậc lương của Sơn Nam!
Hình như cán sự 5 cán sự 6 gì đó, sau khi về hưu thì lãnh ở phường...
Nói tắt một câu là chức vụ mức lương, danh hiệu huân chương huy hiệu và nhất là quan hệ của một người quy định việc y được ai đứng ra chôn, ai đọc điếu văn vân vân. Sự cống hiến thật sự của cá nhân bị đặt dưới tất cả những thứ ấy hay thậm chí không cần đặt ra, nên cái chết nhỏ hơn lễ tang còn tình người thấp hơn nghi thức. Vụ Cao Xuân Hạo là một bằng chứng.
Thành ra mới có việc Lê Văn Thảo nỗ lực để ghi tên Hội Nhà văn vào danh sách Ban lễ tang của Sơn Nam, chứ theo bậc lương thì Sơn Nam chưa có tiêu chuẩn được đại diện có pháp nhân của bọn đồng nghiệp đứng ra mai táng!
Mịa, nói ra thì giống như vô lễ chứ nhiều nhà lãnh đạo quốc gia hiện nay mà chết đi thì chỉ sau năm ba năm có khi chẳng ai buồn nhắc tới nữa đâu, chứ Sơn Nam thì khác đấy.
Hệ thống hành chính phải phục vụ quyền lực chính trị, nhưng quyền lực chính trị phải tôn vinh các giá trị văn hóa chứ.
Trước hôm 12. 8 mà Nguyễn Việt Tiến may mắn trúng gió thì không khéo y đã được toe toét cười nơi chín suối với lễ tang Thứ trưởng rồi đấy, mịa.
3.
Nhưng chôn cất còn là chuyện nhỏ, cứ trở lại với giá trị Sơn Nam.
Thuở thiếu thời Vương Hồng Sển cũng là một lãng tử, và cũng là một nhân vật không thể bỏ qua khi nhắc tới văn chương Nam Bộ thế kỷ XX.
Sơn Nam khác ông già họ Vương ở chỗ không phong lưu hào hoa kiểu dân cậu nhưng cũng là một lãng tử. Vương Hồng Sển là lãng tử chỗ trời hoa đất rượu, Sơn Nam là lãng tử chỗ xó chợ đầu đường, khác nhau về điều kiện nhưng cùng một chất người, đều thật sự xả thân để sống cuộc sống và học cách nghĩ của nhân dân mình, không ngừng quan sát, không ngừng tích lũy. Tính từ Hồ Biểu Chánh tới Nguyễn Hiến Lê có biết bao nhiêu văn nhân học giả Việt Nam ở Nam Bộ không thua kém họ về học vấn văn tài, nhưng đâu mấy ai có được cái văn phong như họ. Phải là những lãng tử tài hoa mới có thể đưa ngôn ngữ dân dã vào văn chương tới mức nhập thần như thế chứ.
Văn chương học thuật đâu phải chuyện bửa củi, một ngày bửa được ba khúc thì hai ngày được sáu khúc. Nếu thừa nhận lịch sử có những phát triển đột biến, xã hội có những nhân tài kiệt xuất thì phải trân trọng tài năng cá nhân, mà trân trọng tài năng cá nhân thì phải quan tâm tới số phận và tính cách cá nhân. Đâu có phải ngẫu nhiên mà hàng loạt nhà báo như Hàng Chức Nguyên, Huỳnh Dũng Nhân, Võ Đắc Danh, Trần Bá Phùng... lại thành danh với "dòng phóng sự số phận". Mà trong học thuật thì chính cái lối khoác cho các nhân vật lịch sử một loại đồng phục tư tưởng kiểu yêu nước thương dân rung cảm với cảnh đẹp quê hương đất nước vân vân nhưng không quan tâm tới số phận và tính cách của từng cá nhân cụ thể đã khiến không ít công trình nghiên cứu lịch sử và văn học trở thành nhạt hoét chán phèo rồi đấy thôi.
Bỏ cái chất lãng tử đi, Sơn Nam có còn là Sơn Nam không?
4.
Cái entry rủi ro kia chẳng qua chỉ là kỷ niệm của một người chưa chết về một người đã khuất, vốn chẳng đáng gì. Mà bản nhân cũng chẳng lạy lục năn nỉ ai đăng báo để lấy tiếng lấy tiền, chuyện đó thiên hạ đều biết. Có điều bản nhân còn sống mà người ta vẫn công nhiên nuốt lời cắt xén, thì với người đả khuất thế nào không nói cũng rõ.
Cái tờ báo kia không cho phép Sơn Nam làm một lãng tử, cái bậc lương kia không cho phép Sơn Nam là một văn nhân, rất là đồng thuận mà.
Có lẽ từ nay trở đi đành chiếu theo lối văn chương quan phương với thể tài cáo phó trên báo chí nhà nước - nước nhà mà viết về các nhân vật lịch sử thôi.
15. 8. 2008
Tags: | Edit Tags
Tuesday August 19, 2008 - 02:31am (ICT) Edit | Delete
Next Post: Entry for August 19, 2008
Labels: Cao Tu Thanh
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home