Monday, July 13, 2009

ANH EM NHÀ COEN

Entry for April 22, 2008
Thu cua Ban cua Nguoi Da Mat

Thua nghe si,
Nghe si thuong hay xem diem phim coi tuong xi-ne no
noi cai gi de "goi hung" ma viet truyen cua minh. Xin
goi nghe si bai viet ma NXH chua chiu dang. Trong do
co North Dakota tuyet day cua nghe si ma toi rat yeu
men, the nao cung co ngay xin tien vo mua ve may bay
len do choi.
Tham Minh Ngoc, tham ong xa va tham ca cai tieu bang
mien bac ben canh Minnesota nhieu nguoi Viet hon. Dam
gio TTT ngay 22 vua qua. Duoi nay chung no im hoi lang
tieng. Thi si ay da chet trong trai tim ba xao cua
chung no. Con minh, thi lam sao quen duoc:
Anh se song bang hoi tho em
Hoi nhung nguoi ke tiep


ANH EM NHÀ COEN


Joel là anh. Còn ông em là Ethan. Hai nhà đạo diễn trẻ nầy vừa đoạt Oscar 80 với phim No Country for Old Men. Họ cũng hơn năm bó rồi, tuổi “tri thiên mệnh”, trẻ nỗi gì! Nhưng coi lại, họ đoạt Oscar (Kịch bản sáng tác) với phim “Fargo” lúc họ bốn bó thôi. Và bắt đầu chơi với cái sand-box từ hồi mười một tuổi. Và đề tài của họ, cái xã hội bất an của chúng ta. Họ lật qua, lật lại những tội ác của xã hội đó. Họ làm chúng ta cười nụ với sự hóm hỉnh của họ. Họ lạnh với phim vừa đoạt Oscar, nhưng không giấu được tình thương đối với trái đất trong “Paris Je t’aime”, những sa mạc hoang sơ của New Mexico trong “No Countryà”. Họ trẻ ở chỗ đó.


Khi anh em Coen lên nhận tượng vàng năm nay, cái mặt họ cù không cười. Ông em làm như muốn nói gì đó với cử tọa. Rồi thôi ố“đã nói rồi, tôi không muốn lặp lại những gì đã nói”. Coi lại, chúng ta thấy trước đó, ông có nói gì đâu! Thế là ông anh tiếp lời, ngắn ngủi, cám ơn khán giả đã cho chúng tôi tiếp tục chơi với cái hộp cát tới mấy chục năm. Hết.


So với Marion Cotillard, diễn viên trẻ đẹp, xinh xắn đóng vai Edith Piaf (cao l thước 47) thì cô nói “bây giờ tôi như thấy có nhiều thiên thần ở thành phố nầy”. Vâng tên Los Angeles là thành phố của nhiều thiên thần. Rất là văn hoa. Cô đến từ Paris, thành phố của ánh sáng, của tình yêu. Ðoạt giải ở Liên hoan phim tại Berlin với “La vie en rose” trong vai Edith Piaf (con chim sẻ thành Ba-lê). Còn hai anh em Coen thì gốc ở Minnesota, sống và làm phim từ cuối thập niên 70 ở New York. Trong “Paris Je t’aime”, họ tỉnh bơ trong mấy lần xuất hiện, rồi Ethan mới nói :”Vâng, Paris je t’aime”. Không biết ông yêu mến Los Angeles thế nào, Hollywood nhiều hay ít. Sắp tới, hai ông có nhìn thấy ai đi ngờ ngờ ngoài phố, giết người thản nhiên nữa không. Ðọc lại mới thấy sắp tới hai ông hợp tác với diễn viên điển trai George Clooney. Họ đoạt Oscar đầu tiên với kịch bản sáng tác “Fargo” năm 1996 (Joel 42, còn Ethan 39). Với No Country.. anh em nhà Coen đoạt Oscar lần thứ tư, được đề cử chín lần cho các giải kịch bản, đạo diễn, ráp nối (lấy tên Roderick Janes) của Oscar, Bafta (giải mang tên đạo diễn kỳ cựu David Lean), Cannes, Golden Globe.


Fargo là một thị trấn buồn thiu của bang North Dakota với tuyết mênh mông và đường xe hơi hẹp dài ngoằng thỉnh thoảng chạy qua những cụm rừng thưa. Một anh chàng đi thuê kẻ bắt cóc vợ mình, cho cha vợ chuộc, lấy tiền (80 ngàn đô la) chia cho họ phân nửa. Những bất ngờ xảy đến khiến bọn bất lương phải giết người. “Tôi chẳng hiểu ra làm sao” ốnhiều nhỏi gì cho cam! Nữ cảnh sát viên Marge nói với chồng, trên giường, trước khi đi ngủ, cái bụng bà thè lè chờ hai tháng nữa. Nhưng đối thoại và kịch bản ẩn chứa một nụ cười hóm hỉnh đối với tội ác giết người ở trong một cảnh đời gần như hẻo lánh, quê mùa, hiền khô, không quỷ quyệt. Ðồng tiền ốkhông cần phải số lớn- là đầu giây mối nhợ. Những phim khác của anh em Coen như “Blood Simple”, “Raising Arizona”, “Miller’s Crossing”, “The Big Lebowski” những năm 90

đều có nội dung băng đảng, bắt cóc, giết người. Ðặc biệt, nghệ thuật đạo diễn của hai ông

giúp cho các diễn viên tạo ra và tạo thêm nhân cách độc đáo. Ăn cướp, giết người, mặt mũi ghê tởm.. chẳng khó khăn gì trong tạo hình. Cũng ăn cướp, giết người, bắt cóc, mưu sát mà dở hơi, quái dị, “như thường” nhưng “bất thường”.. cái đó mới khó. Nghệ thuật đạo diễn của anh em Coen chứng tỏ điều đó.


Từ những năm 2000, phim có người chết và tội ác của hai ông thêm vào nội dung “phi lý”. Tình cảm như “Intolerable Cruelty”(2003) vừa có đồng tiền vừa có những quan hệ tình cảm kỳ quặc. Năm 2004, “The Ladykillers” có một giáo sư quy tụ đồng bọn tính chuyện đánh cướp một sòng bạc. Cái xã hội có những con người kỳ lạ ấy, có đồng tiền, có hút Marlboro như ống khói tàu, có người chết lãng nhách, có những kẻ giết người không biết từ đâu đến, sẽ đi về đâu, cái xã hội “không có đất sống” cho ngừơi già ấy ố“No Country for Old Men”- nổi bật lên với giải Oscar năm nay với một sê- ríp về hưu (già) muốn tìm cho nó một ý nghĩa.


Người ta xếp các phim của anh em Coen vào loại “phim đen”. Nếu chúng ta hiểu “film noir” là loại hình sự, loại có án mạng, máu me và điều tra cho ra lẽ: kẻ giết người phải có động lực, thủ đoạn và bị nhận diện ốthủ phạm cũng như tòng phạm... thì “phim đen” của anh em Coen chẳng “đen” gì hết. Kẻ giết người khi ra tay, cái mặt xa vắng như chẳng ăn thua gì tới hành động trước mắt. Kẻ đó không ân hận gì hết, thả ra sẽ tái tục y chang, thường thì không bị tóm. Chúng ta tưởng tượng, nếu mình là kẻ hỏi tại sao cha nội hành xử như thế, thì thủ phạm cười trừ, hoặc lõ con mắt nhìn lại người hỏi :”Ông hỏi gì vậy?”. Người thường, “vô tội” như khán giả chúng ta, sống trong cái xã hội tiền bạc, hút xách, bạo lực, tội ác như thế.. không biết phải làm sao. Làm sao đối với bọn giết người loại đó cứ tiếp tục sinh sôi. Anh em đạo diễn Coen mô tả cái xã hội đó.


Phim của hai ông mở ra một màn ảnh xã hội, không đen, có chi tiết đàng hoàng. Và sự mô tả của hai ông pha một chút hóm hỉnh, một chút nhạc buồn. Camêra của hai ông giao cho Roger A. Deakins mở ống kính. Ðương nhiên tài nghệ nhiếp điện ảnh là của ông nầy, nhưng làm sao tránh khỏi ý kiến của anh em Coen?. Ðó là ý kiến từ cảm nghỉ đằm thắm và yêu dấu của hai ông đối với nước Mỹ và những phong cảnh hoang sơ của nó. Tuyết mênh mông và đường mòn ở North Dakota trong “Fargo” và sa mạc bao la, hoang vu, có dòng sông chảy xiết dưới thung lũng, con chó lội trong nước ở New Mexico trong “No Country..” là những thí dụ. Cần mở dấu ngoặc, Roger Deakins vẫn dùng những ống kính tiêu cự ngắn mô tả cái bao la rất thơ trong “The Assassination of Jesse James..” của Brad Pitt. Trở lại với Joel và Ethan Coen, màn ảnh tà tà của hai ông với những diễn viên tạo hình nhân vật chọn lựa thật kỹ, kịch tính thật tài ba, cộng với nghệ thuật đạo diễn thoát đi từ một quan niệm xã hội thật rõ nét, mô tả tội ác, sự giết người không tốc độ, không đột ngột, xảy đến như dòng đời đang quay: đó là trái đất của chúng ta, trái đất bất an đối với sự sống đáng quý. Mỗi phim của hai ông là một mảng đời bất an trên một trái đất bất an. Vì tâm thần? Vì tiền bạc ngự trị? Súng đạn ngự trị? Quan niệm tự do từ “have-not” tiến tới “have-more” ngự trị? Da trắng ngự trị? Ðạo Thiên chúa ngự trị? Thuyết Darwin ngự tri? Những cái đó tính sau.


Mô tả sự sống đó, phim cho thấy còn vô số những cái đẹp của thiên nhiên, của trẻ thơ, bà cảnh sát mang bầu, những con người làm việc tay chân chất phác.

Cao Thanh Tung

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home