Monday, July 13, 2009

Nghe tin Nguyễn Huỳnh vua mat.

Entry for May 31, 2009
Nghe tin Nguyễn Huỳnh vua mat.

De bai nay de tuong nho mot nguoi Ban, mot Dong Nghiep (CHUONG) , mot Nhan Vat cua toi.




http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/2005/08/3B9DF64B/

Cùng Nguyễn Thị Minh Ngọc 'đi xuyên qua mặt trời'

Sau chuyến thăm trường Lao động và giải quyết việc làm dành cho người cai nghiện ở Đăk Nông, nhà văn Minh Ngọc đang viết "Đi xuyên qua mặt trời" cho sân khấu cải lương. "Người lãng mạn cuối cùng" đã dành tâm huyết để kể về những con người đã gieo lại trong lòng chị nhiều cảm xúc đặc biệt.

"Chuyến hành trình dài 5 ngày nhưng lưu lại khá lâu trong lòng tôi", nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc nói. Chị đã có dịp cùng sống, cùng ăn, cùng làm việc với học viên. Đăk Nông bỗng nóng lên thêm vì có "khách", rồi chùn lạnh cùng với hàng trăm nỗi lòng được bộc bạch cùng "người thành phố" lên thăm.

Minh Ngọc đã diễn Người lãng mạn cuối cùng và từng nghĩ mình trong hoàn cảnh như vậy. Nhưng trong chuyến đi lần này, chị biết được còn có những con người trẻ tuổi lãng mạn hơn mình. Giữa chập chùng núi rừng, giữa "bao la" bất hạnh trong đời người, vẫn là lời ca tiếng hát và những tình yêu nồng nàn. Bao nhiêu hoa dại núi rừng góp lại, lồng trong những bông hoa giấy được làm công phu, rồi trao vội cho "người được hâm mộ".

Trong đêm lửa trại, Minh Ngọc nhà văn đã trở thành Minh Ngọc diễn viên. Chị say mê diễn những trích đoạn không hề định trước giữa bãi cỏ hoang và tình cảm ấm áp của những học viên cai nghiện. Từng người trong họ đã được khóc "thỏa thích" cho nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, cho thời gian tuổi trẻ của mình đang vụt qua... Nhà thơ Đào Công Điện đã tặng "ngôi sao ngẫu nhiên" 4 câu thơ: "Chị không diễn đâu, chị đang cho đó/ Các em không xem, các em đang về/ Những đoá hoa quơ quàu trong lùm bụi/ Giá trị hơn vạn lần một tấm cát xê".



Nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc (phải) và diễn viên Nguyễn Huỳnh giờ đây là đội phó đội văn nghệ của trung tâm.


Minh Ngọc đã được vây quanh như một "ngôi sao", mỗi người kể cho chị nghe một câu chuyện đời mình, sương lạnh của núi rừng Đăk Nông về đêm hầu như không còn nghĩa lý gì nữa khi người kể, người nghe đều sụt sùi, cảm thấy ấm áp vì được sẻ chia. Những quyển sách "Năm đêm với bé Su" của chị dành được sự quan tâm đặc biệt của những người bạn mới. Minh Ngọc ký mỏi tay, "mỗi chữ ký là một niềm tin tôi trao gửi đến các bạn".

Không trao gì, chỉ trao đúng niềm tin, cũng dễ hiểu thôi, vì chị đã nhói lòng trước "triết lý thua chung" của những học viên nơi đây. "Chúng tôi là những người tham gia cuộc chơi, phần thua hay thắng cuộc lẽ ra chỉ thuộc về chúng tôi. Mẹ, cha ở nhà có tội gì đâu mà cũng phải chấp nhận thua cuộc chơi này", N., một học viên của trường số 2, đã nói như vậy. Rồi chị cũng đã một lần được tham gia vào lớp học đêm và được nghe học viên đặt câu từ "niềm tin". Không hẹn nhưng tất cả dường như có chung một suy nghĩ: "Tôi hy vọng mau trở về gia đình". "Đó có thể là sự thật trong tương lai gần cho họ nhưng cũng chỉ có thể là ước mơ, hy vọng vì nơi đây có những người trở thành "mồ côi" bất đắc dĩ sau thời gian cai nghiện. Có được 10 ngày phép trở về thăm gia đình, có bạn đã không màng đến, vì khi về nhà họ không còn được chấp nhận như xưa. Về đến nhà chỉ mới một ngày đã quay trở lại Đăk Nông, vì ít ra ở đây họ còn được sống với tình đồng đội, với những yêu thương. Nhiều em tuổi còn chưa quá 20 đã không còn nghĩ đến chuyện về đời nữa, vì cho rằng cuộc đời mình đã hết", Minh Ngọc xót xa kể lại.

Ngoài những người đang vật lộn với thời gian, với những đau đớn để trở lại với cuộc sống đời thường, ở đây có những thanh niên xung phong đã luống tuổi, "cởi áo" từ lâu, vẫn thủy chung với đất rừng, có những trí thức trẻ "bỏ phố lên rừng", chấp nhận cuộc sống buồn lặng, có khi trả giá bằng cả mạng sống của bản thân. Mỗi người trong chuyến đi đã phải nghiêng mình cảm phục trước những "ngọn lửa" cho hơn 33.000 học viên ở Đăk Nông. Minh Ngọc thú nhận đã không ít lần chị rơi nước mắt trước tinh thần quên mình, và cái nghĩa "hiếu với dân" của những hoàn cảnh nơi đây.



Minh Ngọc được chính học viên của trung tâm "chiêu đãi" gội đầu.


Về lại TP HCM một thời gian, nhà văn nữ vẫn chưa nguôi những cảm xúc của chuyến đi. Những lời nhắn gửi về thành phố cứ âm ỉ mãi trong chị. Người còn ở lại với Đăk Nông chỉ nhắn nhủ Minh Ngọc đúng một điều rằng hãy cho họ gửi về thành phố nỗi nhớ và niềm hy vọng. "Tôi sẽ viết Đi xuyên qua mặt trời bằng cảm xúc của chính những con người trẻ tuổi, dám làm những công việc khó khăn, đương đầu với sự thật, dù có thể bị thiêu cháy chứ nhất quyết không né tránh, núp trong bóng tối", Minh Ngọc nói.

Đỗ Duy


Tags: nguyễnhuỳnh | Edit Tags

Labels:

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

<< Home